Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

4sang bị dân oan mất đất truy lùng tới Mỹ hahahaha

CHUYỆN ÍT AI BIẾT VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ TỚI TẬN KHÁCH SẠN CỦA TRƯƠNG TẤN SANG. ( RẤT THÚ VỊ )
Một chuyện bên lề trong chuyến đi của ông TTS là: Đã có vụ Dân Oan Khiếu Kiện (dân đòi lại đất đai bị nhà nước Việt Cộng chiếm đoạt) ngay tại khách sạn Marriott Wardman Park Hotel (nơi ông TTS và phái đoàn dùng làm nơi hội họp và nghỉ lại) do 1 phụ nữ Việt là bà Lý Lệ Hoa thực hiện.

Xưng mình là dân oan,có tài sản đất đai lên đến hàng triệu đô la ở Việt Nam đã bị nhà nước Việt Cộng trưng dụng không bồi thường. Hiện nay đất đai của bà Lý Lệ Hoa thuộc về công ty Becamex ở Việt Nam. Uất ức vì không được đền bù thỏa đáng, nay phải sang Hoa Kỳ làm lại từ đầu kể cả những công việc chân tay, bà Lý Lệ Hoa đã có sự chuẩn bị và tìm tới khách sạn của phái đoàn ông TTS để căng biểu ngữ biểu tình. Với sự miệt mài và ý chí của một người khiếu kiện, bà Lý Lệ Hoa đã thuê trước 1 căn phòng sang trọng trong khách sạn Marriott Wardman Park Hotel và sau đó, bà đã phát thỉnh nguyện thư khiếu kiện trong vòng vây của an ninh Hoa Kỳ và mật vụ Việt Cộng. Phái đoàn Việt Cộng rất lấy làm khó chịu, nhưng không làm sao đưa bà Lý Lệ Hoa ra khỏi tầm mắt của ông TTS vì bà là 1 khách hàng của khách sạn.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Obama nói về Hồ Chí Minh

DÂN CHÚNG MỸ BẤT BÌNH VỀ NHẬN XÉT CỦA TỔNG THỐNG OBAMA NÓI VỀ CỰU LÃNH ĐẠO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Theo các ước tính cho biết có đến khoảng 500 ngàn người dân Việt Nam vô tội bị cộng sản tàn sát do những tham vọng củng cố quyền lực của ông HCM và đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mac và Lenin. Ông ta không phải là một nhà dân chủ mà là người cộng sản nồng cốt trong khi ông ấy viết lá thư gởi Tổng Thống Truman.







Dân chúng Mỹ bất bình về nhận xét của tổng thống Obama nói về cựu lãnh đạo đảng cộng sản VN 

 


Fox News/Nguyễn Hùng (Danlambao) phụ đề tiếng Việt - Đây là Hệ thống Tin tức Fox với tin đáng lưu ý. Những câu hỏi về lời nhận xét của Tổng thống Obama sau cuộc thảo luận với một trong số vài nhân vật lãnh đạo chế độ độc tài cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Thằng Sơn Thú(ứ) trưởng nói Việt kiều đi biểu tình vì tiền thù lao.

Bình luận của Thứ trưởng Sơn 'gây bất bình'


Cập nhật: 09:37 GMT - thứ hai, 29 tháng 7, 2013

Nghề bồi phòng và những cạm bẫy thời khốn khó

Nghề bồi phòng và những cạm bẫy thời khốn khó

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-07-29

Bồi phòng thường lương không cao mà công việc vất vả đôi khi nguy hiểm
Bồi phòng thường lương không cao mà công việc vất vả đôi khi nguy hiểm
RFA
Nghe bài này
Một xô đựng nước, một cây lau nhà, một chai nước chùi nhà, một chiếc túi đựng rác và một chiếc xe đẩy chở đủ các loại chai lọ, chăn mền…
Đó là những thứ luôn gắn với người làm nghề bồi phòng từ trước tới bây giờ. Có khác chăng là nếu như trước đây, đặc biệt là trước những năm 1975, nghề bồi phòng có thể giúp người ta nuôi được cả gia đình thì bây giờ, nghề này chỉ đủ nuôi sống bản thân là đã quí lắm rồi, họ bị giới chủ xếp vào hạng thấp kém trong xã hội và bị ức hiếp nhiều thứ.
Lương quá thấp, bị coi rẻ

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

Phạm Đình Trọng gửi RFA 2013-07-29

1336457136-305.jpg
Blogger Điếu Cày (thứ 4 từ trái sang), Tạ Phong Tần (thứ 4 từ phải sang) cùng các thành viên CLB Nhà báo Tự do chụp tháng 12/2007
Photo courtesy of vietinfo
Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của CLBNBTD (Câu lạc bộ Nhà Báo tự do) mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Điếu Cày là gì.
Không thể gán tội cho những bài viết

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Các khẩu hiệu của cộng sản và tính hai mặt

Các khẩu hiệu của cộng sản và tính hai mặt

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong suốt quá trình tồn tại. Việt cộng đã tung ra không biết cơ man nào là khẩu hiệu. Nhưng hiện nay thì chỉ còn lại một số, một số khác biến mất.

Những khẩu hiệu ấy được trưng ra nhằm để kêu gọi thực hiện một việc gì đó mang tính cộng đồng, mang tính thể hiện một mục đích chung rất tốt đẹp, nhưng đàng sau nó là một mặt khác rất ư khủng khiếp. Sự khủng khiếp ấy không nằm trong ngữ nghĩa của ngôn từ mà nằm trong quá trình thực hiện mục tiêu mà khẩu hiệu đó đề ra. Và tính hai mặt đó hình thành.

Chúng ta thử xét một số khẩu hiệu:

'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam

'Luật rừng' đang bùng phát ở Việt Nam

Coi luật pháp như trò đùa, người dân nhiều địa phương ở Việt Nam đã tự tay đánh đập, hành hạ kẻ trộm một cách tàn nhẫn. Tình trạng này ngày càng lan rộng, mỗi lúc một nhiều.
Ðáng nói là đông đảo người hiếu kỳ ra mặt ủng hộ, tán dương hành vi bất nhân diễn ra nơi đông người, trên đường phố.

Hôm 5 tháng 7 vừa qua, công luận có dịp mục kích cảnh đám đông vây bắt, trói chặt chân tay thanh niên trộm xe gắn máy. Kẻ trộm bị đâm mù mắt, trở thành nạn nhân của trò vây đánh “hội đồng” một cách tàn nhẫn đến nỗi tơi tả áo quần, mặt mày, thân thể bê bết máu.. Mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin thảm thiết, nhiều người đứng chỉ trỏ, cười đùa...




Thanh niên trộm xe gắn máy bị bắt, bị đâm mù mắt. (Hình: báo Pháp Luật & Xã Hội)

4sang chia rẽ được nội bộ của Mỹ ,qua Obama ...hahaha

Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh


Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau ở Nhà Trắng ngày 25/7
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

4sang và Obama 25/07 (2013)





Tổng thống Obama nói với ông Sang: Chúng ta phải tôn trọng Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận và Tự do Hội họp


Phạm Trần (Danlambao) - Tổng thống Barack Obama cho biết ông đã thảo luận tất cả những “thách thức” mà Việt Nam và Hoa Kỳ phải đối diện khi bàn đến vấn đề nhân quyền, và ông cũng đã nói thẳng với Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang rằng: “Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp.”

(We discussed the challenges that all of us face when it comes to issues of human rights, and we emphasized how the United States continues to believe that all of us have to respect issues like freedom of expression, freedom of religion, freedom of assembly.)

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói với các Phóng viên có mặt tại Tòa Bạch Ốc, sau khi họp riêng với ông Trương Tấn Sang vào sáng ngày Thứ Năm, 25/07 (2013): “Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đã đạt được, cũng như những thách thức còn tồn tại.”

(We had a very candid conversation about both the progress that Vietnam is making and the challenges that remain.)

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Dùng tin tặc để kiểm duyệt ?

Dùng tin tặc để kiểm duyệt ?

Tường An, thông tín viên RFA 2013-07-24
000_Par6792311-305.jpg
Ảnh minh họa tin tặc.
AFP photo


Internet là một phương tiện truyền thông không thể thiếu trong thế kỷ 21, nhưng việc sử dụng internet vẫn không tránh được những nguy hiểm kèm theo. Những kẻ ẩn danh vẫn luôn luôn tìm cách tấn công người xử dụng internet bằng nhiều cách khác nhau mà giới internet thường gọi là « tin tặc ».
Đối tượng của "tin tặc"
Từ khi internet được phổ biến rộng rãi thì cũng là lúc « tin tặc » xuất hiện. Nhiều trang mạng đã bị đánh sập, tài khoản cá nhân email, face book, blog…v.v… đã bị ăn cắp mật mã. Đáng chú ý là những trang web, blog được nhiều người truy cập thường bị đánh phá như trang web Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, blog Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Ba Sàm. Người ta vẫn không quên là cách đây vài năm, có một « tin tặc » lấy tên là « Sinh Tử Lệnh » ăn cắp mật mã của các tài khoản cá nhân và lấy các dữ liệu cá nhân tung lên mạng với lời đe doạ kèm theo, gần đây, tin tặc lại cướp email của blogger Lê Anh Hùng, Sông Quê để gửi virus đến đến bạn bè họ qua email, face book.

Quà ngoại giao - 4sang & tàu+

Quà ngoại giao

Cánh Cò, viết từ Việt Nam 2013-07-24
ImageHandler-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013
AFP photo
Câu chuyện đã cũ nhưng khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên phi cơ sang Mỹ vào ngày hôm nay, 22 tháng 7 thì người ta chợt nhớ lại chuyến đi của ông sang Bắc Kinh cách nay một tháng.
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc".

Tuyệt thực và công du - Điếu Cày & 4sang

Tuyệt thực và công du

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-07-24
000_Was7752835-305.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trưa 24 tháng 7 năm 2013 tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC.
AFP PHOTO / Mandel NGAN


Blogger Điếu Cày tuyệt thực đã bước sang ngày thứ 32 và cũng là ngày đầu tiên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước chân xuống đất Mỹ và có những gặp gỡ với giới chức chính phủ nước này. Liệu cuộc tuyệt thực này có gây trở ngại gì cho nỗ lực kết nối quan hệ giữa hai nước hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này gặp khó khăn hơn người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết rất nhiều. Bên cạnh hồ sơ của hơn 160 tù nhân chính trị, hầu như báo chí và các tổ chức nhân quyền thế giới đều theo dõi cách ông giải thích với công luận Hoa Kỳ, nhất là với Tổng thống Barack Obama trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam tại Nhà Trắng về trường hợp tuyệt thực của nhà báo tự do, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Tại sao Điếu Cày tuyệt thực?

Ký giả Luke Hunt của tờ The Diplomat viết rằng tình trạng tuyệt thực và sức khỏe của Điếu Cày đã trở thành những đề tài hàng đầu của hầu hết báo chí khắp thế giới trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang chuẩn bị cuộc đối thoại với Tổng thống Barak Obama tại Nhà trắng. Luke Hunt cũng nhấn mạnh tới việc 46 nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã bị bắt giam trong 6 tháng đầu năm nay.
Tác giả bài báo nhắc lại blogger Điếu Cày là người từng được Tổng thống Barak Obama lấy làm điển hình là một nhà báo tự do bị đàn áp trong phát biểu trước đây nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Tin tuyệt thực của người blogger nổi tiếng này do anh Nguyễn Trí Dũng con trai của Điếu Cày thuật lại lần gặp mặt mới nhất của anh với cha vào ngày 20 tháng Bảy:
Bố tuyệt thực bởi vì họ ra cái quyết định biệt giam bố theo điều 27 khoản 2 mục DE tức là những mục dành cho người bị tâm thần, bệnh truyền nhiễm.
-Nguyễn Trí Dũng
“Bố tôi nhanh chóng bám vào khung cửa kính và hai tay đỡ đầu của ông lên và ông nói rằng họ sẽ cho gặp rất nhanh thôi nên con nghe bố nói cho rõ, bố đã tuyệt thực qua 27 ngày rồi. Bố tuyệt thực bởi vì họ ra cái quyết định biệt giam bố theo điều 27 khoản 2 mục DE tức là những mục dành cho người bị tâm thần, bệnh truyền nhiễm và những tù nhân vi phạm nội quy trại giam nhiều lần. Họ ra yêu sách bố phải ký vào giấy nhận tội thì họ mới ngừng cái việc đó lại. Cán bộ trại giam yêu cầu không nói là ông Hải tuyệt thực mà ông Hải chỉ không ăn đồ của trại gửi vào. Bố chỉ nói thêm một lúc nữa rằng ngày 24 tháng 6 bố tôi đã làm đơn ra Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An để khiếu nại việc giam giữ không đúng pháp luật nhưng mà cho đến nay bố tôi tuy đã tuyệt thực để chờ Viện kim sát trả lời nhưng không có bất kỳ ai trả lời hết.”

Hãy chuẩn bị 12 chiếc còng cho chúng tôi!

Sau nhiều lần tới Viện Kiểm sát Nghệ An đòi hỏi xác nhận có nhận được đơn của ông Hải hay không nhưng không thành công, sáng ngày 24 tháng 7, chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cùng con trai Nguyễn Trí Dũng tiếp tục đến Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An để yêu cầu giải quyết tình trạng tuyệt thực của cha và chồng của họ. Tại đây theo lời anh Dũng kể lại với chúng tôi điều lạ lùng đã xảy ra mặc dù Viện Kiểm sát Nghệ An vẫn mở cửa nhưng tất cả các phòng đều khóa trái cửa lại trong giờ làm việc.
DC-TG6-250.jpg
Những người ủng hộ Blogger Điếu Cày bên ngoài Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An nơi giam giữ tù nhân chính trị blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, hôm 22/7/2013. Citizen Photo.
Hai mẹ con quyết định quay về tại giam số 6 để hỏi về lá đơn này. Đi chung với hai người là những bạn bè hay có cảm tình với anh Hải. Mười người này từ Hà Nội và những nơi khác nhau cùng hướng về trại giam 6 Thanh Hóa. Công an trại giam đã tỏ ra bối rối vì không biết giải quyết trường hợp này ra sao. Trại giam đã kéo dài thời gian bằng những lý do rất thô thiển và gặp phản ứng mạnh mẽ của mười hai con người này. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một trong những người bạn của Điếu Cày có mặt trước cửa trại giam số 6 kể lại:
“Chúng tôi chờ đợi mãi rồi, 1 giờ 30 phút chiều họ bảo còn 27 phút nữa vì đồng hồ xê dịch một cách nào đấy có nghĩa là 2 giờ mới được gặp. Sau đấy đúng 2 giờ thì lính gác cổng lại bảo 2 giờ là giờ báo thức còn làm việc thì phải tới 2 giờ 15. Hết 15 phút này đến 15 phút kia không có ai ra tiếp chúng tôi cả cho tới hơn 3 giờ chiều bức xúc quá chúng tôi cùng đồng thanh nói: Nếu cán bộ trại giam không tiếp chúng tôi thì chúng tôi sẽ xông thẳng vào trại giam để gặp giám thị, chúng tôi sẽ vào tù cùng với anh Nguyễn Văn Hải. Mang đủ 12 cái còng ra đây.
Sự bức xúc và lo lắng cho anh Hải làm cho mọi người phản ứng như vậy nhưng tất nhiên là trại giam họ có đầy đủ người và phương tiện để ngăn chúng tôi lại.”

Giam “bóc tách” hay biệt giam?

Trước sự phản đối mãnh liệt của mười hai người, trại giam số 6 Thanh Hóa đã phải nhượng bộ cho chị Tân và anh Dũng vào gặp Phó giám thị trại giam là ông Thái Văn Thủy. Ông Thủy cũng chính là người ký lệnh biệt giam ông Điếu Cày vào ngày 22 tháng 7. Anh Nguyễn Trí Dũng kể lại cuộc gặp này:
Ông Thái Văn Thủy nói bài ngữa với tôi luôn rằng họ có ra quyết định giam bóc tách riêng ông Nguyễn Văn Hải, tức là họ không dùng từ biệt giam.
-Nguyễn Trí Dũng
“Ông Thái Văn Thủy nói bài ngữa với tôi luôn rằng họ có ra quyết định giam bóc tách riêng ông Nguyễn Văn Hải, tức là họ không dùng từ biệt giam, giam riêng ông Hải vào một khu và một phòng bởi vì ông Hải vi phạm nội quy trại giam. Cụ thể nội quy như thế nào thì ông này cũng nói y như cán bộ khác rằng chỉ trả lời trước cơ quan chức năng có trách nhiệm mà không trả lời với gia đình để xác nhận có làm quyết định giam vào ngày 22 tháng 6. Ông Thủy cũng nói thẳng có nhận được đơn khiếu nại của ông Hải nhưng họ không chuyển đi vì lá đơn có nội dung xuyên tạc và vu cáo giám thị trại.”
Bên cạnh các tổ chức như Human Rights Watch, Reporter Without Borders (Phóng viên không biên giới) hay Freedom-House liên tục lên tiếng về cuộc tuyệt thực của Điếu Cày, những tờ báo lớn tại Mỹ như The Washington Post, The Washington Times hay các hãng tin AP, FoxNews, Reuters, AFP và hầu như báo chí các châu lục đều xuất hiện các bài viết, đưa tin về sự tuyệt thực của Điếu Cày.
Từ Úc có tờ The Australian, Ấn Độ có Millennium Post, The Hindu. Tại Qatar xứ sở của các nước Ả Rập có tờ The Peninsular, ngay cả Phi Châu cũng không chịu kém, tờ News Kenya cũng xuất hiện hình của Điếu Cày trong số báo mới nhất trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước xuống phi trường Andrew của nước Mỹ.
Báo chí cả thế giới đều biết chuyện Điếu Cày tuyệt thực chỉ có báo chí Việt Nam là không biết để đưa tin dù chỉ là một tin tức thuộc hàng tội phạm.
Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2012, khi nhắc tới những cây bút  bị tù đày vì anh đã can đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Đối với Điếu Cày ông nói: "Chúng ta không được quên các nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 cùng với một số lượng đàn áp các nhà báo công dân rất lớn ở Việt Nam".
Những khẳng định ấy ngày hôm nay chẳng những trở thành khó xử cho Tổng thống Mỹ mà còn làm cho Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang ngượng ngùng trong bàn đối thoại. Từ ngữ “bóc tách” thay vì “biệt giam” tuy rất sáng tạo nhưng chỉ chứng minh thêm tính cách luồn lách của các nhà giam Việt Nam và tiếc rằng những luồn lách này khó thể che đậy cuộc tuyệt thực của Điếu Cày trước sự vào cuộc đồng loạt của báo chí thế giới.

Thuốc chuột trong thịt nướng xiên que ở Trung Quốc

Thuốc chuột trong thịt nướng xiên que ở Trung Quốc

Don Bayley.Getty Images

Thụy My
Tại Bắc Kinh, một số xiên thịt băm viên bán trên đường phố được làm từ thịt chuột cống. Báo chí Trung Quốc hôm nay 24/07/2013 loan báo, từ vụ một du khách phải nhập viện vì đau bụng, người ta đã tìm thấy thuốc diệt chuột trong món thịt nướng mà người khách này ăn phải, cũng được làm bằng thịt chuột.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết : 
« Đó là một trong những thú vui mùa hè tại Bắc Kinh. Đã nhiều tuần qua, những chiếc ghế đẩu bằng nhựa và món xuyến nhi, tức món thịt nướng xiên que, lại xuất hiện trên các đường phố thủ đô. Những viên thịt nhỏ hầu hết là thịt bò hoặc bò trộn với cừu, được xỏ vào những chiếc que và đem nướng, thường đi kèm với một ly bia mà bạn bè cùng uống với nhau. Người khách du lịch Trung Quốc 20 tuổi đã thưởng thức món này, và đã phải đến khoa cấp cứu của bệnh viện 307 ở Bắc Kinh. 

Diệp Lang : Bậc thầy của trường phái diễn xuất tự nhiên

Diệp Lang : Bậc thầy của trường phái diễn xuất tự nhiên
Nghệ sĩ Diệp Lang trong trích đoạn "Khi người điên biết yêu" (DR)
Nghệ sĩ Diệp Lang trong trích đoạn "Khi người điên biết yêu" (DR)
Lê Phước
Trong làng sân khấu cải lương, có nhiều trường phái diễn xuất, trong đó ta thấy nổi lên hai loại:  Diễn xuất thiên về tượng trưng ước lệ và diễn xuất thiên về tự nhiên. Trường phái tượng trưng ước lệ thì chịu ảnh hưởng của cách diễn xuất xem trọng điệu bộ như trong hát bội, còn trường phái tự nhiên thì nghiêng về cuộc sống thường nhật, tức có sao diễn vậy, diễn giống như ngoài đời vậy.
Một trong những bậc thầy của trường phái diễn xuất tự nhiên là nghệ sĩ Diệp Lang, người được mệnh danh là “Ông Hội Đồng” của sân khấu cải lương.
Diệp Lang tên thật là Dương Công Thuấn, sinh năm 1941, tại làng Bình Tiên huyện Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cha của Diệp Lang là ông Ba Diệp, một tay đờn kìm có tiếng trong làng cải lương lúc bấy giờ. Thuấn mồ côi mẹ thuở lên mười và sống với ông nội ở quê nhà, còn ông Ba Diệp thì bôn ba theo các đoàn hát. Khoảng năm 13 tuổi, Thuấn theo cha lên Sài Gòn theo đoàn cải lương Kim Thoa.
Con nhà nòi 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

NHẬN DIỆN BẢN CHẤT DỐI TRÁ CỦA CộngSản VN



Luật sư Nguyễn Văn Chức từng biện hộ cho "anh hùng" bị quả lừa Nguyễn văn Trỗi (thợ điện chân chất, cùng gia đình vợ con đang sống yên ấm tại Phú Nhuận) bị VC lường gạt dụ dỗ mua chuộc tiền, âm mưu đặt mìn phá câu Công Lý Sàigòn năm xưa, bị kết án tử hình.

Tại pháp trường, trong giây phút cuối, LS Chức hỏi "anh hùng" bị quả LỪA Nguyễn văn Trỗi:

- "Anh có điều gì cuối cùng muốn nói không ?"
Nguyễn văn Trổi nức nở ngẹn ngào: - "Luật sư ơi !!! em bị chúng nó (việtcộng) LỪA !!! chỉ tội nghiệp cho vợ con em !!!"

                                                         ***
"Ngày 3 tháng 8 vừa qua, đại văn hào Nga Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn qua đời; và ngày 6, lễ nghi an táng của ông được cử hành rất long trọng tại Đan Viện Donskoy, Maskva, thủ đô nước Nga. Ông là người từng bị đày đọa tột cùng và cũng từng hưởng vinh dự rất cao ngay trên quê hương mình. Ông đã được trao giải thưởng Nobel văn học vào năm 1970, thời mà nước Nga còn do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Diễn từ ông gửi đến Hội Đồng Nobel cách đây gần 40 năm vẫn còn nóng bỏng chất thời sự, đối với thế giới hôm nay, và đặc biệt đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta trong những ngày vừa qua. Vì thế tôi dịch lại phần cuối cùng để chúng ta – nhất là những người cầm bút ở bất cứ môi trường nào – đọc lại mà thấm thía. Ai muốn xem trọn văn bản bằng tiếng Anh, xin tìm vào thẳng địa chỉ sau đây:
http://nobelprize. org/nobel_ prizes/literatur e/laureates/ 1970/solzhenitsy n-lecture. html

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Đọc để biết phút cuối cùng của NV Trổi ra sao .

PRAVDA
Nguyễn Văn Chức 
(Trích đăng từ Nguyệt San Con Ong Việt số 106 tháng 8,2009)

Chú thích của tác giả: Pravda, tiếng Nga, nghĩa là: sự thật. Năm 1912, bọn bôn-sơ-vích đã dùng chữ pravda đặt tên cho một tờ báo tranh đấu. Năm 1917, khi chúng cướp được chính quyền, tờ Pravda trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Nga. Dưới chế độ cộng sản, ở Nga chỉ có hai tờ báo chính thức. Tờ Pravda của đảng, và tờ Isvestia (nghĩa là: tin tức) của nhà nước. Dân chúng Nga đã chế diễu rằng: “Không có sự thật trong Pravda và không có tin tức trong Isvestia”.
     Danh từ Pravda hiện nay được mọi người hiểu là “Sự thật bôn-sơ-vích”, tức là sự thật bị bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt

Tôi về đến nhà đã thấy chiếc xe mô-tô đen của trung sĩ Ấn đỗ trước cửa. Ấn giơ tay chào, đưa cho tôi bức thơ của tòa án Mặt Trận, và yêu cầu tôi đọc ngay.
     Phong bì đóng dấu “tối mật”. Tôi ngắm nghía giây lát, rồi xé ra, bức thơ bên trong chỉ vỏn vẹn mấy dòng chữ đánh máy, nhưng tôi đã đọc rất lâu. Tôi ký vào bản sao, rồi đưa lại cho Ấn.
     Ấn có chào tôi hay không, và chiếc xe rồ máy lúc nào, tôi cũng không để ý. Tôi đang bận nghĩ đến hắn... Sáng mai, đúng 5 giờ 30 hắn sẽ bị hành hìmh.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CÚ LỪA NGOẠN MỤC TRÊN FACEBOOK

CÚ LỪA NGOẠN MỤC TRÊN FACEBOOK
Sunday, July 14, 2013 3:56:03 PM

WESTMINSTER, California (NV) - Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi tài khoản trên “Facebook” - một trong những trang mạng xã hội ăn khách nhất hiện nay - của Hằng Nguyễn bị một người có tên trong danh sách bạn bè của cô “đột nhập” (hack), ăn cắp mật mã (password), có ít nhất ba người thân quen của Hằng ở Việt Nam bị lừa mất tổng cộng 7 triệu đồng Việt Nam (khoảng $350).

Cú lừa ngoạn mục này, từ người bị ăn cắp tài khoản đến người bị lừa mất tiền, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các mạng xã hội hiện nay, và đáng để mọi người phải lưu tâm, cảnh giác.

“Cướp” tài khoản trên Facebook

Hằng Nguyễn sinh sống tại miền Ðông nước Mỹ hơn 10 năm qua. Như phần nhiều người sống trong thời đại mà hầu hết thông tin trao đổi đều sử dụng thông qua các trang mạng xã hội, Hằng chọn Facebook làm nơi kết nối các quan hệ với người thân lẫn bạn bè cũ mới.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu

Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu

Hồng Nhung (KhamPha) - Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long giờ đây giống một khu phố Tàu bởi đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc.

Biển hiệu đặc chữ Tàu
Đi chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu của khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc.

Tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chúng tôi gặp chị Tuyết- một khách du lịch lần đầu đến thành phố Hạ Long. Thấy chị tần ngần một lúc lâu trước những món quà bắt mắt, chúng tôi hỏi chuyện mới biết chị đang phân vân không biết đây là cửa hàng của người Việt hay người Trung Quốc. Chị phải nghĩ “tìm cách nói sao cho lịch sự”. Nhưng sự e ngại của chị hơi thừa. Chủ cửa hàng đi ra chào chị bằng tiếng Việt rất “sõi”.

Hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung Quốc trên biển hiệu nhà mình.


Chợ đêm Hạ Long với dòng “chú thích” bằng chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt

Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.

'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mỹ của 4sang

'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mĩ của chủ tịch Sang

August Anh (Danlambao) - Dư âm vụ bắt 3 bloggers gần đây chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại xôn xao về việc xuất hiện một "danh sách 20 blogger sắp bị bắt" được bắn ra từ bên trong nội bộ đảng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, phía nhà cầm quyền vẫn chưa có thêm động tĩnh gì ngoài những chiêu trò lặt vặt. Có vẻ như đã xuất hiện một "sự yên lặng" từ cả phía nhà cầm quyền quyền cũng như từ một số người. Tại sao?
Có thể hiểu, yên lặng đây không phải là sóng yên gió lặng, cũng không phải là thái độ "bỏ qua" của những người cầm quyền. Đó là một sự yên lặng bề ngoài, nhưng bên trong thì đầy căng thẳng chẳng thua gì chiến tranh lạnh.

Về phía chính quyền, hành động im lặng có khi là một sự nhân nhượng nào đó, hoặc là một chiến thuật ngấm ngầm được toan tính và phủ bên ngoài bằng sự lặng im. Nếu có yếu tố bị bắt buộc phải nhân nhượng thì cũng chỉ là thủ đoạn hòng đạt được ít chữ ký bên bàn ngoại giao quốc tế, hoặc chỉ để dò xét, "hóng" xem bàn dân thiên hạ đang say nắng ở cấp độ nào?

Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân Việt

Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân

An Nhiên, thông tín viên RFA 2013-07-13
 
hokhau-305.jpg
Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.
Courtesy tracuupl.info


Hạn chế quyền công dân

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật cư trú theo đó vẫn qui định chặt việc nhập khẩu vào các Thành phố Trung ương. Điều này càng gây khó khăn cho những người dân tỉnh tìm kế mưu sinh tại những nơi đó, và hạn chế quyền của công dân.
Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
Tuy nhiên, Bộ công an đã đề xuất sửa đổi một số điều luật trong luật di trú được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2013, và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu, mục đích việc sửa đổi vài điều trong Luật di trú là chủ yếu tập trung vào một số vấn đề nổi cộm, vướng mắc như tình trạng di dân tự phát vào nội thành của các thành phố lớn, gây quá tải về hạ tầng, an sinh xã hội, quản lý trật tự an toàn xã hội.
Vấn đề hộ khẩu nhà nước thích quản lý bây giờ như kiểu ngăn sông cấm chợ như thời bao cấp, nó làm cho bất tiện đủ thứ.
-Anh Mẫn

CSVN đã làm gì để hỗ trợ ngư dân bị tàu+ đánh cướp?

VN đã làm gì để hỗ trợ ngư dân bị đánh cướp?

Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-07-11

anh-3-qngai-ngu-dan-305.jpg
Ngư dân Mai Văn Cường, thuyền trưởng tàu cá QNg 90153 TS, là một trong hai tàu bị tàu TQ đánh cướp, ảnh chụp hôm 9/7.
Courtesy Infonet


Ngư dân trên hai chiếc tàu cá thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hôm ngày 9 tháng 7 trở về từ quần đảo Hoàng Sa trong tình trạng tả tơi vì bị đánh đập, tàu bị hư hại do lực lượng mà những nạn nhân khai báo là từ Trung Quốc.
Cơ quan chức năng địa phương và Hội Nghề Cá đến nay đã có những động thái gì để hỗ trợ cho ngư dân?

Bị cướp thường xuyên?

Báo lề phải Việt Nam lên tiếng thách thức Tàu+

dat-viet-305.jpg
Bài báo thách thức Trung Quốc trên Báo Đất Việt hôm 12 tháng 7 năm 2013.
Screen capture


Báo Đất Việt, một tờ báo chính thống của Việt Nam, hôm 12 tháng 7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo với lời lẽ mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Đây là một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ. Việc đăng tải bài báo này cho thấy dấu hiệu gì trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc?

Lên án Trung Quốc

Bài báo với tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa” đăng trên tờ Đất Việt vào ngày 12 tháng 7 hẳn khiến không ít người quan tâm vì đây chính là khu vực tranh chấp chủ quyền căng thẳng từ lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không những thế đây cũng chính là nơi đã từng diễn ra trận hải chiến đẫm máu năm 1988 giữa hai nước khiến 64 lính Việt Nam tử trận.
Bài báo mở đầu với lời lẽ khá mạnh mẽ lên án các hành động và thái độ gần đây của Trung Quốc. Bài báo viết: “Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh diều hâu về biển Đông đã chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẩn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ý đồ coi biển Đông là ao nhà của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên biển Đông, phô diễn sức mạnh… làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.”
Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng

Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam

Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam ra mắt Liên hoan Fukuoka


Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác năng lượng hạt nhân. Ảnh chụp ngày 31/10/2011.
Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác năng lượng hạt nhân. Ảnh chụp ngày 31/10/2011.
Reuters

Trọng Nghĩa
Một bộ phim tài liệu nói về tác hại tiềm tàng của nhà máy điện hạt nhân trên một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam sẽ được trình chiếu vào cuối tuần này tại Liên hoan phim châu Á Fukuoka, Nhật Bản, diễn ra từ 04/07 đến 14/07/2013.


Hoàn thành năm 2012, bộ phim Shinobiyoru Genpatsu (Nhà máy điện hạt nhân đang xâm lấn), đã so sánh tình cảnh cư dân ngôi làng Việt Nam với cư dân quanh nhà máy điện nguyên tử Fukushima để lên án việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ hạt nhân qua những nước đang phát triển như Việt Nam.

NC Vịnh Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước


Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước

 freedomnotforfree » Thứ 5 Tháng 7 11, 2013 12:25 am
Huỳnh Tâm
Hình ảnh


“…Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc)…”.

Phóng viên Hải Âu của báo Quân Đội Nhân Dân (人民网军) chuyển tin: Lúc 06:00 quốc tế, chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn ra trò khỉ ngoạn mục, nhân dân Việt Nam có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện thay vì dùng danh từ “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn(常万全).

Hình ảnh
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, người đứng bên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc,
Tướng Thường Vạn Toàn (常万全).
Nguồn: Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.


Theo Tân Hoa Xã, cuộc tiếp xúc quân sự diễn ra tại văn phòng Viện. Ủy viên Trung ương Nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, đứng đầu quân đội chỉ đạo cuộc họp lần thứ bảy của Quốc phòng Trung Quốc-Việt Nam, có sự tham dự của Tham vấn an ninh Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn phán rằng:

‒ Tình hữu nghị Trung-Việt giữa hai nước vớicác lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng:

Bàn về chuyến đi Mỹ của 4sang

Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ


Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, tại Thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing

Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy. Chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên. Đây sẽ là lần thứ hai, một nguyên thủ Việt Nam thăm nước Mỹ, kể từ khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ song phương.

Hai nguồn tin thân cận với hồ sơ, xin ẩn danh cho biết, ông Trương Tấn Sang sẽ tới Nhà Trắng vào tuần cuối cùng của tháng Bẩy này.
Cho đến tối hôm qua, Nhà Trắng Tòa Bạch cung cũng như đại sứ quán Việt Nam tại Washington không muốn bình luận gì về thông tin này.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam, vốn là cựu thù, và với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, hầu như không có gì trong những năm 1990, hiện đã lên tới 20 tỷ đô la.

Về phần mình, Việt Nam mong muốn phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vào lúc các nước ASEAN tố cáo Trung Quốc + ngày càng tỏ ra hung hăng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người tiến hành bình thường hóa bang giao song phương, đã thực hiện một chuyến công du hòa giải lịch sử với Việt Nam năm 2000. Tổng thống George Bush đã sang Việt Nam nhân dịp Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Hà Nội năm 2007. Cũng trong năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã sang Việt Nam hồi tháng Bẩy 2012. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết ông cũng có ý định thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Phản ứng của "Côn An" sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc

Chính quyền phản ứng sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc


2-7-2013

Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.

Ngay sau khi xảy ra vụ phản kháng của tù nhân tại trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm tù chính trị tại đó bị chuyển đi nơi khác.



Thừa nhận một nửa sự việc!

Vụ việc các tù nhân tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy hồi sáng chủ nhật ngày 30 tháng 6 khống chế giám thị trại giam để phản đối cách hành xử hà khắc như đánh đập, cắt xén khẩu phần ăn, bán những thực phẩm ôi thiu cho phạm nhân … được chính một số tù chính trị ở phân trại 1 thông tin ra bên ngoài.

Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối.


"Côn an csVN" dùng “Cao Đài” tấn công Cao Đài

Công an dùng “Cao Đài” tấn công Cao Đài

TIỀN GIANG (NV) .- Tổ chức “Cao Đài” do nhà cầm quyền CSVN điều khiển, vừa tấn công Thánh thất Cao Đài Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, trục xuất nhóm Cao Đài chân truyền ra khỏi Thánh thất này.

Ông Nguyễn Văn Em – một tín đồ Cao Đài thuần túy, bị đánh tét đầu khi “Hội đồng Chủ quản Cao Đài” tổ chức cướp Thánh Thất Cao Đài Long Bình. (Hình: website baotonchanhphap.net)

Sự kiện vừa kể xảy ra vào sáng 3 tháng 7, tổ chức “Cao Đài” do nhà cầm quyền CSVN điều khiển (thường gọi là Hội đồng chủ quản) ném đá vào bên trong Thánh thất Cao Đài Long Bình, phá sập cổng. Họ xông vào bên trong, trói, đánh đập khoảng 30 vị là chức sắc, tín đồ của nhóm Cao Đài chân truyền, không phục tùng chính quyền (còn gọi là Cao Đài thuần túy), trục xuất họ ra khỏi Thánh thất.

Có 8 thành viên của nhóm Cao Đài thuần túy bị thương. Nặng nhất là ông Nguyễn Văn Em bị đánh tét đầu.

Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam

Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam

Wednesday, July 03, 2013
BÌNH DƯƠNG (NV) .- Các khu phố Tàu đang mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam. Càng ngày, càng nhiều tin, bài, hình ảnh về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển của các khu phố Tàu mới.



Một góc phố Tàu ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Hình: Sống Mới).

Các tờ Tiền Phong, Thanh Niên, Dân Trí vừa đưa nhiều thông tin, hình ảnh, giới thiệu những khu phố Tàu mới hình thành ở Bình Dương, Hà Tĩnh.

Có dấu hiệu giới tư bản đỏ trong nước tháo chạy với tài sản

Có dấu hiệu giới tư bản đỏ trong nước tháo chạy với tài sản

Tin từ giới ngân hàng và đầu tư quốc tế cho biết suốt mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận một luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Số tiền này nhiều và liên tục, không rõ nguồn gốc đến mức các lãnh tụ phe đối lập Úc còn giật mình đòi nhà cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-06-07_CHINA-ECONOMY-RATES.JPG

Vì sao người Việt còn ra nước ngoài để tìm 'độc lập, tự do và hạnh phúc'?

Vì sao người Việt còn ra nước ngoài để tìm 'độc lập, tự do và hạnh phúc'?

Năm 1976 tôi đón Lễ Độc Lập đầu tiên khi nước Mỹ tròn 200 tuổi. Năm đó đi coi bắn pháo bông ở sân vận động Candlestick, cuốn theo người mấy tấm áo dầy mà vẫn cảm thấy cái lạnh mùa hè San Francisco.
'Người dân Mỹ thể hiện tinh thần Độc lập, Tự do qua những việc làm và hành động'
Dịp lễ lớn nhất của Mỹ rơi vào mùa hè, mùa của nhiều thú vui chơi, thư giãn nhất trong năm.

Hai tuần trước leo núi Yosemite, nóng như lửa. Tuần này nhiệt độ vẫn trên 100 vì thế kéo nhau xuống biển Santa Cruz.

Ở đây có những trò chơi nhào lộn cao tốc cho trẻ con. Người lớn cắm dù, dựng lều, đem lò ra nướng thịt, burger, hot dog. Bia chỉ được uống trên khu vực giải trí, không được mang ra bãi biển. Giới hạn thế, nhưng giấu bia trong thùng đá, khi uống rót vào ly giấy. Nhâm nhi, lai rai.

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng/gói

Chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường.

Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".

Gói bột trắng 8.000 đồng giúp cơm nở gấp 2-3 lần
Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi... và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.



Quầy bán bột trắng giúp gạo ngâm nở nhiều gấp 2,3 lần bình thường.

Flickr.com: Kho hình vô tận ( Ngoc Chinh Nguyen )

Flickr.com: Kho hình vô tận

Flickr.com (phát âm là “flick-kơ”) là một trang web của Yahoo!, hoạt động như một kho hình, bao gồm hình chụp và video clips, để đáp ứng nhu cầu của khoảng 80 triệu người yêu nhiếp ảnh trên thế giới.

Ngôn ngữ được sử dụng trên Flickr là tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Bahasa (Indonesia)… và đặc biệt có cả tiếng Việt nên tương đối dễ dàng đối với những người không rành về ngoại ngữ.

Logo Flickr qua sáng tác của Silver Artist

Website Flickr được Ludicorp thành lập vào tháng 2/2004. Đây là một công ty ở Vancouver, British Columbia, Canada. Thống kê chính thức cho biết, tính đến tháng 8/2007 kho hình ảnh của Flickr đã đạt mức 1 tỷ hình và đến tháng 11/2008 con số này lên đến 3 tỷ.

Tính trung bình vào đầu năm 2012, mỗi ngày có đến 1,8 triệu tập tin hình ảnh (photo files) được tải lên Flickr. Người ta còn thống kê, vào những thời điểm có số người truy cập đông, cứ mỗi giây có khoảng 28 hình ảnh được tải lên.

Công ty Yahoo! đã mua lại Ludicorp và Flickr vào tháng 3/2005. Trong suốt tuần lễ đầu tiên, toàn bộ nội dung đã được chuyển từ máy chủ ở Canada sang máy chủ ở Hoa Kỳ. Như vậy tất cả các dữ liệu đã được chuyển sang theo luật liên bang của Mỹ.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Sợ báo chí

Trong một bài phỏng vấn đăng trên báo tamnhin.net ngày 23/6/2013, ông Lê Doãn Hợp, cựu Phó Ban tuyên huấn trung ương và cựu Bộ trưởng Văn hóa thông tin (sau đổi thành bộ Thông tin và Truyền thông), hiện đang làm Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, có một nhận định rất thú vị: “Riêng ở Việt Nam có một cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa.”
 
 Đọc nhận định ấy, thấy hơi là lạ, tôi vào Google, thử gõ mấy chữ “chính phủ sợ báo chí” (hoặc “nhà báo”) (government fears journalist/journalism), tôi thấy hiện lên, trong phần kết quả, toàn những chuyện ngược lại: nhà báo sợ chính phủ. Ngoài những nước đang loạn lạc, nơi các nhà báo có thể dễ dàng bị mất mạng khi đang tác nghiệp, những địa điểm đáng sợ nhất là các xứ độc tài (kể cả Nga), ở đó các nhà báo thường bị bắt bớ, bỏ tù, đánh đập hoặc có khi bị giết chết khi lên tiếng tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ ký giả (Committee to protect journalists), từ năm 1992 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 982 nhà báo bị giết chết, trong đó nhiều nhất là các phóng viên báo in  (30%), tiếp theo là phóng viên truyền thanh và truyền hình (24%). Số người chết vì bị lạc đạn ngay trên trận địa tương đối ít (19%), trong khi đó chết vì bị sát hại thì rất nhiều (68%). Ai giết họ?