Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Việt Nam khuyến khích sinh con gái

Việt Nam khuyến khích sinh con gái

Liên quan đến Việt Nam, tạp chí M của nhật báo Le Monde số ra tuần này đã nêu bật phản ứng của chính quyền trước một tình trạng đáng báo động : Gái thiếu, trai thừa. Theo số liệu được Le Monde trích dẫn, tại Việt Nam hiện nay, cứ 112 bé trai, thì chỉ có 100 bé gái, trong khi mức trung bình của thế giới là khoảng 106 trai cho 102 gái.
Nguyên nhân của tình trạng gái thiếu trai thừa này là việc lạm dụng phương thức phá thai có chọn lọc giới tính của thai nhi, cụ thể là trong trường hợp thai nhi sẽ là con gái. Cho dù bị cấm từ năm 2003, nhưng tệ nạn này vẫn không giảm bớt do tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn ngự trị trong xã hội theo phụ hệ.
Trước tình trạng đó, Le Monde ghi nhận là chính phủ Việt Nam đã quyết định đi « ngược dòng của nhiều quốc gia châu Á khác », và khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con gái. Để đảo ngược xu hướng gái thiếu trai thừa này, Việt Nam dự trù một kế hoạch 96 triệu euro bao gồm các khoản phụ cấp đặc biệt, cung cấp bảo hiểm y tế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.
Đối với Việt Nam, theo Le Monde, nếu không có giải pháp nhanh chóng, thì vào năm 2030, đất nước này sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt từ 3 đến 4 triệu phụ nữ.

Đối lại người ngoại quốc có thể chỉ với 5000 euros đến Việt Nam chọn mua một cô trinh nữ việt nam mang về làm vợ và nếu không bằng lòng có thể đổi một cô khác.

http://cachmanghoalai2012.blogspot.de

Les « branches esseulées » : trafic de femmes vietnamiennes en Chine

Diffusé dans l'émission
envoye-secial-trafic-vignet.jpg Une récente étude chinoise montre que d'ici 2020, 35 millions d'hommes ne pourront pas trouver l'âme sœur dans l’Empire du Milieu.
En Chinois, on appelle ces hommes les « Guanggun » (branches esseulées). Ils vivent pour la plupart dans des villages isolés de Chine, que les femmes ont désertés pour chercher un mari riche à la ville.  Des trafics illégaux se sont organisés pour que ces célibataires se marient. Des milliers de femmes arrivent chaque année des régions rurales du Vietnam, du Laos, de la Birmanie, d’Indonésie.
Vendues comme des esclaves, « importées » en Chine, ces nouvelles épouses réalisent vite la différence entre l’homme fortuné dont les trafiquants leur ont parlé et le destin qui les attend : une vie de labeur et de reproductrice dans la Chine rurale. Certaines choisissent de s'enfuir, d’autres se résignent...
Après plusieurs mois d’enquête, Patricia Wong et Gaël Caron, de l’agence Capa, ont pu suivre Xiao Lu, un cultivateur de thé de 30 ans, dans son périple au Vietnam pour acheter une femme, à 3500 km du village de Ting Xia où il habite.
L’enquête commence dans un quartier en périphérie de Hô-Chi-Minh-Ville où les trafiquants, chinois et vietnamiens, regroupent les hommes -  les « branches esseulées » - dans des hôtels, leur confisquent leur passeport, et leur présentent des jeunes femmes. Les célibataires chinois dépensent environ 5000 euros pour « acquérir » une épouse, de préférence vierge. Celle-ci est « échangeable » en cas de problème, promettent les trafiquants.
Dans sa chambre d’hôtel, Xiao Lu rencontre Thu Yen, une jeune fille de paysans pétrifiée de timidité. Ils ne peuvent pas communiquer : il ne parle pas vietnamien, elle ne parle pas chinois. Quelques jours plus tard, une cérémonie de mariage, sans valeur légale, va avoir lieu dans le petit village où habite Thu Yen, sur les bords du Mékong. Et Mme Wang, chef des trafiquants, remettra à la jeune fille un visa pour la Chine. Quelques jours plus tard, Thu Yen découvrira son nouveau village, perdu dans une vallée, au cœur d’un pays dont elle ne parle pas la langue…
Enquête exclusive sur un trafic qui n’a jamais été filmé et qui concerne, depuis cinq ans, plusieurs centaines de femmes vietnamiennes. Récit d’une odyssée, celle d’un cultivateur de thé, au cours de laquelle  le mot
« amour » ne sera jamais prononcé.

Un reportage de Patricia Wong et Gaël Caron
http://www.france2.fr/emissions/envoye-special/les-branches-esseulees-trafic-de-femmes-vietnamiennes-en-chine_31255



Về chuyện mua cô dâu Việt đưa về TQ

image
Trung Quốc đang có một 'thị trường' mua các cô dâu Việt Nam

Hoàn cầu Thời báo mô tả hiện tượng ‘mua vợ Việt Nam’ nảy nở ở Trung Quốc vì các lỗ hổng pháp lý tạo ra một thị trường phi pháp ‘mua sỉ’ các cô gái Việt.

Trang tiếng Anh của báo tức Global Times hôm 29/5/2012 nói đến một công ty ở Côn Minh chuyên tổ chức ‘mua chung’ (group purchase) để cung cấp vợ cho đàn ông Trung Quốc.

Dù quy định của Quốc vụ viện (chính phủ) từ năm 1994 coi hoạt động kiếm lời qua môi giới hôn nhân quốc tế là phi pháp, báo Hoàn cầu nói hiện tượng này nở rộ vì đàn ông Trung Quốc đã hết hy vọng kiếm vợ trong nước.

Tuổi 18 đến 25

Với giá từ khoảng 4700 đến 6300 USD, họ có thể kiếm được “một cô dâu Việt Nam hấp dẫn, tuổi từ 18 đến 25”.

image

Bài báo viết rõ người ta có thể “đặt qua bưu điện” cô dâu Việt Nam hoặc “mua” từ một công ty ở Vân Nam.

Công ty môi giới hôn nhân này, có địa chỉ mạng Ynxn1314.com đóng ở thành phố Côn Minh và tổ chức các tour kiếm vợ cho đàn ông Trung Quốc.

image

Vẫn theo báo nước này,chi phí một chuyến đi như thế bao gồm cả phí đi đường, phiên dịch, quà cho nhà gái và tiền làm đám cưới.

Công ty này bắt khách hàng trả thêm phí chỉ có 2000 nhân dân tệ cho một chuyến đi nếu họ không hài lòng với cô dâu tương lai.

"Hôn nhân với người di dân gặp rủi ro gây ra cảnh đối xử tệ ở nơi ẩn khuất trong nhà riêng"

Andrew Billo trên Asia Society

Trong trường hợp đã đón về mà cô dâu Việt bỏ đi, công ty sẽ có trách nhiệm tìm cô mới cho ‘chú rể’ Trung Quốc.

Bị chất vấn thì đại diện công ty nói với Hoàn cầu Thời báo rằng họ không làm chuyện ‘môi giới hôn nhân phi pháp’ mà chỉ tổ chức các “chuyến đi hẹn hò” (dating tour) cho đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhưng họ cũng nói tới 80% người đi các tour này đã tìm được vợ.

Sau bài báo trên tờ Hoàn cầu, trang Asia Society cùng ngày có bài của Andrew Billo mô tả rộng hơn hiện tượng cô dâu Việt Nam lấy chồng ngoại ở các nước trong vùng.

image

Với tựa đề ‘Hôn nhân qua môi giới: tìm đôi lứa hay bóc lột’, bài báo trích nguồn quốc tế nói từ 2005 - 2010 có tới 133 nghìn phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoại.

Tác giả, người đã từng sống ở Việt Nam cho tới năm 2008, lo ngại phụ nữ Việt dễ gặp rủi ro khi lấy chồng ngoại.

Các rủi ro đó gồm có nạn buôn người, bạo hành trong gia đình, và sự cô đơn vì không biết tiếng của nước họ đến sinh sống.

image

Bài báo nói không phải cuộc hôn nhân nào cũng là cảnh bạo hành, vì có nhiều đôi vợ chồng sau thương mến nhau, nhưng nhìn chung, các nước trong vùng, kể cả các xã hội bên nhận cũng phải có trách nhiệm về cô dâu Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm