Nga trình làng dàn "máy bay khủng" trong duyệt binh.
Cập nhật 12/05/2013.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Dưới đây là thông tin cơ bản về những loại máy bay mà Nga đã giới thiệu trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ.
Trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8
Mi-8 là cỗ máy bay trực thăng huyền thoại của Không quân Xô viết, được nhận vào trang bị từ năm 1967. Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển. Mi-8 đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam.
Trực thăng Mi-24N “Thợ săn đêm”
Được mệnh danh là “Thợ săn đêm” trực thăng tấn công Mi-24N có thể bay ban đêm ở độ cao chỉ đến 5 mét, nhiệm vụ của nó là tìm kiếm và tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp các loại và sinh lực địch. Ngoài ra, Mi-24N còn thực hiện rải mìn trên diện rộng, chống tàu thủy và các phương tiện bay thấp có tốc độ nhỏ cả ban ngày và ban đêm trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp. Một ưu thế khác của Mi-24N là được trang bị các thiết bị hiện đại nhưng dễ vận hành sử dụng.
Trực thăng chiến đấu đa nhiệm Ka-52 “Cá sấu”
Ở Ka-52 Alligator có sự kết hợp lý tưởng giữa chức năng của trực thăng tấn công với các bộ trinh sát siêu nhạy. Nó không chỉ thu thập thông tin từ các đối tượng trên không và trên mặt đất để khi cần thiết sẽ tiêu diệt các mục tiêu, mà còn thực hiện chức năng chỉ thị mục tiêu cho những chiếc khác trong biên đội, bao gồm “Thợ săn đêm Mi-24N”. Trong nhiệm vụ chống tăng và xe thiết giáp, Ka-52 Alligator và Mi-24N được coi là cặp đôi “song kiếm hợp bích” của không quân Nga. Trong đó, Ka-52 đóng vai trò chỉ huy, trinh sát và chỉ thị mục tiêu, trong khi Mi-24N làm nhiệm vụ còn lại là tiêu diệt mục tiêu. Việc nhìn thấy tận mặt Ka-52 Alligator tại lễ duyệt binh năm nay là may mắn đối với nhiều người, bởi từ trước tới nay Bộ Quốc phòng Nga luôn “cất giấu” khá kỹ loại vũ khí lợi hại này.
Máy bay vận tải quân sự An-22
Được thiết kế với chức năng không vận chiến lược cho quân đội Liên Xô, nó có khả năng cất cánh từ các đường băng đất ngắn, không cần chuẩn bị nhờ bốn đôi cánh quạt đúp quay ngược chiều. An-22 đã đạt một số kỷ lục thế giới về tải trọng và tải trọng trên độ cao, nó từng là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, cho tới khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy ra đời. An-22 được giới thiệu lần đầu tiên ở phương Tây tại Triển lãm hàng không Paris năm 1965.
Máy bay vận tải quân sự An-124 Ruslan
Cho tới thời điểm hiện nay An-124 Ruslan được coi là phương tiện vận tải hàng không mạnh mẽ nhất thế giới với khả năng mang được tới 405 tấn hàng. Mặc dù mang trong lượng siêu khủng như vậy nhưng nhờ có hệ thống bánh xe đặc biệt nên “gã khổng lồ” của không quân Nga có thể cất và hạ cánh ở bất kỳ sân bay quân sự thông thường nào trên thế giới.
Máy bay trinh sát và cảnh báo tầm xa A-50
A-50 có biệt danh là Shmel, NATO định danh Mainstay, là một chiếc máy bay trinh sát và cảnh báo trên không tầm xa. A-50 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải Il-76 nhằm thay thế chiếc cho dòng Tu-95RS. A-50 bước vào phục vụ trong quân đội Liên Xô từ năm 1984, với khoảng 40 chiếc được chế tạo cho tới năm 1992. A-50 có thể bay 4 giờ với tầm hoạt động 1.000 km từ căn cứ, có thể kiểm soát tới 10 máy bay chiến đấu cùng lúc. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp lên chuẩn A-50U, là biến thể hiện đại hoá sâu của A-50M.
Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76
Ilyushin Il-76 là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại đông Âu, Châu Á và Châu Phi, được NATO định danh là Candid. Hãng sản xuất máy bay Ilyushin bắt đầu thiết kế Il-76 từ năm 1967 để đáp ứng yêu cầu về một loại máy bay vận tải có khả năng chuyên chở lên tới 40.000 kg hàng hóa với tầm hoạt động 5.000 km trong ít hơn sáu giờ, có khả năng hoạt động tại các sân bay dã chiến hay chưa được chuẩn bị, và không gặp các trở ngại về thời tiết xấu như những vùng tại Siberia và vùng cực của Liên bang Xô viết. Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới. Chiếc máy bay này cất cánh lần đầu ngày 25 tháng 3, 1971, và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan.
Tiêm kích đa năng MiG-29
MiG-29 được NATO định danh là Fulcrum, tuy nhiên các phi công Liên Xô không thích tên gọi này. MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không, đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.
Tới nay, theo ước tính, đã có khoảng 1.600 chiếc MiG-29 được sản xuất. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD nhưng nay ở các thị trường, MiG–29 luôn gặp số phận hẩm hiu. Cuối năm 2008, Nga chào bán cho Libanon 10 máy bay MiG–29 với mức “chiết khấu lớn” (chỉ có giá ít hơn 5 triệu USD/chiếc) nhưng không được quốc gia này đồng ý. Một phần lý do chính là chi phí bảo dưỡng đắt đỏ, khoảng 5 triệu USD/năm, và trọng tải mang vũ khí thấp (3 tấn). Trong khi đó các đối thủ chính của nó, F-16 Fighting Falcon bán rất chạy ở Trung Đông, với những hợp đồng có trị giá vài tỉ đển vài chục tỉ USD. Tuy nhiên, Liên Xô và Nga đã kịp xuất khẩu hơn 900 chiếc MiG-29 các biến thể khác nhau cho nhiều nước trên thế giới.
Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31
Huyền thoại về MiG-31 gắn liền với những cuộc “đi săn” máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 của quân đội Mỹ. Mặc dù chưa một lần thành công (bắt được SR-71), song MiG-31 chính là một trong những lý do khiến dự án trinh sát siêu lợi hại bằng máy bay SR-71 của Mỹ phải đình chỉ. Trên thế giới chỉ có MiG-31 và SR-71 là đối thủ ngang ngửa của nhau về tốc độ, và khi SR-71 “về hưu” thì MiG-31 trở thành số 1, NATO đặt cho biệt danh là Foxhound.
Hiện nay, Nga đã nâng cấp MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM với những trang bị radar và tên lửa không đối không tầm xa, trở thành máy bay tiêm kích đầu tiên trong nhóm máy bay thế hệ 4 của Nga. Một biên đội 4 chiếc MiG-31 có thể kiểm soát không phận có chiều sâu từ 800 đến 900 km. Ngoài nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, MiG-31 còn thường xuyên thực hiện các chuyến trinh sát bất ngờ.
Máy bay cường kích Su-24
Sukhoi Su-24 được NATO định danh là Fencer (kiếm sĩ) là một máy bay tấn công ném bom hiện đại của Liên Xô trong những thập kỷ 1970-1980. Nó có thể bay trong mọi thời tiết và là chiếc máy bay đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công, giống như loại General Dynamics F-111 Aardvark của Hoa Kỳ. Hiện nay Su-24 vẫn đang hoạt động trong Không quân Nga và các nước khác trên thế giới.
Tổ hợp hàng không đa năng Su-34 “Thú mỏ vịt”
Đây là loại máy bay mới nhất của Nga, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiêm kích, cường kích, trinh sát và ném bom. Su-34 có những thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhất và tiện dụng nhất. Trong 10 giờ bay liên tục trên không kíp lái của Su-34 có thể tự chuẩn bị bữa ăn bằng lò nướng hay thậm chí sử dụng toilet mini ngay trên máy bay. Hệ thống radar đa năng và các bộ điều khiến đối kháng điện tử mạnh không những mang lại ưu thế trên không mà còn nâng cao khả năng sống còn cho Su-34. Trong chiến tranh Nga-Gruzia 2008 một chiếc Su-34 đã được phong danh hiệu Anh hùng nước Nga sau khi tiêu diệt hoàn toàn hệ thống phòng không hiện đại của quân đội Gruzia.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3
Tupolev Tu-22M được NATO định danh – Backfire, là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển từ thời Liên bang Xô viết. Một số lượng đáng kể loại máy bay này đang phục vụ trong Không quân Nga.
Trong Chiến tranh lạnh, Tu-22M được Không quân Xô viết sử dụng với vai trò ném bom chiến lược và Không quân Hải quân Xô viết sử dụng trong vai trò chống tàu trên biển. Tu-22M lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan từ năm 1987 tới năm 1989. Việc sử dụng nó tương tự như việc triển khai những chiếc máy bay ném bom B-52 của Không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, thả một lượng lớn vũ khí quy ước.
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa Tu-160 “Thiên nga trắng”
Hàng không chiến lược tầm xa tương lai Tu-160 được người Nga đặt cho biệt danh “thiên nga trắng”, trong khi NATO gọi loại máy bay này là Blackjack, từ lâu đã là niềm tự hào của quân đội Nga. Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa hạng nặng và đa chế độ. Nếu được tiếp dầu trên không Tu-160 có thể bay được quãng đường 16.000 km, mang được đến 40 tấn vũ khí.
Tu-160 được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên trong một cuộc duyệt binh năm 1989. Trong những năm 1989-1990 nó cũng đã lập ra 44 kỷ lục thế giới về tốc độ đối với máy bay ở hạng trọng lượng của nó. Liên Xô chính thức biên chế những chiếc máy bay này về các phi đội Không quân tầm xa đã bắt đầu từ tháng 4/1987.
Năm 2005, Tu-160 chính thức được đưa vào sử dụng trong Không quân Liên bang Nga theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tháng 8/2007 Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga tiếp nối những chuyến tuần tra thời Chiến tranh lạnh, cho những chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 thực hiện những chuyến bay tầm xa nhằm thử nghiệm hệ thống phòng thủ của các nước khác và quan sát.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS
Máy bay này từ lâu đã trở nên quen thuộc không chỉ với quân đội Nga. Tu-95MS là phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến lược liên lục địa được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên ở Liên Xô. Với sải cánh dài tới 50 mét và mang nhiều vũ khí mạnh mẽ, bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, nên phương Tây đặt cho Tu-95MS biệt danh Gấu xám (Bear).
Su-34 trong vai trò chỉ huy dẫn đầu biên đội hỗn hợp gồm: 4 chiếc Su-34, 4 chiếc Su-27 và 2 chiếc MiG-29.
Tiêm kích Su-27
Được Liên Xô nghiên cứu sản xuất bí mật trong thời gian dài, đến khi xuất hiện Su-27 đã xô đổ nhiều kỷ lục hàng không mà trước đó các máy bay chiến đấu của Mỹ và phương Tây lập nên. Với những tính năng ưu việt của mình Su-27 được đánh giá là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới. Ngoài ra, Su-27 cũng là nền tảng để công ty Sukhoi phát triển những máy bay tiêm kích hiện đại hơn như Su-30 và Su-35.
Sự quyến rũ của Su-27 còn được thể hiện qua những đường bay điêu luyện do phi đội bay “Cháng sĩ Nga” thực hiện. Giờ đây, ở bất kỳ triển làm hàng không quy mô lớn nào người ta đều mong đợi sự xuất hiện của những “Cháng sĩ Nga” bay trên những cánh bay sơn màu đỏ trắng quen thuộc.
Máy bay cường kích Su-25
Su-25, NATO định danh – Frogfoot, là loại máy bay chiến đấu được thiết kế cho nhiệm vụ cường kích, chống tăng và chi viện hoả lực không quân trực tiếp cho lục quân. Một số biến thể đáng chú ý gồm: Su-25 nguyên mẫu hoàn chính đầu tiên với hơn 580 chiếc đã được chế tạo, S-25BM làm nhiệm vụ đóng giả mục tiêu (làm bia), Su-25T chính là Su-34 với 22 chiếc đã được chế tạo, Su-25TM hay còn gọi là Su-39. Hiện nay Nga đang tiếp tục phát triển biến thể Su-25SM với hệ thống điện tử cải tiến dành riêng cho quân đội nước này./Khôi Nguyên (VN+)
Cập nhật 12/05/2013.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Dưới đây là thông tin cơ bản về những loại máy bay mà Nga đã giới thiệu trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ.
Trực thăng vận tải huyền thoại Mi-8
Mi-8 là cỗ máy bay trực thăng huyền thoại của Không quân Xô viết, được nhận vào trang bị từ năm 1967. Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa chống tăng có điều khiển. Mi-8 đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam.
Trực thăng Mi-24N “Thợ săn đêm”
Được mệnh danh là “Thợ săn đêm” trực thăng tấn công Mi-24N có thể bay ban đêm ở độ cao chỉ đến 5 mét, nhiệm vụ của nó là tìm kiếm và tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp các loại và sinh lực địch. Ngoài ra, Mi-24N còn thực hiện rải mìn trên diện rộng, chống tàu thủy và các phương tiện bay thấp có tốc độ nhỏ cả ban ngày và ban đêm trong các điều kiện khí tượng đơn giản và phức tạp. Một ưu thế khác của Mi-24N là được trang bị các thiết bị hiện đại nhưng dễ vận hành sử dụng.
Trực thăng chiến đấu đa nhiệm Ka-52 “Cá sấu”
Ở Ka-52 Alligator có sự kết hợp lý tưởng giữa chức năng của trực thăng tấn công với các bộ trinh sát siêu nhạy. Nó không chỉ thu thập thông tin từ các đối tượng trên không và trên mặt đất để khi cần thiết sẽ tiêu diệt các mục tiêu, mà còn thực hiện chức năng chỉ thị mục tiêu cho những chiếc khác trong biên đội, bao gồm “Thợ săn đêm Mi-24N”. Trong nhiệm vụ chống tăng và xe thiết giáp, Ka-52 Alligator và Mi-24N được coi là cặp đôi “song kiếm hợp bích” của không quân Nga. Trong đó, Ka-52 đóng vai trò chỉ huy, trinh sát và chỉ thị mục tiêu, trong khi Mi-24N làm nhiệm vụ còn lại là tiêu diệt mục tiêu. Việc nhìn thấy tận mặt Ka-52 Alligator tại lễ duyệt binh năm nay là may mắn đối với nhiều người, bởi từ trước tới nay Bộ Quốc phòng Nga luôn “cất giấu” khá kỹ loại vũ khí lợi hại này.
Máy bay vận tải quân sự An-22
Được thiết kế với chức năng không vận chiến lược cho quân đội Liên Xô, nó có khả năng cất cánh từ các đường băng đất ngắn, không cần chuẩn bị nhờ bốn đôi cánh quạt đúp quay ngược chiều. An-22 đã đạt một số kỷ lục thế giới về tải trọng và tải trọng trên độ cao, nó từng là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, cho tới khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy ra đời. An-22 được giới thiệu lần đầu tiên ở phương Tây tại Triển lãm hàng không Paris năm 1965.
Máy bay vận tải quân sự An-124 Ruslan
Cho tới thời điểm hiện nay An-124 Ruslan được coi là phương tiện vận tải hàng không mạnh mẽ nhất thế giới với khả năng mang được tới 405 tấn hàng. Mặc dù mang trong lượng siêu khủng như vậy nhưng nhờ có hệ thống bánh xe đặc biệt nên “gã khổng lồ” của không quân Nga có thể cất và hạ cánh ở bất kỳ sân bay quân sự thông thường nào trên thế giới.
Máy bay trinh sát và cảnh báo tầm xa A-50
A-50 có biệt danh là Shmel, NATO định danh Mainstay, là một chiếc máy bay trinh sát và cảnh báo trên không tầm xa. A-50 được phát triển dựa trên nền tảng máy bay vận tải Il-76 nhằm thay thế chiếc cho dòng Tu-95RS. A-50 bước vào phục vụ trong quân đội Liên Xô từ năm 1984, với khoảng 40 chiếc được chế tạo cho tới năm 1992. A-50 có thể bay 4 giờ với tầm hoạt động 1.000 km từ căn cứ, có thể kiểm soát tới 10 máy bay chiến đấu cùng lúc. Hiện nay quân đội Nga đã nâng cấp lên chuẩn A-50U, là biến thể hiện đại hoá sâu của A-50M.
Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76
Ilyushin Il-76 là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại đông Âu, Châu Á và Châu Phi, được NATO định danh là Candid. Hãng sản xuất máy bay Ilyushin bắt đầu thiết kế Il-76 từ năm 1967 để đáp ứng yêu cầu về một loại máy bay vận tải có khả năng chuyên chở lên tới 40.000 kg hàng hóa với tầm hoạt động 5.000 km trong ít hơn sáu giờ, có khả năng hoạt động tại các sân bay dã chiến hay chưa được chuẩn bị, và không gặp các trở ngại về thời tiết xấu như những vùng tại Siberia và vùng cực của Liên bang Xô viết. Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới. Chiếc máy bay này cất cánh lần đầu ngày 25 tháng 3, 1971, và hiện vẫn đang được sản xuất tại Tashkent, Uzbekistan.
Tiêm kích đa năng MiG-29
MiG-29 được NATO định danh là Fulcrum, tuy nhiên các phi công Liên Xô không thích tên gọi này. MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không, đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.
Tới nay, theo ước tính, đã có khoảng 1.600 chiếc MiG-29 được sản xuất. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD nhưng nay ở các thị trường, MiG–29 luôn gặp số phận hẩm hiu. Cuối năm 2008, Nga chào bán cho Libanon 10 máy bay MiG–29 với mức “chiết khấu lớn” (chỉ có giá ít hơn 5 triệu USD/chiếc) nhưng không được quốc gia này đồng ý. Một phần lý do chính là chi phí bảo dưỡng đắt đỏ, khoảng 5 triệu USD/năm, và trọng tải mang vũ khí thấp (3 tấn). Trong khi đó các đối thủ chính của nó, F-16 Fighting Falcon bán rất chạy ở Trung Đông, với những hợp đồng có trị giá vài tỉ đển vài chục tỉ USD. Tuy nhiên, Liên Xô và Nga đã kịp xuất khẩu hơn 900 chiếc MiG-29 các biến thể khác nhau cho nhiều nước trên thế giới.
Máy bay tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31
Huyền thoại về MiG-31 gắn liền với những cuộc “đi săn” máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 của quân đội Mỹ. Mặc dù chưa một lần thành công (bắt được SR-71), song MiG-31 chính là một trong những lý do khiến dự án trinh sát siêu lợi hại bằng máy bay SR-71 của Mỹ phải đình chỉ. Trên thế giới chỉ có MiG-31 và SR-71 là đối thủ ngang ngửa của nhau về tốc độ, và khi SR-71 “về hưu” thì MiG-31 trở thành số 1, NATO đặt cho biệt danh là Foxhound.
Hiện nay, Nga đã nâng cấp MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM với những trang bị radar và tên lửa không đối không tầm xa, trở thành máy bay tiêm kích đầu tiên trong nhóm máy bay thế hệ 4 của Nga. Một biên đội 4 chiếc MiG-31 có thể kiểm soát không phận có chiều sâu từ 800 đến 900 km. Ngoài nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, MiG-31 còn thường xuyên thực hiện các chuyến trinh sát bất ngờ.
Máy bay cường kích Su-24
Sukhoi Su-24 được NATO định danh là Fencer (kiếm sĩ) là một máy bay tấn công ném bom hiện đại của Liên Xô trong những thập kỷ 1970-1980. Nó có thể bay trong mọi thời tiết và là chiếc máy bay đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công, giống như loại General Dynamics F-111 Aardvark của Hoa Kỳ. Hiện nay Su-24 vẫn đang hoạt động trong Không quân Nga và các nước khác trên thế giới.
Tổ hợp hàng không đa năng Su-34 “Thú mỏ vịt”
Đây là loại máy bay mới nhất của Nga, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tiêm kích, cường kích, trinh sát và ném bom. Su-34 có những thiết bị kỹ thuật tiên tiến nhất và tiện dụng nhất. Trong 10 giờ bay liên tục trên không kíp lái của Su-34 có thể tự chuẩn bị bữa ăn bằng lò nướng hay thậm chí sử dụng toilet mini ngay trên máy bay. Hệ thống radar đa năng và các bộ điều khiến đối kháng điện tử mạnh không những mang lại ưu thế trên không mà còn nâng cao khả năng sống còn cho Su-34. Trong chiến tranh Nga-Gruzia 2008 một chiếc Su-34 đã được phong danh hiệu Anh hùng nước Nga sau khi tiêu diệt hoàn toàn hệ thống phòng không hiện đại của quân đội Gruzia.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3
Tupolev Tu-22M được NATO định danh – Backfire, là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển từ thời Liên bang Xô viết. Một số lượng đáng kể loại máy bay này đang phục vụ trong Không quân Nga.
Trong Chiến tranh lạnh, Tu-22M được Không quân Xô viết sử dụng với vai trò ném bom chiến lược và Không quân Hải quân Xô viết sử dụng trong vai trò chống tàu trên biển. Tu-22M lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan từ năm 1987 tới năm 1989. Việc sử dụng nó tương tự như việc triển khai những chiếc máy bay ném bom B-52 của Không lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, thả một lượng lớn vũ khí quy ước.
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa Tu-160 “Thiên nga trắng”
Hàng không chiến lược tầm xa tương lai Tu-160 được người Nga đặt cho biệt danh “thiên nga trắng”, trong khi NATO gọi loại máy bay này là Blackjack, từ lâu đã là niềm tự hào của quân đội Nga. Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa hạng nặng và đa chế độ. Nếu được tiếp dầu trên không Tu-160 có thể bay được quãng đường 16.000 km, mang được đến 40 tấn vũ khí.
Tu-160 được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên trong một cuộc duyệt binh năm 1989. Trong những năm 1989-1990 nó cũng đã lập ra 44 kỷ lục thế giới về tốc độ đối với máy bay ở hạng trọng lượng của nó. Liên Xô chính thức biên chế những chiếc máy bay này về các phi đội Không quân tầm xa đã bắt đầu từ tháng 4/1987.
Năm 2005, Tu-160 chính thức được đưa vào sử dụng trong Không quân Liên bang Nga theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tháng 8/2007 Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga tiếp nối những chuyến tuần tra thời Chiến tranh lạnh, cho những chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95MS và Tu-160 thực hiện những chuyến bay tầm xa nhằm thử nghiệm hệ thống phòng thủ của các nước khác và quan sát.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS
Máy bay này từ lâu đã trở nên quen thuộc không chỉ với quân đội Nga. Tu-95MS là phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến lược liên lục địa được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên ở Liên Xô. Với sải cánh dài tới 50 mét và mang nhiều vũ khí mạnh mẽ, bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, nên phương Tây đặt cho Tu-95MS biệt danh Gấu xám (Bear).
Su-34 trong vai trò chỉ huy dẫn đầu biên đội hỗn hợp gồm: 4 chiếc Su-34, 4 chiếc Su-27 và 2 chiếc MiG-29.
Tiêm kích Su-27
Được Liên Xô nghiên cứu sản xuất bí mật trong thời gian dài, đến khi xuất hiện Su-27 đã xô đổ nhiều kỷ lục hàng không mà trước đó các máy bay chiến đấu của Mỹ và phương Tây lập nên. Với những tính năng ưu việt của mình Su-27 được đánh giá là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới. Ngoài ra, Su-27 cũng là nền tảng để công ty Sukhoi phát triển những máy bay tiêm kích hiện đại hơn như Su-30 và Su-35.
Sự quyến rũ của Su-27 còn được thể hiện qua những đường bay điêu luyện do phi đội bay “Cháng sĩ Nga” thực hiện. Giờ đây, ở bất kỳ triển làm hàng không quy mô lớn nào người ta đều mong đợi sự xuất hiện của những “Cháng sĩ Nga” bay trên những cánh bay sơn màu đỏ trắng quen thuộc.
Máy bay cường kích Su-25
Su-25, NATO định danh – Frogfoot, là loại máy bay chiến đấu được thiết kế cho nhiệm vụ cường kích, chống tăng và chi viện hoả lực không quân trực tiếp cho lục quân. Một số biến thể đáng chú ý gồm: Su-25 nguyên mẫu hoàn chính đầu tiên với hơn 580 chiếc đã được chế tạo, S-25BM làm nhiệm vụ đóng giả mục tiêu (làm bia), Su-25T chính là Su-34 với 22 chiếc đã được chế tạo, Su-25TM hay còn gọi là Su-39. Hiện nay Nga đang tiếp tục phát triển biến thể Su-25SM với hệ thống điện tử cải tiến dành riêng cho quân đội nước này./Khôi Nguyên (VN+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm