Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Đừng gọi Việt Nam Cộng Hòa là ngụy nữa nha lề phải .

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Từ khi quan hệ Việt Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1994, Trung Cộng luôn viện dẫn Công hàm của ông Phạm Văn Đồng để nhận quàng rằng, hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Không có một bằng chứng lịch sử nào, Trung Cộng coi Công hàm Phạm Văn Đồng là bảo bối duy nhất để khẳng định chủ quyền của TQ đối với HS và TS.

Có vẻ như nhận thấy khó mà cố vớt vát được tình hữu nghị với phương châm 16 chữ vàng, tình thần 4 tốt cho dù nhẫn nhịn đến mấy, các quan chức cao cấp và báo chí VN rầm rộ phản công lại. Một trong lý lẽ thuyết phục nhất là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. VNDCCH không quản lý nên không có quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ.

Báo An ninh thủ đô viết:

"Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế".


Còn báo điện tử của Chính phủ dẫn lại bài báo "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011 có đoạn:

"Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".


Nhiều báo khác cũng đưa ra lập luận tương tự.

Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích: (từ phút thứ 6)

Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.

Mời xem lại tại đây: (từ phút thứ 6)

https://www.youtube.com/watch?v=lLzwPf-42Pk&feature=youtu.be&t=5m58s
 
Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt Nam từ 1954 (đến 1975) giờ đây đã được Chính phủ nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Hoan hô Chính phủ trước tình thế chủ quyền của Đất nước bị đe dọa đã thừa nhận danh chính cho Việt Nam Cộng Hòa theo đúng bản chất vốn có, thừa nhận VNDCCH không có quyền đối với hai quần đảo HS, TS trong thời kỳ 1954 - 1975 và điều đó cũng có nghĩa rằng thừa nhận sự ngang bằng của hai Nhà nước trong quan hệ quốc tế.

Vì vậy, đừng gọi Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, sĩ quan, binh sĩ, công chức VNCH là ngụy nữa nhé.

24/5/2014

****************



Hà Nội bội tín


Trần Quốc Việt (Danlambao - Vào ngày 30 tháng Giêng 1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp tưởng niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa chúng tôi dịch phần thứ tư của văn kiện này để độc giả tiếp cận thông tin đa chiều về sự kiện lịch sử bi hùng này.


Cần phải hiểu rõ rằng trước đây thường không có tranh chấp về sở hữu hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Suốt trong một thời gian rất dài phía Việt Nam đã chính thức công nhận hai quần đảo này là lãnh thổ từ thời xa xưa của Trung Quốc, hoặc trong các bản tuyên bố và công hàm của họ, hay trên báo, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.

Vào ngày 15 tháng Sáu, 1956 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp Lý Chí Mẫn, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, và tuyên bố với ông ta, "theo tư liệu Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa về mặt lịch sử thuộc về lãnh thổ Trung Quốc." Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam, có mặt trong buổi đón tiếp, đã trích dẫn chính xác tư liệu Việt Nam và chỉ ra rõ ràng, "xét theo lịch sử, hai quần đảo này đã thuộc về Trung Quốc vào thời triều đại nhà Tống."

Trong bản tuyên bố vào ngày 4 tháng Chín, 1958, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố chiều rộng hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và tuyên bố rất rõ ràng "điều khoản này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, bao gồm... Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả những đảo khác thuộc về Trung Quốc."

Vào ngày 6 tháng Chín, 1958, báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, đăng trang trọng trên trang nhất nội dung chi tiết bản tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc. Báo viết, "Vào ngày 4 tháng Chín, 1958 Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận của Trung Quốc. Bản tuyên bố quy định chiều rộng hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý (hơn 22 km). Điều khoản này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm đại lục Trung Quốc và các đảo duyên hải của Trung Quốc, cũng như Đài Loan và những đảo xung quanh, Quần đảo Bành Hồ, Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa và tất cả những đảo khác thuộc về Trung Quốc ở ngoài biển khơi cách xa đại lục và các đảo duyên hải của Trung Quốc."



Vào ngày 14 tháng Chín cùng năm, trong công hàm gửi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng long trọng tuyên bố "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc." và "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy." Bức công hàm của Phạm Văn Đồng chứng minh rõ ràng Chính phủ Việt Nam đã công nhận Quần đảo Tây Sa và Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.


Trong bản tuyên bố vào ngày 9 tháng Năm, 1965 về việc Chính phủ Mỹ chỉ định "khu vực chiến đấu" cho lực lượng Mỹ tại Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sự chỉ định ấy là "mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc gia láng giềng" vì "Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson coi toàn thể nước Việt Nam và vùng biển kế cận mà trải dài độ 100 dặm từ bờ biển Việt Nam và một phần hải phận của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quần đảo Tây Sa là "khu vực chiến đấu" của lực lượng vũ trang Mỹ." Ở đây một lần nữa Chính phủ Việt Nam rõ ràng công nhận Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Khi tường thuật những vụ xâm nhập của nước ngoài vào Quần đảo Tây Sa, báo chí Việt Nam cũng công nhận những đảo này thuộc về Trung Quốc. Chẳng hạn, vào ngày 13 tháng Năm, 1969 báo Nhân Dân tường thuật rằng "vào ngày 10 tháng Năm máy bay quân đội Mỹ đã xâm phạm không phận của Trung Quốc trên Đảo Vĩnh Hưng (1) và Đảo Đông Đạo (2) thuộc Quần đảo Tây Sa của Tỉnh Quảng Đông." Báo chí Việt Nam đã đăng nhiều bài tường thuật tương tự.

Các bản đồ và sách giáo khoa chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ ràng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Chẳng hạn, Bản đồ Thế giới do Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung. Một trường hợp khác, bài học tựa đề "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" trong sách giáo khoa địa lý dành cho học sinh lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1974 viết một đoạn như sau: "Chuỗi quần đảo từ Quần đảo Nam sa và Tây Sa đến Đảo Hải Nam, Đảo Đài Loan, Quần đảo Bành Hồ và Quần đảo Chu San... hình dạng như cây cung và tạo thành một Vạn Lý Tường Thành bảo vệ đại lục Trung Quốc."


Người Việt Nam nhấn mạnh một cách nghiêm túc rõ ràng rằng để xác lập chủ quyền lãnh thổ cần thiết phải đưa ra "những tài liệu nhà nước chính thức" và "những văn kiện có giá trị pháp lý". Những điều chúng tôi đã trích dẫn ở trên chính xác là "những tài liệu nhà nước chính thức" và "những văn kiện có giá trị pháp lý"của Việt Nam. Điều này chứng minh rõ ràng từ trước cho đến năm 1974 Chính phủ Việt Nam đã công nhận hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Giờ đây, chính quyền Việt Nam đã nuốt lời và tráo trở từ bỏ lập trường công nhận hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc ban đầu của họ và theo luật quốc tế đây là điều tuyệt đối không thể nào cho phép.

Nguồn: Tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc Beijing Review, No.7 February 18, 1980


Bản tiếng Việt:


__________________________________

Chú thích của người dịch:

(1) Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam.
(2) Đảo Linh Côn thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Chú thích của Danlambao:
Nhan đề do Dân Làm Báo đặt dựa vào nội dung bài viết của Bộ ngoại giao Trung cộng.

*********************


VN bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng

“...Khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa... Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...” -  Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải.

*

BBC - Việt Nam nói Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam. 

Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói như vậy tại cuộc họp báo quốc tế hôm 23/5 ở Hà Nội.

Những ngày vừa qua, giới ngoại giao và học giả Trung Quốc đã nhắc lại Công hàm 1958, nói đó là bằng chứng Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy vậy, ông Hải nói khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.

“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý,” theo ông Hải.

Ông Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.

Tại cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng dẫn ra chi tiết, theo đó, ngày 24/9/1975, khi trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, ông Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Trung Quốc thời đó - “đã nêu rõ việc Trung Quốc có vi phạm dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam,” theo tường thuật của báo Dân Trí.

Lập trường của Trung Quốc hiện nay là chỉ công nhận có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.

Tàu quân sự

Tại cuộc họp báo ngày 23/5, Việt Nam cũng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc nói rằng Việt Nam gửi tàu quân sự ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981.

Ông Ngô Ngọc Thu, đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, nói chính Trung Quốc đã gửi tàu chiến ra biển.


“Tàu chiến của Trung Quốc có 5 loại, 
chúng tôi đã ghi được số hiệu, thông báo với phía Trung Quốc.”

“Một tàu có bệ pháo, 72.000 tấn, chở được rất nhiều quân. Có cả tàu tên lửa, một tàu tuần tiễu ngầm… Đó hoàn toàn là tàu của Trung Quốc, Việt Nam không điều tàu quân sự ở khu vực," ông Thu khẳng định.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc.

Trả lời về khả năng này, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, nói việc sử dụng biện pháp hòa bình bao gồm “sử dụng cơ quan tài phán quốc tế”.

“Chúng tôi, với tư cách cơ quan tham mưu, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp,” bà nói.

Được hỏi liệu Việt Nam đã “hết kiên nhẫn” mặc dù có 16 chữ vàng với Trung Quốc, ông Trần Duy Hải trả lời “chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được”.

“Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng,” ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải phủ nhận thông tin trên mạng internet nói quân đội Trung Quốc đưa quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam.

“Xin khẳng định hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường.”

“Trong cuộc gặp hai thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng.”

Tại cuộc họp báo, Việt Nam cũng nhắc lại con số chính thức của Việt Nam, theo đó, trong các vụ bạo loạn vừa qua, có hai người quốc tịch Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tĩnh, và một người Trung Quốc chết ở Bình Dương.


====>

"Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm."
Những tuyên bố bâng quơ của thủ tướng việt cộng và phía ngoại giao chỉ là hình thức mong làm dịu sự chống đối của đồng bào mà thôi.'
Chúng không hề dám đưa ra một văn bản ( cộng hàm) chính thức như Phạm văn Đồng (1958) và quốc hội việt cộng cũng chưa hề phủ quyết công hàm 1958 của nhà nước Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng...
Công hàm 1958 đã được công khai trên báo miền bắc từ năm 1958, và cho đến nay ( 56 năm qua) chưa hề bị ai phản đối. từ quốc hội, hay bất cứ một cơ quan nào của chế độ việt cộng.
Mọi người đều biết công hàm Phạm văn Đồng là công hàm phản quốc, dâng biển đảo cho giặc Tàu do chính phủ Hồ chí Minh Phạm văn Đồng làm ra.
Bác bỏ công hàm này là công nhận tính phản quốc của chính phủ Hồ chí Minh Phạm văn Đồng.và tay sai.
Nếu chúng thật tâm muốn bác bỏ công hàm phản quốc này, thì chúng phải ra bằng văn bản ( công hàm) và quốc hội việt công phải phủ quyết và lên án công hàm phản quốc của Phạm văn Đồng và đảng việt công tay sai.

********************************

Công nhận tính phi pháp của công hàm 1958 rồi sao nữa?

Nguyên Anh (Danlambao) - Chương trình thời sự hôm nay nổi bật với việc tuyên bố cứng rắn của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và sau đó là cuộc họp báo của các giới được gọi là trí thức VN trong đó việc phản ứng với công hàm 1958 của cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý hành chánh của chính phủ VNCH. Đây là lần đầu tiên những người CS đã dám nhìn nhận vào sự thật lướt qua nổi sợ xét lại và bệnh sùng bái lãnh tụ, một điều rất tốt trong thời điểm hiện nay.

Theo những gì mà nhà cầm quyền CSVN tuyên bố trên truyền hình trước mặt 90 triệu người dân ngoài tái tuyên bố chính thể VNCH là một chính phủ hợp pháp của miền Nam VN thì điều đó cũng có nghĩa là công hàm 1958 của PVĐ là vô giá trị về mặt pháp lý cũng như trên trường quốc tế! 

Nhưng nếu chỉ tuyên bố như vậy thì cái gì sẽ tiếp diễn với giấc mộng bành trướng của TC? 

Chủ nghĩa bá quyền của TC không thể nào dập tắt, người dân VN đừng quên là sau khi dạy cho VN bài học thứ nhất tại hội nghị Thành Đô, năm 1990 TBT Nguyễn văn Linh đã đi đêm và ký giấy nhượng vùng đất địa đầu của Tổ quốc cho giặc với việc xóa bỏ Ải Nam Quan, một phần thác Bản Giốc, di dời lùi vào nội địa hàng chục cây số dẫn đến nước VN mất hàng chục nghìn cây số vuông. 

Thế nhưng dã tâm chiếm đoạt nước Việt vẫn bừng cháy trong tim bọn chúng. Vì sao?! Cũng cần nhắc lại Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã phải chịu nhiều năm tù ở vì đã dám bạch hóa việc bán nước của giới chóp bu CSVN. 

Câu trả lời là vì giới lãnh đạo đảng CSVN quá hèn hạ và khiếp nhược điều đó cũng trông thấy trong diễn văn mới đây của Nguyễn Tấn Dũng: VN sẽ không dùng biện pháp vũ lực ngoại trừ bị ép buộc! 

Nếu chọn giải pháp phủ nhận công hàm 1958 của PVĐ là vô giá trị đảng CSVN sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn đó là con số quân viện cho VN trong những năm tháng chiến tranh mà tờ Hoàn Cầu thời báo hôm nay công bố đã là 870 tỷ đô la (chưa kiểm chứng). Điều đó có thể dễ dàng đánh đổi bằng đảng CSVN phải dâng hết đất nước hay một nữa miền Bắc cho giặc mà không thể nào chối cãi khi những hồ sơ, công văn, khế ước, hiệp định bọn giặc đang nắm trong tay, tất nhiên bọn chúng nói có cơ sở chứ không phải hàm hồ! 

Như một ván cờ đô mi nô bị triệt buộc! 

Đứng trước vấn nạn này đảng sẽ hành động như thế nào, đặt đảng lên trên Dân Tộc như từng đã làm mấy chục năm nay hay sẽ chọn Dân tộc là tối ưu? 

Người dân cũng trông thấy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi đi Phi luật Tân hội đàm cùng Tổng thống bên ấy đã có những phát ngôn cứng rắn trái với thái độ trước đây của ông nhưng liệu TC có sợ VN với một thủ tướng cứng rắn hay không? 

Chắc chắn là không! 

Vì bọn chúng biết tỏng con nài tẩy VN có những gì khi tham gia chiến tranh, hơn nữa quan trọng nhất là nước VN không còn kinh phí để theo đuổi một cuộc chiến dài hơi. 

Đứng trước hiểm họa xăm lăng nước VN phải làm gì? 

Đảng CSVN phải nhận thức được những sai lầm trong quá khứ khi khởi động một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn dưới mỹ danh: đánh Mỹ cứu nước mà phần thiệt hại ngày nay của VN quá nặng nề và tự giải thể trao trả lại chính quyền về tay nhân dân. 

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải liên minh với Hoa kỳ mới có thể bảo vệ được quốc gia Dân tộc, điều đó hoàn toàn đúng đắn nhưng đó mới chỉ là ước muốn của VN mà phía Mỹ chưa hề có động thái nào. 

Đảng CSVN nên hiểu rằng nước Mỹ là một quốc gia pháp luật nghiêm minh mà cho dù Tổng Thống của họ có mong muốn cũng không thể nào giúp VN được khi hai viện lập pháp là Thượng và Hạ nghị viện Hoa Kỳ phủ quyết, cứ nhìn vào chuyến công du năm ngoái của Nguyễn Tấn Dũng trong đó VN mong muốn mua các khí tài kỹ thuật nhằm thay thế khối quân cụ của VNCH bỏ lại đã bị Mỹ từ chối mà làm bài học: 

Nước Mỹ không bao giờ là đồng minh, có liên minh với một quốc gia CS, nếu muốn điều đó VN phải thay đổi thể chế từ một chế độ độc tài toàn trị trở thành một quốc gia Dân chủ đa nguyên với việc tôn trọng các giá trị con người của người dân của mình. 

Như vậy bước đi cần có hiện nay gọi theo cách gọi CS là tự chuyển hóa. 

Nếu đảng không dám công khai từ bỏ chủ nghĩa của mình thì các đảng viên hãy tự chuyển hóa, tự xin ra khỏi đảng, tự bỏ đảng cho đến khi đảng không còn tín đồ. 

Toàn dân hãy nhìn thấy cái chủ nghĩa Mác Lê là một thứ chủ nghĩa chỉ dùng để mị dân trong thế kỷ 20, họ dùng nó để lợi dụng người dân nổi dậy chiếm đoạt quyền điều hành quốc gia dẫn đưa dân tộc tới đói nghèo lạc hậu mà các quốc gia khác đi trước VN nhiều năm đã trông thấy và mạnh dạn từ bỏ, từ Đông Đức cho đến Ba Lan, Tiệp Khắc hay chính tại cái quê hương của Lê Nin là nước Nga cũng không ngoại lệ. 

Định hướng XHCN là gì khi chủ nghĩa CS không cho phép quyền tư hữu của người dân, chỉ nội hai chữ CS cũng nói lên cộng tất cả tài sản về một mối và chia đều cho người dân nhưng trong thực tế đó là điều không tưởng! 

Nước VN với những bất cập không thể nào giải quyết cần phải thay đổi, chúng ta phải là một quốc gia đa đảng phái và đi theo con đường kinh tế tư bản chủ nghĩa mới có thể làm cho dân giàu nước mạnh, chúng ta không thể lấy một lý thuyết đã lỗi thời làm kim chỉ nam cho ngày hôm nay. 

Đảng hãy tự biết vị trí của mình ngày trong hiện tại, xin lỗi Dân tộc, tự giải tán và trao trả lại cho những người Cộng Hòa, chính họ mới có thể dẫn đưa Dân tộc thoát khỏi hiểm họa xâm lăng này vì họ có chính danh để phủ quyết những đòi hỏi vô lý của TC. 

Với số lượng hơn 4 triệu người gốc Việt sống khắp nơi trên thế giới trong đó đa số là quân, dân, cán, chính của hai nền Cộng Hòa, những con người đó xem trọng Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm và dù có gần đất xa trời các lão tướng, các binh sĩ của một chế độ Tự do Dân chủ vẫn còn tình yêu nước nồng nàn trong tim, họ sẽ về để cùng khối Dân Tộc 90 triệu người chọn giải pháp đánh đuổi bọn xâm lăng khỏi bờ cõi, sẽ về để xây dựng lại một đất nước hoang tàn thành một quốc gia dân chủ và giàu mạnh. 

Chính thể Việt Nam Cộng Hòa mới là chính thể có đủ tư cách liên minh với Hoa Kỳ trong quá khứ cũng như trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hôm nay. 

Chỉ với một điều kiện tiên quyết: đảng phải ra đi vĩnh viễn khỏi VN! 

Không có giải pháp hòa hợp, hòa giải nào cả! 

Đó là điều bắt buộc phải đến nếu muốn chống TC. 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm