Một ẩn số đối với cộng đồng quốc tế
Nhóm
biểu tình thả bóng bay với các thông điệp hòa bình, cầu Đại Thống Nhất
nối liền hai miền Triều Tiên, 10/04/2013. Bên trái dưới đất có ảnh nữ
tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, bên cạnh ông Kim Jong-un, ở giữa là
hai cờ Mỹ-Trung. REUTERS/Lee Jae-Won
Về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, các báo Pháp
hôm nay dành ra nhiều trang để đánh giá, phân tích và suy đoán hướng
tiến triển của khủng hoảng. Hầu hết các báo đều có chung nhận định cho
rằng các nước trong khu vực đã quá quen thuộc với các hành động khiêu
khích của Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, một tính toán sai lầm của nhà lãnh
đạo còn quá non trẻ Kim Jong-un có thể đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn
mới, đây chính là điều đáng lo cho các quốc gia trong khu vực.
Nếu như người dân Hàn Quốc vẫn tỏ ra bình tĩnh vì « đã quá quen
thuộc với những lời đe dọa của Bắc Triều Tiên », thì cộng đồng quốc tế
lại tỏ ra lo lắng. « Bắc Triều Tiên đang đùa với lửa » là hàng tít nhận
định lớn trên trang nhất của nhật báo công giáo la Croix. Việc triển
khai hai tên lửa Musudan về hướng Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy Bình
Nhưỡng đang gia tăng áp lực và gây nhiều quan ngại cho cộng đồng thế
giới. Bởi vì, quốc gia này giờ là « một cường quốc hạt nhân, nhưng lại
được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo trẻ, dù là được đào tạo tại các
trường lớn tại phương Tây ».
Vấn đề là « không ai hiểu rõ được khả năng thật sự và ý đồ của vị lãnh đạo này » một năm sau khi lên cầm quyền. Đây chính là điểm khó khăn cho phía Hoa Kỳ khi phải « đối mặt với Bắc Triều Tiên vẫn chưa biết rõ », như là nhận định của báo Le Monde. Bởi vì, cho đến giờ các chuyên gia về Bắc Triều Tiên vẫn chưa thể nào giải mã được các hành động và cử chỉ của nhà lãnh đạo trẻ.
Chính vì vậy, Le Monde cũng như là báo Le Figaro đều nghi ngại rằng chuyến công du Seoul của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ lại là một « cơ hội ngàn vàng » để Bình Nhưỡng lại một lần nữa thách thức Hoa Kỳ khi đưa ra một hành động khiêu khích mới.
Trên thực tế, giới quân sự Mỹ không tin rằng Bắc Triều Tiên có thể thực hiện vụ tấn công. Nhưng họ lại rất e ngại sự trượt đà và một tính toán sai lầm về quỹ đạo bay của tên lửa Musudan có thể sẽ dẫn đến bất ổn cho toàn khu vực Bắc Á. Do đó, trước hành động leo thang này, Hoa Kỳ và các đồng minh phải gia tăng các biện pháp phòng vệ.
Tokyo siết chặt quan hệ quân sự với Washington
Trong bối cảnh Bắc Triều Tiên tiếp tục hù dọa quốc tế, việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đến thăm Tokyo vào ngày 14/4 sắp đến cho thấy “Tokyo siết chặt quan hệ với Washington” là hệ quả tất yếu. Đây cũng chính là nhận định của báo Le Monde.
Khi chỉ cách có ngày nữa là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến thăm Nhật Bản, sau chuyến công du Hàn Quốc ngày hôm nay, Tokyo đã cho triển khai các tên lửa Patriot ngay tại thủ đô và tại khu căn cứ quân sự.
Dĩ nhiên, trong vòng công du châu Á lần này, ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ phải trấn an các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trước các đe dọa tấn công của phía Bắc. Đồng thời, ông John Kerry cũng phải tìm cách làm giảm tình hình căng thẳng nhằm tránh một sự trượt đà, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả khu vực.
Cũng như Washington, Seoul cũng như là Bắc Kinh hay Tokyo đều muốn tìm kiếm một lối thoát ngoại giao để giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Thế nhưng, đối với ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản thuộc phe hữu, đây cũng là một cơ hội để xem xét khả năng tăng cường sức mạnh quân đội Nhật. Đe dọa từ Bắc Triều Tiên cộng thêm sự lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến cho Tokyo lo lắng: vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tại vùng biển Hoa Đông chỉ là dấu hiệu của một sự đối đầu có tầm vóc lớn hơn là một sự tranh chấp lãnh thổ.
Hiện tại, Nhật Bản chỉ tạm hài lòng ở mức tăng ngân sách cho quốc phòng là 0,8%, tức chiếm khoảng hơn 1% của tổng sản phẩm nội địa. Nhưng mức chi này cũng đủ để duy trì quân đội Nhật Bản ở vị trí thứ 7 trên thế giới. Đồng thời, việc tăng ngân sách cho quân đội cũng sẽ cho phép Nhật Bản củng cố lực lượng hải quân.
Bên cạnh đó, ông Shinzo Abe dường như còn mong muốn hiệu chỉnh điều khoản 9 trong Hiến pháp, quy định rõ cấm Nhật Bản tham chiến và tham gia vào bất kỳ hệ thống phòng thủ chung nào. Thế nhưng, việc này vấp phải ý kiến phản đối của đa số người dân Nhật. Trong tình hình này, ông Abe đang tìm cách làm sao cho Nhật Bản có thể đóng giữ vai trò tích cực hơn nữa trong liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Vì vậy, ký kết thỏa thuận giữa Tokyo và Washington về các khu căn cứ quân sự tại Okinawa chính là bước đi đầu tiên theo chiều hướng này.
Châu Á trong cái bẫy Bắc Triều Tiên
Không những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tạo cơ hội cho Nhật bản “quân sự hóa” lực lượng phòng vệ, mà hành động khoa chân múa tay của Kim Jong-un còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực. Đây là một sự việc khiến cho Bắc Kinh quan ngại. Liên quan đến chủ đề này, Le Figaro có bài nhận định đề tựa “Châu Á trong cái bẫy Bắc Triều Tiên”.
Tác giả bài viết cho rằng : Không như các bậc tiền bối biết cách dừng đúng lúc để đàm phán, nhà lãnh đạo trẻ hiện nay đã gạt bỏ mọi sự mặc cả liên quan đến hồ sơ hạt nhân. Người ta tự hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ông ta đẩy các quân cờ đi quá xa?”. Nữ tổng thống Hàn Quốc dĩ nhiên không khoanh tay đứng nhìn rồi. Bà Park đã ra lệnh cho quân đội “đáp trả thẳng thừng” và “không cần cân nhắc chính trị”. Như vậy, bà sẽ còn đi đến tận đâu nữa? Le Figaro đặt câu hỏi.
Tất cả các sự việc này đang diễn ra giữa lúc tranh chấp căng thẳng chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo, vào thời điểm mà cả hai cường quốc khu vực cũng vừa thay đổi xong người lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng chiếc chìa khóa cho khủng hoảng hạt nhân lại nằm trong tay của Trung Quốc. Mục tiêu trước đây của Bắc Kinh: Giữ ổn định bang giao hai nước, tránh cho chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ do e ngại làn sóng di cư ồ ạt, kiểm soát nguồn tài nguyên của Bắc Hàn, và ngăn chặn Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc tiến gần đến biên giới Trung Quốc. Chính vì những điều đó, mà Bắc Kinh đã “mắt điếc tai ngơ” với người anh em láng giềng khó kiểm soát này.
Thế nhưng, thời thế đã đổi thay. Quân đội Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực Thái Bình Dương để chống lại thái độ ngày càng hống hách của Trung Quốc. Chính hành động khoa chân múa tay của Kim Jong-un đang thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình triển khai quân của Hoa Kỳ trong khu vực. Giờ đến lượt Trung Quốc bắt đầu cảm thấy lo lắng. Bài viết kết luận : Châu Á đang trở thành một châu lục ngày càng phức tạp.
Đằng sau khủng hoảng Bắc Triều Tiên: cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ
Về điểm này, La Croix cũng đồng tình với Le Figaro cho rằng “Ẩn sau khủng hoảng Bắc Triều Tiên, là sự đọ sức ngầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
La Croix trích dẫn nhận định của chuyên gia Valerie Niquet, chuyên trách châu Á thuộc Hiệp hội nghiên cứu chiến lược tại Paris, cho rằng “Kim Jong-un đã phát đi các thông điệp rõ ràng cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc”. Theo bà, “Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ với đồng minh Trung Quốc rằng nếu họ bỏ rơi chế độ này, Bình Nhưỡng có đủ phương tiện để gây ra những xáo trộn lớn trong khu vực, đúng vào thời điểm Hoa Kỳ tăng cường hệ thống phòng thủ tại Bắc Á”.
Bắc Kinh ngày càng không thể thờ ơ trước các hành động khiêu khích của người “anh em” láng giềng. Một cựu quan chức ngoại giao nhận định rằng “Bắc Kinh bắt đầu tỏ ra khó chịu. Nhưng không dám công khai. Bởi vì, Trung Quốc không muốn đi quá xa trong việc chỉ trích, do sợ rằng Bình Nhưỡng sẽ bất thình lình phản bội lại họ”.
Từ nhiều tuần nay, Bắc Triều Tiên đã ban cho Hoa Kỳ nhiều lý do tốt nhất để tăng cường hệ thống phòng thủ tại Bắc Á. Trong khi đó, theo như phân tích của bà Valerie Niquet, “Trung Quốc lại muốn tự khẳng định như là cường quốc quân sự duy nhất tại châu Á. Bắc Kinh hiện chỉ có thể đứng nhìn sự cách biệt quá lớn giữa quân đội của mình (Bắc Kinh chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm) và sức mạnh quân sự Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc vẫn chưa đề ra một chính sách mới. Họ cũng chưa thể đánh giá hết được rủi ro và giá phải trả cho việc buông rơi quốc gia láng giềng. Trung Quốc chưa sẵn sàng để làm điều đó”.
La Croix cho rằng đàng sau khủng hoảng Triều Tiên, người ta lại tìm thấy thế đối đầu về hệ tư tưởng, đặt Trung Quốc với Bắc Triều Tiên về một phía và bên kia là Hoa Kỳ với các đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn cùng nhau chia sẻ các giá trị dân chủ.
Cuối cùng, nếu nhìn cho tường tận, chuyện Bắc Hàn có tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư hay không đối với Mỹ không đáng quan trọng. Mà việc phổ biến vũ khí nguyên tử mang lại lợi ích cho Pakistan và Iran mới chính là mối họa lớn nhất.
Vấn đề là « không ai hiểu rõ được khả năng thật sự và ý đồ của vị lãnh đạo này » một năm sau khi lên cầm quyền. Đây chính là điểm khó khăn cho phía Hoa Kỳ khi phải « đối mặt với Bắc Triều Tiên vẫn chưa biết rõ », như là nhận định của báo Le Monde. Bởi vì, cho đến giờ các chuyên gia về Bắc Triều Tiên vẫn chưa thể nào giải mã được các hành động và cử chỉ của nhà lãnh đạo trẻ.
Chính vì vậy, Le Monde cũng như là báo Le Figaro đều nghi ngại rằng chuyến công du Seoul của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ lại là một « cơ hội ngàn vàng » để Bình Nhưỡng lại một lần nữa thách thức Hoa Kỳ khi đưa ra một hành động khiêu khích mới.
Trên thực tế, giới quân sự Mỹ không tin rằng Bắc Triều Tiên có thể thực hiện vụ tấn công. Nhưng họ lại rất e ngại sự trượt đà và một tính toán sai lầm về quỹ đạo bay của tên lửa Musudan có thể sẽ dẫn đến bất ổn cho toàn khu vực Bắc Á. Do đó, trước hành động leo thang này, Hoa Kỳ và các đồng minh phải gia tăng các biện pháp phòng vệ.
Tokyo siết chặt quan hệ quân sự với Washington
Trong bối cảnh Bắc Triều Tiên tiếp tục hù dọa quốc tế, việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đến thăm Tokyo vào ngày 14/4 sắp đến cho thấy “Tokyo siết chặt quan hệ với Washington” là hệ quả tất yếu. Đây cũng chính là nhận định của báo Le Monde.
Khi chỉ cách có ngày nữa là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến thăm Nhật Bản, sau chuyến công du Hàn Quốc ngày hôm nay, Tokyo đã cho triển khai các tên lửa Patriot ngay tại thủ đô và tại khu căn cứ quân sự.
Dĩ nhiên, trong vòng công du châu Á lần này, ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ phải trấn an các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trước các đe dọa tấn công của phía Bắc. Đồng thời, ông John Kerry cũng phải tìm cách làm giảm tình hình căng thẳng nhằm tránh một sự trượt đà, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả khu vực.
Cũng như Washington, Seoul cũng như là Bắc Kinh hay Tokyo đều muốn tìm kiếm một lối thoát ngoại giao để giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Thế nhưng, đối với ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật Bản thuộc phe hữu, đây cũng là một cơ hội để xem xét khả năng tăng cường sức mạnh quân đội Nhật. Đe dọa từ Bắc Triều Tiên cộng thêm sự lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến cho Tokyo lo lắng: vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tại vùng biển Hoa Đông chỉ là dấu hiệu của một sự đối đầu có tầm vóc lớn hơn là một sự tranh chấp lãnh thổ.
Hiện tại, Nhật Bản chỉ tạm hài lòng ở mức tăng ngân sách cho quốc phòng là 0,8%, tức chiếm khoảng hơn 1% của tổng sản phẩm nội địa. Nhưng mức chi này cũng đủ để duy trì quân đội Nhật Bản ở vị trí thứ 7 trên thế giới. Đồng thời, việc tăng ngân sách cho quân đội cũng sẽ cho phép Nhật Bản củng cố lực lượng hải quân.
Bên cạnh đó, ông Shinzo Abe dường như còn mong muốn hiệu chỉnh điều khoản 9 trong Hiến pháp, quy định rõ cấm Nhật Bản tham chiến và tham gia vào bất kỳ hệ thống phòng thủ chung nào. Thế nhưng, việc này vấp phải ý kiến phản đối của đa số người dân Nhật. Trong tình hình này, ông Abe đang tìm cách làm sao cho Nhật Bản có thể đóng giữ vai trò tích cực hơn nữa trong liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Vì vậy, ký kết thỏa thuận giữa Tokyo và Washington về các khu căn cứ quân sự tại Okinawa chính là bước đi đầu tiên theo chiều hướng này.
Châu Á trong cái bẫy Bắc Triều Tiên
Không những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tạo cơ hội cho Nhật bản “quân sự hóa” lực lượng phòng vệ, mà hành động khoa chân múa tay của Kim Jong-un còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực. Đây là một sự việc khiến cho Bắc Kinh quan ngại. Liên quan đến chủ đề này, Le Figaro có bài nhận định đề tựa “Châu Á trong cái bẫy Bắc Triều Tiên”.
Tác giả bài viết cho rằng : Không như các bậc tiền bối biết cách dừng đúng lúc để đàm phán, nhà lãnh đạo trẻ hiện nay đã gạt bỏ mọi sự mặc cả liên quan đến hồ sơ hạt nhân. Người ta tự hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra nếu như ông ta đẩy các quân cờ đi quá xa?”. Nữ tổng thống Hàn Quốc dĩ nhiên không khoanh tay đứng nhìn rồi. Bà Park đã ra lệnh cho quân đội “đáp trả thẳng thừng” và “không cần cân nhắc chính trị”. Như vậy, bà sẽ còn đi đến tận đâu nữa? Le Figaro đặt câu hỏi.
Tất cả các sự việc này đang diễn ra giữa lúc tranh chấp căng thẳng chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo, vào thời điểm mà cả hai cường quốc khu vực cũng vừa thay đổi xong người lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng chiếc chìa khóa cho khủng hoảng hạt nhân lại nằm trong tay của Trung Quốc. Mục tiêu trước đây của Bắc Kinh: Giữ ổn định bang giao hai nước, tránh cho chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ do e ngại làn sóng di cư ồ ạt, kiểm soát nguồn tài nguyên của Bắc Hàn, và ngăn chặn Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc tiến gần đến biên giới Trung Quốc. Chính vì những điều đó, mà Bắc Kinh đã “mắt điếc tai ngơ” với người anh em láng giềng khó kiểm soát này.
Thế nhưng, thời thế đã đổi thay. Quân đội Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực Thái Bình Dương để chống lại thái độ ngày càng hống hách của Trung Quốc. Chính hành động khoa chân múa tay của Kim Jong-un đang thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình triển khai quân của Hoa Kỳ trong khu vực. Giờ đến lượt Trung Quốc bắt đầu cảm thấy lo lắng. Bài viết kết luận : Châu Á đang trở thành một châu lục ngày càng phức tạp.
Đằng sau khủng hoảng Bắc Triều Tiên: cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ
Về điểm này, La Croix cũng đồng tình với Le Figaro cho rằng “Ẩn sau khủng hoảng Bắc Triều Tiên, là sự đọ sức ngầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
La Croix trích dẫn nhận định của chuyên gia Valerie Niquet, chuyên trách châu Á thuộc Hiệp hội nghiên cứu chiến lược tại Paris, cho rằng “Kim Jong-un đã phát đi các thông điệp rõ ràng cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc”. Theo bà, “Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ với đồng minh Trung Quốc rằng nếu họ bỏ rơi chế độ này, Bình Nhưỡng có đủ phương tiện để gây ra những xáo trộn lớn trong khu vực, đúng vào thời điểm Hoa Kỳ tăng cường hệ thống phòng thủ tại Bắc Á”.
Bắc Kinh ngày càng không thể thờ ơ trước các hành động khiêu khích của người “anh em” láng giềng. Một cựu quan chức ngoại giao nhận định rằng “Bắc Kinh bắt đầu tỏ ra khó chịu. Nhưng không dám công khai. Bởi vì, Trung Quốc không muốn đi quá xa trong việc chỉ trích, do sợ rằng Bình Nhưỡng sẽ bất thình lình phản bội lại họ”.
Từ nhiều tuần nay, Bắc Triều Tiên đã ban cho Hoa Kỳ nhiều lý do tốt nhất để tăng cường hệ thống phòng thủ tại Bắc Á. Trong khi đó, theo như phân tích của bà Valerie Niquet, “Trung Quốc lại muốn tự khẳng định như là cường quốc quân sự duy nhất tại châu Á. Bắc Kinh hiện chỉ có thể đứng nhìn sự cách biệt quá lớn giữa quân đội của mình (Bắc Kinh chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm) và sức mạnh quân sự Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc vẫn chưa đề ra một chính sách mới. Họ cũng chưa thể đánh giá hết được rủi ro và giá phải trả cho việc buông rơi quốc gia láng giềng. Trung Quốc chưa sẵn sàng để làm điều đó”.
La Croix cho rằng đàng sau khủng hoảng Triều Tiên, người ta lại tìm thấy thế đối đầu về hệ tư tưởng, đặt Trung Quốc với Bắc Triều Tiên về một phía và bên kia là Hoa Kỳ với các đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn cùng nhau chia sẻ các giá trị dân chủ.
Cuối cùng, nếu nhìn cho tường tận, chuyện Bắc Hàn có tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư hay không đối với Mỹ không đáng quan trọng. Mà việc phổ biến vũ khí nguyên tử mang lại lợi ích cho Pakistan và Iran mới chính là mối họa lớn nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm