Gà
thải loại từ Trung Quốc : Một con đường lan truyền virus cúm chủ yếu.
Trong ảnh, tại một chợ gà vịt ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, 05/04/2013
(REUTERS /China Daily)
Dịch cúm A H7N9 đang mở rộng phạm vi lây nhiễm tại Trung Quốc.
Tính đến hôm qua, 16/04/2013, cơ quan y tế Trung Quốc ghi nhận hơn 60
trường hợp bị nhiễm virus H7N9, trong đó đã có 16 người tử vong. Dịch
bệnh H7N9 tại Trung Quốc gây lo ngại cho các nước lân cận, đặc biệt là
Việt Nam, có đường biên giới dài với láng giềng phía Bắc. Dù đến nay,
chưa phát hiện virus H7N9 tại Việt Nam, nhiều nhà chuyên môn cho rằng
khả năng sát thủ vô hình này xâm nhập vào trong nước là rất cao.
Với hơn một ngàn cây số đường biên giới, cũng như nhiều cửa
khẩu hàng không đón các chuyến bay đến từ Trung Quốc, Việt Nam tiếp nhận
mỗi ngày hàng ngàn khách từ bên kia biên giới. Riêng tại Lào Cai, mỗi
ngày có khoảng 2.000 khách. Sân bay Nội Bài (Hà Nội) mỗi ngày cũng đón
chừng 2.000 khách.
Nhưng lo ngại chủ yếu vẫn là việc gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Ngày 02/04/2013, bộ Nông nghiệp Việt Nam có công văn khẩn khuyến cáo các tỉnh biên giới phía Bắc không nhập gia cầm từ Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào.
Một thời gian dài Việt Nam đã thả lỏng cho việc nhập gà thải loại từ Trung Quốc. Theo báo chí trong nước, chợ Hà Vỹ (Thường Tín – Hà Nội) – được coi là trung tâm chuyển tiếp gia cầm lớn nhất miền Bắc -, trước kia mỗi ngày đón nhận khoảng gần 100 tấn gà lậu, gà thải loại từ Trung Quốc. Kể từ cuối năm ngoái, sau khi chính phủ Việt Nam có chính sách xiết chặt, lượng gà lậu vào các chợ chính giảm rất mạnh. Tuy nhiên các hoạt động buôn lậu gà từ Trung Quốc vào Việt Nam, vẫn tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng ngay trong mùa dịch cúm, dưới nhiều hình thức khác nhau (như giết thịt, rồi ướp lạnh tại vùng biên, sau đó tuồn vào nội địa), gây lo ngại, dù đã có một số vụ bị bắt giữ.
Về vấn đề này, có nhiều người đặt nghi vấn : Phải chăng có sự thông đồng giữa người buôn lậu với một số cơ quan chức năng ? Về phía các lực lượng hải quan và quản lý thị trường, cũng có nhiều phàn nàn về các biện pháp xử phạt không nghiêm, không đủ sức răn đe đối với người vi phạm, bởi buôn lậu gia cầm mang lại siêu lợi nhuận (với tiền lời thu được từ 7, 8 đến hơn 10 lần số vốn bỏ ra). Đời sống kinh tế khó khăn ở nhiều nơi tại vùng biên giới cũng được giải thích như là một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều người « đầu quân » vào các đường dây buôn lậu.
Trong một thông cáo vào tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng, cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy virus H7N9 trực tiếp lây nhiễm từ người sang người. Tại Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, ngày Chủ nhật 04/04, một bé gái 7 tuổi, có bố mẹ làm nghề buôn bán gia cầm, bị xác định là nhiễm virus H7N9. Tình trạng em bé đã ổn định, hôm nay 17/04, em đã xuất viện. Hiện chưa có khẳng định nào về việc bé bị lây virus cúm trực tiếp từ bố mẹ. Mặc dù không lây từ người sang người, việc nhiều gia cầm mang virus không có các biểu hiện bệnh lý có thể quan sát được, khiến cho công tác xác định con đường lan truyền của sát thủ vô hình này trở nên rất nan giải.
Tại Việt Nam, ngày 10/04, bộ Y tế chính thức ban hành Phác đồ điều trị cúm A H7N9. Theo cơ quan y tế, triệu chứng thường gặp của người bị nhiễm virus H7N9 là các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, như sốt, ho, khó thở, tổn thương phổi…, nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, vì viêm phổi nặng, suy hô hấp.
Đầu tuần này, ngày 15/04, cục Thú y – bộ Nông nghiệp Việt Nam thông báo sẽ xét nghiệm lại 600 mẫu, từng dương tính với cúm A trước đây, để xác định xem sát thủ vô hình H7N9 đã từng xuất hiện ở Việt Nam hay chưa. Hôm qua, theo cục Thú y, FAO - Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc - vừa thông báo tài trợ 50.000 USD cho Việt Nam để tiến hành khẩn cấp chương trình truy lùng virus cúm A/H7N9 tại 60 chợ và điểm thu gom gia cầm giáp biên giới với Trung Quốc, với khoảng 7.200 mẫu dự kiến.
Cùng với H7N9, Việt Nam cũng đồng thời phải đối phó với nạn dịch cúm gia cầm H5N1 và cúm lợn H1N1, đang có chiều hướng trở lại. H5N1 vốn từng gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, đặc biệt vào những năm 2004-2005, với tổng cộng 61 người tử vong, đứng thứ hai thế giới về căn bệnh này. Một số thông kê cho thấy một nửa số người nhiễm H5N1 tại Việt Nam, đã tử vong sau đó.
Để chuyển đến thính giả một số thông tin về bệnh dịch cúm H7N9 và những hiểu biểu cần thiết, RFI đặt câu hỏi với Giáo sư – Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm (Sài Gòn).
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền : Cúm A H7N9 hiện nay ở Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào. Thực ra các loại cúm A, từ H5N1 cho đến H1N1 2009, gây ra đại dịch, đều thuộc cúm A hết. Các triệu chứng và các biến chứng, chẩn đoán cũng gần giống nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, H5N1 thường đi sau cúm gia cầm. Gần đây nhất 2012, có ba trường hợp. Năm nay 2013, có một trường hợp tử vong.
Trước đây đến giờ, người bị nhiễm cúm (cụ thể là H5N1) vào bệnh viện rất muộn. Tức là trung bình, trong những năm trước, khoảng 6 hay 7 ngày mới lên bệnh viện. Lý do là vì, chỉ thấy các triệu chứng như sốt ho, thì nghĩ là cảm thông thường, người ta tự uống thuốc, không nghĩ đến việc mình bị nhiễm H5N1. Khi nặng mới vào bệnh viện, khi đó vào làm xét nghiệm tại các bệnh viện mới thấy. Khả năng tử vong trong những trường hợp đó là cao, vì tổn thương của phổi đã lan rộng ra.
H7N9, thì chưa có, nhưng qua các mô tả của bên Trung Quốc thì cho thấy nó cũng tương tự như vậy. Tức là, sau một thời gian có các triệu chứng sốt, ho, với các triệu chứng hô hấp, rồi nặng lên và dẫn đến tử vong. Hiện nay cũng khó nói là độc tính của H7N9 mạnh hơn H5N1, vì số trường hợp H7N9 cũng chưa nhiều lắm.
RFI : Thưa Giáo sư, để phát hiện sớm và đúng, thì các bệnh nhân và người nhà cần phải lưu ý đến những điều gì ?
BS Trần Tịnh Hiền : Trước đây, đối với H5N1 Việt Nam vẫn có những khuyến cáo, ví dụ vào những thời điểm nhạy cảm như thế này, nếu có các triệu chứng sốt, ho, thì phải chú ý. Và nếu thấy các sự khác lạ, như xuất hiện khó thở, hay khó chịu, thì cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc các bác sĩ để khám. Bởi vì, về mặt triệu chứng lâm sàng của H5N1 và H7N9 là rất giống nhau. Phải có hỗ trợ của các xét nghiệm, ví dụ như phải có các mẫu lấy từ cổ họng hay mũi để làm các xét nghiệm tìm virus, thậm chí phải có chụp hình X quang phổi để coi các tổn thương như thế nào. Chứ còn nếu chỉ dựa vào lâm sàng không, thì rất khó.
Đối với ngay cả bác sĩ, chúng tôi vẫn khuyến cáo, nếu thấy có những trường hợp viêm đường hô hấp hay viêm phổi mà không phát hiện ra, hay không nghĩ đến là do các nguyên nhân thông thường khác như vi trùng chẳng hạn, thì cần phải nhanh chóng làm xét nghiệm xem có bị nhiễm virus H5N1, H7N9 hoặc các loại virus cúm khác hay không.
Thành ra vấn đề người bác sĩ, khi khám cho bệnh nhân, thì phải để ý đến, làm xét nghiệm, thì mới phát hiện được. Còn nếu không, nếu chỉ chẩn đoán như bệnh nhiễm trùng hô hấp thường, thì sẽ không phát hiện sớm được những trường hợp bị nhiễm virus cúm A.
RFI : Thưa Giáo sư, điều trị H7N9 và H5N1 có nhiều khác biệt không ?
BS Trần Tịnh Hiền : Đối với cúm A, H5N1, H7N9 hay H1N1, một virus gây đại dịch khá phổ biến trước đây, thì điều trị gần tương tự như nhau. Về điều trị đặc hiệu, mình biết là chỉ có hai loại thuốc, Olseltamivir và Zanamivir, là có tác dụng lên các virus này. Nhưng phải điều trị sớm mới mong cứu được bệnh nhân.
Nếu điều trị quá trễ, tổn thương phổi lan rộng, dẫu lúc đó sử dụng các loại thuốc kháng virus, thì có thể không cứu được, vì tổn thương phổi, các chức năng của phổi suy giảm, suy hô hấp cấp rồi, bệnh nhân sẽ tử vong trong những trường hợp đó.
Olseltamivir là thuốc uống, còn Zanamivir là loại thuốc xịt vào cổ họng. Thuốc như Olseltamivir, thì hầu như các cơ sở y tế đều có. Loại Zanamivir thì ít thấy hơn. Mình không có các loại thuốc tiêm, thuốc chích, tức là tiêm vào đường tĩnh mạch, trong những trường hợp nặng. Trong những trường hợp nặng, phải có thuốc tiêm.
RFI : Làm thế nào để Việt Nam có thể có được thuốc tiêm chích như vậy ?
BS Trần Tịnh Hiền : Theo tôi biết, một số hãng dược phẩm bắt đầu điều chế những thuốc như vậy. Ở Việt Nam cũng có những cố gắng để tiếp cận. Mình có thể tiếp cận với các hãng dược phẩm để mua. Theo tôi biết, có những tổ chức ví dụ như trong các mạng lưới về cúm, thì họ có những đề xuất mua thuốc đó.
Muốn đánh giá được tác dụng của thuốc, thì phải qua các nghiên cứu lâm sàng, nhưng mà cái cúm này thường là rất nặng, nhưng số lượng người bị lại không nhiều. Thành thử để đánh giá theo các tiêu chí giống như với các thuốc khác, thì cũng không gây trở ngại, vì thực ra số lượng người bị bệnh này không nhiều. Theo tôi, mình nên có sẵn thuốc này để sử dụng khi cần.
Nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa phổ cập với mọi người, thì đối với cúm H7N9 hay các loại bệnh cúm khác thì cũng tương tự. Thứ nhất là không tiếp cận với những gia súc, gia cầm bệnh. Ở Châu Á, vì tập tục của người dân, luôn sống gần gia súc, gia cầm, nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thứ hai là mình không sử dụng, không ăn các gia cầm gà, vịt chết. Khi hỏi bệnh sử, các trường hợp tử vong đa phần là do tiếp cận, ăn hay chuẩn bị làm thức ăn từ những gà, vịt bệnh.
Bên cạnh đó là các biện pháp thông thường, mà nhiều khi mình quên, ví dụ như rửa tay. Rửa tay để tránh chuyện bị phơi nhiễm với con virus.
Đây là các biện pháp thông thường cần được khuyến cáo. Rồi khi nào mà bị những triệu chứng gọi là triệu chứng nhiễm cúm vào những thời điểm nhạy cảm như thế này, thì phải chú ý theo dõi và đến ngay các cơ sở y tế để được chỉ dẫn cho đúng.
RFI xin chân thành cảm ơn Giáo sư Trần Tịnh Hiền.
Nhưng lo ngại chủ yếu vẫn là việc gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Ngày 02/04/2013, bộ Nông nghiệp Việt Nam có công văn khẩn khuyến cáo các tỉnh biên giới phía Bắc không nhập gia cầm từ Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào.
Một thời gian dài Việt Nam đã thả lỏng cho việc nhập gà thải loại từ Trung Quốc. Theo báo chí trong nước, chợ Hà Vỹ (Thường Tín – Hà Nội) – được coi là trung tâm chuyển tiếp gia cầm lớn nhất miền Bắc -, trước kia mỗi ngày đón nhận khoảng gần 100 tấn gà lậu, gà thải loại từ Trung Quốc. Kể từ cuối năm ngoái, sau khi chính phủ Việt Nam có chính sách xiết chặt, lượng gà lậu vào các chợ chính giảm rất mạnh. Tuy nhiên các hoạt động buôn lậu gà từ Trung Quốc vào Việt Nam, vẫn tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng ngay trong mùa dịch cúm, dưới nhiều hình thức khác nhau (như giết thịt, rồi ướp lạnh tại vùng biên, sau đó tuồn vào nội địa), gây lo ngại, dù đã có một số vụ bị bắt giữ.
Về vấn đề này, có nhiều người đặt nghi vấn : Phải chăng có sự thông đồng giữa người buôn lậu với một số cơ quan chức năng ? Về phía các lực lượng hải quan và quản lý thị trường, cũng có nhiều phàn nàn về các biện pháp xử phạt không nghiêm, không đủ sức răn đe đối với người vi phạm, bởi buôn lậu gia cầm mang lại siêu lợi nhuận (với tiền lời thu được từ 7, 8 đến hơn 10 lần số vốn bỏ ra). Đời sống kinh tế khó khăn ở nhiều nơi tại vùng biên giới cũng được giải thích như là một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều người « đầu quân » vào các đường dây buôn lậu.
Trong một thông cáo vào tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng, cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy virus H7N9 trực tiếp lây nhiễm từ người sang người. Tại Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, ngày Chủ nhật 04/04, một bé gái 7 tuổi, có bố mẹ làm nghề buôn bán gia cầm, bị xác định là nhiễm virus H7N9. Tình trạng em bé đã ổn định, hôm nay 17/04, em đã xuất viện. Hiện chưa có khẳng định nào về việc bé bị lây virus cúm trực tiếp từ bố mẹ. Mặc dù không lây từ người sang người, việc nhiều gia cầm mang virus không có các biểu hiện bệnh lý có thể quan sát được, khiến cho công tác xác định con đường lan truyền của sát thủ vô hình này trở nên rất nan giải.
Tại Việt Nam, ngày 10/04, bộ Y tế chính thức ban hành Phác đồ điều trị cúm A H7N9. Theo cơ quan y tế, triệu chứng thường gặp của người bị nhiễm virus H7N9 là các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, như sốt, ho, khó thở, tổn thương phổi…, nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, vì viêm phổi nặng, suy hô hấp.
Đầu tuần này, ngày 15/04, cục Thú y – bộ Nông nghiệp Việt Nam thông báo sẽ xét nghiệm lại 600 mẫu, từng dương tính với cúm A trước đây, để xác định xem sát thủ vô hình H7N9 đã từng xuất hiện ở Việt Nam hay chưa. Hôm qua, theo cục Thú y, FAO - Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc - vừa thông báo tài trợ 50.000 USD cho Việt Nam để tiến hành khẩn cấp chương trình truy lùng virus cúm A/H7N9 tại 60 chợ và điểm thu gom gia cầm giáp biên giới với Trung Quốc, với khoảng 7.200 mẫu dự kiến.
Cùng với H7N9, Việt Nam cũng đồng thời phải đối phó với nạn dịch cúm gia cầm H5N1 và cúm lợn H1N1, đang có chiều hướng trở lại. H5N1 vốn từng gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, đặc biệt vào những năm 2004-2005, với tổng cộng 61 người tử vong, đứng thứ hai thế giới về căn bệnh này. Một số thông kê cho thấy một nửa số người nhiễm H5N1 tại Việt Nam, đã tử vong sau đó.
Để chuyển đến thính giả một số thông tin về bệnh dịch cúm H7N9 và những hiểu biểu cần thiết, RFI đặt câu hỏi với Giáo sư – Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm (Sài Gòn).
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền : Cúm A H7N9 hiện nay ở Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào. Thực ra các loại cúm A, từ H5N1 cho đến H1N1 2009, gây ra đại dịch, đều thuộc cúm A hết. Các triệu chứng và các biến chứng, chẩn đoán cũng gần giống nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, H5N1 thường đi sau cúm gia cầm. Gần đây nhất 2012, có ba trường hợp. Năm nay 2013, có một trường hợp tử vong.
Trước đây đến giờ, người bị nhiễm cúm (cụ thể là H5N1) vào bệnh viện rất muộn. Tức là trung bình, trong những năm trước, khoảng 6 hay 7 ngày mới lên bệnh viện. Lý do là vì, chỉ thấy các triệu chứng như sốt ho, thì nghĩ là cảm thông thường, người ta tự uống thuốc, không nghĩ đến việc mình bị nhiễm H5N1. Khi nặng mới vào bệnh viện, khi đó vào làm xét nghiệm tại các bệnh viện mới thấy. Khả năng tử vong trong những trường hợp đó là cao, vì tổn thương của phổi đã lan rộng ra.
H7N9, thì chưa có, nhưng qua các mô tả của bên Trung Quốc thì cho thấy nó cũng tương tự như vậy. Tức là, sau một thời gian có các triệu chứng sốt, ho, với các triệu chứng hô hấp, rồi nặng lên và dẫn đến tử vong. Hiện nay cũng khó nói là độc tính của H7N9 mạnh hơn H5N1, vì số trường hợp H7N9 cũng chưa nhiều lắm.
RFI : Thưa Giáo sư, để phát hiện sớm và đúng, thì các bệnh nhân và người nhà cần phải lưu ý đến những điều gì ?
BS Trần Tịnh Hiền : Trước đây, đối với H5N1 Việt Nam vẫn có những khuyến cáo, ví dụ vào những thời điểm nhạy cảm như thế này, nếu có các triệu chứng sốt, ho, thì phải chú ý. Và nếu thấy các sự khác lạ, như xuất hiện khó thở, hay khó chịu, thì cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc các bác sĩ để khám. Bởi vì, về mặt triệu chứng lâm sàng của H5N1 và H7N9 là rất giống nhau. Phải có hỗ trợ của các xét nghiệm, ví dụ như phải có các mẫu lấy từ cổ họng hay mũi để làm các xét nghiệm tìm virus, thậm chí phải có chụp hình X quang phổi để coi các tổn thương như thế nào. Chứ còn nếu chỉ dựa vào lâm sàng không, thì rất khó.
Đối với ngay cả bác sĩ, chúng tôi vẫn khuyến cáo, nếu thấy có những trường hợp viêm đường hô hấp hay viêm phổi mà không phát hiện ra, hay không nghĩ đến là do các nguyên nhân thông thường khác như vi trùng chẳng hạn, thì cần phải nhanh chóng làm xét nghiệm xem có bị nhiễm virus H5N1, H7N9 hoặc các loại virus cúm khác hay không.
Thành ra vấn đề người bác sĩ, khi khám cho bệnh nhân, thì phải để ý đến, làm xét nghiệm, thì mới phát hiện được. Còn nếu không, nếu chỉ chẩn đoán như bệnh nhiễm trùng hô hấp thường, thì sẽ không phát hiện sớm được những trường hợp bị nhiễm virus cúm A.
RFI : Thưa Giáo sư, điều trị H7N9 và H5N1 có nhiều khác biệt không ?
BS Trần Tịnh Hiền : Đối với cúm A, H5N1, H7N9 hay H1N1, một virus gây đại dịch khá phổ biến trước đây, thì điều trị gần tương tự như nhau. Về điều trị đặc hiệu, mình biết là chỉ có hai loại thuốc, Olseltamivir và Zanamivir, là có tác dụng lên các virus này. Nhưng phải điều trị sớm mới mong cứu được bệnh nhân.
Nếu điều trị quá trễ, tổn thương phổi lan rộng, dẫu lúc đó sử dụng các loại thuốc kháng virus, thì có thể không cứu được, vì tổn thương phổi, các chức năng của phổi suy giảm, suy hô hấp cấp rồi, bệnh nhân sẽ tử vong trong những trường hợp đó.
Olseltamivir là thuốc uống, còn Zanamivir là loại thuốc xịt vào cổ họng. Thuốc như Olseltamivir, thì hầu như các cơ sở y tế đều có. Loại Zanamivir thì ít thấy hơn. Mình không có các loại thuốc tiêm, thuốc chích, tức là tiêm vào đường tĩnh mạch, trong những trường hợp nặng. Trong những trường hợp nặng, phải có thuốc tiêm.
RFI : Làm thế nào để Việt Nam có thể có được thuốc tiêm chích như vậy ?
BS Trần Tịnh Hiền : Theo tôi biết, một số hãng dược phẩm bắt đầu điều chế những thuốc như vậy. Ở Việt Nam cũng có những cố gắng để tiếp cận. Mình có thể tiếp cận với các hãng dược phẩm để mua. Theo tôi biết, có những tổ chức ví dụ như trong các mạng lưới về cúm, thì họ có những đề xuất mua thuốc đó.
Muốn đánh giá được tác dụng của thuốc, thì phải qua các nghiên cứu lâm sàng, nhưng mà cái cúm này thường là rất nặng, nhưng số lượng người bị lại không nhiều. Thành thử để đánh giá theo các tiêu chí giống như với các thuốc khác, thì cũng không gây trở ngại, vì thực ra số lượng người bị bệnh này không nhiều. Theo tôi, mình nên có sẵn thuốc này để sử dụng khi cần.
Nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa phổ cập với mọi người, thì đối với cúm H7N9 hay các loại bệnh cúm khác thì cũng tương tự. Thứ nhất là không tiếp cận với những gia súc, gia cầm bệnh. Ở Châu Á, vì tập tục của người dân, luôn sống gần gia súc, gia cầm, nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thứ hai là mình không sử dụng, không ăn các gia cầm gà, vịt chết. Khi hỏi bệnh sử, các trường hợp tử vong đa phần là do tiếp cận, ăn hay chuẩn bị làm thức ăn từ những gà, vịt bệnh.
Bên cạnh đó là các biện pháp thông thường, mà nhiều khi mình quên, ví dụ như rửa tay. Rửa tay để tránh chuyện bị phơi nhiễm với con virus.
Đây là các biện pháp thông thường cần được khuyến cáo. Rồi khi nào mà bị những triệu chứng gọi là triệu chứng nhiễm cúm vào những thời điểm nhạy cảm như thế này, thì phải chú ý theo dõi và đến ngay các cơ sở y tế để được chỉ dẫn cho đúng.
RFI xin chân thành cảm ơn Giáo sư Trần Tịnh Hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm