WHO: Cúm gia cầm H7N9 không lây từ người sang người
Một khách hàng kiểm tra chim bồ câu trước khi mua tại chợ ở Trùng Khánh, ngày 07/04/2013.
REUTERS/China Daily
Theo AFP, hôm nay 8/4/2013 tại Bắc Kinh các chuyên gia của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) đã cam đoan rằng không có dấu hiệu nào cho
thấy virus H7N9 có thể lây truyền từ người sang người. Trong khi đó căn
bệnh cúm gia cầm do loại virus trên gây ra vẫn đang hoành hành ở Thượng
Hải làm 6 người chết trên tổng số 21 trường hợp nhiễm bệnh được phát
hiện trong vòng chưa đầy một tháng qua.
Tại cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, các chuyên gia của WHO cố
gắng trấn an dân chúng rằng đến lúc này chưa có gì phải hoảng loạn với
căn bệnh cúm gia cầm mới này. Ông Michael O’leary, đại diện của WHO tại
Trung Quốc khẳng định cho đến giờ không có bằng chứng nào cho thấy virus
H7N9 có thể lây lan từ người sang người. Đây là điều quan trọng vì nếu
không bệnh sẽ dễ dàng dẫn đến đại dịch. Vẫn theo WHO chủng virus mới
H7N9 chính thức được phát hiện lây nhiễm vào người trong khu vực phía
đông Trung Quốc, tuy nhiên nguyên nhân lây truyền bệnh vẫn chưa sáng rõ.
Trong số người nhiễm bệnh trong những ngày qua có trường hợp một người đàn ông ở Thượng Hải, bệnh nhân này đã tử vong và hai người con trai của ông cũng phải nhập viện nhưng các phân tích sau đó cho thấy hai người con âm tính với virus H7N9. Điều này loại trừ khả năng virus có thể lây truyền từ người sang người.
Tuy nhiên, ông O’Leary cho biết « các ca nhiễm bệnh ở người được biết đến thường rất nghiêm trọng. Phần lớn trong số đó đã tử vong ».
Trong số 6 bệnh nhân cúm H7 N9 tử vong, có 4 trường hợp ở Thượng Hải. Thành phố đông dân nhất Trung Quốc đã phải có những biện pháp khẩn cấp để khoanh vùng nguồn lây nhiễm như ra lệnh đóng cửa chợ gia cầm, tiêu hủy hàng chục nghìn gia cầm, cấm cuộc thi chim bồ câu và buôn bán chim cảnh…
Nhưng điều này chưa đủ để trấn an dân chúng. Cuối tuần qua, nỗi lo sợ dịch bệnh đã lan vào cả thị trường chứng khoán làm cổ phiếu của các tập đoàn khách sạn và các hãng hàng không như Air China hay China Southern Airlines bị sụt giảm mạnh.
Trung Quốc chính là nơi khởi phát ra dịch viêm phổi cấp SARS hồi năm 2003. Khi đó WHO đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh vì đã phản ứng chậm trễ và giấu thông tin về quy mô của bệnh dịch. Lần này chính quyền Trung Quốc hứa hẹn sẽ rút kinh nghiệm. Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Trung Quốc nói : « Chúng tôi hài lòng về lượng thông tin được chia sẻ và chúng tôi nhận thấy đã nắm được toàn bộ tình hình ».
Trong số người nhiễm bệnh trong những ngày qua có trường hợp một người đàn ông ở Thượng Hải, bệnh nhân này đã tử vong và hai người con trai của ông cũng phải nhập viện nhưng các phân tích sau đó cho thấy hai người con âm tính với virus H7N9. Điều này loại trừ khả năng virus có thể lây truyền từ người sang người.
Tuy nhiên, ông O’Leary cho biết « các ca nhiễm bệnh ở người được biết đến thường rất nghiêm trọng. Phần lớn trong số đó đã tử vong ».
Trong số 6 bệnh nhân cúm H7 N9 tử vong, có 4 trường hợp ở Thượng Hải. Thành phố đông dân nhất Trung Quốc đã phải có những biện pháp khẩn cấp để khoanh vùng nguồn lây nhiễm như ra lệnh đóng cửa chợ gia cầm, tiêu hủy hàng chục nghìn gia cầm, cấm cuộc thi chim bồ câu và buôn bán chim cảnh…
Nhưng điều này chưa đủ để trấn an dân chúng. Cuối tuần qua, nỗi lo sợ dịch bệnh đã lan vào cả thị trường chứng khoán làm cổ phiếu của các tập đoàn khách sạn và các hãng hàng không như Air China hay China Southern Airlines bị sụt giảm mạnh.
Trung Quốc chính là nơi khởi phát ra dịch viêm phổi cấp SARS hồi năm 2003. Khi đó WHO đã chỉ trích gay gắt Bắc Kinh vì đã phản ứng chậm trễ và giấu thông tin về quy mô của bệnh dịch. Lần này chính quyền Trung Quốc hứa hẹn sẽ rút kinh nghiệm. Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Trung Quốc nói : « Chúng tôi hài lòng về lượng thông tin được chia sẻ và chúng tôi nhận thấy đã nắm được toàn bộ tình hình ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm