Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-04-04
Phải là ủy viên trung ương đảng?
Cuối năm 2012, ông Nguyễn Bá Thanh được điều ra Hà Nội giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương, để lại đằng sau ông câu hỏi về người kế vị. Hôm thứ hai ngày 1 tháng 4, một nhân vật mới là ông Trần Thọ được bầu lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nãng.Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bật cười khi được hỏi về việc ông Trần Thọ được đưa lên làm chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố Đà Nãng:
“…Có gì mới đâu, ông Thọ vẫn là phó bí thư, nay được đưa lên Chủ tịch Hội đồng nhân dân, mà trong cái thể chế này cái chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân đâu có quyết định bằng cái ghế bí thư. Mà cái tầm ông Thọ thì không lên bí thư được đâu, nếu lên thì đã lên rồi, mà một đô thị như Đà Nẵng thì cái ghế đó phải là ủy viên trung ương.”
Khi nói thêm về nhân vật Trần Thọ, ông Trương Duy Nhất cho rằng:
“… Nhân vật Trần Thọ quá cũ đối với Đà Nẵng rồi, cũ tức là ông ấy chẳng có cái vai trò gì đặc biệt đối với Đà Nẵng cả. Chuyện ông ấy lên chủ tịch ai cũng biết cả mà, cái mà người ta mong đợi hiện nay là cái chức bí thư…”
Nếu mà tôi chọn thì tôi chỉ chọn ông Trần Văn Minh thôi, chứ còn những nhân vật mà người ta đồn đại như Tô Lâm, Vũ Ngọc Hoàng thì không nên.Theo VNexpress đưa tin thì trong cuộc họp ngày 1/4, ông Nguyễn Bá Thanh có tiết lộ rằng có khả năng ông Trần Văn Minh hoặc một Ủy viên trung ương đảng sẽ nhận chức Bí thư đảng ở thành phố Đà Nãng. Ông Trương Duy Nhất nhận định về điều này như sau:
Blogger Trương Duy Nhất
“Nếu mà tôi chọn thì tôi chỉ chọn ông Trần Văn Minh thôi, chứ còn những nhân vật mà người ta đồn đại như Tô Lâm, Vũ Ngọc Hoàng thì không nên, nhất là trong tình hình Đà Nẵng như hiện nay…”
Tình hình Đà Nẵng hiện nay là gì? Đó là việc thanh tra chính phủ công bố việc sai phạm 3.400 tỉ đồng trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng, và việc công bố này diễn ra sau khi ông Nguyễn Bá Thanh chính thức nhận chức vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương. Ông Trương Duy Nhất nói thêm:
“Thủ tướng chính phủ chỉ thị phải kiểm điểm những người sai phạm đó, và giai đoạn có xảy ra sai phạm lại rơi vào lúc ông Trần Văn Minh làm chủ tịch Đà Nẵng.”
Hồi sau sẽ rõ
Cũng cần nhắc lại giai đoạn hình thành quả bom 3.400 tỉ là 2003 – 2011. Giai đoạn ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Trước đó, trong vụ án Phạm Minh Thông, người dân Đà Nẵng có bàn tán nhau về một danh sách nhận hối lộ mà dường như trong đó có ông Thanh. Ông Thanh sau đó đã tiếp bước các đồng hương miền Trung của ông là các ông Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng, Phan Diễn trên con đường hoạn lộ hanh thông. Với vị trí người đứng đầu thành phố Đà Nẵng, ông Thanh đã gây tiếng vang lớn so với các nhà chính trị Việt Nam đồng thời, như blogger Trương Duy Nhất nói:“Ông Thanh không có nhàn nhạt như các công chức khác mà dám nói dám làm.”
Ngày Tết ông phát tiền lì xì cho người nghèo, ông công bố số điện thọai di động, ông cấm người nhập cư cư trú ở trung tâm Đà Nẵng…
Theo dõi bước đường hoạn lộ của ông Nguyễn Bá Thanh và ông Trần Văn Minh, và sự sắp xếp nhân sự thì thấy có ba điều. Thứ nhất là quyền lực được cơ cấu theo địa phương, như ông Nhất nói:
Trần Văn Minh về làm Bí thư nhưng chưa chắc. Ông Thanh muốn thế nhưng anh ba Dũng thì muốn cài người về Đà Nẵng . Hồi sau sẽ rõ.“Trung ương cho Đà Nẵng hai suất, Người ta không bố trí được cái ghế nào cho ông Thanh cả, Ông Thanh đã xin bộ chính trị cho ở lại Đà nẵng, thế là ông Minh phải ra trung ương. Rồi đột ngột lại hình thành Ban Nội chính Trung ương, Ông Thanh đi để lại cái ghế bí thư, cái suất này là cái suất của ông Minh, ông Thanh đi rồi thì ông Minh trở lại thôi.”
Một nhà báo dấu tên
Điều thứ hai là quả thực đảng lãnh đạo toàn diện, vì chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân, về danh nghĩa là quốc hội tại địa phương nhưng chẳng có giá trị gì bên cạnh chức Bí thư đảng.
Điều thứ ba là ngoài những người thạo tin thì sự bố trí nhân sự rất bí ẩn, và thế là gây ra những lời đồn đoán. Một nhà báo tại Đà Nẵng giấu tên cho biết:
“Trần Thọ thay chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân rồi. Còn Trần Văn Minh về làm Bí thư nhưng chưa chắc. Ông Thanh muốn thế nhưng anh ba Dũng thì muốn cài người về Đà Nẵng . Hồi sau sẽ rõ.”
Và không màng đến cả những lời đồn đoán, một người dân Đà Nẵng là anh Hoàng nói:
“Tôi chẳng để ý đến mấy cái chuyện ấy đâu, tôi chẳng biết ông đó là ông nào.”
Chính trị Việt Nam như vậy là vận hành bởi sự sắp xếp chia sẻ quyền lực của một nhóm bí ẩn của các đảng viên cộng sản. Dân chúng như những khán giả bất khả kháng, bị đặt ra bên lề sinh hoạt chính trị của quốc gia. Người dân không có quyền gì trong trò chơi chính trị, và dĩ nhiên như thế không phải người dân tạo ra quả bom 3.400 tỉ kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm