Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Cuộc xâm lược VN không tiếng súng của tàu+

Cuộc xâm lược không tiếng súng
Hôm 9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm lược không tiếng súng” nói về chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.
Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.

Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.

Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.

Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:

“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành các làng mạc, thị trấn”.

Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi, ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.

Cô giáo gốc Việt kể chuyện cứu học sinh bị lốc xoáy ở Oklahoma

Cô giáo gốc Việt kể chuyện cứu học sinh bị lốc xoáy ở Oklahoma
MOORE, Oklahoma (CBS) - Cô giáo Jennifer Ðoàn vừa kể cho phóng viên đài truyền hình CBS chuyện cứu học sinh trong vụ lốc xoáy đánh vào thành phố Moore, Oklahoma, mới đây làm 24 người thiệt mạng, trong đó có chín trẻ em, và hơn 250 người bị thương.
Cô giáo Jennifer Ðoàn được kéo ra khỏi đống đổ nát của trường tiểu học Plaza Towers, Moore, Oklahoma, sau khi lốc xoáy phá hủy trường học. (Hình: AP)
Cô Jennifer Ðoàn là giáo viên lớp 3 của trường tiểu học Plaza Towers ở Moore. Trong lúc cô đang dạy học hôm Thứ Hai thì lốc xoáy ập vào, phá hủy gần như toàn bộ ngôi trường.

Cô được nhân viên cấp cứu lôi lên từ đống đổ nát của trường học và đưa vào bệnh viện vì cô bị nứt xương ức và xương sống. Toàn bộ cơ thể của cô bị trầy sướt. Cô nói rất khó khăn, nhưng nhớ lại tất cả những gì xảy ra.

Sư ông thời đồ đểu !

Sư ông thời đồ đểu !

Nguyên Anh (Danlambao) - Tại VN hiện nay nhà cầm quyền luôn tuyên bố với thế giới về Tự do tôn giáo được xem trọng và phát triển, các quan sát viên quốc tế đến kiểm tra thì cũng thấy đình chùa miếu mạo hoạt động rầm rầm trong đó phải kể đến Phật giáo, Ki tô giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Các tín đố được tự do hành lễ theo đạo giáo của mình nhưng các quan sát viên quốc tế không biết một đặc điểm của tôn giáo tại VN mà tại nước họ không có: “Tất cả đều phải tham gia vào các hội đoàn do nhà cầm quyền quản lý, ai không theo sẽ bị triệt tiêu mau chóng với đội ngũ côn an tôn giáo có mặt khắp các tỉnh thành”.


Có lẽ CS sợ những vị lãnh đạo tinh thần của dân chúng khi cái gương Phật giáo xuống đường đã bị lợi dụng năm xưa, những linh hồn của phong trào đều bị quản thúc nghiêm ngặt tại nơi tu hành với đội ngũ an nịnh cục 2 đông đảo. Nhưng có những người tuy khoác áo xuất gia tu hành nhưng lại được sự tán dương của nhà cầm quyền và đã có một vị sư trẻ lên truyền hình cho lãnh tụ HCM là hiền như tiên như thánh?

Nhân ngày Phật Đản chúng ta hãy nhìn sư ông Thích Thiện Nghĩa trụ trì chùa Giác Lâm Q. 6 SG và xem các phát biểu của ông:

'Để hướng các phật tử sống “tốt đời đẹp đạo” tuân thủ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Thượng tọa Thích Thiện Nghĩa đã vận động các đại đức đến UBND P9Q6 chào cờ vào thứ hai đầu tháng. Với ông, đây là niềm tự hào, thể hiện trách nhiệm xã hội. Trong mỗi buổi lễ chào cờ, ông còn kể những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ông tâm sự: “Mỗi khi được nghe, được kể hoặc thực hiện một hoạt động thiết thực từ tấm gương của Bác, tôi luôn suy ngẫm áp dụng vào tu hành đạo hạnh của mình. Tôi cũng nhận thức được sự tương đồng của đạo đức Hồ Chí Minh với Phật học”. (!) Trong năm 2013, Ban trị sự chùa Tuyền Lâm đã đăng ký công trình “Tinh tấn tu hành phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc”.'

Nỗi buồn loa phường - chuông gọi hồn ai

Nỗi buồn loa phường - chuông gọi hồn ai

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tôi tên Loa Phường, họ Đảng, lót Thị, Đảng Thị Loa Phường. Xin đừng lẫn lộn với người mang tên Đặng Thị Loan Phượng nào đó trong cõi dân gian. Nỗi buồn của tôi - nỗi buồn Loa Phường chẳng dính dáng chút nào với “nỗi buồn hoa phượng” mà những cô cậu tuổi học trò lẫn cố cụ cựu học trò nào cũng thích nghe kể lễ qua lời nhạc sĩ Thanh Sơn. Ngược lại, nỗi buồn của tôi kể ra đây chẳng ai buồn nghe để chia sẻ mà còn bĩu môi “cho mày đáng kiếp,”, chỉ vì tôi là Loa Phường, Đảng Thị Loa Phường. Tuy nhiên, nói đi rồi nói lại, cũng có “một bộ phận không nhỏ” phải ngậm ngùi có khi mếu máo vì nỗi buồn của Loa Phường cũng chính là nỗi buồn của họ.

Tôi buồn vì nay còn đâu một thời oanh liệt một mình một chợ, chỉ thua Từ Hải “nào biết trên đầu có ai”, Loa Phường tôi trên đầu đội đảng, nhất tiếng vạn tiếng đều do đảng; nhưng cũng đúng thôi vì tên tôi là Đảng Thị Loa Phường. Cái thời oanh oanh liệt liệt ấy, dù ai có ghét cái giọng đọc the thé đinh tai buốt óc, cái nội dung ba xàm bố lếu, thì người ta cũng chỉ biết không còn đường nào khác là chịu trận, chịu trận riết rồi cũng thành quen thân để quên bẵng mất lời ông Thiệu dặn, đương nhiên là ngoại trừ “một bộ phận” rà bắt được đài địt BBC, RFA, RFI, VOA, NHK... thì càng tâm phục khẩu phục lời ”thầy”, nhưng chỉ dám dè bỉu Loa Phường tôi trong âm thầm, cùng lắm là xầm xì với nhau ở chỗ thân tín lắm. 

Phiên tòa phúc thẩm 8 thanh niên yêu nước tại Nghệ An

Phiên tòa phúc thẩm 8 thanh niên yêu nước tại Nghệ An

Danlambao - Sáng nay, 23/5/2013, 8 thanh niên yêu nước sẽ bước ra phiên tòa phúc thẩm trong một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An. Dưới cơn mưa nặng hạt, hàng trăm người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực Tòa án tỉnh Nghệ An (Địa chỉ: 105A- Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Vinh) để ủng hộ tinh thần cho những thanh niên yêu nước.

Mặc dù được thông báo đây là phiên tòa 'công khai', nhưng trước ngày xử, CA Nghệ An đã huy động lực lượng nhằm uy hiếp, sách nhiễu người dân đến tham dự phiên tòa. Có tin nói rằng, để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với nhân dân diễn ra sáng nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động một lực lượng ô hợp gồm dân phòng, côn đồ, công an... với số lượng lên đến 1600 quân.
*
Kết quả phiên tòa phúc thẩm: 
- Anh Hồ Đức Hòa: 13 năm tù giam, 5 năm quản chế
- Anh Nguyễn Đình Cương: 4 năm tù giam, 3 năm quản chế
- Anh Thái Văn Dung: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế
- Anh Trần Minh Nhật: 4 năm tù giam
- Anh Lê Văn Sơn: 4 năm tù giam, 4 năm quản chế
- Anh Nguyễn Văn Duyệt: 3 năm rưỡi tù giam, 4 năm quản chế
- Anh Hồ Văn Oanh: 2 năm rưỡi tù giam
- Anh Nguyễn Xuân Anh: 2 năm tù giam

Đời sống hai mặt ở phố mới Bình Dương

Đời sống hai mặt ở phố mới Bình Dương

Uyên Nguyên, thông tín viên RFA, Việt Nam
Một khu phố mới ở Bình Dương
Một khu phố mới ở Bình Dương
RFA
Nghe bài này
Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương phát triển mạnh về mặt xây dựng, các khu đô thị mới, khu phố mới mọc lên khắp tỉnh, trong đó, đáng kể cần phải nhắc đến là khu đô thị mới Bình Dương và khu du lịch Đại Nam. Hai khu này chiếm diện tích hơn trăm ngàn hecta đất, phần lớn nguồn quĩ đất lấy từ các đồn điền cao su và các khu vườn của dân theo diện thu hồi, đền bù, giải tỏa. Mới nhìn, Bình Dương có vẻ giàu có và phát triển chẳng kém gì Đà Nẵng, nhưng khi tiếp xúc với những gia đình có đất bị thu hồi, giải tỏa thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Mặt trái của những khu đô thị mới và các khu du lịch
Phần đông những người bán dạo, lao động phổ thông và lớp trẻ làm công nhân trong các khu công nghiệp với mức lương thấp là những người trước đây có rừng cao su, có đất vườn rộng rãi, bây giờ họ sống trong chung cư chật chội, đời sống cũng thay đổi đến ngột ngạt, khó thở.

Thuê đất nuôi yến – một kiểu đánh cắp tài nguyên VN của Tàu+

Thuê đất nuôi yến – một kiểu đánh cắp tài nguyên của TQ

Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam
trai-nuoi-yen-Trung-Quoc-tai-Quang-Nam-305.jpg
Một ngôi nhà do người Trung Quốc thuê đất để nuôi yến ở Quảng Nam, ảnh chụp trước đây.
RFA PHOTO/Uyên Nguyên
Gần đây, Trung Quốc sang những huyện gần khu vực đảo yến của Việt Nam để thuê đất nuôi chim yến như Nha Trang – Khánh Hòa, Mộ Đức – Quảng Ngãi, Điện Bàn, Hội An – Quảng Nam, thành phố Vũng Tàu – Vũng Tàu.

Pháp luật sơ hở

Nói là nuôi yến, nhưng qua khảo sát, chúng tôi nhận ra đây là một hình thức đánh cắp tài nguyên trá hình, có sự đồng thuận của nhà cầm quyền địa phương. Và cũng chính việc làm này, mỗi năm, sản lượng yến sào Việt Nam bị sụt giảm đáng kể, sản phẩm yến sào trên thị trường mỗi ngày thêm kém chất lượng và hàng giả tăng cao.
Một người nông dân tên Sáu, đã cho người Trung Quốc có tên Việt Nam là Việt thuê đất để nuôi yến ở Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, chia sẻ với chúng tôi rằng nếu ông biết người Trung Quốc gian xảo như vậy, ông đã không cho thuê mảnh ruộng 500m2 của mình. Năm 2008, người Trung Quốc tên Việt này đã đến hỏi thuê mảnh đất của ông với giá 10 triệu đồng. Lúc đó đồng tiền chưa mất giá, làm ruộng quá vất vả, ông quyết định cho thuê nhưng không đảm bảo có việc làm thủ tục cho thuê.

Nghề hớt tóc thanh nữ: sướng hay khổ?

Nghề hớt tóc thanh nữ: sướng hay khổ?

Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam
Prostitution_2-305.jpg
Một tiệm hớt tóc thanh nữ ở quận Gò Vấp, TPHCM, ảnh chụp trước đây.
RFA PHOTO


Trượt dốc vô định

Không có nhà cửa ổn định, không có chồng con bên cạnh và không có gì để tin rằng cuộc đời của mình có ngày mai tươi sáng, con dốc số phận trượt dần về phía sương mù vô định… Đó là tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được qua tiếp xúc với các cô gái hớt tóc thanh nữ ở khắp ba miền đất nước. Nhưng trong giới hạn bài tường trình ngắn này, chúng tôi xin giới thiệu quí thính giả những câu chuyện đời của những cô hớt tóc thanh nữ ở Quảng Ngãi.
Có thể nói rằng Quảng Ngãi là tỉnh tập trung các cô gái hớt tóc thanh nữ, massage, gội đầu và hoạt động các loại hình bán dâm trá hình khác đến từ miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền Nam thuộc vào diện đông nhất miền Trung. Ngay cả ở phố cổ Thu Xà, một thành phố đã mất dấu hoàn toàn, còn mỗi cái tên với dân cư không đến nỗi thưa thớt và đời sống kinh tế thuộc vào diện tầm tầm bậc trung nhưng số lượng các cô gái từ miền Tây đến đây làm massage nhiều vô kể.