TiếngViệt của bọn hèn lề phải có khác à nha .Tụi nó chỉ biết có "lạ" hay"người nước ngoài" chứ tụi nó hổng biết là có chữ "tàu+ ,..."
Gần 40% người nước ngoài làm việc 'chui' ở Việt Nam
Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội và Công an đều cho rằng khó kiểm soát người lao động nước ngoài làm việc không phép tại Việt Nam, việc trục xuất họ về nước cũng rất phức tạp, tốn kém.
Sáng nay, tại buổi chất vấn Bộ trưởng Lao động, Thương
binh, Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn
đề việc làm và đào tạo nghề, đại biểu Nguyễn Bá Truyền nêu hiện trạng dự
án Bô xít tại tỉnh Lâm Đồng có rất đông lao động phổ thông nước ngoài,
trong khi hiện nay người Việt Nam rất thiếu việc làm. Ông đề đề nghị Bộ
trưởng Chuyền có giải pháp giải quyết.
Cũng theo đại biểu Bùi Sĩ Lợi, hiện có nhiều phòng
khám do bác sĩ Trung Quốc đảm nhiệm song hoạt động không có giấy phép.
Ví dụ, phòng khám Maria xảy ra vụ việc chết người mà bác sĩ người nước
ngoài đã trốn thoát. Ông nêu thực trạng người nước ngoài qua vùng biên
do bộ đội biên phòng kiểm soát, nhưng hộ khẩu do công an nắm, do vậy cần
có sự thống nhất đầu mối.
Trên công trường xây dựng nhà máy đạm Cà Mau có hơn 1.000 lao động Trung Quốc không phép. Ảnh: Thiên Phước. |
Giải trình về những vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải
Chuyền cho biết, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng đều có thẩm quyền cho phép người nước ngoài vào
Việt Nam nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa cung cấp thông tin kịp
thời giữa các cơ quan chức năng và sự giám sát đối với người nước ngoài
khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Nhiều nhà thầu nước ngoài chưa kê khai trong hồ sơ dự
thầu, đề xuất phương án sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài
theo quy định. Nhiều người vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ
tục để xin cấp giấy phép; khi sang Việt Nam không chuẩn bị đầy đủ các
giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động... khi được cơ quan chức năng yêu
cầu thì đưa ra nhiều lý do để trì hoãn hoặc khó khăn thực hiện, thiếu
tích cực để khắc phục.
Thứ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, hiện có hơn 77.000 lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam, trong đó gần 40% chưa được cấp giấy phép.
Điểm bất cập là các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu đều đưa
nhiều lao động vào Việt Nam làm việc. Bộ Công an đã báo cáo và Thủ tướng
đã có chỉ thị chấn chỉnh công tác với lao động nước ngoài vào gói thầu
EPC.
Ngoài ra, một số người nước ngoài khác vào Việt Nam
bằng con đường du lịch, tự tìm việc làm để sinh sống. Phần lớn đều vi
phạm về Luật visa, thời hạn cư trú song công tác xử lý khó khăn. Chưa có
kinh phí mua vé máy bay cho họ về nước hoặc thu gom vào trung tâm xã
hội nên khó trục suất những người này về nước.
"Chúng ta đã có đủ hành lang pháp lý song khi thực
hiện chưa nghiêm chỉnh, sự phối hợp các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ.
Cơ quan lúng túng trước sự lách luật để người nước ngoài lợi dụng", Thứ
trưởng Tô Lâm bày tỏ.
Cũng trong buổi chất vấn, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và
Bộ GD&ĐT đều bày tỏ quan điểm cần thiết sáp nhập lĩnh vực dạy nghề
cho lao động, trước nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng hai bộ đều có
chức năng dạy nghề gây lãng phí cho xã hội.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói: "Hệ thống dạy nghề
đang được cả hai bộ quản lý. Trước nhiều ý kiến sáp nhập, tôi cũng cho
là ý kiến hay, tôi đồng tình sáp nhập, còn thuộc đâu do Chính phủ phân
công". Quan điểm này nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Giáo dục Phạm
Vũ Luận, khi ông cho rằng, đề nghị có sự thống nhất quản lý, còn giao
cho bộ nào thì do Chính phủ quyết định.
Đoàn Loan