Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Xem CA Hà Nội muốn kiềm kẹp dân Việt xử dụng Internet như thế nào

(Petrotimes) - Là một xã hội ảo nhưng cũng đầy diễn biến phức tạp như một xã hội thật với đủ các thủ đoạn, mánh lới... tuy nhiên công tác quản lý Internet hiện nay đang được cho là bộn bề khó khăn, bất cập... Những khó khăn, bất cập ấy là gì cũng như phương hướng giải quyết và giải pháp đề xuất để công tác quản lý đối với lĩnh vực này được hiệu quả ra sao...
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Đinh Hữu Tân, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83), Công an Hà Nội, một trong những đơn vị trực tiếp tham gia công tác quản lý hoạt động Internet trên địa bàn thủ đô về các vấn đề trên.
Thiếu và yếu
Phóng viên (PV): Với tư cách là nhà quản lý, theo đánh giá của ông, so với các tỉnh thành khác, thủ đô Hà Nội có phải là địa bàn phức tạp nhất về hoạt động Internet?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Theo thống kê, toàn thành phố hiện nay có 5 nhà chuyên cung cấp dịch vụ Internet, có 5 doanh nghiệp trong tổng số 18 doanh nghiệp trên toàn quốc chuyên kinh doanh trò chơi trực tuyến (games online) – cung cấp 72 trò chơi trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho thị trường, có tất cả 4.000 đại lý kinh doanh dịch vụ Internet... Ngoài ra, còn có hàng trăm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trực tuyến và blog của các cá nhân. Với quy mô như vậy, cùng với TP Hồ Chí Minh, có thể nói Hà Nội là một trong những địa bàn phức tạp nhất về hoạt động Internet.
PV: Thưa ông, sự phức tạp ấy có thể phác thảo như thế nào?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Đối với nhà cung cấp sử dụng dịch vụ Internet thì không thực hiện lưu trữ thông tin đầy đủ, chính xác đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Internet theo quy định của pháp luật, gây khó khăn cho công tác xác minh, xử lý sai phạm người sử dụng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Chưa nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các tên miền có vi phạm pháp luật. Đối với người sử dụng dịch vụ Internet, về mặt hình thức: không khai báo tên miền quốc tế với cơ quan quản lý Nhà nước, khai báo thông tin với nhà cung cấp dịch vụ không đúng với thông tin cá nhân thật của mình, sử dụng website dưới dạng trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội trực tuyến không xin phép cơ quan chức năng, các bloger sử dụng blog dưới các nickname ảo...
Thượng tá Đinh Hữu Tân (ảnh Mạnh Thắng)
PV: ... Về nội dung thì những vi phạm diễn ra ra sao, thưa ông?
Thượng tá Đinh Hữu Tân:... Các trang thông tin điện tử tổng hợp trích dẫn thông tin không tuân thủ các quy định của pháp luật như không ghi rõ nguồn, trích dẫn không đầy đủ, không có thỏa thuận bản quyền với các báo được trích dẫn, trích dẫn thông tin tập trung vào các vấn đề nhạy cảm. Có những website đăng ký hoạt động dưới dạng trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng lại hoạt động dưới hình thức báo điện tử, đăng tải các bài viết có nội dung nhạy cảm chưa được các cơ quan có trách nhiệm biên tập. Mạng xã hội trực tuyến thì không kiểm soát các lời bình của các thành viên, đăng tải cả những lời bình có nội dung xấu, thậm chí xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của của các cá nhân, tổ chức. Mạng này còn tổ chức các dịch vụ chia sẻ âm nhạc, phim, nội dung sách truyện không có bản quyền tác giả, đào tạo cho học sinh, sinh viên cả những chương trình chưa được ngành giáo dục thông qua. Bên cạnh đó, có những trang mạng lợi dụng sự sơ hở của pháp luật, thực hiện kinh doanh sản phẩm ảo để chiếm đoạt tài sản của người tham gia, tiêu biểu như trang Muaban24.com.vn mà Cơ quan Công an vừa phá vỡ vừa qua. Một số đối tượng còn lợi dụng Internet để thực hiện các hoạt động cá cược bóng đá, ăn cắp mã số thẻ tín dụng nhằm chiếm đoạt tiền bất hợp pháp... Nói chung, ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống, nếu ở xã hội thật xảy ra những diễn biến gì thì ở thế giới mạng cũng xảy ra như thế. Tuy nhiên, đối với thế giới “ảo” còn phức tạp hơn bởi chính đặc thù “ảo” của nó.
PV: Được biết, đối với mỗi địa bàn, hoạt động Internet được quản lý bởi không ít các cơ quan như Sở Thông tin và Tuyền thông, các phòng, ban cũng thuộc lĩnh vực này ở các quận, huyện, rồi cả Cơ quan Công an. Vậy ông có thể cho biết, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan công an trong công tác quản lý này là gì?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Như đúng tên gọi phòng “An ninh chính trị nội bộ”, nhiệm vụ của chúng tôi là quản lý tất cả nội dung được đăng tải trên mạng dù dưới bất cứ hình thức nào như bài báo, blog, comment... Cùng với đó là các hoạt động lợi dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở tất cả các lĩnh vực nếu phát hiện ra, PA83 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong Công an Hà Nội để giải quyết, xử lý. Một nhiệm vụ cũng không thể không nhắc đến là cùng Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thanh tra, kiểm tra hoạt động Internet trên địa bàn một mặt để phát hiện, xử lý sai phạm. Mặt khác trên cơ sở đó nghiên cứu, phân tích những cái được và chưa được, cái khó khăn, bất cập trong công tác quản lý để đề xuất giải pháp khắc phục hoặc bổ sung để thiết lập trật tự trong hoạt động Internet. Có thể nói ngắn gọn vai trò của chúng tôi là “tham mưu – kiến nghị - đề xuất”.
PV: Mặc dù được quản lý bởi không ít cơ quan chuyên ngành, cơ quan thừa hành pháp luật như vậy, nhưng khi đánh giá về công tác quản lý hoạt động Internet, nhiều người vẫn cho rằng chưa đạt được hiệu quả, cụ thể chính là những phức tạp mà ông đã nêu trên đây. Ông có ý kiến như thế nào trước nhận định này?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Thật ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý hoạt động Internet chưa được như ý và những nguyên nhân đó đều quan trọng tới mức có tính chất quyết định hiệu quả công tác quản lý ấy. Có thể ví dụ ngay như đơn vị của chúng tôi, về yếu tố nhân lực, phải nói thật rằng, chưa có đội ngũ chuyên sâu, trình độ cao, giỏi thực sự về công nghệ thông tin. Mà khi làm công tác quản lý muốn phát hiện hành vi vi phạm của người khác thì mình phải giỏi hơn người ta, “đi trước” người ta nhưng đằng này mỗi lần phát hiện, điều tra về một vụ án nào liên quan đến công nghệ thông tin, chúng tôi đều phải nhờ Cục Nghiệp vụ của Bộ Công an, chuyên gia công nghệ của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội giúp đỡ. Chưa kể đến lực lượng trực tiếp quản lý lĩnh vực này mỏng chỉ có khoảng 5 người, trong khi địa bàn quản lý như tôi đã nói rất phức tạp, quy mô lại lớn, thủ đoạn đối phó với cơ quan quản lý lại tinh vi... Về máy móc, trang thiết bị, chúng tôi cũng không có phương tiện kỹ thuật chuyên dụng chứ không nói đến hiện đại hay tối tân. Hiện nay, máy móc chúng tôi đang dùng như của một người sử dụng máy tính bình thường. Còn về các văn bản, nghị định, luật pháp... hỗ trợ nhiệm vụ của chúng tôi thì chưa chặt chẽ, thậm chí còn chưa có để xử lý những vi phạm chẳng hạn như ở “mảng” blog, comment... Chế tài xử phạt thì không đủ sức răn đe nên dẫn đến tình trạng vi phạm có khi tái diễn nhiều lần.
Cần phải giáo dục thật tốt cho HS, SV sử dụng Internet thế nào cho đúng (ảnh Mạnh Thắng)
PV: Nói vậy, nghĩa là về mọi mặt, cơ quan quản lý đều đang thiếu và yếu và vì vậy hoạt động Internet gần như bị thả nổi?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Đúng vậy. Và theo tôi được biết, bên Sở Thông tin và Truyền thông cũng có những khó khăn tương tự như lực lượng chẳng hạn, bộ phận trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động Internet trên địa bàn thành phố cũng chỉ khoảng 4 – 5 người, không thể nào “kham” hết việc. Và khi không kham hết việc hoặc bị thiếu – yếu ở mọi mặt, dễ dẫn đến hệ lụy không lường được. Tôi lấy ví dụ thông tin về gạo giả, được đăng xuất phát từ một mạng lớn có uy tín ở trong nước. Khi họ đưa tin chỉ là nghi ngờ có gạo giả. Nhưng các báo khác lấy và đăng lại thành khẳng định thị trường trong nước có gạo giả. Mà gạo giả này từ nước bạn đưa sang. Hệ lụy của dạng thông tin thất thiệt này không chỉ làm phương hại về an ninh trật tự xã hội mà còn về chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với bạn nên chúng tôi phải đi xác minh, điều tra. Nhưng do thiếu nhân lực, máy móc thiết bị nên có khi điều tra, xác minh xong thì những hệ lụy cũng đã xảy ra rồi. Hay trong kinh doanh dịch vụ games online, theo quy định chỉ được mở cửa đến 24h, nhưng nhiều cửa hàng đến giờ này, về hình thức thì đúng là đóng cửa thật, song phía trong cánh cửa ấy, vẫn hoạt động như bình thường. Thậm chí, có cửa hàng, đường truyền đã bị cắt để buộc họ phải tuân thủ quy định, họ lại kéo đường truyền chỉ dành cho gia đình (vì đường truyền dùng cho dịch vụ games online là đường truyền riêng), nhất là đường truyền đó tốc độ lớn ra “phục vụ” cho dịch vụ games suốt đêm.
Vì với vai trò thừa hành pháp luật, chúng tôi không thể đơn phương hay chính xác hơn là không được phép vào cửa hàng mà nhiều khi chính là nơi ở của chủ cửa hàng để kiểm tra, thanh tra, mặc dù biết rõ mười mươi thủ đoạn của họ như vậy. Chỉ cơ quan quản lý Nhà nước là Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Thông tin và Truyền thông của các quận huyện mới có quyền làm việc này. Nếu chúng tôi thông báo và chờ sự phối hợp của họ thì có khi xong xuôi về mặt thủ tục (mà bắt buộc phải có) hoặc là hành vi vi phạm của cửa hàng không được bắt quả tang hoặc là phía trong đó đã xảy ra những vụ việc nghiêm trọng. Hệ lụy “dài hơi” nữa là chơi game thâu đêm suốt sáng, game thủ dễ nảy sinh những hành vi không kiểm soát được gây hậu quả cho chính bản thân và cho xã hội.
PV: Thưa ông, còn trong trường hợp ngành Thông tin và Truyền thông tự đi kiểm tra thì sao?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Trong trường hợp ấy lại nảy sinh vấn đề như thế này: Hầu hết những đối tượng chơi game online qua đêm là những phần tử “bất hảo” nên khi Sở Thông tin – Truyền thông đi kiểm tra thì rất dễ gặp phải vấn đề bạo lực. Vì là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nên họ không được trang bị những thiết bị hay vũ khí phòng thân do đó rất nguy hiểm. Họ phải phối hợp với cảnh sát hình sự, hoặc đơn vị chúng tôi để thanh tra, kiểm tra. Mà phối hợp kiểm tra thì như tôi đã nói do hạn chế về thủ tục nên hình thức kiểm tra này tính phát hiện, bắt quả tang không cao...
Bất cập từ cơ quan quản lý
PV: Nhưng ông có nghĩ rằng: không kiểm tra được và chủ động kiểm tra là hai việc khác hẳn nhau?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Chúng tôi mỗi năm bao giờ cũng có kế hoạch chủ động kiểm tra các hoạt động, đối tượng trong lĩnh vực Internet. Bên cạnh đó, nếu phát hiện ra hành vi vi phạm nào, chúng tôi cũng tiếp tục công việc như vậy. Chúng tôi đặt ra mỗi năm ít nhất phải phát hiện, xử lý từ 5 – 7 trường hợp vi phạm nghiêm trọng để rút ra kinh nghiệm cũng như phân tích những gì được và chưa được trong công tác quản lý từ đó kiến nghị về các giải pháp quản lý cho các cơ quan cấp trên. Nhưng như tôi đã nói ở trên, do những hạn chế nhất định mà nhiều khi muốn chủ động kiểm tra thì không kiểm tra được.
PV: Bên cạnh những nguyên nhân được coi là khách quan trên đây, một trong những nguyên nhân chủ quan không thể không nhắc đến ấy là: mặc dù Internet đã ra đời 14 năm, nhưng Nghị định để quản lý vẫn chưa ổn định, cụ thể: đang dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 97 hiện hành, một Nghị định được đánh giá: có nhiều bất cập, lạc hậu...
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Thực tế qua công tác quản lý Internet, Nghị định 97 có thể nói là quá lạc hậu so với thực tiễn, thiếu một sự tổng quát, tầm nhìn chiến lược về công tác quản lý nên phải thay đổi bằng Nghị định mới là chính xác. Chưa nói đến Nghị định này còn thiếu nhiều hành lang pháp lý để cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm. Tôi đơn cử như những trường hợp vi phạm về blog bây giờ, chúng ta không có điều luật để xử lý và vì vậy, họ cứ ngang nhiên và tiếp tục sai phạm. Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra liệu Nghị định mới để thay thế Nghị định 97 có đáp ứng được thực tế công tác quản lý không. Hiện nay, Nghị định này đang dự thảo.
PV: Được biết, là đơn vị quản lý của ông đã có kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý cao nhất của ngành Thông tin và Truyền thông về những cơ sở pháp lý còn thiếu để xử lý hành vi vi phạm. Vậy tại sao đến giờ này vẫn chưa có hoặc bổ sung?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Quả thật, tôi cũng không biết vì sao có sự chậm trễ này...
PV: Trong quy định hiện nay và trong cả dự thảo Nghị định mới có một nội dung mà người ta cho rằng chính là bất cập của cơ quan quản lý ấy là cửa hàng Internet phải cách trường học 200m. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Tôi cho rằng cách bao nhiêu mét không quan trọng mà quan trọng nhất là ý thức của chủ đại lý kinh doanh Internet và người sử dụng dịch vụ Internet. Ý thức sẽ quyết định tất cả. Và để có ý thức như vậy, một trong những giải pháp hiệu quả là các chế tài xử lý phải đủ sức răn đe. Nhưng hiện nay, với những chế tài đã có cũng không đủ yếu tố này. Tôi lấy ví dụ xử lý hành vi vi phạm mà có khi hệ lụy của nó ảnh hưởng đến quốc gia, đến trật tự an ninh xã hội thế mà phạt chỉ vài triệu đồng thì không ăn thua. Trong khi thu nhập của những cửa hàng đại lý ấy rất lớn. Cho nên xử phạt kiểu như vậy không thể đủ sức răn đe được. Tôi biết ở nước ngoài, nếu anh chỉ vi phạm một lần, lập tức cơ quan hữu trách không những tịch thu toàn bộ máy móc, thiết bị... mà còn phạt một khoản tiền có thể làm khuynh gia bại sản. Phạt như vậy mới sợ, mới không dám tái phạm.
PV: Quy định của cơ quan quản lý: bắt doanh nghiệp cung cấp đường truyền trong nước phải cắt đường truyền vào đúng 24h để không cho các đại lý Internet sử dụng đường truyền. Khi doanh nghiệp trong nước phải cắt đường truyền thì doanh nghiệp cung cấp đường truyền ở nước ngoài cho một số đại lý trong nước vẫn hoạt động bình thường. Ông thấy thế nào về việc này.
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Đây đúng là một khó khăn mà các nhà quản lý chưa tháo gỡ được. Cho nên như tôi đã nói ở trên, ý thức quyết định tất cả. Ý thức từ của nhà cung cấp đường truyền, từ người kinh doanh dịch vụ Internet, cả người sử dụng Internet, kết hợp cùng những giải pháp quản lý đồng bộ, phù hợp. Nếu không, với mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận, có nghiêm cấm như thế nào, họ vẫn có cách “lách luật” để hoạt động.
PV: Theo ông, giải pháp đồng bộ cũng như ý thức của tất cả những thành phần tham gia trong thế giới Internet phải như thế nào mới mang lại hiệu quả trong hoạt động Internet?
Thượng tá Đinh Hữu Tân: Giải pháp đồng bộ mà tôi nghĩ đến là sự phối hợp của nhiều bộ, ngành như Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Giáo dục, Công an... Với từng chuyên ngành chỉ cần làm tốt vai trò của mình đối với lĩnh vực Internet thì hoạt động Internet tôi tin sẽ được cải thiện đáng kể. Chẳng hạn đối với ngành giáo dục, giáo dục thật tốt cho học sinh, sinh viên ý thức nên sử dụng Internet như thế nào, đặc biệt là trong việc học tập. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hành lang pháp lý thật chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn đồng thời tăng cường công tác phối hợp với cơ quan công an để thanh tra, kiểm tra hoạt động Internet từ đó nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm. Bên cạnh đó tuyên truyền sâu, rộng về lợi ích và tác hại của Internet trong việc sử dụng. Các chế tài phải được xây dựng đủ sức răn đe và cơ quan thừa hành pháp luật thực hiện nghiêm minh...
Tú Anh (thực hiện)
(Năng lượng Mới số 147, ra thứ Sáu ngày 17/8/2012)
http://petrotimes.vn/news/vn/phap-luat/ 

Ấn Ðộ vẫn thăm dò dầu khí với Việt Nam chứ đâu có ngán tàu+


Dù Trung Quốc đe dọa, Ấn Ðộ vẫn thăm dò dầu khí với Việt Nam
Sunday, August 19, 2012 6:21:28 PM


NEW DELHI (NV) - ONGC, công ty dầu khí của Ấn Ðộ, tiếp tục hợp tác với công ty dầu khí quốc doanh Petro Vietnam để dò tìm và khai thác dầu khí tại lô 128 thuộc khu vực bồn trũng Phú Khánh ngoài khơi miền Trung Việt Nam, bất chấp sự chống đối và đe dọa của Bắc Kinh.
Bản đồ phân lô dầu khí của Việt Nam. Lô 128 mà công ty ONGC dự tính thăm dò thuộc khu vực bồn trũng Phú Khánh ở miền Trung Việt Nam. (Hình: Internet)
Bản tin của báo tài chính Wall Street Journal hôm Chủ Nhật xác nhận lại tin công ty con của ONGC là ONCG Videsh Ltd. đồng ý đề nghị từ phía đối tác Việt Nam, tiếp tục hợp tác tại lô 128 họ từng loan báo bỏ chạy vì thấy “không có lợi về mặt kinh tế”.
Báo VietNamNet ở Việt Nam cũng dựa vào báo chí Ấn Ðộ nói Bộ Trưởng Dầu Khí Ấn Ðộ R.P.N. Singh khẳng định với báo Lok Sabha gần đây là ONGC Videsh không rút lui.
Cái nhức đầu của chuyện này là lô 128, ngoài khơi vùng biển Việt Nam, lại có cái “lưỡi bò” Trung Quốc “liếm” vào. Tháng 6, phản ứng lại Luật Biển của Việt Nam, Bắc Kinh đã cho Công Ty Dầu Khí Hải Dương (CNOOC) gọi thầu quốc tế 9 lô ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà một lô trùng với lô 128.
Việt Nam đã lên tiếng phản ứng và các bản tin bình luận quốc tế đều không tin có một công ty dầu khí lớn tầm cỡ quốc tế nào lại muốn dính vào các tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa các nước.
New Delhi vừa muốn gia tăng mối quan hệ với Hà Nội vừa muốn gia tăng sự hiện diện ở khu vực.
Tại khu vực bồn trũng Phú Khánh, Việt Nam đang có nhiều dự án dò tìm và khai thác dầu khí với nhiều đối tác ngoại quốc gồm cả Nga và Mỹ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan tuyên truyền bán chính thức của Bắc Kinh, phản ảnh quan điểm cứng rắn, từng đe dọa nếu Ấn Ðộ tiến tới, sẽ gặp phản ứng mạnh của Trung Quốc.
Việc báo Wall Street Journal nêu lại tin công ty dầu khí Ấn Ðộ tiếp tục dò tìm dầu khí ở lô 128 của Việt Nam có vẻ như một sự bắn tiếng thăm dò phản ứng nào đó. Ngay từ tháng 5, tin tức thời sự cho biết ONGC đồng ý quay lại lô này sau khi được phía Việt Nam cam kết cung cấp thêm nhiều dữ liệu kỹ thuật, giúp cho việc thăm dò đỡ rất nhiều tốn kém tài chính.
Ngày 3 tháng 8, tức hơn hai tuần lễ trước, báo Ấn Ðộ cho hay “không bối rối trước sự chống đối của Bắc Kinh, công ty Ấn Ðộ đang tái thẩm định đề nghị của đối tác Việt Nam dò tìm dầu khí trên biển Ðông. Công ty ONGC Videsh Ltd. đang tìm thêm đối tác có khả năng.”
Theo WSJ, người ta hiện vẫn chưa biết rõ sự xác định lại về hợp tác thăm dò và khai thác với Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào trong mối quan hệ hợp tác dầu khí giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc trong hoạt động dầu khí toàn cầu.
Tháng 6 vừa qua, ONGC ký một bản ghi nhớ với tập đoàn dầu khi quốc doanh Trung Quốc CNPC về hợp tác khai thác dầu khí tại các nước khác cũng như gia tăng hợp tác lọc dầu và khí đốt, tiếp thị và phân phối các loại sản phẩm dầu khí, xây dựng và khai thác các hệ thống dẫn dầu, khí đốt.
Song song với hành động đó, hồi năm ngoái, Ấn Ðộ ký với Việt Nam một thỏa hiệp hợp tác ba năm với Petro Vietnam, bày tỏ chủ trương muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam.

6 người Nhật chết vì cải muối TQ, dân VN lo ngại



 Sunday, August 19, 2012 6:28:20 PM
SÀI GÒN (NV) - Tin ít nhất sáu cư dân Nhật chết và trên 100 người khác bị ngộ độc trầm trọng vì món dưa cải muối của Trung Quốc khiến người dân Việt lo “rà” lại tủ bếp nhà mình.
Dưa cải muối, món ăn khoái khẩu của dân Việt sẽ bị tẩy chay? (Hình: Internet)
Báo Dân Trí dẫn nguồn tin từ báo Nhật nói rằng sáu người chết kể trên là cư dân thành phố Sapporo thuộc đảo Hokkaido và đều là nữ giới. Trong số này có năm người trú ngụ tại các trại dưỡng lão, trong độ tuổi từ 80 đến 100. Người còn lại là một bé gái mới 4 tuổi.
Báo Dân Trí nói rằng cơ quan thẩm quyền Nhật đang nghi ngờ thủ phạm gây ra cái chết của 6 cư dân của mình là món dưa cải muối. Công ty sản xuất loại cải muối này là Iwai Shokuhin đặt trụ sở tại thành phố Sapporo cho biết đã nhập bắp cải nguyên liệu từ Trung Quốc hồi cuối tháng 7 mới đây. Từ nguyên liệu thô này, công ty Iwai Shokuhin chế biến thành món bắp cải muối, tung ra bán tại các chợ, siêu thị vào đầu tháng 8, năm 2012.
Nguồn tin trên cũng nói rằng bé gái 4 tuổi chết sau khi ăn món dưa cải muối mua tại một siêu thị ở gần nhà.
Mới đây, trung tâm y tế thành phố Sapporo ra thông báo xác nhận rằng bắp cải nguyên liệu đã không được khử trùng đầy đủ trong tiến trình chế biến. Hậu quả là vi trùng E. Coli ở-157 phát triển trong món dưa cải muối làm thiệt mạng sáu người trong vụ này.
Trong khi đó theo VTC News, hồi tháng 7 qua cũng đã có hai người chết vì ăn món dưa cải muối cũng của công ty Iwai Shokuhin, chế biến từ nguyên liệu của Trung Quốc.
Nguồn tin của cơ quan thẩm quyền Nhật cũng xác nhận đã tìm thấy vi khuẩn E. Coli ở-157 trong thi thể của các nạn nhân. Tất cả đều bị một triệu chứng giống nhau là nhức đầu và tiêu chảy trong hai ngày 5 và 6 tháng 8 qua, cuối cùng chết vì bị suy thận và “tán huyết”.
Báo Dân Trí cũng cho biết, loại bắp cải nhập cảng từ Trung Quốc vào đất Nhật đáng lẽ phải được sát khuẩn kỹ lưỡng bằng nhiệt hoặc các loại men.
Tin này gây chấn động hầu hết các bà nội trợ tại Việt Nam. Chắc chắn các bà sẽ bị buộc phải xem xét lại việc dễ dàng chấp nhận món dưa cải muối trong nhà mình.

Tàu + đã tấn công dân Nhật trên đất tàu

Giới chức Trung Quốc dường như hậu thuẫn cho đợt biểu tình chống Nhật
Các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp các thành phố lớn của Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 19/8 đã trở nên bạo lực, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cho biết.
Theo hãng tin này thì người biểu tình Trung Quốc đã phá phách các nhà hàng Nhật cũng như ô tô do Nhật sản xuất trong lúc tình cảm dân tộc đang dâng cao ở nước này.
Các cuộc biểu tình chống Nhật đã bước sang ngày thứ hai liên tiếp, theo Kyodo, mà nguyên nhân là tranh chấp chủ quyền với Nhật về một chuỗi đảo trên Biển Hoa Đông.
‘Giới chức làm ngơ’
Ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, có khoảng từ 2.000 đến 3.000 người đã tuần hành trên các đường phố đốt cờ Nhật và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.
Hàng chục xe hơi của các hãng Nhật bị đập phá trong khi một số người biểu tình còn tràn vào các nhà hàng Nhật để đập phá đồ đạc, Kyodo cho biết.

Ngoài ra, các cuộc biểu tình chống Nhật khác cũng đã bùng phát ở Quảng Châu, Hàng Châu, Hong Kong, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô và Thanh Đảo.
Ở Bắc Kinh, lác đác có các cuộc biểu tình nhỏ trước Tòa Đại sứ Nhật.

Các cuộc biểu tình này bùng phát hưởng ứng lời kêu gọi tuần hành chống Nhật vào cuối tuần này trên các trang mạng của Trung Quốc sau khi Nhật Bản bắt giữ 14 người Trung Quốc từ Hong Kong đã tìm cách lên chuỗi đảo tranh chấp mà phía Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Cũng theo Kyodo thì an ninh đã được thắt chặt ở hầu hết các điểm xảy ra biểu tình. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã ‘không có hành động gì’ để ngăn chặn các cuộc biểu tình này, hãng tin Nhật cáo buộc.
ỞHàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, hơn 1.000 người biểu tình đã hô các khẩu hiệu chống Nhật và giương các biểu ngữ viết ‘Tiểu Nhật Bản, hãy cút khỏi Điếu Ngư Đảo’.
Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hơn 1.000 người đã hát quốc ca Trung Quốc và hô các khẩu hiệu bài Nhật
Còn ở Hong Kong, khoảng 200 người đã tuần hành đến Lãnh sự quán Nhật để phản đối.
Trước đó, hôm thứ Bảy ngày 18/8, các cuộc biểu tình chống Nhật cũng bùng nổ ở Bắc Kinh, Tây An, Vũ Hán và một số thành phố khác của Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình lần này là lần đầu tiên xảy ra trên quy mô lớn ở Trung Quốc kể từ tháng 9 năm 2010 khi giới chức Nhật bắt giữ thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc đã đâm tàu vào hai tàu tuần duyên của Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp.
‘Lá bài quần chúng’
Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao ở cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc
Trong khi đó, trong bản tin mới nhất, hãng tin Pháp AFP cũng cho biết các cuộc biểu tình chống Nhật đã bùng nổ tại ‘ít nhất 8 thành phố’ của Trung Quốc.

Hãng tin này cho biết chính quyền Trung Quốc đã ‘cho phép hàng ngàn người thể hiện sự tức giận’ đối với tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Một số nhân chứng nói với AFP rằng biểu tình cũng đã diễn ra ở Thượng Hải. Còn ở Thành Đô, biểu tình chống Nhật đã làm cho một thương xá Nhật và một cửa hàng của nhãn hiệu thời trang Nhật Uniqlo phải đóng cửa
Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thường nhanh chóng bị dập tắt, nhưng các nhà phân tích cho biết lần này giới chức Trung Quốc lại muốn xảy ra biểu tình.
“Họ đang sử dụng lá bài quần chúng để gây sức ép với Nhật Bản,” ông Willy Lam, một chuyên gia về Trung Quốc ở Hong Kong, nói với AFP.

“Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản nhận thức rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa như là một con dao hai lưỡi,” ông phân tích, “Nếu như họ nhận thấy có khả năng biểu tình leo thang, họ sẽ ra dấu hiệu chấm dứt biểu tình.”
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ ‘cực lực phản đối’ Tokyo về các hành động của nước này tại quần đảo tranh chấp.
Trong một diễn biến khác, một quan chức về an ninh trong nội các Nhật đã nhấn mạnh việc cần phải huy động lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) để giám sát chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển của Nhật Bản, hãng Kyodo đưa tin.
Phát biểu hôm Chủ nhật ngày 19/8, ông Akihisa Nagashima, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Yoshihiko Noda về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng, nói rằng chính phủ Nhật cần xem xét sử dụng lực lượng SDF thông qua việc ‘sửa luật và các biện pháp khác’.
Ông cũng đề xuất đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người thâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản bất hợp pháp với mục đích ‘xâm phạm chủ quyền’ của nước này.
Tin BBC

Nhất Bộ Nhất Bái có yêu quái dẩn đường ???

Nhất Bộ Nhất Bái có yêu quái dẩn đường ???

Nghĩ sao về bài đăng của Dân Làm Báo đề cập tới nguồn gốc "Nhất Bộ nhất Bái" và oánh dân phun máu

Hành trình phát nguyện của Đại đức Thích Tâm Mẫn có “yêu quái” cản đường?

Paulo Thành Nguyễn - Sự việc những người “đệ tử” Đại đức Thích Tâm Mẫn đánh bể đầu người dân lại một lần nữa làm “nóng” dư luận trong mấy ngày qua. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hành trình vạn dặm “một bước, một lạy” của vị sư này. Trong sự việc trên, đa số các ý kiến là phê phán theo cảm tính dựa trên hiện tượng.

Đại đức Thích Tâm Mẫn là ai?

Đại đức Thích Tâm Mẫn tên thật là Lê Minh sinh ngày 6-10-1977 tại Quảng Nam. Ông xuất gia, tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn.

Năm 2009 ông quyết tâm thực hiện chuyến hành nguyện bắt đầu từ mồng 2 tết từ Sài Gòn đi Yên Tử (Quảng Ninh) hơn 1800 km.

Mỗi ngày ông đi 3 ca, sáng từ 03h - 06h, từ 08h - 10h, chiều từ 15h - 17h., trung bình đi được 2km. Về lý do thì ông xin được giữ kín những ước nguyện cá nhân, chỉ cho biết ông vừa hành hương vừa cầu nguyện cho Quốc thái dân an.

Phương pháp lễ lạy hành hương này vốn quen thuộc đối với phật tử ở Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Ðộ, nhưng còn khá lạ lẫm với người Việt Nam nên hành trình của thầy Tâm Mẫn kéo theo nhiều sự hiếu kỳ và lời đồn thổi gây lo ngại là ông sẽ tự thiêu sau khi đến đích (!?)

“Chơi nổi”, đó là từ mà những người phản đối dùng để chỉ trích ông, họ cho rằng hành động của ông để gây sự chú ý. Ngoài ra họ còn cho rằng việc làm của ông gây ảnh hưởng đến giao thông, làm mất trật tự xã hội, rằng có khi có người mải nhìn mà gây tai nạn thì ông đã tạo nghiệp chướng.

Những người ủng hộ ông phản biện lại rằng nếu chỉ muốn nổi tiếng thì ông chỉ cần đi từ chùa Hoằng Pháp đến Bến Thành là đã tạo được sự kiện, làm sao phải chọn cách gian khổ như thế. Bộ hành vạn dặm đòi hỏi một ý chí , sự kiên nhẫn và nghị lực rất lớn, vượt lên mọi ham muốn thông thường. Họ cho rằng, điều này tạo nên một sự cộng hưởng của những trái tim nhân ái, giúp cho mọi người trong xã hội bớt đi sự vô cảm và sống tốt với nhau hơn.

Anh Nguyễn Văn Phi, một người dân Khánh Hòa đã theo chân ông suốt 15 ngày cho biết : “anh đã từng ứa nước mắt khi nhìn Thầy “nhất bộ nhất bái” qua địa phận Khánh Hòa. Anh trở về nhà với những suy nghĩ khôn nguôi về một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Theo kinh điển của Đức Phật thì làm người rất khó. Gặp một vị sư đi 1 bước lại vái lạy dọc từ Nam ra Bắc thì quá khó, rất ít người làm được. Điều đó khiến tôi rất ngưỡng mộ, chắc là nhiều đời mới có một người. Mình sinh ra gặp được người như vậy mà không đi cùng được thì thật là tiếc”

Anh cho biết thêm: “dọc đường đi có rất nhiều lần trời đang nắng gắt lại đổ mưa rào. Nhiều người sẽ tránh mưa nhưng thầy vẫn đi, đó là động lực để mọi người cùng bước tiếp. Việc có tiếp tục đến Yên Tử thì không ai dám nói trước, nếu biết được tương lai thì đã thành thánh nhân rồi.

Mỗi đoạn đường theo Thầy đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều sướng khổ ở đời, khi đã hiểu thì càng thấy tâm hồn thanh thản hơn”.(1)

Những “đệ tử đi” theo là ai?

Cùng đi với ông có hai “đệ tử” được cử đi theo xách hành lý. “Chú tiểu” ném nón cối ở Quảng Bình có tên là Nhuận Hải, có thông tin nghi ngờ rằng đó là một Trung úy, làm việc tại phòng công tác chính trị PX15 của sở công an TP.HCM. Và việc có những thái độ tục tĩu và hành hung người dân là cố tình biến hành trình “nhất bộ nhất bái” của thầy thành một trò hề tôn giáo.

Theo như những người ủng hộ ông cho rằng hành trình này đã làm cho chính quyền (CQ) lo ngại vì nó thu hút sự chú ý của nhiều người dân, dễ gây ra tình trạng mất kiểm soát, nên có lẽ họ (CQ) phải dùng nhiều thủ đoạn để ngăn chặn.

Một người lấy tên Trần Sơn trên trang youtube cho biết: “Thầy đã từng bị bọn "côn đồ tự phát" đánh đập thành thương tích. Thầy phải gián đoạn cuộc hành trình hơn 2 tháng, nằm viện tại bệnh viện Trung ương Huế. Sau khi đỡ, thầy lại tiếp tục lên đường. Biết là không ngăn nổi chuyến hành hương của thầy , thì chúng làm một thủ đoạn đê tiện là làm xấu hình ảnh thầy trong con mắt dân chúng (như đã thấy trong video trên ). Đến mỗi địa phương nào, chúng cũng cử ra một vài tên lưu manh , ăn mặc giả làm người nhà Phật , theo tháp tùng thầy , bọn này chuyên có hành vi rất côn đồ, hung hãn, cốt làm xấu mặt thầy. Ai phản ứng lại bọn này, bọn công an nhảy vào cuộc ngay, "Mời" tất cả về đồn. Bọn chúng đang tìm mọi cách ngăn không cho thầy đi đến đích.

Tôi dã chứng kiến tận mắt cảnh thầy qua địa phận cầu Bến Thủy. Thầy lặng lẽ vừa đi vừa bái. Đệ tử đi theo thì có 2 , 3 người ( có một cô đứng tuổi nói giọng Nam Bộ). Phật tử người địa phương dắt xe máy, xe đạp, đi bộ đi theo khoảng gần trăm. Nhưng dẫn đường lại là một người đàn ông lùn, mặc áo nâu ngắn (giả đệ tử) tay cầm dùi cui, vung lên loạn xạ, miệng chửi thề tục tĩu, ra vẻ dọn đường cho thầy đi .” (2)

Một sự việc khác diễn ra vào ngày 02/6/2012 trong hành trình đến Ninh Bình, khi rất đông phật tử và người dân Tam Hiệp, chờ sư Thích Tâm Mẫn đến thuyết pháp tại chùa Trung Sơn. Trước đó người dân đã khó hiểu vì sự xuất hiện của rất nhiều công an sắc phục.

Khi sư Mẫn đến thì 10 phút sau đó mọi người được thông báo là buổi thuyết pháp không được phép diễn ra theo yêu cầu từ phía chính quyền. Một bạn có nick rubi dona cho biết “Rất nhiều phật tử đã khóc khi không được nghe thầy ban pháp nhũ. Nhìn thầy con thấy một "đường tăng " trên đường thỉnh kinh đi qua các nước láng giềng không được vua nước nọ đón tiếp.

A di đà phật! trên con đường tu tập gặp rất nhiều trông gai và thử thách đó coi như là 1 kiếp nạn mà thầy , đệ tử và phật tử phải trải qua”. (3)

Theo triết gia Immanuel Kant thì “Một ý định tốt không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân nó, cho dù có thành công hay không. Ngay cả nếu ý định này thiếu quyền năng để đạt đến mục đích; nếu đã nỗ lực tối đa vẫn không thực hiện được bất cứ điều gì cả… thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá trị đầy đủ”.

Hành trình vạn dặm này căn bản là một ý định tốt đẹp của một người tu - hành. Việc chúng ta đón nhận nó bởi tự thân nó đã là điều tốt chứ không do những yếu tố bên ngoài tạo nên.

Hầu như rất ít người hiểu rõ tường tận sự việc mà chỉ biết việc này qua một số sự kiện được thông tin trên mạng.Điều cần thiết lúc này là sự lên tiếng của chính sư Thích Tâm Mẫn và giáo hội Phật giáo nên tìm hiểu rõ sự việc trên. Vì sự kiện này ngoài việc sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và uy tín của giáo hội Phật giáo còn làm giảm giá trị đức tin về đạo đức con người vốn dĩ đang suy đồi trong xã hội hiện nay.

"Đệ tử" Nhuận Hải phóng nón cối vào người đi đường (ảnh chụp từ clip) 


"Đệ tử" Nhuận Hải kiêm tài xế? (ảnh chụp từ clip)

"Đệ tử" Nhuận Hải trao đổi với công an địa phương? (ảnh chụp từ clip)

Sau đó chỉ đạo dẹp đường? (ảnh chụp từ clip)

Dư luận cho rằng kẻ côn đồ mang áo thun trắng là "đệ tử" Nhuận Hải? (ảnh :giaoduc.net.vn)

Thông tin nghi ngờ về vị "đệ tử" này.



19.8.2012

Paulo Thành Nguyễn
Facebook Paulo Thành Nguyễn

Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của bà Đặng Thị Kim Liêng

Dân Làm Báo Blog

VRNs (20.08.2012) – Sài Gòn – Người nhà của blogger Điếu Cày cho biết: “Hôm thăm nuôi, 16.08.2012, vừa gặp người nhà, ông Hải đã hỏi ‘có chuyện gì xảy ra cho Mẹ của Tạ Phong Tần?’ – ‘Sao ba biết’ – ‘Hai ngày qua cô Tần la khóc và kêu gào rất to’ – người nhà của ông Hải cho biết ‘bà bị chết không biết rõ nguyên nhân, bị cháy đen. Để mang xác bà về an táng, công an bắt phải ký cam kết không khiếu nại và xác nhận bà tự nhiên tự thiêu’ – Tức khắc quản giáo buộc ông Hải đứng lên và không cho người nhà thăm nữa, mặc dù chỉ mới 10 phút. Thông thường cuộc thăm sẽ kéo dài 30 phút”.

Ngay sau khi an táng bà Đặng Thị Kim Liêng xong, nhà cầm quyền đã đến yêu cầu các con bà phải nộp hết tiền phúng điếu lại cho họ, với lý do phải làm như vậy cho cô Tần nhẹ tội. Gia đình đã dứt khoát từ chối yêu cầu và hăm doạ phi pháp đó.

Sau đó, nhà cầm quyền xúi giục các em trai của cô Tạ Phong Tần đến đòi hai cô em gái phải chia tiền phúng điếu, tạo ra xung đột gia đình, nhưng may mắn, anh chị em đã kịp nhận ra sự tàn ác của nhà cầm quyền, nên đã ngưng, không căng thẳng chuyện đó nữa, mà cùng nhau lo cho mẹ những việc còn lại.

Đe doạ không xong, xúi không được, công an lại nói với một người con trai khác rằng cô Tần hiện có mấy chục ngàn đô-la để trong ngân hàng, lên Sài Gòn lấy. Trước khi đi, người con này đã liên lạc bằng điện thoại với bà Dương Thị Tân, một người đã cho cô Tạ Phong Tần ở nhờ nhà trong nhiều năm. Bà Tân cho biết: “Chị của cậu có mấy ngàn đô để ở nhà cô Nghệ, công an đến kiểm tra đã lấy hết. Hai chiếc xe gắn máy công an cũng lấy. Các giấy tờ, kể cả chứng minh nhân dân, công an cũng lấy. Cậu xem lại những giấy gởi tiền của cô Tần gởi về cho Mẹ đều mang tên tôi – Dương Thị Tân”.

Thế là người con biết mình tiếp tục bị nhà cầm quyền lừa.

Chúng tôi vừa nhận được những trang bút tích của bà Đặng Thị kim Liêng, do các con của bà vừa thu thập lại được. Số lượng các trang ghi chép của bà rất nhiều, vì bà là một người thích viết nhật ký và hay làm thơ, nhưng cho đến nay, VRNs chỉ mới nhận được 9 (chín) trang. Chúng tôi sẽ công bố trọn vẹn 9 trang này với những nhận định ban đầu, để dư luận được rõ.

Hôm nay chúng tôi công bố 3 (ba) trang đầu tiên được bà viết ngày 15.09.2011.

Đây là ba trang viết, bà Liêng không ghi gởi cho ai, tuy văn phong theo lối viết thư kể chuyện gia đình. Qua đoạn đầu của những ghi chép này, người đọc dễ dàng nhận ra, ba trang viết này, bà Liêng viết để cô Tạ Phong Tần đọc sau này.

Đoạn đầu bà kể lại chuyện hai viên công an ở Sài Gòn xuống ép bà viết thư cho cô Tạ Phong Tần. Bà trân trọng gọi những viên an ninh này là “bác”. Trong các trang viết bà kể công an không đồng ý nội dung thư bà viết, theo đề nghị của ông công an tên Tuấn, nên ông Tùng, một viên công an khác đọc cho bà viết thư cho cô Tần theo ý công an.

Bà phiền trách con “khờ dại”, không lo trả ơn mẹ mà làm mẹ buồn lòng, vì từ ngày cô Tần dấn thân cho công lý và sự thật thì bà và các em cô Tần đi đâu, làm gì cũng bị theo dõi, họ gây áp lực không giải quyết việc đất đai, nhà cửa cho gia đình, đe doạ đuổi gia đình bà ra khỏi nhà.

VRNs xin cung cấp thêm vài thông tin có thể giúp quý độc giả hiểu rõ lời trách móc này thực chất như thế nào.

Vào dịp giáp cuối năm âm lịch vừa qua, bà Liêng nói với VRNs: “Con Tần nó dại, nó làm đơn khiếu kiện giúp người ta, rồi chúng ghét”. Chúng tôi hỏi, nhưng bà thấy đó là việc làm đúng hay sai? Bà trả lời ngay: “Đúng chớ !”

Rồi bà Liêng hỏi: “Quý vị có biết tại sao nó tên là Tạ Phong Tần không?” Thấy không ai trả lời được, bà nói tiếp: “Lúc mang thai nó, tôi đọc tiểu thuyết thấy nhân vật Phong Tần sao mà phong lưu và tốt bụng, nên khi sanh ra là tui đặt nó là Tạ Phong Tần. Bây giờ nó đúng vậy”.

Đoạn kế tiếp được bà viết số thứ tự từ 1 đến 5 để nhấn mạnh từng ý.

Ý đầu tiên bà Liêng cho biết nhà cầm quyền đang gây áp lực trên bà đến mức họ sợ bà sẽ tự sát. Họ cố ghép bà vào tình trạng bệnh tâm thần. Theo bà mục đích của việc gán ghép này này để cướp đoạt đất đai của gia đình bà mà không đền bù. Bà nhận định qua việc ghép bà bệnh thần kinh này thì họ (nhà cầm quyền) làm gì mà chẳng được !

Các ý sau, bà kể việc nhà cầm quyền giả bộ đi đo đất đo đường, nhưng thực chất là lấy cớ để hợp thức hoá đất của bà cho những gia đình chung quanh và tịch thu đất của gia đình bà làm đất công. Bà còn chỉ ra thủ đoạn làm giấy giả để cướp chữ ký của dân, đánh lừa dân mất đất.

Sau đây là nguyên văn ba trang viết này:




Chúng tôi cố gắng đánh máy lại ba trang viết này để quý vị dễ đọc hơn, nhưng đây chỉ là bản tham khảo, chứ bản gốc vẫn là những trang bút tích ở trên:

“Thứ năm ngày 15 tháng 9 – 2011

Viết thư cho con theo đề nghị của bác Tuấn, công an.

- Lời thư của mẹ không được chấp nhận, bác Tùng bảo phải sửa lại theo ý bác, và bác đọc cho mẹ viết.

- Con đã làm nên tội gì mà mẹ và các em con đều bị theo dõi, nhà cửa người ta làm giấy tờ hết rồi, không biết ngày nào đuổi đi đây?

- Con khờ dại quá. Công mẹ nuôi dạy con không đền đáp làm cho mẹ buồn phiền

Hôm trước mẹ không làm sổ đỏ nữa, nó tức lên – nói ra rằng bà bán cho người ta rồi – còn làm gì nữa. Nó muốn gạt mẹ ký thôi, như gạt con Hân lần trước ký mẫu để lấy chữ ký – nó ham cái nhà mình lắm, muốn chạy ra sau xem đất coi còn bao nhiêu mét để làm sổ luôn ăn của nhà nước và thằng Thi.

1. bọn nó sợ mẹ tức tự sát, nó muốn lấy chứng từ là mẹ bị điên, chứng này mẹ đâu có khác được, tự nhiên ghi mẹ bị bệnh thần kinh – thì thấy ghê quá, cố tình lấy nhà chúng ta, bằng cách ta không có đồng xu.

Tôi đi bệnh viện mà nó còn hãm hại được. Con nghĩ xem nó làm gì không được. Thôi nó lấy thì để nó lấy đi, không ký đở tức.

Nếu chính thức thì không đúng luật pháp, phải làm lương lẹo, gian lận, gạt bà già ký bỏ 15m50 ở sau – trước 15 m nhà còn dùng, sau đó làm sổ đỏ cho nó 15m50, rồi làm tờ kê khai đất 14m60, gạt con Hân ký để lấy chữ ký hợp thức hoá hồ sơ cho con Dung vì tôi không chịu ký.

2. Giả vờ xuống đo – chạy ra sau xem nhà để coi đất phía sau, để làm luôn đất của nhà nước.

3. Chạy xuống trường đưa máy ghi âm vào miệng tôi hỏi “sau vụ này rồi cô về Sài Gòn hả?”

4. Con nhỏ em gái Thuận và Thuận ghi âm tôi nói chuyện – nó hỏi về Sài Gòn ở đi.

Bây giờ giấy tờ đó nói là trên tỉnh xuống đo làm sổ đỏ (mà chỉ đo nhà Dũng + bà Suon goá với đo đường – trong khi đã đo xong đợt trước, giả vờ đo thêm hơn – trong khi ai cũng có sổ, vì nó ngỡ tôi muốn làm sổ đỏ quá, nên gạt chơi.

5. Nhà bà Thêu làm sổ đỏ cho Tín, tại sao trong sổ đỏ lại ghi – Bùi Thị Đào?

Quả là cao tay + cộng mưu sĩ – làm miếng giấy lộn giả vờ ghi tên tôi, nhưng đâu có đo đạc gì đâu, có ghi dài dòng gì đâu”.

Nếu quý vị muốn trao đổi về vấn đề này, xin vui lòng vào đây cho ý kiến trực tiếp.

VRNs sẽ tiếp tục công bố các trang còn lại trong những ngày tới.