Bài này đem về từ nhà của anh Phi Caulongbachai Té Giếng ở 360 quaconme9999
******************
"Tại Sao Nên Đọc “Bên Thắng Cuộc” ?
Nếu ai xem Huy Đức như một tên Việt cộng, nên xem “Bên Thắng Cuộc” để biết người biết ta, biết mà kịp thời lên tiếng.
Nếu ai xem Huy Đức là một tên phản động, nên xem “Bên Thắng Cuộc” vì nó
là suy nghĩ của đại đa số quần chúng Việt Nam, biết để tránh bị bánh xe
lịch sử nghiền nát.
Nếu ai đang đấu tranh cho tự do dân chủ phải xem “Bên Thắng Cuộc” để
quyết tâm “Sử chúng ta sẽ do chúng ta viết”, mở một trang sử mới, viết
lại trang sử cũ.
Nếu ai chỉ xem mình là người bình thường rất cần xem “Bên Thắng Cuộc” để
thấy chính mình trong vở bi hài kịch “Bên Thắng Cuộc” để cùng đứng lên
giành lại tự do.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi "
**********************
________________
Nguyễn Ngọc Già
I. Một chút về "Bên Thắng Cuộc":
Tôi
đã chọn cách đọc "Bên Thắng Cuộc" [*] mà bản thân cảm thấy như một
phát hiện thú vị từ cách sắp xếp rất sáng tạo của tác giả Huy Đức. Anh
đã giúp cho người đọc một sự lựa chọn "mở" [**] - nghĩa là, có hai cách
lựa chọn:
- Đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối.
-
Có thể theo đọc đầu mục của những chương (phần) chính và được phép
lướt qua để đi vào chương (phần) khác mà không phải lo không hiểu phần
chưa đọc hay đọc lướt qua.
Cách tác giả tạo cho người đọc như thế làm tôi thích thú bởi:
- Tôi có thể đi ngay vào các phần mà tôi quan tâm.
- Lướt qua các phần đã "đâu vào đó" rồi (ví dụ như: kinh tế mới, nạn kiều, xé rào, vượt biên v.v...)
Nói
như thế, không có nghĩa các phần tôi lướt qua là vô giá trị, mà bởi
những biến cố: "kinh tế mới", "đổi tiền", "đốt sách", cạo râu", "vượt
biên", "gian thương", "Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở" v.v... tôi đã khá
hiểu với tư cách sinh ra, lớn lên và chứng kiến những gì sau 1975 quanh
tôi.
Nhờ có Huy Đức mà tôi càng khẳng
định thêm rằng: Chính từ lịch sử đau buồn 30/4/1975, mà các giá trị
truyền thống người miền Nam tích tụ như: đạo lý, văn hóa, thẩm mỹ
v.v... sụp đổ hoàn toàn theo từng ngày đói kém, thiếu thốn, bị đày đọa
với không khí khủng bố "nổi" hoặc "ngầm" bao trùm cùng với sự chụp mũ
"phản động" rất sắt máu cho bất kỳ ai khi người CS thời bấy giờ ghét
hay rắp tâm hãm hại, mà trước đây tôi có loạt bài "Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Sài Gòn một thuở"
[1], dù chỉ được ghi lại bằng ký ức khắc sâu trong tâm khảm của những
tháng ngày bi ai với tâm hồn lở lói một thời, trong một xã hội băng
hoại, rữa nát một cách lặng lẽ, âm thầm và dai dẵng. Vì viết dưới góc
độ ký ức (khó xóa nhòa) là chính, nên bài viết đã bị một số người nghi
ngờ về tính chân thật [***].