Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Sợ báo chí

Trong một bài phỏng vấn đăng trên báo tamnhin.net ngày 23/6/2013, ông Lê Doãn Hợp, cựu Phó Ban tuyên huấn trung ương và cựu Bộ trưởng Văn hóa thông tin (sau đổi thành bộ Thông tin và Truyền thông), hiện đang làm Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, có một nhận định rất thú vị: “Riêng ở Việt Nam có một cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa.”
 
 Đọc nhận định ấy, thấy hơi là lạ, tôi vào Google, thử gõ mấy chữ “chính phủ sợ báo chí” (hoặc “nhà báo”) (government fears journalist/journalism), tôi thấy hiện lên, trong phần kết quả, toàn những chuyện ngược lại: nhà báo sợ chính phủ. Ngoài những nước đang loạn lạc, nơi các nhà báo có thể dễ dàng bị mất mạng khi đang tác nghiệp, những địa điểm đáng sợ nhất là các xứ độc tài (kể cả Nga), ở đó các nhà báo thường bị bắt bớ, bỏ tù, đánh đập hoặc có khi bị giết chết khi lên tiếng tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Theo báo cáo của Ủy ban bảo vệ ký giả (Committee to protect journalists), từ năm 1992 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 982 nhà báo bị giết chết, trong đó nhiều nhất là các phóng viên báo in  (30%), tiếp theo là phóng viên truyền thanh và truyền hình (24%). Số người chết vì bị lạc đạn ngay trên trận địa tương đối ít (19%), trong khi đó chết vì bị sát hại thì rất nhiều (68%). Ai giết họ?

Những dấu hiệu điêu tàn

Những dấu hiệu điêu tàn

Nguyễn Ngọc Già gởi RFA 2013-07-03
MG_0322-305.gif
Một người dân nghèo ở Bến cá Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam, ảnh chụp tháng 7 năm 2011.
RFA PHOTO
Việt Nam bắt đầu tiến trên con đường được gọi là "đổi mới" cuối thập niên 80' đầu thập niên 90' thế kỷ trước, khi người cộng sản nhận thấy Liên Xô sụp đổ, trở thành lời khẳng định đối với họ: không còn con đường nào khác để cứu vãn sự tàn tạ của thân xác zombie thêm nữa. Những dấu hiệu khởi sắc cho một nền kinh tế trở nên đầy đặn hơn, dần ló dạng hình ảnh một xứ sở nghèo nàn và lạc hậu thay da đổi thịt theo thời gian.
Lúc bấy giờ, người dân bắt đầu làm quen...lại với... "giày tây" sau nhiều năm vắng bóng trong thời bao cấp xin - cho đầy khốn khó, tính từ 1975. Có cầu tất có cung. Hình ảnh những chú bé với thùng gỗ đánh giày cũng tái xuất hiện. Mới đầu lẻ tẻ, sau dần nhiều lên trong các tiệm ăn và những quán cóc vỉa hè. Khoảng 5 năm trở lại đây, hình ảnh những chú bé gầy gò, đen nhẻm và khắc khổ đó dần dần biến mất và hiện nay hầu như mất hẳn trong hàng quán, tại Sài Gòn, dù "giày tây" mỗi ngày vẫn được sử dụng.