Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Tại sao gạo Việt Nam rẻ như bèo?

Tại sao gạo Việt Nam rẻ như bèo?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2013-08-02
 
 
024_1696566-305.jpg
Một xà lan chở gạo ở Vĩnh Long hôm 02/03/2013.
AFP


Giá gạo Việt Nam đã tách ra khỏi mặt bằng giá gạo thế giới và trở thành nguồn cung cấp rẻ nhất. Phát biểu của ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam được thông tấn xã Nhà nước và báo chí đưa tin hồi đầu tháng 7, thoạt nghe tưởng đâu gạo Việt Nam cạnh tranh tốt vì giá rẻ. Nhưng không phải vậy, phẩm chất gạo Việt Nam đã xuống thấp đến mức độ khách hàng chỉ chịu mua vì giá quá rẻ.

Chất lượng xuống thấp

Theo các báo điện tử Pháp Luật TP.HCM và Saigon Tiếp Thị bản tin trên mạng ngày 29/7, ngay cả nước láng giềng Campuchia, hồi sinh từ diệt chủng, nay mới bắt đầu xuất khẩu gạo mà giá gạo 5% tấm còn cao hơn của Việt Nam tới 75 USD/tấn, cụ thể có thời điểm Xứ Chùa Tháp bán gạo 5% giá 480 USD/tấn so với 405 USD/tấn của Việt Nam. Tờ báo trích lời GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân tạo Long An mô tả, gạo Campuchia có tỉ lệ gạo đồng nhất, loại nào ra loại đó, không phải như Việt Nam một bao gạo 5% tấm nhưng trộn đủ loại trong đó.

Ngư dân Việt bị Tàu+ ép trên biển lẫn trên bờ

Ngư dân Việt bị Trung Quốc ép trên biển lẫn trên bờ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
AFP
Trước đây, câu chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm khó trên biển thường xoay quanh câu chuyện bị bắt tàu, tịch thu tài sản và đánh đập, gây thương tích của ngư dân Lý Sơn. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng ở đó, dường như toàn bộ ngư dân miền Trung Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn bởi đi đánh bắt xa bờ luôn kèm theo nỗi lo bị Trung Quốc đuổi bắt và khi đã đánh bắt xong, trở về ngay trên quê nhà, họ vẫn bị Trung Quốc ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản.
Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của TQ?
Mua vé “thông hành hải” của Trung Quốc hằng năm Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho chúng tôi biết rằng thật ra, lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Sơn Thú(ứ) Trưởng lại phun phân hahaha í lộn ...phản hồi BBC

Thứ trưởng Sơn phản hồi về bài trên BBC


Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Ông Sơn nói 'chỉ có một số nhỏ' mang hận thù và biểu tình vì tiền
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
Nhắc tới tựa 'Chống ông Sang vì 'hận thù', 'thu nhập'?' của BBC hôm 28/7, ông Sơn nói trong một phỏng vấn cũng với Phố Bolsa TV:
"Đã là cơ quan truyền thông, mà truyền thông có tiếng như BBC, ở đây tôi không nói chung BBC vì các ban chuyên môn khác của BBC họ cũng không làm như thế.
"Có lẽ xưa nay chỉ có Ban Việt ngữ đôi khi hay có những cái giật tít ví dụ như bài mà nói rằng là...chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, hận thù và thu nhập đấy, thì tôi cho rằng cách giật tít như thế nó không xứng tầm của BBC vì BBC là đài có tiếng trên thế giới và đã là có tiếng thì anh phải giữ cái uy tín.
"Tôi cho cái uy tín của cơ quan truyền thông là hàng đầu. Anh đưa thông tin phải trung thực, khách quan, lành mạch, không thiên lệch.
"Còn nếu anh giật tít như vậy tôi cho là nó không đúng với mục đích cái trả lời phỏng vấn của tôi.
"Tôi nói là số lượng rất nhỏ người Việt Nam còn lại trong cộng đồng gần bốn triệu rưỡi người Việt Nam ở nước ngoài trong đó ở Hoa Kỳ, số người còn có tư tưởng hận thù, tôi không muốn nói đến hai chữ hận thù, tôi muốn dùng những từ nhẹ hơn để bà con cô bác, những người trong số này người ta cảm thấy chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hắt hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên...uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà Đảng và Nhà nước Việt Nam không quên họ..."

'Kiếm thêm vài ba chục đô la'