Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Đã có 2 người VN chết sau khi ăn bắp cải TQ

Báo chí trong nước không dám đăng rõ là bắp cải tàu+ ,phải sửa lại là bắp cải trái mùa

Sau khi ăn bắp cải nấu với mỳ tôm, anh N.T.H bị tử vong còn ông Trần H. V phải đi tẩy ruột và đã mất hôm 5/8.


Ăn bắp cải nấu mỳ tôm, 2 người tử vong


Cuối tháng 7 vừa qua, khi vợ đi vắng, anh N.T.H (39 tuổi, Hà Nội) thấy có bắp cải sẵn trong tủ lạnh liền lấy ra nấu với mỳ tôm để ăn. Sau khi ăn, anh H có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó thở. Gia đình cho anh H. đi cấp cứu. Anh H. được truyền nước nhưng về nhà vẫn bị sốt. Hai ngày sau bí tiểu nghi bị suy thận. Trước đó, gan của anh vốn đã yếu. Vào thời điểm ăn bắp cải, anh H. đang phải dùng kháng sinh do vị viêm đường hô hấp. Chỉ vài ngày sau, anh H. bị ức chế thần kinh, không nói được gì, lịm dần và tử vong.

Dù bác sĩ không có kết luận chính thức về việc anh H. mất do ăn bắp cải, tuy nhiên, theo gia đình anh H. có thể do anh ăn bắp cải chứa thuốc bảo vệ thực vật hay chất độc gì đó, kết hợp với thuốc kháng sinh anh đang dùng nên gây ra tử vong cho anh. Cũng trong thời gian cuối tháng 7, ông V. (hơn 60 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cũng ăn bắp cải nấu với mỳ tôm. Sau đó, ông V. phải đi tẩy ruột. Ngày 5/8, ông V. đã tử vong. Hiện không phải mùa bắp cải ở miền Bắc, nhưng khi ra chợ, người tiêu dùng vẫn mua được bắp cải.

Bắp cải Trung Quốc tròn, lá bắp cải xoăn.
Theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ như Cống Vị, Thái Thịnh (Hà Nội) ở hầu hết các hàng rau đều có mặt rau bắp cải. Bắp cải tròn, lá xanh, xoăn có giá từ 9 - 11 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên thắc mắc, mùa này làm gì có bắp cải, chị Toán, bán hàng tại chợ Thái Thịnh nói: "Bắp cải này nhập từ Đà Lạt về, yên tâm mà ăn".

Còn ông Phùng Bá, người chở thịt lợn từ Đan Phượng ra Hà Nội bán. Ông thường xuyên đi qua chợ đầu mối rau quả Dịch Vọng (Cầu Giấy). Ông Bá bảo: "Làm gì có bắp cải Đà Lạt ở chợ cóc, toàn từ Trung Quốc đánh sang thôi. Trên bao ni lông bọc rau cải bắp tôi thấy toàn chữ Trung Quốc". Nhiều bà nội chợ, thỉnh thoảng muốn đổi món nên vẫn mua bắp cải về ăn, thậm chí mua về để muối xổi. Bà Nhàn (Văn Cao, Hà Nội) chia sẻ: Tuần này, tôi cũng vừa ăn rau bắp cải.


Giờ không phải mùa nên ăn không ngon, cứ thấy ngai ngái. Tốt nhất là không nên ăn. Còn chị Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị vừa mua bắp cải ở siêu thị Metro với giá 14 ngàn đồng/kg. Chị rất cẩn thận khi mua các loại rau. Vì vậy, chị vào siêu thị mua cho an tâm, dù giá cả có đắt hơn so với ở chợ. Bắp cải ẩn chứa nhiều nguy cơ


Bắp cải miền Bắc thường dẹt, lá mỏng
Theo ông Nguyễn Quốc An, chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, mùa của bắp cải rộ nhất vào tháng 10 đến tháng 12, thậm chí tháng 1 dương lịch. Cụ thể, vụ Đông Xuân gieo sớm vào tháng 10 - 11 sẽ thu hoạch vào tháng 1. Thời điểm này, giá bán cao nhưng năng suất thấp. Gieo chính vụ vào tháng 11 - 12 sẽ thu hoạch vào tháng 2. Vào thời gian này, cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh. Gieo muộn vào tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 vì trời không mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.
Có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý nên có khuẩn E.coli. Nhưng dù nhiễm khuẩn này, nếu đun chín rau, thì vi khuẩn này bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn. Nghi tử vong sau khi ăn bắp cải trái mùa Ông Nguyễn Quốc An
Nếu trồng trái vụ vào tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn. Vì vậy, nông dân phải dùng nhiều thuốc trừ bệnh, rất không an toàn cho người sử dụng. Ông An nói: "Đang là mùa hè, ở Hà Nội mà có bắp cải thì dứt khoát phải được đưa về từ vùng lạnh. Có thể là Đà Lạt hoặc Trung Quốc". Đưa từ Trung Quốc vào mà không được cơ quan chức năng kiểm soát thì khó lường được nguy cơ.

Phân tích về khả năng bị nhiễm khuẩn E.coli, ông An cho rằng, có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý. Nhưng dù nhiễm khuẩn E.coli, nếu đun chín rau, vi khuẩn bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn.


Về việc ăn bắp cải có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, ông An cho rằng: Nếu nông dân phun thuốc nội hấp trong danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép và tuân thủ đúng thời gian cách ly thì người tiêu dùng ăn cũng không sao. Nếu thời gian cách ly không đúng, cũng chưa thể gây ra tử vong ngay. Mà tùy từng loại thuốc, tùy thời gian cách ly, thuốc sẽ gây ngộ độc lâu dài, tích trong lũy trong cơ thể và gây bệnh, có thể là ung thư.


Chị Cao Thu Hương công tác tại một công ty thuốc thú ý còn cho biết: "Tôi nghe nói người ta còn phun thuốc diệt chuột vào bắp cải, vì chuột ăn rau này nhiều". Khi hỏi ông An về vấn đề này, ông nói: "Tôi chưa thấy nông dân phun thuốc diệt chuột vào bắp cải. Tuy nhiên, thực tế thì chuột đồng khi đói sẽ ăn cả rau quả. Vì vậy, có khả năng việc trên là sự thật. Nhưng nếu thế thì rất nguy hiểm vì thuốc chuột có thể gây chết người ngay".


Về việc bắp cải Trung Quốc được bán tại các chợ, chuyên gia này cho rằng: Trước đây đã có thông tin cải thảo Trung Quốc phun formal để bảo quản. Giờ nếu họ có dùng thêm chất gì cũng rất khó kiểm soát. Có thể những cái chết thương tâm trên là lời cảnh tỉnh cho các bà nội trợ khi có thói quen ăn bắp cải nói riêng và rau củ quả trái vụ nói chung.


Bởi khi trồng trái vụ, nông dân phải phun nhiều chất bảo quản. Chưa kể nếu bắp cải từ Trung Quốc vào Việt Nam, thời gian vận chuyển dài nên cần được bảo quản khỏi vi trùng, nấm nhằm chống thối. Kết luận lại, ông Nguyễn Quốc An tư vấn nên ăn bắp cải chính vụ sẽ an toàn và mua rau ở những cửa hàng, hợp tác xã uy tín.

Ngộ độc bắp cải Trung Quốc muối Một vụ ngộ độc thực phẩm lớn bùng phát ở Hokkaido, Nhật Bản làm 103 người cùng một triệu chứng nôn, tiêu chảy sau khi ăn bắp cải muối Trung Quốc sản xuất vào cuối tháng bảy bởi một công ty ở Sapporo. Vụ ngộ độc này khiến sáu phụ nữ đã chết ở Sapporo và Ebetsu. Trong đó có 1 bé gái 4 tuổi sau khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do đã ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E. Coli.

Từ
Yahoo Tin Tức
http://www.quehuongngaymai.com/ 

Có nên du lịch qua xứ tàu+ không?




Nếu chúng tôi có bán chuyến land tour đi chơi 4 thành phố Thượng Hải, Vô Tích, Hàng Châu và Tô Châu 7 ngày 5 đêm với giá tour là $175 hoặc là chuyến land tour 9 ngày 7 đêm đi năm thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu với giá là $205 (dĩ nhiên cả hai chuyến này đều phải cộng thêm vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Trung Cộng).



Công nhân quét nước mưa trước quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.

Giá land tour như thế này và chúng tôi còn có thể bớt thêm 10% cho khách hàng. Giá tour rẻ quá cho một chuyến đi chơi Trung Cộng phải không thưa quí vị! Nhưng nếu quí vị gọi cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ không ngần ngại giới thiệu đến quí vị nhiều chuyến du lịch tốt hơn là đi Trung Cộng ở ngay thời điểm bây giờ.




Chưa có một đất nước nào lại lại có những tour du lịch rẻ như Trung Cộng đang quảng cáo như vậy. Dĩ nhiên ai cũng có câu hỏi trong đầu, bán rẻ như thế họ làm sao sống được! Ấy thế mà họ sống, còn sống mạnh nữa là đằng khác. Bởi vì sau chuyến du lịch đó, người bị “suy yếu” không phải là họ mà là chính bạn. Họ đã thành công khi khách hàng chỉ vì tham rẻ mà tham dự chuyến du lịch của họ. Ðiều kiện duy nhất của chương trình du lịch là họ đưa du khách đi mua sắm chứ không nhằm mục đích đi thăm danh lam thắng cảnh nên bạn sẽ được đi mua “ngọc trai” ở Vô Tích (Wuxi), mua “lụa” ở Tô Châu, mua “trà Long Tỉnh” ở Hàng Châu, mua “đá quí” “cẩm thạch” ở Thượng Hải hay mua “thuốc Ðông Y” và thăm nơi làm và bán “ngọc” ở Bắc Kinh.




Những món hàng đó luôn được quảng cáo là đẹp, tốt, sang trọng, và là “đồ thật” nên giá cả ở các cửa hiệu quốc doanh này lúc nào cũng được theo bảng giá bay bổng trên mây. Người Hoa nắm được cái ý thích của khách hàng nên họ được huấn luyện nói năng như vẹt mà không hề ngượng miệng, họ sẵn sàng nói láo, nói hạ giá và níu kéo du khách để bán cho bằng được. Chỉ có một điều mà nếu tinh ý thì người ta sẽ thấy khách nội địa Trung Cộng chẳng thấy ai mua những món hàng “made in China” này cả vì cái giá trời ơi đất hỡi mà các cửa hàng quốc doanh bán lừa du khách ngoại quốc. Tôi đã từng chứng kiến cảnh họ bán năm cái vòng ngọc đeo tay (có cùng một giá trên quầy hàng) theo 5 cái giá khác nhau, khác biệt nhau đến hơn $300. Người mua cuối cùng là được rẻ nhất, nhưng không có nghĩa là không mua hớ. Tôi vẫn cho rằng không có du khách nào là không mua hớ cả, chỉ có mua hớ nhiều hay ít mà thôi. Ði Trung Cộng mà không mua hớ là chưa phải đi Trung Cộng.




Còn nói đến các tiệm thuốc Ðông Y của Trung Cộng thì hay tuyệt, thuốc trị bá bệnh. Chỉ cần bạn ghé vào các cửa hàng quốc doanh bán thuốc Ðông Y, nhìn cách họ xây cất và trang trí tiệm thuốc thì người ta nhận biết là họ làm việc rất có lớp lang để moi tiền du khách. Trước tiên, bạn được họ mời khám bệnh “miễn phí,” ông thầy thuốc Ðông Y tốn chừng 10 phút bắt mạch, nói chuyện đoán mò như thầy bói với bạn. Trước khi đứng lên, ông sẽ viết cho bạn toa thuốc và nói bạn nên dùng trong bao lâu như ba tháng, sáu tháng hay một năm. Nhưng khi đem toa thuốc ra quầy bán thuốc thì du khách mới bật ngửa ra vì giá cả quá đắt. “Năm bảy căn bệnh khác nhau” do các ông thầy Ðông Y này chẩn bệnh đều được kê toa dùng chung một toa thuốc. Bệnh nào cũng chỉ cần uống thế thôi, nhưng phải uống ít nhất sáu tháng mới thấy hiệu nghiệm. Còn đắt quá thì thầy thuốc nói bạn nên mua thử uống ba tháng, hết thì lại gửi email order, họ sẽ gửi đến nhà cho bạn. Thế mới thấy cái siêu việt của các ông thầy Ðông Y quốc doanh Trung Cộng. Các ông đi chữa bệnh cho người khác mà sao nhìn các ông cũng không được khỏe lắm.




Mua ngọc, mua trà, mua thuốc, chẩn bệnh, bán thuốc Ðông Y hay mua bất cứ món hàng nào ở Trung Cộng thì du khách nên nhớ rằng bạn đang mua những món hàng “made in China.” Không phải vô cớ mà những món hàng giống như trên lại tốt hơn nếu mua ở Ðài Loan hay Singapore vì các cửa hàng ở các nơi đây không nằm trong hệ thống quốc doanh như bên Trung Cộng.


Người dân Ðài Loan, Hongkong, Singapore họ đã có một nền giáo dục cao hơn rất nhiều so với người dân Trung Cộng. Trung Cộng không phải là Trung Quốc mà chính người dân Ðài Loan mới xứng đáng được gọi là Trung Quốc vì sự văn minh của con người và xã hội. Hơn nữa danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Ðài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Ðến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung Cộng. (Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.)




Có nhiều khách hàng hỏi tôi khi nào tôi tổ chức lại tour du lịch Trung Cộng, tôi thường hay trả lời lần lữa vì vẫn mong muốn có sự đổi thay của Trung Cộng với người dân của các nước láng giềng chung quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng thời gian trôi qua và sự kiêu căng của Trung Cộng chỉ tăng lên và không hề giảm đi sự ngạo mạn đó. Hơn thế nữa những sự giả dối, thiếu phẩm chất trong các sản phẩm làm từ Trung Cộng cũng là một chuyện mà tôi cho là cần thời gian để suy nghĩ về tour du lịch Trung Cộng. Tôi không muốn khách hàng của chúng tôi bị lừa phỉnh và gạt gẫm bởi cái vô trách nhiệm và không có phẩm chất của các con buôn Trung Cộng.


Hơn nữa, một tour đi Trung Cộng như hiện nay thì phẩm chất của một tour du lịch cũng giảm nhiều với sự đắt đỏ leo thang. Khách ngoại quốc đến ít hơn ngày trước, vì thế một tour du lịch Trung Cộng hiện tại thì người ta thường hay cho người dân nội địa tham dự tour chung với người nước ngoài. Ðây là một điều gây bực bội rất nhiều cho du khách nước ngoài vì hai nền văn hóa khác nhau. Bạn có muốn thử và tìm hiểu xem nền “văn hóa Trung Cộng” tốt như thế nào thì cũng rất nên đi Trung Cộng một chuyến cho biết nếp “lịch sự Trung Cộng.” Khạc nhổ trước mặt người khác, đàn bà đàn ông lúc nào nói chuyện cũng như đánh nhau đến nơi, bệnh “tiểu đường” thì nhan nhản khắp ngõ ngách, họ không có khái niệm xếp hàng theo thứ tự nên chen lấn thoải mái, hàng nhái hàng giả mạo thì bán công khai từ ngoài ngõ đến cả trong khách sạn năm sao. Lái xe là một thứ tự do tuyệt đối tại xứ này, ai lái sao cũng được. Tranh nhau giành đường là chuyện bình thường hàng ngày của phương tiện giao thông.




Nhưng nếu du khách là một người không quan tâm đến những vấn đề như trên thì chuyện đi du lịch Trung Cộng vẫn có thể tạm chấp nhận cho một chuyến du lịch theo ý thích của mình.


Không ai chối cãi được rằng Trung Hoa lục địa có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đáng xem, đáng du ngoạn. Ngày nay, các nơi chốn lịch sử và văn hóa cũng đã bị “phục chế” rất nhiều, nhiều vật cổ mới được làm xong ngày hôm qua (antique yesterday) đem trưng bày và tour guide luôn nói là vật cổ vài trăm năm, nhưng du khách Việt Nam thường hay dễ tính vì khách người Việt cũng chỉ cần biết qua loa nơi chốn đó, nơi đã có những câu chuyện lịch sử văn hóa xảy ra. Nhưng chắc chắn một điều đất nước đó không phải là nơi xứng đáng để làm tour du lịch, mua sắm vì sự không lương thiện của con người và của hệ thống quốc doanh Trung Cộng.


Nhưng một lý do chính đáng hơn để chúng tôi bất hợp tác với các tour du lịch Trung Cộng là vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Trung Cộng càng ngày càng tỏ rõ ra cái bộ mặt đại hán của họ. Sự kiêu căng ngạo mạn của Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian vài năm nay đang là một vết thương đau cho những ai còn con tim và lương tri dành cho hai chữ Việt Nam (không dành cho Việt gian tay sai cho Tàu Cộng). Tại sao chúng ta lại phải đi du lịch và làm giàu cho những kẻ đang gậm nhấm đất nước của con cháu chúng ta sau này?




Có nhiều cách thể hiện sự chống đối tinh thần bá quyền Trung Cộng như biểu tình chống họ, như bất hợp tác và không mua hàng hóa “made in China.”

Biểu tình là một thái độ chính trị thực dụng để Trung Cộng thấy rõ được sự bộc lộ giận dữ của dân tộc Việt Nam. Tôi ngưỡng mộ những người đã can đảm bầy tỏ thái độ như vậy. Bất hợp tác và không mua hàng hóa Trung Cộng thì tôi cho rằng đó không phải là một thái độ chính trị thực dụng mà đó chỉ là một thái độ tự trọng và sống tôn kính với tổ tiên Việt Nam mình, những người đã xả thân bảo vệ dòng giống Việt Nam từ ngàn năm qua để chúng ta còn hiện hữu đến hôm nay.

Trung Cộng chắc cũng quan ngại đến điều này vì có rất nhiều món hàng (bán khắp thế giới) không còn dám đề “made in China” nữa, họ tránh chữ China mà viết là “made in PRC” (made in People's Republic of China) hay họ không đề gì cả. Mỗi lần mua một món quà kỷ niệm nào đó, khi không thấy nhãn hiệu làm ở đâu, tôi thường hay hỏi người bán: món hàng này có phải “made in China” không? Thường thì người bán trả lời là không biết hay họ im lặng, thế là tôi hiểu ngay món hàng làm từ đâu.


Tôi không đến Trung Cộng khi tinh thần đại hán vẫn còn nằm trong đầu óc của những người lãnh đạo hiếu chiến kiêu căng tự ti hợm hĩnh tưởng rằng có thể khắc phục được người Việt phương Nam. Thế giới đã thay đổi, chủ nghĩa cộng sản đã chết hơn 20 năm nay nhưng để lại cho người dân Trung Hoa cả một kho tàng văn hóa ô nhiễm cộng sản: bẩn thỉu và vô văn minh. Văn minh không phải tự dưng trên trời rơi xuống mà là bao gồm cả một nền dân trí giáo dục và trình độ xã hội. Trung Cộng cần 20 năm nữa khi mà thế hệ kiêu căng ngạo mạn không còn nữa thì may ra mới tiến lên bậc thềm đầu tiên của hai chữ Trung Quốc.


Trung Cộng là chiếc xe “made in China,” Việt Nam là cái đòn bẩy. Chỉ cần một cái thế đúng, đòn bẩy có thể làm chiếc xe lật nhào.

Danh tướng Lý Thường Kiệt của Ðại Việt đã từng chứng minh như thế. Trung Cộng không tin thì cứ xem lại lịch sử sẽ rõ.



Trần Nguyên Thắng


Trích trong baomai.blogspot 


http://www.quehuongngaymai.com/forums 

VN - Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21

Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21

2012-08-23
Trong số khoảng 150 công nhân VN bị cưỡng bức lao động trong điều kiện chẳng khác nô lệ tại công ty Victoria của ông Nguyễn Văn Lập ở vùng ngoại thành thủ đô Mascơva của Nga, một thiểu số may mắn đã trở lại VN mới đây. Thanh Quang tìm hiểu về “kẻ ở, người đi” này.
Source phapluattp.vn
Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi.
Người Việt khai thác người Việt như nô lệ
Trong thiểu số nạn nhân vừa thoát cảnh nô lệ mới ở xưởng may Victoria có chị Trần Thị Nga, khi chị đã đoàn tụ với người thân tại tỉnh Phú Thọ cách nay khoảng 10 ngày. Chị Nga trước hết quan tâm đến những nạn nhân đồng nghiệp chưa thoát khỏi tình cảnh ấy:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về. Thứ hai nữa là ăn uống, sinh hoạt quá vất vả nên anh chị em muốn về nước.
Trong khi đó, chị Bùi Thị Mịa – cũng nạn nhân của công ty Victoria vừa được trở về cùng với gia đình tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - hiện đang trong tình trạng sức khoẻ mà chồng chị, anh Lương Văn Định, mô tả là sa sút tới “60-70%”, đang điều trị trong bệnh viện. Theo anh Định thì tình trạng chẳng khác nào nô lệ phát xuất từ xưởng Victoria ấy đã đưa gia đình anh vào cảnh khốn cùng, giữa lúc bố mẹ già yếu và 2 con còn nhỏ, khiến trong nỗi mà anh mô tả là “vui mừng, phấn khởi” khi được gặp lại người vợ vừa thoát nạn lại chất chứa “nỗi buồn và bất hạnh”. Anh Định nhớ lại ngày ra đón vợ tại phi trường:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về
chị Trần Thị Nga
Ngày vợ tôi về thì tất cả có 5 công nhân, nói chung, tôi nhìn mà không cầm lòng được. Tại vì vợ nhìn không ra hồn nữa, thấy ủ rũ và thiếu sự sống. 5 người về hôm ấy thì tôi có nói chuyện với họ được chừng từ 5 tới 10 phút thôi. Họ nói là họ may mắn quá, nhờ có tổ chức xã hội - Liên minh bài trừ tệ nạn xã hội CAMSA đấy. Thứ hai là họ nhờ gia đình cũng có kinh tế, cho nên một người phải mất 35 triệu đồng, một người thì mất 25 triệu, còn một người nữa thì phải mất đâu bốn mươi mấy triệu thì mới được về. Còn trường hợp vợ tôi thì nhờ một cuộc phỏng vấn hôm ấy trên đài, cả thế giới biết rồi, cho nên vợ tôi không mất một lệ phí nào. Đấy là điều may mắn. Chứ ở bên đó thêm một thời gian nữa thì vợ tôi chắc cũng chết mất xác, không về được đâu.
Anh Lương Văn Định kể lại hoàn cảnh chị Bùi Thị Mịa rời khỏi công ty Victoria:
Lối ra ngoài duy nhất của NLĐ là khung cửa sắt có hai lần khóa. Ảnh: NLĐ cung cấp
Lối ra ngoài duy nhất của người lao động là khung cửa sắt có hai lần khóa. Ảnh: NLĐ cung cấp
Hôm đó vợ tôi điện cho tôi, cho biết ông Nguyễn Văn Lập (chủ công ty Victoria) bảo cho vợ tôi về, nhưng bắt tôi phải chạy 35 triệu đồng để vợ tôi được về sớm. Tôi đáp rằng với tình cảnh vợ chồng chúng tôi hiện giờ thì chỉ có bán tôi, tôi chỉ có chết, thì may ra mới có được 35 triệu, chứ tôi không thể chạy nỗi số tiền ấy. Thôi thì hãy chờ cộng đồng thế giới can thiệp. Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương. Nhưng buổi tối hôm sau, vợ tôi bỗng điện cho biết được về rồi.
Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương
Anh Lương Văn Định
Còn hoàn cảnh được đoàn tụ với người thân của chị Trần Thị Nga ra sao ? Chị Nga kể lại:
Hôm ấy, tự nhiên thấy ông chủ gọi tôi, hỏi “muốn về à”. Tôi đáp là “vâng, tôi xin về từ lâu rồi nhưng chẳng được ”. Thế ông chủ bảo một vài hôm nữa sẽ cho tôi về. Hôm đó tôi thấy công an đến. Xưởng bắt chúng tôi chạy dồn lên tầng trên, đóng cửa lại nhốt chúng tôi trên đó. Công an đến với xưởng như thế nào thì tôi không thể biết được. Chúng tôi ở trên đó được một lúc thì thấy anh quản lý điện lên, hỏi là bọn tôi muốn về nước à ? Nếu vậy thì đợi vài hôm nữa ông Lập (chủ nhân Victoria) sẽ thu xếp cho về. Thế là cách đó có một ngày, chúng tôi được cho đi làm visa rồi cho về thôi. Còn công an đến xưởng để làm gì thì tôi không rõ. Về vé máy bay, chúng tôi cũng có người có thì đủ tiền vé máy bay rồi, còn những người nào thiếu thì chủ cũng bù vào một ít.
Trở về trắng tay
Khi được hỏi về thời điểm khi rời khỏi xưởng Victoria, các nạn nhân có được khoản đền bù gì không, chị Trần Thị Nga cho biết:
Hôm ấy về nước, chúng tôi có 5 người, trong đó có người đi lao động ở xưởng Victoria được 2 năm rồi, có người như tôi làm được 1 năm 5 tháng. Nhưng khi về, chúng tôi không được đền bù gì cả. Lúc sang bên ấy thì chủ bắt chúng tôi phải trả 40 triệu đồng – tức 2 nghìn đô – cho tiền vé đi; còn tiền vé về thêm một nghìn đô nữa. Chứ còn chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
Chị Bùi Thị Mịa cũng lâm cảnh “trắng tay” sau 16 tháng tại xưởng may Victoria, nơi mà anh Lương Văn Định cáo giác chủ nhân tìm cách bắt vợ anh “làm nô lệ” suốt đời, khi đồng lương hàng tháng không có, ăn uống thì khổ sở nhục nhã – nguyên văn lời anh, “không bằng con chó ở VN”. Anh Định mong mõi:
chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
chị Trần Thị Nga
Chúng tôi là người bị lừa, bị hại. Cho nên tôi mong sao cộng đồng quốc tế cùng tất cả bạn bè tham gia và giúp đỡ .
Chị Trần Thị Nga nhân tiện kêu gọi mọi người vì hoàn cảnh khó khăn phải lao động nước ngoài hãy hết sức cảnh giác:
Mọi người cũng phải nên cảnh giác hơn, phải biết rõ nguồn gốc công việc cùng mọi thứ liên hệ để khỏi phải như chúng tôi đi sang bên ấy làm một thời gian quá vất vã mà lương thì không có để mang về phục vụ bản thân và gia đình. Cho nên tôi mong tất cả mọi người trước khi ra nước ngoài cần phải tìm hiểu rõ ràng hơn để không phải như chúng tôi là mang nỗi buồn về cho gia đình.
Trong khi những nạn nhân như chị Nga, chị Mịa cùng một vài người nữa rời khỏi cảnh nô lệ mới ở xưởng Victoria mà có tin đã đổi tên để chạy tội, thì hiện còn gần 110 người tiếp tục bị tình trạng bóc lột thậm tệ này, trong số đó có 2 người con của ông Nguyễn Văn Nhân ở Phú Thọ, như ông cho biết:
Hai con tôi đi bên đó được gần 2 năm rồi mà nói chung, xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Thực tế cho đến bây giờ các cháu lao động rất vất vã, nhưng mà lương thì không có, ăn uống thì quá nghèo nàn, vất vã, thời gian làm việc quá tải gần 20 tiếng/một ngày. Gia đình chúng tôi mới biết tin này vì các cháu sợ bố mẹ bên nhà lo nghĩ quá rồi lâm bệnh. Nhưng vừa rồi các cháu không thể chịu nỗi, phải trốn ra ngoài, đục tường để trốn, tất cả gồm khoảng 10 anh chị em. Nhưng sau khi ra khỏi xưởng thì bị phát hiện, bắt quay lại và bị đánh đập.
Và ông Nguyễn Văn Nhân tha thiết cầu mong các tổ chức xã hội, kể cả trong nước cũng như quốc tế, giúp giải cứu cho 2 con của ông sớm được đoàn tụ với gia đình và bình phục sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần, nhất là mong muốn các cháu không bị chủ nhân Nguyễn Văn Lập hành hạ thêm nữa.

http://www.rfa.org/vietnamese

Việt Nam thua thiệt khi buôn bán với Tàu+

Việt Nam thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc

2012-08-23
Tình trạng Việt Nam thua thiệt khi giao thương hay để nhiều dự án thầu rơi vào tay Trung Quốc ngày một tăng trong những năm gần đây, vì sao thực tế này vẫn diễn ra và xu hướng càng tăng mạnh.
AFP photo
Xe hơi Trung Quốc lắp ráp trong nước được trưng bày tại một cuộc triển lãm thương mại tại Hà Nội

Năng lực cạnh tranh

Nhìn vào những con số xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hơn 1 thập kỷ qua, có thể thấy rõ sự thua thiệt của Việt Nam liên tục tăng, với sự thâm hụt không ngừng nới rộng, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đến mức báo động.
Nếu năm 2009 là hơn 11 tỷ đô la thì con số này của năm ngoái là gần 14 tỷ đô la. Chỉ trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam lại tiếp tục thâm hụt hơn 8 tỷ đô la nữa. Sự bất cân đối đó được giới chuyên gia đánh giá là nghiêm trọng, khó chấp nhận và là nguyên nhân gây bất ổn cho điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Nếu xem tổng thể hàng xuất nhập khẩu thời gian qua có thể thấy Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc các mặt hàng nguyên nhiên liệu như than, cao su, gỗ và một số thực phẩm: rau củ quả và ngược lại nhập chủ yếu là máy móc, sắt thép, hoá chất…
Trước hết, tìm hiểu về nguyên nhân vì sao Trung Quốc vẫn nắm thế “thượng phong” khi làm ăn với Việt Nam, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế Việt Nam cho chúng tôi biết:
Thực tế là năng lực cạnh tranh của Trung Quốc trên một loạt lĩnh vực là hơn Việt Nam, các sản phẩm cùng chủng loại thường phong phú hơn về mẫu mã và có sự thay đổi rất thường xuyên. Hơn nữa, họ có thể sản xuất với giá thành rất thấp do họ có lợi thế quy mô sản xuất, cũng như khả năng sản xuất tất cả các nguyên nhiên phụ liệu cần thiết và tổ chức sản xuất có hiệu quả cao.
Một mặt khác nữa Việt Nam cũng thường bị thua thiệt vì Trung Quốc họ có tiềm lực mạnh về mặt tài chính nên họ luôn luôn có những công cụ để hỗ trợ giá cho những nhà sản xuất và những người bán hàng sang Việt Nam. Còn Việt Nam thì không có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ vì Việt Nam là nước vẫn còn nghèo, nguồn lực có hạn và Chính phủ Việt Nam cũng chủ trương đối với hầu hết các sản phẩm là để tự do cạnh tranh. Thứ ba, người Trung Quốc làm ăn khôn ngoan hơn người Việt Nam nhiều, khi vào Việt Nam làm việc họ có nhiều thủ thuật để vượt qua hàng rào của Việt Nam.
Theo cách giải thích của bà Phạm Chi Lan, những thủ đoạn mà phía Trung Quốc thường nhắm tới là vào sự thật thà, cả tin của người nông dân Việt Nam, bà dẫn chứng hàng loạt những thí dụ từ chuyện nuôi ốc bươu vàng, mua móng trâu, cho đến mua rễ cây hồi hay mới đây nhất là chuyện khoai lang tím…mục đích thu mua để phá hoại nền sản xuất và triệt tận gốc những tiềm lực và thế mạnh một số ngành nghề của Việt Nam.
Sâu xa hơn nữa là những hành vi động chạm đến an ninh Việt Nam như nuôi cá bè hay tôm hùm tại ngay vùng vịnh cảng Cam Ranh, vùng biển Bình Thuận hay mua đất nông nghiệp với quy mô lớn ở phía Nam. Có thể thấy rõ đó không chỉ là những sinh kế hay mặt kinh tế đơn thuần mà tầm hoạt động đó động đã vi phạm đến an ninh quốc gia và làm phức tạp hơn mối quan hệ giữa hai nước.

Nhiều thủ đoạn

Do-choi-tre-em-250.jpg
Một cửa hàng ở Hà Nội bán toàn đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc. RFA photo
Tuy thế, những thua thiệt trong việc làm ăn với Trung Quốc còn thấy rõ hơn qua những dự án đấu thầu xây dựng một số dự án trọng điểm, cụ thể nhất là những dự án dạng chìa khóa trao tay (EPC). Với các dự án thầu EPC, Trung Quốc cũng nắm gần trọn những dự án trọng yếu như điện năng, dầu khí, khai khoáng, luyện kim với các dự án lên hàng tỉ đô la. Phân tích tiếp về những bất lợi của các dự án do Chính phủ Việt Nam tổ chức đấu thầu mà Trung Quốc lại thường là người trúng thầu, bà Phạm Chi Lan tỏ rõ sự âu lo:
Hầu hết các dự án Việt Nam đưa ra đấu thầu thường rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, như báo chí đã đưa, trong các công trình lớn thì phải đến 90% là rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, gây ra rất nhiều hệ lụy, trước hết, nó tước đoạt đi những cơ hội của các công ty Việt Nam, tranh việc làm của các công ty Việt Nam.
Thường họ bỏ thầu với giá thấp để thắng thầu, nhưng khi họ thắng thầu rồi họ tìm cách trì hoãn và đội giá lên, nhiều công trình khi chào ban đầu thì thấp hơn nhưng trên thực tế khi thực hiện thì cao vọt hơn hẳn, cao hơn cả những nhà thầu của các nước phương Tây có công nghệ, thiết bị hiện đại hơn.
Hơn nữa, họ thường làm kéo dài tiến độ, càng kéo dài, càng gây tổn thất cho Việt Nam về nhiều mặt, làm cho Việt Nam mất đơn mất kép. Sau khi công trình đã hoàn thành rồi Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào họ như bảo dưỡng, vật liệu thay thế.
Không dừng lại ở những gì bà Phạm Chi Lan nhận xét, giới phân tích tại Việt Nam còn cho thấy sự lệ thuộc vào công nghệ hay kỹ thuật của Việt Nam đối với các dự án sau khi Trung Quốc hoàn tất. Điều này cũng lý giải vì sao Việt Nam phải nhập khẩu một lượng máy móc, thiết bị có giá trị rất lớn lên đến nhiều tỷ đô la cho mỗi công trình. Chưa kể Trung Quốc đưa cả những lao động tay chân sang tiến hành các dự án xây dựng, thành lập những con phố toàn người Trung Quốc gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Theo kế hoạch, từ giờ cho đến năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư 117 tỷ đô la cho các công trình hạ tầng cơ sở, câu hỏi mà nhiều người quan tâm là bao nhiêu trong số tiền này sẽ lại tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc, vai trò của các nhà lập chính sách Việt Nam nằm ở đâu vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ:
Đã có những tiếng nói phản biện, những cảnh báo của những người nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau nhưng nhiều khi cũng không được các cơ quan quyết định xem xét một cách đầy đủ và trong nhiều trường hợp vẫn để rơi vào tay người Trung Quốc.
Mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ có giải pháp hạn chế máy móc công nghệ lạc hậu do Trung Quốc thải loại từ hơn 1,800 nhà máy ở nước này. Hay cũng ngay từ năm 2007, Bộ Công thương đã có đề án phát triển thương mại với Trung Quốc, nhưng tính cho đến giờ các biện pháp đó vẫn kém hiệu quả, không nhất quán.
Vẫn biết những thua thiệt khi làm ăn với Trung Quốc là khó tránh khỏi vì bản thân họ có nhiều mánh khóe, biết sử dụng chiêu trò, nhưng “tiên trách kỷ hậu trách nhân” việc phải đánh giá và nghiên cứu lại toàn diện hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là điều cần phải làm.

http://www.rfa.org/vietnamese 

Cách thả cửa mới của csVN cho tàu+ tràn vào VN .

Xe khách, xe tải của Trung Quốc được chạy thẳng tới Hải Phòng

Theo nguồn tin từ Hà Nội Mới online cho biết Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận cho xe khách và xe tải được lưu hành sâu trong lãnh thổ của hai nước.
Source Tổng Cục Đường Bộ VN
Sau lễ thông xe chiếc xe đầu tiên vượt qua biên giới ở Cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn
Nghe bản tin 9:00 tối ngày 23-08-2012
Tải xuống - download

Theo tinh thần của nghị định mới này thì xe khách của Trung Qúôc có quyền chạy thẳng tới Hải Phòng và ngược lại xe khách quốc tịch Việt Nam sẽ chạy tới Thẩm Quyến của Trung Quốc.
Đoạn đường dài 1.300 cây số này đã được hai phía ký kết vào ngày hôm qua cho phép các loại xe tải và xe khách của hai bên vận chuyển trên tuyến đường nối liền hai vùng kinh tế gồm hai tỉnh Vân Nam, khu tự trị Choang thuộc tỉnh Quảng tây của Truing Quốc. Trong khi đó phía Việt Nam mở ra sáu tỉnh bao gồm cả Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hả Nội và Hải Phòng.
Số giấy phép cấp cho các loại xe vận tải và hành khách tối đa là 15 ngàn giấy phép. Hai bên khẳng định hiệp định này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác hai nước đồng thời tăng thêm tăng cường sự phát triển kinh tế.

Mùa Trung Thu và Bánh Trung Thu made in tàu+

Hảy "Tẩy Chay"
 bánh Trung Thu của tàu+ 
trong mùa Trung Thu sắp tới



***+++++++++++++***

Bánh trung thu Trung Quốc “lao đao” do bị các nước “tẩy chay”
VIT - Tết Trung Thu sắp đến, bánh trung thu hầu như đã có mặt ở tất cả các thị trường với quy mô lớn. Tuy nhiên, mới đây, từ dự đoán tình hình thị trường mà Trung Quốc công bố cho biết, tình hình xuất khẩu bánh trung thu Trung Quốc đang rất nghiêm trọng, nguyên nhân là do nhiều quốc gia đã cấm nhập khẩu bánh trung thu Trung Quốc.



Thông tin nhiều quốc gia hạn chế hoặc cấm nhập khẩu bánh trung thu Trung Quốc như một lời cảnh báo cho những quốc gia láng giềng. Nó cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các nhà sản xuất bánh trung thu Trung Quốc.

Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của một số quốc gia tương đối nghiêm khắc, yêu cầu cụ thể của các nước cũng không giống nhau. Hiện tại các quốc gia như Canada, Úc, New Zealand đang hạn chế và cấm nhập khẩu bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc do những loại bánh của Trung Quốc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm của các nước nói trên

Những quy tắc mới, tiêu chuẩn mới của các nước đã trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu và tiêu thụ của các nhà máy có liên quan, nhưng mặt khác cũng đã buộc các nhà máy này của Trung Quốc thay đổi quan niệm và phương thức kinh doanh để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Trong tình trạng các nước hạn chế nhập khẩu bánh trung thu của Trung Quốc, các nhà sản xuất bánh phải chú trọng vào chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân khiến cho bánh trung thu của Trung Quốc chưa đạt chất lượng là do phương pháp chế tạo và công nghệ bảo quản còn lạc hậu. Ngoài khó khăn cho việc bảo quản bánh, bánh dễ bị hỏng, biến chất, bản thân bánh trung thu Trung Quốc hàm chứa các vấn đề như đường, cholesterol và chất béo quá cao cũng khiến cho các nước phương Tây lo ngại. Ngoài ra, các tiêu chuẩn cần thiết về an toàn thực phẩm còn kém xa rất nhiều so với yêu cầu các nước.

Trên thực tế, sự tẩy chay của các nước mặc dù trong thời gian ngắn sẽ gây tổn thất cho xuất khẩu bánh trung thu Trung Quốc, nhưng về lâu dài, lại có lợi cho các nhà sản xuất bánh trung thu. Việc này đã nhắc nhở họ nên chú ý nhiều hơn tới vấn đề an toàn và chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần phải cải tiến và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của ngành công nghệ thực phẩm, để lấy lại lòng tin của các nhà tiêu dùng không những ở trong nước mà còn ở ngoài nước. ==> (?? đây là khuyên bảo bọn tàu+ à ...???:::)

Trích trong báo mới.com 

http://www.quehuongngaymai.com/forums/


_____________________________________________

( Chôm còm mọi nơi )

Bánh trung thu của Trung + làm ăn dơ lắm, đừng ăn nha bà con  
Bà con mình có biết tụi Tàu+ nó làm nhân bánh Trung thu đủ loại rồi bán ra nước ngoài hay không? Một số tiệm bánh VN hải ngoại vì ham rẽ và đở tốn công nên mua về chỉ cần làm áo và nướng lên thôi. Mang tiếng là bánh địa phương nhưng thực chất là bánh của Tàu+ ăn vô "ôm bụng" . 


Đồ của Trung Cộng là loại độc dược nỗ chậm, bà con nên tránh xa. Thói thường, Của Rẻ Là Của Ôi. Nhiều trường hợp ngộ độc cũng do hàng TC, dân Pháp ngày nay rất rõ điều này, và họ cũng rất bất bình vì mấy thằng Tàu Lao này ỷ có tiền, mới đây qua Tây với ý đồ xâm lăng mua cả vườn nho để làm gụ!