Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân (1968)

Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân (1968)
Tác Giả: Trần Gia Phụng - 23/01/20183




Năm nay, 2018 là năm Mậu Tuất. Mậu Tuất (2018) cách Mậu Thân (1968) đúng 50 năm. Tuy đã qua nửa thế kỷ, biến cố Mậu Thân vẫn còn đậm nét trong trí nhớ người Việt ở Nam Việt Nam (NVN), nhứt là những người lớn tuổi đã từng trải qua biến cố đau thương nầy. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản (CS) trong nước cố tình tìm cách bôi xóa dấu vết tội ác và làm lạc hướng lịch sử, để chạy tội trước dân tộc, nhưng “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Mậu Thân đau thương, loạt bài nầy cố gắng mở lại hồ sơ biến cố Tết Mậu Thân để các thế hệ trẻ biết rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhằm tránh những lầm lẫn trong tương lai. Xin bắt đầu bằng toàn cảnh tình hình trước biến cố Mậu Thân (1968).

1.- TỔNG QUAN

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ: Sự kiện quốc tế ảnh hưởng quan trọng đến chính sách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Bắc Việt Nam (BVN) vào thập niên 60 thế kỷ trước là việc Nikita Khrushchev, bí thư thứ nhứt đảng CS Liên Xô, bị đảo chánh ngày 15-10-1964.

Nguyên trong đại hội 20 đảng CS Liên Xô tháng 2-1956, Nikita Khrushchev đưa ra chủ trương hòa dịu với các nước tây phương và sống chung hòa bình (peaceful coexistance) giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. Vào đầu năm 1957, chính phủ Liên Xô bất ngờ đề nghị hai miền BVN và NVN cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt, nhưng bị nhà cầm quyền BVN quyết liệt phản đối. (William J. Duiker, Ho Chi Minh a Life, New York: Hyperion, 2000, tr. 500.)

Nikita Khrushchev. Ảnh Famous Poeple
Sau khi Nikita Khrushchev bị lật đổ, ban lãnh đạo mới của Liên Xô gồm tam đầu chế Leonid Brezhnev, Alexei Kosygin và Nicolay Podgorny bỏ chính sách của Khrushchev, trở lại chủ trương can thiệp trên thế giới, mà sau nầy các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev. Tam đầu chế Liên Xô quyết định ủng hộ BVN nhằm lôi kéo BVN về phía mình trong cuộc tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Cộng. Sự ủng hộ nầy càng làm cho BVN đẩy mạnh chiến tranh ở NVN.

Trong khi đó, sau biến cố Maddox xảy ra trong vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964, lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra “Quyết nghị vịnh Bắc Việt” (The Gulf of Tonkin Resolution) ngày 7-8-1964 hoàn toàn ủng hộ tổng thống Lyndon B. Johnson trong việc mở rộng chiến tranh Việt Nam. Ngày 1-12-1964, tổng thống Johnson công bố kế hoạch dội bom BVN. Như thế là không tuyên chiến, Hoa Kỳ đưa quân tham dự hẳn vào chiến tranh Việt Nam chứ không chỉ giữ vai trò cố vấn cho Quân đội VNCH như trước nữa. Quân số Hoa Kỳ tăng nhanh, từ trên 20,000 cố vấn và chuyên viên cuối năm 1964, lên đến 486,000 quân cuối năm 1967. (Đoàn Thêm, 1967 (việc từng ngày), Sài Gòn: Cơ sở xb. Phạm Quang Khai, 1968, tr. 322.)

Nhằm trấn an BVN sau phản ứng của Hoa Kỳ về biến cố Vịnh Bắc Việt, thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin viếng thăm Hà Nội tháng 2-1965, tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ BVN trong trường hợp BVN bị Hoa Kỳ tấn công. Tháng 4-1965, Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng Lao Động cầm đầu phái đoàn sang Moscow đáp lễ và tiếp tục cuộc thương thuyết. Một thỏa ước viện trợ được ký kết; đồng thời Liên Xô đồng ý cho Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), một tổ chức ngoại vi của cộng sản BVN ở NVN, đặt văn phòng liên lạc tại Moscow. (Robin Edmonds, Soviet Foreign Policy, The Brezhnev Years, New York: Nxb. Oxford University, 1983, tr. 45.)

Từ đó, võ khí Liên Xô được đưa vào chiến trường NVN để trang bị cho lực lượng CS. Nhiều quan sát viên ghi nhận rằng các loại võ khí nầy tối tân hơn các loại võ khí còn sót lại sau thế chiến thứ hai (1939-1945), mà Hoa Kỳ trang bị cho quân lực VNCH cho đến năm 1968.

Tấm hình Tướng Loan và vụ án Mỹ Lai Tết Mậu Thân 1968

Tấm hình Tướng Loan và vụ án Mỹ Lai Tết Mậu Thân 1968
Tác Giả: Trọng Đạt - 16/01/2018




Năm mươi năm nhìn lại.

Hà Nội đã cho điều động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc Tổng công kích đại qui mô Tết Mậu Thân, tổng cộng 84,000 người, hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng, ngày 21-1-1968 Hà Nội chọn Giao thừa là giờ tấn công.

Mặt trận Sài Gòn bắt đầu lúc 2 giờ sáng mồng 2 Tết tức 31-1-1968, thứ tư và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch 28-2-1968. Giao Thừa Mậu Thân tối 29-1, các gia đình nhang đèn, hoa quả cúng bái. Bất ngờ đặc công VC tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất.. .địch đánh đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia là người hăng hái dẫn quân sông sáo trên các đường phố tiễu trừ phiến loạn. Ông được dân Sài Gòn chú ý vì nhiệt tâm, gan dạ chiến đấu như một sĩ quan cấp úy. Ngày 1 tháng 2 khi cấp dưới báo cáo bắt được tên đặc công đã sát hại một gia đình sĩ quan Cảnh sát, NN Loan cho mời các ký giả lại chứng kiến phiên xử tội hắn. Bất ngờ nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp bức hình ông Tướng Loan dí súng lục vào đầu tên đặc công và chẳng bao lâu hình được phổ biến sâu rộng gây phẫn nộ khắp nơi nhất là tại Mỹ.

Cảnh xử bắn cũng được Võ Sửu, cameraman của NBC quay phim, đã được chiếu lại trong The Vietnam War tập Sáu gần đây. Xem trong phim thì chẳng thấy gì là dữ tợn, tàn ác. Một sĩ quan dẫn tên đắc công bị trói tay lại, Nguyễn Ngọc Loan bảo người này xử hắn ta nhưng ông từ chối. Nguyễn Ngọc Loan bèn rút súng khẩu súng nhỏ bắn “cạch” vào đầu tên đặc công và anh này ngã xuống.. .chỉ đơn giản vậy thôi. Người ta tố cáo ông Loan giết tù binh, vi phạm công ước quốc tế chiên tranh. Trên Wikipedia, mục “Talk: Nguyễn Ngọc Loan” họ đặt câu hỏi việc xử tử này vi phạm Qui ước Geneve không, sau đó giải thích anh VC này là đặc công xâm nhập, mặc thường phục, chỉ là lính chiến bất hợp pháp (ngoài vòng pháp luật) không được Qui ước Geneve bảo vệ.

VC đột nhập vào các thành phố không tuyên chiến, không mặc quân phục, đốt nhà, bắn giết khắp nơi, chúng muốn giết ai thì giết không cần xét xử, chỉ là bọn phiến loạn không được coi là quân nhân tác chiến. Chính phủ VNCH đã đặt VC ra ngoài vòng pháp luật, vả lại địch đánh không qui ước, unconventional war nên không được coi là tù binh. Người dân cũng có quyền giết phiến loạn, thổ phỉ. Năm 2009 tại Lousiana bị bão Katrina, bọn cướp lợi dụng hoành hành dữ dội, cảnh sát tiểu bang đã được lệnh bắn giết không cần xét xử.