Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?

Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?

2012-09-03
Các quốc gia trên thế giới đều có mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ gay gắt, không nơi nào không có, thậm chí “đấm” nhau trong nghị trường, nhưng khác Việt Nam ở chỗ, nó diễn ra công khai.
AFP file photo
Tổng giám đốc tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên.

Trong tình cảnh quê hương Việt Nam hiện nay, khi cảnh nhiễu nhương diễn ra ngày càng đáng ngại trong xã hội giữa lúc Phương Bắc tỏ ra kiên quyết “Nam tiến”, xem chừng như đây là một trong những giai đoạn lịch sử mà những người dân Việt có tâm huyết với đất nước nhắc thường xuyên tới vận nước để rồi âu lo cho sự tồn vong của dân tộc.
Và nỗi niềm đó có lẽ cũng thuộc trong lý do để tác giả Nguyễn Thị Từ Huy “một lần nữa trở lại với hai chữ ‘đất nước’ ”, và tin rằng “hai chữ này sẽ còn được nhiều người Việt Nam nói đến, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh của người Việt đương đại” chúng ta.

“Để tang nước”

Trong bài tựa đề “Để tang nước”,  tác giả Nguyễn Thị Từ Huy chất chứa nỗi niềm với quê hương qua việc phân tích danh từ kép “đất nước”, lưu ý rằng yếu tố “nước” dù đứng sau “đất” nhưng không kém phần quan trọng hơn “đất”. Tại sao? Bởi vì trong hai chữ “đất nước” ấy, nếu “đất” đứng riêng ra thì không còn mang ý nghĩa “đất nước”, nhưng “nước” đứng riêng vẫn bao hàm trọn vẹn ý nghĩa “lãnh thổ quốc gia”, như “nước Việt Nam”. Rồi tác giả tâm sự:

Trên khoảng trời mà mắt tôi bao quát được tôi nhìn thấy những cảnh đang náo hoạt cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?
Nguyễn Thị Từ Huy
Quan sát phản ứng của đa số dân chúng Việt Nam hiện nay, ta có cảm giác rằng dường như nước không còn giữ được cái giá trị tinh thần đặc biệt mà nó từng có đối với người Việt trong lịch sử. Trong khi 23 ngàn con tàu của Trung Quốc giày xéo gương mặt bà mẹ Biển Đông (người Việt vẫn ví lòng mẹ bao la như biển, nhưng biển còn là ẩn dụ kép về cả người mẹ và người cha, vì biển là nơi cư trú của Lạc Long Quân và 50 người con) thì hầu như đa số người Việt biểu lộ ra ngoài một sự bình thản khó hiểu. Một số vô cùng ít ỏi trên toàn bộ tổng số gần 90 triệu người ôn hòa bày tỏ giông tố trong lòng họ lại gặp phải sự đàn áp và sự bôi nhọ không thể giải thích nổi từ phía chính quyền, và sự thờ ơ không thể nào hiểu nổi từ phía đồng bào của họ.
Rồi tác giả dự báo cảnh tang tóc khó tránh khỏi phát xuất từ “hoạt cảnh bắt bớ nồi da xáo thịt, những người lương thiện, những người yêu nước bị kết tội hàng ngày”. Và cảnh tang tóc trên quê hương VN cũng được dự báo bởi tình trạng mà tác giả báo động là “hỗn loạn khắp mọi lãnh vực” trong xã hội Việt Nam, để rồi tác giả chứng kiến:
Trên khoảng trời mà mắt tôi bao quát được tôi nhìn thấy những cảnh đang náo hoạt cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?”
bt250.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông tại Hà Nội hôm 05/8/2012. AFP photo.
Qua bài “Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước”, tác giả Hạ Đình Nguyên nêu lên nghi vấn rất cần phải được giải đáp về tình trạng “Đấu tranh phe phái nội bộ của giới lãnh đạo chóp bu để tranh giành quyền lực, hay đấu tranh chống thế lực tiêu cực tham nhũng đang khuynh loát nền kinh tế quốc gia, cái nào là mục tiêu chính, do thế lực nào trong Đảng dẫn dắt, nó sẽ diễn biến tới đâu là điểm dừng, và chịu sự tác động nào trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước miệng hùm Bắc Kinh”. Giữa lúc công luận ngày càng đặc biệt đề cập tới điều họ tin rằng cuộc tranh giành quyền lực trong nước đang diễn ra, tác giả Hạ Đình Nguyên trích dẫn lời giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định rằng “Kể từ khi theo đuổi chính sách đổi mới với mức tăng trưởng kinh tế cao, Nhà nước trở nên mạnh hơn Đảng. Tăng trưởng cao do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ xúy, kéo theo sự bùng nổ các hoạt động thương mại vượt quá tầm và khả năng quản lý hiệu quả. Sự suy yếu bộc lộ rõ, ít nhất là trong lãnh vực tài chánh, ngân hàng. Mặt trái đó của chính sách khiến nhiều người trong đảng sợ mất kiểm soát để ổn định chính trị. Đợt phê bình và tự phê bình hy vọng kéo lại quyền lực cho đảng để kiểm tra, giám sát chính quyền hiệu quả hơn”.
Và tác giả Hạ Đình Nguyên nhận thấy “Nếu không phải là cuộc đấu đá của các cá nhân trong giới chóp bu, thì chính là sự đấu tranh quyền bính giữa các thế lực trong đảng và trong chính quyền”. Sau khi lưu ý rằng VN hiện nay đặc biệt chỉ có một đảng thì phải đấu tranh với nhau chứ còn đấu với ai khác, tác giả nhận xét:

Không có báo lề dân, hàng loạt vụ án chính trị bị bưng bít hoặc bị đưa tin sai lệch, hàng loạt vụ bắt bớ mờ ám không được công khai đưa ra dư luận.
Huỳnh Ngọc Chênh
Các quốc gia trên thế giới đều có mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ gay gắt, không nơi nào không có, thậm chí “đấm” nhau trong nghị trường, nhưng khác VN ở chỗ, nó diễn ra công khai, có cơ quan độc lập làm trọng tài, rộng hơn nữa là trọng tài dân chúng giám sát và phản ánh qua lá phiếu tín nhiệm trong bầu cử. Họ đấu tranh với nhau trên những đường ray pháp lý thiết lập sẵn, không ai được phép đi trệch khỏi đường ray đó. Vì thế không sinh ra những tay sát thủ trong bóng tối, những cuộc thanh trừng hàng loạt của phe cánh, kéo theo các đổ vỡ xáo trộn xã hội. Đng thời cũng không có sự nhập nhằng đổ vấy trách nhiệm cho nhau.
Đó là vấn đề liên quan đến các quan, còn người dân thì sao? Theo tác giả Hạ Đình Nguyên thì nhân dân thực sự không quan tâm việc quyền lực nằm trong tay ai – trong tay Đảng hay Chính quyền. Lý do dễ hiểu là người dân Việt hiện giờ “không thể phân biệt được giữa ‘2 người’ đó”, khi mà tác giả nhận thấy sự đổi chỗ cho nhau giữa Đảng và Chính quyền tuỳ thuộc vào tình thế, hay có thể là “một loại nghệ thuật có tính toán về việc “hoán chuyển quyền lực”. Cho nên người ta hầu như luôn thấy hai cụm từ đi đôi là “Đảng-Nhà nước/Nhà nước-Đảng”. Và tác giả Hạ Đình Nguyên khẳng định:
Trong cuộc đấu tranh quyền bính giữa Đảng và Nhà nước, người dân không tham gia, đứng ngoài cuộc. Nhân dân chỉ đi theo lực lượng nào giữ được độc lập dân tộc và đưa đất nước đến dân chủ, tiến bộ .Việc đấu tranh chống tham nhũng luôn luôn đúng, đặc biệt là đối với người dân. Nhưng nó không thoát được ảnh hưởng của đấu tranh nội bộ. Bên trong và đằng sau của sự chỉnh đốn này là gì? Cái khác nhau cơ bản của các phe phái trong bóng tối là gì? Hay chỉ là sự đổi ngôi nhóm quyền lực cai trị? Xu hướng nào đấu tranh cho độc lập và dân chủ? Xu hướng nào có nguy cơ đưa đất nước đến độc tài lệ thuộc, mất chủ quyền vào tay ngoại bang? Nếu không giải quyết dứt khoát về một cơ chế xã hội tiến bộ, thì cả xương máu của nhân dân đều đổ sông đổ biển, chỉ là thay nhóm này bởi nhóm tiêu cực khác không hơn kém.

“Xâu xé quyền lực”

bk200.jpg
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu Kiên”, ảnh chụp trước đây. AFP file photo.
Từ cảnh gọi là “xâu xé quyền lực” ở VN, tác giả không khỏi liên tưởng đến “mô hình TQ” tương tự kể từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền cai trị toàn cõi Hoa Lục hồi năm 1949, mà theo tác giả, chung quy vẫn là “hậu quả của một cơ chế không có pháp quyền”. Và tác giả nêu lên câu hỏi rằng “Những ‘đau đớn’ mà nhân dân cả nước đang phải gánh chịu từ sự suy thoái và đổ vỡ ngày hôm nay sẽ có được bù đắp bởi một tình hình sáng sủa hơn, trong chủ đích bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ và phát triển bền vững hay không? Cảnh nhiễu nhương “xâu xé quyền lực” khiến blogger Hiệu Minh không khỏi thốt lên rằng “ Sự đồn đoán về đấu tranh phe phái hoàn toàn có thể hiểu được, vì dân chúng bức xúc về tham nhũng, đạo đức xuống cấp, kinh tế mong manh, dễ đổ vỡ. Người ta thì thào về tài sản của người này người kia, do đâu mà có, ai đó chuyển ra nước ngoài hàng tỷ đô la”.
Như vậy câu hỏi có lẽ cần được nêu lên là làm sao để người dân không phải “ đồn đoán về đấu tranh phe phái”  hay “thì thào về tài sản” bất chính của các quan trong nước như hiện nay, làm sao để dân chúng không tìm tới “tin vỉa hè”, đặc biệt là liên quan tới “thâm cung bí sử” của giới cầm quyền, khi họ không thể tìm đâu ra sự thật, nhất là không thể tin được ở hệ thống thông tin “lề phải”? Tổng Cua Hiệu Minh đề nghị:
Để đấu lại với cuộc chiến thông tin trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cơ hội, thách thức và cha đựng cả hiểm họa, những nhà quản lý thông tin, truyền thông của Việt Nam cần có một tư duy khác về đa chiều, về báo chí mở, minh bạch trong chính phủ và dân chủ thông tin.

Nếu không giải quyết dứt khoát về một cơ chế xã hội tiến bộ, thì cả xương máu của nhân dân đều đổ sông đổ biển.
Hạ Đình Nguyên
Qua bài “Tự do báo chí”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh mở đầu rằng “ Trước đòi hỏi của người dân, trước áp lực của sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nhà cầm quyền Việt Nam không thể ngăn cấm triệt để quyền tự do ngôn luận của người dân. Không kể đến những trang web từ bên ngoài, từ vài năm trở lại đây, hàng loạt trang web và blog cá nhân với những quan điểm chính trị khác biệt và khác với quan điểm được định hướng của nhà cầm quyền đã ra đời và tồn tại”. Những trang mạng tư nhân ấy ngày càng lớn mạnh và trở thành phương tiện thông tin hữu hiệu mà nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh gọi là “báo lề dân với cái nhìn đa diện đã mang đến cho người dân những thông tin đa chiều và nhờ vậy, sự thật được tiếp cận”. Và nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:
Không có báo lề dân, hàng loạt vụ án chính trị bị bưng bít hoặc bị đưa tin sai lệch, hàng loạt vụ bắt bớ mờ ám không được công khai đưa ra dư luận, bao nhiêu nỗi oan khiên bị nhấn chìm vĩnh viễn vào bóng tối… Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được câu nói của giám mục Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, xuyên tạc ra sao bởi hệ thống báo lề phải và danh dự bị xúc phạm của vị giám mục ấy làm sao được rửa sạch. Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được mặt trái của vụ bắt bớ và xét xử vi hiến TS Cù Huy Hà Vũ. Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được đài truyền hình Hà Nội đã nhiều lần xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược. Không có báo lề dân làm sao người dân biết được những âm mưu nham hiểm của Trung Quốc trong chiến lược từng bước xâm chiếm VN bằng bạo lực quân sự lẫn diễn biến hòa bình thông qua quan hệ bất bình thường giữa cái gọi là hai đảng anh em. Không có báo lề dân thì âm mưu thâu tóm ngân hàng và lũng đoạn tài chánh của các nhóm đặc quyền làm sao được phơi bày ra trước công luận. Báo lề dân cũng góp phần vào việc vạch trần tội ác và sai trái của bọn cường hào ác bá mới đang ra sức thâu tóm đất đai, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.
Nhưng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh không quên lưu ý về một số trang cá nhân tự phát “lệch lạc, quá trớn, vô trách nhiệm”, “đăng những thông tin như một dạng tin đồn, hoàn toàn thiếu kiểm chứng” – mà tác giả vào chi tiết hơn, “như là các tin đồn về những chuyện mờ ám cấp cao, về bí mật cung đình, về đấu đá nội bộ cấp cao, về sự lũng đoạn của các nhóm đặc quyền… thường thu hút sự tò mò của công chúng. Đó là hệ quả tất yếu của một xã hội bất minh, sự thật bị che dấu, sự dối trá lên ngôi và quyền được thông tin của người dân không được tôn trọng.”
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị.

VN - Giải pháp nào cho gánh nặng học phí quá cao?

2012-09-06
Tiền trường tăng theo mỗi năm học là điều xảy ra hiển nhiên ở Việt Nam thế nhưng năm học mới này, mức học phí tăng cao đến mức báo động.
RFA
Học sinh trường PTTH Trần Phú - Hoàn Kiếm Hà Nội giờ tan trường.

Tải xuống - download

Có phải đây là thời điểm Bộ Giáo Dục cần đưa ra những giải pháp chiến lược cho nền giáo dục nước nhà?
Ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học
Năm học mới vừa bắt đầu, một mùa tựu trường nữa lại đến nhưng dường như người ta không còn bắt gặp hình ảnh nên thơ của ngày khai giảng như trong áng văn bất hủ “Tôi đi học” của Thanh Tịnh nữa. Năm học 2012-2013 với nhiều nỗi lo toan, than vãn, kêu ca và thậm chí là những giọt nước mắt tủi buồn vì nghèo mà không được đi học.
Cùng với đà tăng giá vùn vụt của nhiều mặt hàng như xăng, gas, điện, thức ăn…tiền học phí năm nay được cho là tăng quá cao. Nào tiền cơ sở vật chất, đồng phục, sách giáo khoa, bảo hiểm y tế… cho đến các đơn xin phép, sổ liên lạc, giấy bao tập, phiếu báo điểm, thư mời họp, túi đựng giấy kiểm tra cùng nhiều khoản phí khác lên đến hàng triệu đồng. Nhiều gia đình ở thôn quê phải bán đến hạt thóc cuối cùng để gom góp đóng tiền cho con đến trường. Nhiều em nhỏ trong 3 tháng hè phải trôi dạt lên các thành phố lớn để kiếm sống, dành dụm tiền cho năm học này.
Hiện nay, cũng có rất nhiều sinh viên cố gắng hết sức mình để vừa học vừa làm nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ăn việc làm không có thì phần nhiều trong số đó đành phải ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học
Không ít gia đình phải cho con nghỉ học vì không có tiền trong thời bão giá hiện nay. Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra con số thống kê có đến gần 1.200 sinh viên trong cả nước phải nghỉ học vì gia cảnh khó khăn. Rất nhiều sinh viên phải giảm bớt bữa ăn, nhịn đói mà vẫn không đủ tiền đi học. Hiện nay, cũng có rất nhiều sinh viên cố gắng hết sức mình để vừa học vừa làm nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ăn việc làm không có thì phần nhiều trong số đó đành phải ngậm ngùi làm đơn xin nghỉ học.
Sinh viên ở TPHCM đi làm thêm phát tờ rơi quảng cáo ngoài giờ học. RFA / 2011.
Sinh viên ở TPHCM đi làm thêm phát tờ rơi quảng cáo ngoài giờ học. RFA / 2011.
Trường hợp thủ khoa Vũ Văn Hoàng của Đại học Vinh phải vào miền Nam tha phương cầu thực mà không được bước chân vào giảng đường đại học là một hình ảnh đầy xót xa trong tâm thức của nhiều người. Nhiều bậc phụ huynh cho biết hoàn cảnh khó khăn đành phải cho con nghỉ học. Một phụ huynh có con vừa nhập học mẫu giáo chia sẻ với đài RFA rằng không nỡ để con mình phải chịu cảnh mù chữ nên đành lòng phải dồn hết ưu tiên cho con được đi học. Chị Yến Hạnh chia sẻ: Phải chịu thôi. Đúng ra là mình không có lựa chọn đâu. Không lẽ mình cho con mình nghỉ học? Kinh tế thì khó khăn mà mọi thứ thì vẫn lên vù vù. Tất cả chi phí đều lên trong khi lương thì lại không lên nhưng mà mình phải đóng tiền cho con mình học thôi.”
Cô Ngọc Chi ở TP. HCM có 2 đứa con đang học ở trường phổ thông cho biết với đồng lương kiếm ra hàng tháng không đủ chi trả cho tiền học phí của con mình. Cô Ngọc Chi nói:
“Về sách giáo khoa tăng hơn 50%. Riêng sách Anh văn thì một cuốn trong bộ sách Anh văn của lớp 1, lớp 2 sử dụng đã là hai trăm mấy chục ngàn một cuốn rồi. Tính theo tiền lương thì đã gấp đôi ngày lương của mình. Ví dụ như lương mình một trăm mấy thì một cuốn sách đã là hai trăm mấy. Chi phí trong trường còn có chi phí học thêm. Ở trong trường
Học sinh đang tìm mua sách đã dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh để chuẩn bị cho năm học mới. AFP PHOTO.
Học sinh đang tìm mua sách đã dùng rồi bày bán trên vỉa hè ở Bắc Ninh để chuẩn bị cho năm học mới. AFP PHOTO.
thì dạy theo tốc độ để xong giáo án nhưng để con mình bắt kịp thì tất cả phụ huynh phải cho con mình đi học thêm. Ví dụ như Anh văn , Toán, Lý, Hóa…thì một môn ở đây “bèo” nhất cũng là 400 ngàn.” Có thể nói học phí chính khóa dành cho bậc trung học cơ sở chỉ có 15.000 đồng/tháng nhưng các khoản mà phụ huynh phải đóng hàng tháng lên đến gấp 30 lần số tiền quy định. Một ví dụ điển hình trong năm học 2012-2013, sinh viên học ở trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM phải đóng khoảng 70 triệu đồng cho một năm học.
Đừng để giáo dục nước nhà đi thụt lùi
Trường học nào cũng đều có những lý giải giống nhau về nguyên nhân vì sao phải tăng học phí. Với lý do chờ ngân sách của nhà nước là rất chậm, có nhiều vấn đề phát sinh như trượt giá, đầu tư cơ sở vật chất, trợ cấp thêm cho giáo viên…nên chỉ còn có cách là nhờ vào sự giúp đỡ và đóng góp của phụ huynh.
Tôi nghĩ rằng là vấn đề xã hội hóa giáo dục mà xã hội hóa bằng cách bắt người dân đóng một mức tiền cao để có thể có được giáo dục, có được lớp học thì đó là một điều thụt lùi...
GS.Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng
Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng quan tâm đến vấn đề này và ông luôn tỏ rõ quan điểm là trong lãnh vực giáo dục thiếu tính dân chủ khi người dân phải đóng học phí quá cao. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ rằng là vấn đề xã hội hóa giáo dục mà xã hội hóa bằng cách bắt người dân đóng một mức tiền cao để có thể có được giáo dục, có được lớp học thì đó là một điều thụt lùi bởi vì nhà nước bảo đảm cho nhân dân dù bất cứ giai cấp nào cũng có điều kiện để học hành. Người dân đã đóng thuế và nhà nước cũng phải dùng tiền thuế đó để bảo đảm cơ may cho mọi người.”
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu lên bài toán học phí ở những quốc gia mà ông cho là nghiêm túc đã giải quyết trong nhiều năm qua bằng phương cách nhà nước phải chịu phần học phí chính cho từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học. Giáo sư Hưng kiến nghị với chính phủ Việt Nam nên học hỏi và áp dụng những phương cách hiệu quả để giải quyết được thỏa đáng tình trạng học phí quá cao hiện nay.
Báo chí đăng tải những số liệu thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo về học sinh sinh viên phải nghỉ học vì không kham nổi mức học phí quá cao nhưng vẫn chưa có thông tin nào về những giải pháp từ Bộ cho hiện trạng này. Có phải đã đến lúc Bộ Giáo Dục cần phải lên tiếng và đưa ra những giải pháp kịp thời để nền giáo dục nước nhà không đi thục lùi như nhận định của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng?

Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn khi động đất ?

Đập thủy điện Sông Tranh 2, ở Trà My, Quảng Nam (DR)
Đập thủy điện Sông Tranh 2, ở Trà My, Quảng Nam (DR)

Thụy My
Đêm 03/09/2012, tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, động đất đã xảy ra ngay tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, nơi trước đây từng có những thông tin về các vụ rò rỉ nước ở thân đập chính, và sau đó bị phát hiện có những vết rạn nứt.

Theo báo chí trong nước, có đến năm vụ rung chấn ở cường độ từ 2 đến 4,2 độ Richter kèm theo những tiếng nổ lớn khiến người dân rất lo sợ. Ngay trong đêm thứ Hai 03/09/2012, tin đồn sắp có sóng thần cũng đã khiến cho người dân thuộc ba xã ở tỉnh Quảng Ngãi kế cận phải thu gom đồ đạc đi lánh nạn. Dư luận cho rằng do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đã làm tăng cường độ đứt gãy. 
Cũng theo báo chí Việt Nam, trong cuộc họp báo hôm qua 04/09/2012, các cơ quan chức năng gồm Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My vẫn khẳng định việc chống thấm cho đập đã hoàn thành với mức độ nước thấm giảm 80-90%.
Ông Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội
05/09/2012
Tư vấn Colenco của Thụy Sĩ cũng cho biết đập đảm bảo an toàn, có khả năng chịu được cường độ động đất cao hơn trong thiết kế. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFI Việt ngữ đã liên lạc với tiến sĩ Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu ở Hà Nội.

____________________________

Tiếp tục động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh

Hôm nay, động đất lại xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh thuộc tỉnh Quảng Nam với độ địa chấn 3,5 Richter; như vậy là liên tiếp 9 trận động đất xảy ra trong 3 ngày tại vùng này.
File photo
Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Viện Vật Lý Địa Cầu cho hay vào sáng sớm hôm nay, động đất diễn ra tại huyện Bắc Trà My thuộc khu vực thủy điện Sông Tranh 2, khiến dân chúng hoảng loạn.
Theo TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin Động đất và cảnh báo Sóng thần thuộc Viện Vật Lý Địa Cầu, thì tình trạng 9 trận động đất diễn ra trong vòng 3 ngày vừa qua tại khu vực thủy điện Sông Tranh là hiện tượng đáng ngại, cần các chuyên gia theo dõi, khảo sát chặt chẽ diễn biến động đất tại Quảng Nam trong những ngày sắp tới.
Ông Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám Đốc Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần cũng cảnh báo về nguy cơ động đất tiếp diễn tại khu vực này, thậm chí với cường độ địa chấn cao hơn.
Theo yêu cầu của chính quyền địa phương và Bộ Khoa học - Công nghệ, Viện Vật Lý Địa Cầu sẽ đưa một đoàn công tác vào Quảng Nam để khảo sát thực tế tình hình động đất ở khu vực này.
 

Mỹ trở lại châu Á khiến Bắc Kinh bực mình


http://www.viet.rfi.fr/chau-a

Hillary Clinton vắng mặt Đại hội đảng Dân chủ để công du châu Á-Thái Bình Dương (Reuters)
Hillary Clinton vắng mặt Đại hội đảng Dân chủ để công du châu Á-Thái Bình Dương (Reuters)

Lê Phước
Chính sách châu Á của Mỹ khiến cho Trung Quốc phải bực mình. Bởi vì nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ, thì Trung Quốc tha hồ mà lấn lướt các nước láng giềng. Mùa hè vừa qua, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực lại nổi lên dữ dội.

Trong bối cảnh đó, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chấp nhận vắng mặt nhân kỳ Đại hội đảng Dân chủ tại bang North Carolina để công du Châu Á-Thái Bình Dương. Tờ báo Le Figaro chạy tựa : «Bà Hillary Clinton muốn làm giảm căng thẳng tại Châu Á ».
Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến an ninh vùng Châu Á Thái Bình Dương, biểu hiện là trong chuyến công du lần này, bà ngoại trưởng Mỹ đã tăng cường trong phái đoàn của mình đô đốc hải quân Samuel Locklear, tư lệnh quân đội Mỹ trong khu vực.
Theo tờ báo, sự quan tâm này tăng lên bởi trong mùa hè vừa qua, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực lại nổi lên dữ dội. Một quan chức trong phái đoàn của bà Hillary Clinton khẳng định với tờ New York Times : mục đích chính của chuyến công du này là nhằm xoa dịu căng thẳng đó.
Trước khi phái đoàn bà Hillary Clinton đặt chân đến Bắc Kinh, hai bên đã có những tuyên bố theo kiểu chuẩn bị tâm lý cho nhau. Bà Hillary lên tiếng phản đối việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trong vùng. Trong khi đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng cảnh báo Mỹ đừng can thiệp vào các tranh chấp này.
Báo chí chính thống của Trung Quốc cũng đã đăng nhiều bài với giọng điệu lạnh lùng để phản đối sự can thiệp của Mỹ. Tờ China Daily không ngại khẳng định rằng chính phủ Obama « đang tìm cách gây hấn », tờ Hoàn Cầu Thời Báo bản tiếng Anh tố cáo « Bà Hallary đang làm gia tăng sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc », và cảnh báo rằng : « Mỹ ngày càng thiếu phương tiện để có thể thống trị và cản trở Trung Quốc ».
Trong bối cảnh đó, vừa qua lại xảy đến một số việc khác, càng khiến cho cuộc đối đầu của Mỹ và Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương trở nên gay gắt hơn. Việc thứ nhất đó là hồi tuần rồi, trả lời cho một nhà báo Trung Quốc về câu hỏi : Liệu Mỹ có xem quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là thuộc chủ quyền Nhật Bản hay không, phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng Hoa Kỳ xem quần đảo này thuộc phạm vi của hiệp ước liên minh quân sự Nhật-Mỹ. Một câu trả lời gián tiếp nhưng với lập trường rất rõ ràng.
Cùng lúc ấy, tờ Wall Street Journal của Mỹ đã tiết lộ thông tin về kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Châu Á theo đó, Washington đang đàm phán với Tokyo về việc thiết lập một trạm radar báo động hiện đại ở miền nam Nhật Bản để đề phòng mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, và cả đe dọa đến từ Trung Quốc. Mỹ đã lên tiếng thừa nhận sự tồn tại của dự án, nhưng cho biết không nhắm vào Trung Quốc. Và dĩ nhiên là Trung Quốc không tin và lấy làm khó chịu.
Trước khi đến Trung Quốc, bà Hillary Clinton đã đến Indonesia. Tại đây, bà ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định việc Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp lãnh hải trong vùng Châu Á Thái Bình Dương thông qua đàm phán đa phương. Bà ủng hộ việc các nước thành viên Asean nên đoàn kết lại thành một khối để đàm phán với Bắc Kinh về một bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Quan điểm này của Mỹ đi ngược lại với chiến lược đàm phán song phương của Bắc Kinh, bởi vì đàm phán song phương với từng nước một trong khu vực sẽ giúp cho Trung Quốc ở thế thượng phong. Le Figaro nhắc lại, chiếc lược đánh lẻ của Trung Quốc đã có kết quả qua việc hồi tháng Bảy rồi đã khiến Cam Bốt làm thất bại hội nghị thượng đỉnh Asean ở Phnom Penh.
Chia sẻ quan điểm với Le Figaro, tờ báo L’Humanité chạy tựa : « Cuộc gặp đầy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ». Tờ báo đặc biệt chú ý đến những động thái biểu hiện lập trường của Mỹ và Trung Quốc trước lúc bà Hillary Clinton đến Bắc Kinh. Đối với phía Mỹ, trong cuộc hội kiến với tổng thư ký Asean, bà Hillary nhấn mạnh rằng, Mỹ sẽ làm hết sức mình giúp Asean tăng cường sự đoàn kết để có thể đương đầu với mọi thử thách trong khu vực.
Trong khi đó, Trung Quốc tỏ thái độ bực bội về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương, nhất là việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Úc, tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, củng cố quan hệ với Philippines và Việt Nam. Tân Hoa Xã không ngần ngại nêu ra hàng loạt nghi vấn : Sự tăng cường hiện diện của Mỹ (trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương) có thật sự là chỉ để tăng cường đảm bảo hòa bình và an ninh cho khu vực này? Mỹ có thực sự đóng một vai trò tích cực trong các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực? Mỹ thật tình không có ý bao vây Trung Quốc?
Như vậy, chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ lần này đã làm bùng lên căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đến mức mà đến giờ chót, cuộc hội kiến của ông Tập Cận Bình với bà Hillary Cliton đã bị hũy bỏ.

Dânlàmbáo gợi ý với còm "phản diện"

Gợi ý với còm "phản diện"

Le Nguyen (Danlambao) - Đọc lịch sử với nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên quan điểm độc lập và cái đầu tỉnh táo, hẳn chúng ta sẽ nhận ra mỗi dấu mốc, mỗi sự kiện lịch sử được bộ máy tuyên truyền đồ sộ của đảng ca ngợi “tài tình, vinh quang” có liên quan đến ông Hồ Chí Minh, đến đảng cộng sản Việt Nam đều ngập ngụa máu nước mắt với hằng hà sa số xương trắng, với hàng ngàn vạn xác người Việt Nam vô tội trải dài trên mảnh đất hình cong chữ S khốn khổ mang tên Việt Nam.

Gần đây, chúng ta tiếp cận với loạt bài khảo luận lịch sử “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của Đặng Chí Hùng thì những vinh quang tài tình của bác đảng còn sót lại đâu đó trong tâm tưởng đều trở thành vô nghĩa bởi cái được gọi là vinh quang kháng Nhật, đánh Pháp, đuổi Mỹ của đảng chỉ là huyền thoại được hư cấu, chỉ là cuộc chiến phi nghĩa không cần thiết và cái được gọi là lãnh đạo tài tình của bác được giải mã, thật ra chỉ là tài tình của một tay sai cộng sản đệ tam, rước voi về dày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà, không hơn không kém.

Biên khảo của Đặng Chí Hùng gần giống với Khổng Tử là “thuật nhi bất tác”, anh chỉ làm công việc gom góp tư liệu, hệ thống hoá lịch sử đã có sẵn nhằm đưa bác và đảng vào đúng vị trí lịch sử, trả lại sự thật cho lịch sử và từ lâu trường thiên tiểu thuyết “đảng quang vinh, Hồ Chí Minh vĩ đại” do những người cộng sản chế tác không xuyên thấu được tim óc của những người từng trải chứng kiến, kinh qua nhiều trò lừa bịp, từng là nạn nhân của bác và đảng. Điều mà họ chỉ bịp được những thành viên cộng sản mê cuồng, các cháu ngoan bác Hồ và thế hệ sinh sau cuộc chiến ô nhục, kết thúc năm 1975.

Hơn ai hết, những người nhận diện được bản chất độc ác, dối trá của cộng sản, không chấp nhận cộng sản khi đặt bút viết kể lại tội ác Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, xác suất dựng chuyện phỉ báng bác, nói xấu đảng gần như không có bởi thời đại a còng (@) không ai rỗi hơi làm chuyện ngu xuẩn, nhơ bẩn tưởng tượng ra chuyện bôi đen người vô tội ở vào thời ai cũng có thể kiểm chứng được tính xác thực của nó. 

Thế cho nên các bạn viết còm “phản diện” đừng tưởng tượng nhiều quá về Đặng Chí Hùng với những còm “chính diện” ủng hộ loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” của Đặng Chí Hùng là chống cộng cực đoan, là thế lực thù địch âm mưu chống phá mạ lị bác đảng. Những con người này họ chỉ muốn trả lại sự thật bác-đảng về cho lịch sử nó vốn có mà thôi, còn chuyện lịch sử đúng sai thật giả, có bịa chuyện hư cấu hay không do Đặng Chí Hùng chỉ ra, hãy để cho toàn dân tự do phán xét, đừng dùng sức mạnh của nòng súng áp đặt như chuyện cầm súng “áp tải” bác vào chùa cho các tín đồ Phật giáo bái lạy rồi lu loa rằng Phật Giáo đồ chọn lựa ông Hồ Chí Minh sánh ngang hàng Phật! 

Có lẽ, cũng nên có vài lời đối với những ai phản bác, công kích cá nhân Đặng Chí Hùng điên cuồng do nhận thức cá nhân hạn chế hay do chỉ đạo nên tỉnh táo nhận ra phần sự thật lịch sử khác của bác-đảng và nếu các bạn thấy luận chứng của Đặng Chí Hùng là ngụy tạo bôi bẩn thanh danh Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao đánh đuổi ngoại xâm của đảng cộng sản, bóp méo lịch sử Việt Nam do âm mưu đen tối của thế lực nào đó, cần quang minh chính đại chỉ ra, không nên phản ứng hung hăng như các bạn đã... 

Thiển nghĩ, muốn thuyết phục bạn đọc là Đặng Chí Hùng bôi đen bác-đảng các bạn cần làm việc theo khoa học phản biện, tranh luận sòng phẳng bẻ gãy các luận điệu thù địch nói xấu bác đảng chứ không nên cãi cọ theo lối tiểu nông chỉ tổ gây phản cảm, không giúp ích gì cho “công ơn trời biển” của bác đảng mà các bạn bị nhồi nhét dạy dỗ từ hồi nẩm nào. Tốt nhất là viết một bài phản biện bài bản, đàng hoàng trí tuệ nhất mà các bạn “thu hoạch” được trong các giáo trình lý luận chính trị cao cấp của học viện hành chánh quốc gia và trường đảng Nguyễn Ái Quốc để làm tắt tiếng phe chống cộng cực đoan nói xấu bác đảng? 

Tôi nhắc nhở cũng như gợi ý cho các bạn kính yêu đảng, thần tượng bác là khi phản biện mười lăm bài trong loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” các bạn nên đi vào chủ đề chính của từng bài một, không nên vu khống vô bằng vô chứng hoặc cãi cọ vu vơ vào những chuyện không đâu như viết sai chính tả, lượm lặt thông tin không thông qua cơ quan văn hóa đảng “kiểm định” thì thật là mất thời giờ bạn nhé. 

Bạn nên đi vào chiều sâu của phản biện, chẳng hạn như bài chủ Đặng Chí Hùng đề cập đến bác đảng: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”. Nếu các bạn không đủ luận chứng chứng minh bác đảng không nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, ít ra các bạn cũng tìm được bằng chứng chứng minh bác đảng chỉ nướng dân “đỏ” thôi thì cũng tạm thuyết phục được bạn đọc, chứ đừng chứng minh giặc nhà Minh bên tàu tàn ác hơn, nướng dân đen còn nhiều hơn bác, đảng nữa là hỏng đấy!

Hoặc như bài chủ bàn về tội ác của bác đảng giết 172.080 mạng người trong cải cách ruộng đất, các bạn không nên đem ông tây bà đầm nào đó “làm chứng” là bác đảng chỉ giết hơn mười nghìn thôi, thậm chí ít hơn, số đưa ra là do Mỹ-Diệm kê khống lên để nó tuyên truyền nói xấu bác đảng. Phản biện đổ vấy cho kẻ đối địch như thế là không thuyết phục, phải phản biện rằng thì là không phải tội lỗi giết người dã man do bác gây ra, tội nghiệp bác lắm, bác chỉ làm theo chỉ đạo của bác Mao thôi. Các ông chống cộng cực đoan không biết chứ, bác rất nhân đạo, rất tài tình ở chỗ là bác biết biến hóa gia giảm chỉ tiêu 5% trên con số mười triệu dân của ngoài ba nghìn thôn xã, xuống còn 172.080 mạng người, thật ra đúng chỉ tiêu phải là năm trăm ngàn mạng, các người không thấy nhân đạo sao mà kêu ca nói xấu bác đảng? 

Hay là khi loạt bài “Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ” viết về chủ đề  “người chồng, người cha tồi tệ.” Các bạn nên cực lực phản đối các thế lực thù địch bịa đặt nói xấu bác bởi bác có gởi gấm con cho đồng chí Vũ Kỳ nuôi hộ để bác dành toàn tâm toàn ý lo cho dân cho nước, sao xuyên tạc bác lắm thế! Phản biện vậy mới là logic chứ các bạn thiếu quyết tâm chính trị cứ phản bác, cứ trả lời vòng vo bác nhiều vợ, nhiều tình nhân lấy cả vợ đồng chí, lấy cả cháu giao liên trong hang Pác Bó là do hoàn cảnh, do thiên tai địch họa... rồi lý luận có khối thằng trung ương đảng hiện nay tồi tệ hơn bác nhiều, chúng có vợ con hẳn hoi vẫn đi bia ôm, đi karaoke ôm, đi chơi trộm có sao đâu, có ai lên án nó đâu? Nói thật lý luận thế thì tét tòe loe, giống em bé lắm, không được đâu bạn! 

Thú thật đọc còm của các bạn, tôi thấy tội nghiệp, đáng thương hơn là đáng trách bởi những ý tưởng, suy nghĩ có phần nhiều ngô nghê của các bạn, kể cả còm sĩ được xem là khá nhất trong đám mà nhận thức, lập luận như em bé đến độ tôi không thể ngờ được. Điển hình là khi còm “phản diện” lẻ loi của các bạn, kém trí tuệ, không có chút cơ sở nào là sự thật bị nhiều còm “chính diện” vạch mặt chỉ ra dối trá, có giọng văn mạnh bạo thì các bạn vu vạ rằng chống cộng cực đoan đem cả tiểu đội “còm”tập trung đánh một “còm” là lấy thịt đè người, là chơi không đẹp? 

Xin hỏi các bạn có hiểu nghĩa tự phát không? Sự kiện số đông còm “chính diện” đồng loạt lên tiếng bày tỏ phẫn nộ trước dối trá trơ trẽn của còm “phản diện”đó mới đúng thật là quần chúng tự phát... là còm tự phát đấy bạn! Tôi biết các bạn ngạc nhiên trước hiện tượng này bởi nó không giống như cái đám tự phát... tiền của an ninh cộng sản đi đập phá đình chùa Bát Nhã... cung thánh, miếu mạo Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu... cưỡng cướp đất đai Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản... chặn đường hành hung theo chỉ đạo, quăng cứt đái vào nhà người dân khác ý đảng Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Hằng... và còn nhiều, nhiều nữa kể không hết đâu.

Nguyên nhân sâu xa hơn nữa, tôi biết đảng cộng sản Việt nam rất lo sợ bộ mặt đạo đức, vĩ đại của ông Hồ Chí Minh bị vạch trần sẽ hư chuyện, vì Hồ Chí Minh là chiếc phao cứu sinh cuối cùng đảng cần phải cố bảo vệ, cố bám vào để tồn tại bởi bộ mặt đảng ngày nay quá lem luốc với một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên cấp thấp tới cấp trung suy thoái đạo đức, lối sống và một bộ phận lớn lãnh đạo cấp cao nhận giặc làm cha, cam tâm làm tai sai bán nước, gục đầu khúm núm nói đời đời nhớ ơn kẻ thù đưa súng đạn bắn giết anh em đồng bào mình, khiến cho dân ngấy đến tận cổ, chờ cơ hội cắt cổ lột da kẻ thù cúng tế đất trời tiên tổ để tạ tội.

Các bạn nên biết rằng trong thời đại tin học này, mọi cố gắng bưng bít thông tin, tuyên truyền dối trá để bảo vệ hào quang giả tạo của Hồ Chí Minh, của đảng cộng sản Việt Nam đều vô hiệu. Tôi biết các bạn biết, bàn tay sao che nổi mặt trời, dối trá theo thời gian không thể che khuất được sự thật và cái được gọi là đạo đức, là vĩ đại của ông Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng lưu manh, độc ác qua bàn tay nhào nặn chế biến của đảng cộng sản nên nhanh hay chậm, phải và nhất định phải bị đào thải theo đúng quy luật sinh diệt của tạo hóa và cho dù các bạn có tự phát.. tiền hay không tự phát... tiền viết còm chửi rủa, phỉ báng, nhục mạ Đặng Chí Hùng, tác giả loạt bài nghiên cứu lịch sử là ngu xuẩn, ấu trĩ thì thời gian sẽ trả lời cho các bạn thấy ai ngu xuẩn, ai ấu trĩ các bạn nhé? 

Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi cũng có lời khuyên cũng như gợi ý với các bạn nên tìm hiểu đời sống của thế giới tự do, đọc thêm nhiều tài liệu, sách vở ngoài luồng bác-đảng để mở rộng tầm nhìn, để thấy bên ngoài trời cao lắm và đất rộng lắm, nó không hạn hẹp gò bó như bên trong bốn bức tường xã hội hội chủ nghĩa, không có nổi một lỗ thông hơi tự do, không có luôn khe hở cho ánh sánh sự thật tràn vào thì làm sao các bạn được sống như một con người đúng nghĩa “đầu đội trời, chân đạp đất” như truyền thống hào hùng bất khuất của tổ tiên nòi Việt hở bạn?

Tôi biết và nhiều người khác nữa biết với môi trường sống như thế thì làm sao các bạn làm chủ được đời sống của chính mình, đời sống của các bạn nằm trong tay kẻ khác. Sống như thế con người khác nào là nô lệ, là súc vật? Lãnh chúa hay chủ trại súc vật cho ăn mới được ăn, bắt ngủ phải đi ngủ, kêu hót theo chủ là phải hót, bắt câm mồm thì phải câm mồm, thậm chí vô cớ chủ đánh đau cũng không dám ẳng lên một tiếng như hai phóng viên của đài VOV dạo nào? Nói các bạn đừng buồn nhưng đó là sự thật không thể chối bỏ, hôm nào chủ cần mồi nhậu, chủ sẽ lựa con nào béo nhất trong đám vật nuôi đem đi“thịt” để phục vụ cho nhu cầu ổn định, chỉnh đốn trang trại mang tên “đảng quang vinh, Hồ Chí Minh vĩ đại” thì toi đời, các bạn có biết không? Hy vọng là các bạn biết...

Le Nguyen
danlambaovn.blogspot.com

3 Dũng và cái bẩy Việt Vị của nó

Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng

Osin Huy ĐứcNgày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".

Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt... 

*

Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về "lợi ích nhóm" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Kinh Doanh Đa Ngành

Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.

Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận "cánh tay phải" của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến "thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh".

Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.

Nhưng, từ 1994 cho đến 2005, chưa có tập đoàn nào được thành lập theo quyết định 91. Cuối nhiệm kỳ thứ II, Thủ tướng Phan Văn Khải cho lập 3 tập đoàn: Ngày 26-12-2005, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Ngày 09-01-2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông; Ngày 15-5-2006, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin.

Thủ tướng Phan Văn Khải thừa nhận, ông là người quyết định cho Vinashin vay 700 triệu USD từ tiền bán trái phiếu chính phủ. Ông Khải cho rằng, Việt Nam, một nước có hơn 3000 km bờ biển không thể không phát triển ngành vận tải biển. Suy nghĩ về tiềm lực biển của ông Phan Văn Khải không sai nhưng đầu tư bằng tiền cho quốc doanh không phải là một cách làm tốt. Nhưng, sự sụp đổ của Vinashin bắt đầu từ khi tập đoàn này được phép kinh doanh đa ngành.

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: "Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối".

Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thủ tướng ngày 27-6-2006. Ngày 29-8-2006, ông cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn; Ngày 30-10-2006 ông cho thành lập thêm Tập đoàn Công nghiệp Cao su… Tốc độ thành lập tập đoàn có chững lại sau khi ông Võ Văn Kiệt khuyến cáo tính ít hiệu quả của mô hình này trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 26-7-2007.

Ông Võ Văn Kiệt mất gần 11 tháng sau đó và từ đó cho đến năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy con số tập đoàn từ 5 lên tới 13. Nhưng, không phải số lượng các tập đoàn mà số lượng ngành nghề mà các tập đoàn này được làm mới là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế đến bên bờ vực. Rất nhiều tập đoàn có ngân hàng, công ty tài chính và chúng ta có thể nhìn thấy đất của Vinashin ở sâu trong đất liền và hầu như không có tỉnh nào không có một tòa PetroLand mọc lên dưới thời Đinh La Thăng.

Đại Nhảy Vọt

Không có một vị thủ tướng nào thừa kế một cơ ngơi có thể ngồi mát ăn bát vàng như Nguyễn Tấn Dũng: Tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp; lần đầu tiên Việt Nam có dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đô la; đặc biệt, chính phủ Phan Văn Khải đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam chỉ cần làm thủ tục kết nạp là trở thành thành viên WTO. Nhưng, ngôi nhà tưởng là vững chãi ấy đã bị đốt cháy chỉ hơn một năm rưỡi sau đó.

Thoạt tiên, khu vực kinh tế nhà nước được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Ông Phan Văn Khải nói: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ trong 4 năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu".

Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức Thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007. Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 38,7% trong năm 2007. Kết quả, lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gần như hốt hoảng. Những cú shock được áp dụng sau đó đã làm cho nền kinh tế trở nên vô phương cứu chữa.

Đầu quý I-2008, khi con số lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng, thay vì chẩn bệnh để có phương thuốc đúng, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã buộc các ngân hàng nâng mức dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%, các ngân hàng nháo nhào tìm kiếm thêm 20.000 tỷ khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%.

Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỉ đồng. Áp lực tiền bạc của các ngân hàng lên tới hơn 40.000 tỉ đồng đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Sự chênh lệch về lãi suất đã khiến cho các tổng công ty nhà nước rút tiền, đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần.

Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỉ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại. Nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này, rút về. "Cơn khát" tiền mặt toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng trong những ngày này có khi lên tới trên 40%.

Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24 - 25%. Các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ đã làm cho lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Ngày 25-3-2008, ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỉ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm.

Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng, "đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng" vì VN-index đã xuống đến đáy. Nhưng, những ngày sau đó, VN-index liên tục lập đáy mới: Ngày 25-3-2008, 492 điểm; Ngày 5-12-2008, 299 điểm.

Chính những "đại gia" gần gũi thủ tướng nhất lại "chết" đau thương nhất vì họ đã từng được vay tiền dễ dàng, có dự án dễ dàng, kể cả các dự án trong khu vực chuẩn bị sáp nhập về Hà Nội. Từ năm 2008, mỗi năm các đại gia này đã phải chịu lãi suất 24-25%/ năm chưa kể những khoản lót tay, trong khi giá trị các dự án chỉ có thể bán được phân nửa so với thời 2007. Thay vì tìm một lối thoát cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính ngân hàng, giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc nợ lại là một cơ hội kiếm tiền cho nhiều đại gia thân hữu mới.

Tham nhũng chưa phải là vấn đề lớn nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng rất nỗ lực để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải đã sát cánh nhiều năm với Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp. Hơn 500 loại giấy phép đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải bãi bỏ. Khi ông Khải rời nhiệm sở, Tổ công tác tiếp tục đề nghị bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép con. Nhưng, thay vì ra quyết định, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải tán Ban nghiên cứu và để cho các loại giấy phép lại mọc lên như nấm.

Có lẽ một người được coi là bảo thủ như ông Đỗ Mười cũng không thể nào ngờ có ngày "hậu duệ" của mình lại ký lệnh tái độc quyền nhà nước đối với vàng. Nhà nước đã từng độc quyền vàng, những người sở hữu từ 2 chỉ trở lên từng bị coi là bất hợp pháp. Ngày 24-5-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười ký Quyết định 139, cho phép tư nhân mở tiệm vàng với điều kiện chỉ cần ký quỹ 5 lượng. Chỉ sau hai tháng cả nước có tới 400 tiệm vàng. Quyết định của ông Đỗ Mười được đưa ra như là một giải pháp cộng hưởng để chống lạm phát.

Trong suốt 23 năm tồn tại của Quyết định 139 nền kinh tế chưa bao giờ đổ tội lạm phát cho vàng. Vậy mà bất lực trước khủng hoảng kinh tế, ngày 25-5-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định 24, giành lấy quyền sản xuất vàng miếng cho nhà nước và buộc doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải có vốn trên 100 tỷ đồng.

Lẽ ra ông Trương Đình Tuyển phải từ chức đứng đầu nhóm 13 người tư vấn sau khi một quyết định như thế ra đời. Bỏ qua các động cơ trục lợi, Nghị định 24 là vi hiến vì nó làm cho vàng miếng không phải SJC của người dân tự nhiên mất giá. Đặc biệt, nó đi ngược lại các cam kết WTO mà ông Tuyển đóng vai trò quyết định trong đàm phán.

Bẫy Việt Vị

Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".

Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những "tác phẩm báo chí" bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.

Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội "sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp".

Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói "Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974". Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.

Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, "phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng". Nhóm "13" hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.

Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.