Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Dânlàmbáo : csVN ,tên 3dũng lại xấu mặt ở Nam Vang

Việt Nam lại xấu mặt ở Nam Vang

Phạm Trần - Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân còn một nước nữa “không tán thành ý kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam. Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong phòng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước mình?...

*

“Trung Quốc và các nước ASEAN có đủ trí tuệ và năng lực, xử lý ổn thỏa mọi vấn đề kể cả tranh chấp quyền lợi lãnh thổ và biển, giữ gìn toàn cục hợp tác phát triển Đông Á trong điều kiện không bị sự quấy nhiễu của bên ngoài.”

“Lâu nay, hợp tác Đông Á được thúc đẩy thuận lợi ở mức tối đa là do các nước ASEAN đã gác lại tranh chấp, tăng cường nhận thức chung, hình thành sức mạnh tổng hợp theo "Phương thức ASEAN", tinh thần này cũng cần trở thành đề xướng và tuân thủ của các bên hợp tác Đông Á.”

Biển Đông và ‘hành động nham hiểm’ của Bắc Kinh

Biển Đông và ‘hành động nham hiểm’ của Bắc Kinh

Jamil Anderlini ở Bắc Kinh và Ben Bland ở Phnom Penh, Financial Times - Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước - Bắc Kinh đã in bản đồ bao gồm cả Biển Đông vào trong hộ chiếu mới nhất của nước họ, làm ít nhất một trong các nước láng giềng thêm giận dữ.

Việt Nam đã có gửi khiếu nại chính thức đến Bắc Kinh về vấn đề trên. “Phía Việt Nam đã lưu ý về vấn đề này và hai bên đang thảo luận, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả”, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết.

Các quốc gia khác đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Philippines, cũng quan ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng buộc các cán bộ di trú [Philippines] thừa nhận yêu sách của họ mỗi khi một công dân Trung Quốc trình visa nhập cảnh hoặc xuất cảnh với hộ chiếu mới. 

Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hiện vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận. 

Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã làm lu mờ một loạt các sinh hoạt trong Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương tại Campuchia, trong đó có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Những bất hòa giữa các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu tập trung về việc làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng tỏ thái độ quyết đoán hơn. 

Dâmnlàmbáo : Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ tàu+

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ

BBCChính quyền Ấn Độ cũng là nước mới nhất có ngay hành động đáp trả. Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức cho biết họ phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa. 

*

Ấn Độ và Đài Loan vừa lên tiếng phản đối, tuy mỗi bên ở một góc độ khác, trước hành động của Trung Quốc cho in bản đồ về lãnh thổ và lãnh hải vào hộ chiếu của công dân họ. 

Tin từ New Dehli 22/11/2012 cho hay chính phủ Ấn Độ không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Trung Quốc cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình. 

Dânlàmbáo: csVN có dám đóng dấu “hủy” vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của tàu+ ?

VN không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào hộ chiếu đường lưỡi bò của công dân TQ?

Dân Làm Báo - Theo một bản tin trên The Telegraph thì hải quan Việt Nam đã từ chối đóng dấu thị thực Visa vào trong hộ chiếu mới có in hình lưỡi bò của người TQ nhập cảnh VN. Thay vào đó là dán Visa vào một trang giấy riêng.
Từ blog Phạm Viết Đào cũng thông tin: "Theo một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao cho hay, để đối phó với hành động ngang xương của nhà đương cục Bắc Kinh: phát hành hộ chiếu điện tử có hình ảnh đường lưỡi bò; ngang nhiên công bố chủ quyền lãnh hải Trung Quốc trùm lên vùng đặc quyền kinh tế tế của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trên Biển Đông; Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lệnh cho các cơ quan lãnh sự không được phép đóng dấu thị thực vào loại hộ chiếu này đối với công dân Trung Quốc khi xin thị thực vào Việt Nam…" 
Trang Telegraph đã đăng lại lời của một người dân Trung Quốc tên là David Li: "Khi tôi qua cửa khẩu biên giới, các nhân viên hải quan đã từ chối đóng dấu Visa của tôi". Ông Li này cũng cho biết "họ nói rằng Visa của tôi không có hiệu lực. Họ nói lý do bởi vì ở bản đồ của hộ chiếu mới, phần biển Nam Trung Hoa đã vượt qua lãnh hải của Việt Nam, do đó nếu họ đóng dấu lên đó tức là họ đã đồng ý với xác nhận của Trung Quốc..." 
Cũng theo The Telegraph, những người Trung Quốc cho rằng nhân viên hải quan VN đã lợi dụng việc này để làm tiền họ. Theo những người TQ này, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên TQ đến VN và 70.000 thương gia TQ ở Hà Nội và ít nhất cũng cỡ đó ở Sài Gòn. Vì thế cộng lại là một số tiền lớn.

Khánh Ly hát gây quỹ cho cộng đồng người Việt tại Na Uy


Wednesday, November 21, 2012 3:11:18 PM
Ðức Tuấn/Người Việt

TRONDHEIM, Na Uy (NV) -Dưới trời mưa tuyết buốt giá, khán giả tại Trondheim, thành phố lớn thứ ba Na Uy (một xứ không có mặt trời), đã dành những tình cảm nồng ấm cho Khánh Ly, trong đêm nhạc chủ đề “Nhìn Những Mùa Thu Ði” nhằm gây quỹ từ thiện, do cộng đồng Người Việt địa phương tổ chức.
Khánh Ly và đồng hương Việt Nam tại Na Uy. (Hình: Lê Ngọc Sương cung cấp)
Khánh Ly đã hát liên tục 22 bài với tiếng đàn của Ðỗ Duy, theo lời yêu cầu, và hoa hồng tràn ngập sân khấu. Nhiều bạn trẻ la lớn “I love you,” Khánh Ly trả lời “I love you, too.” Khán giả lúc rướm lệ, lúc vui cười trong suốt đêm nhạc kéo dài 3 tiếng đồng hồ.
Cộng đồng Trondheim gồm 1,000 người, định cư ở đây từ năm 1997. Tám mươi phần trăm là dân “Ghềnh Ðỏ,” một hòn đảo thật đẹp nằm giữa Sông Cầu và Tuy Hòa. Tới Na Uy, họ đã hướng dẫn con cái thành bác sĩ, kỹ sư, không còn như thời sáng chiều ra biển như ở quê nhà.

Hàng trăm nông dân HẢI PHÒNG vây trụ sở xã đòi lại ruộng đất

Hàng trăm nông dân vây trụ sở xã đòi lại ruộng đất
Wednesday, November 21, 2012 7:11:33 PM 
HẢI PHÒNG (NV) - Hàng trăm gia đình nông dân tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đã bao vây trụ sở xã liên tiếp mấy ngày qua để đòi lại ruộng đất đã bị nhà cầm quyền địa phương cướp đoạt.
Nông dân bao vây trụ sở UBND xã hôm 17 tháng 11, 2012. (Hình: Dân Việt)
Theo tin báo Dân Việt hôm Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012, sau rất nhiều lần kiện cáo và “thanh tra,” những đòi hỏi công bằng của người nông dân xã Lập lễ vẫn bị lờ đi, nông dân đã tập trung vây trụ sở xã đòi lại ruộng đất đã bị nhà cầm quyền lợi dụng chủ trương “dồn điền đổi thửa” từ năm 2004 để “chiếm dụng của dân.”
Người dân địa phương hoặc bị cướp trắng, hoặc bị cắt bớt phần đất canh tác, theo nguồn tin.

Thằng Phi hổng mời thằng tàu+ "Họp về tranh chấp biển Ðông"

Họp về tranh chấp biển Ðông: Philippines không mời Trung Quốc
Wednesday, November 21, 2012 7:46:39 PM

MANILA (NV) - Một ngày sau khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở thủ đô Cambodia, giới chức ngoại giao cao cấp của Philippines cho hay nước này sẽ tổ chức một cuộc họp vào tháng tới với 3 nước cùng liên quan tranh chấp là Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Lãnh tụ 10 nước ASEAN và lãnh tụ 3 đối tác Á Châu gồm Nam Hàn, Trung Quốc và Nhật trong cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Cambodia ngày 19 tháng 11, 2012. (Hình: ROMEO GACAD/AFP/Getty Images)
Cuộc họp này, như vậy được hiểu sẽ chỉ bàn về tranh chấp khu vực quần đảo Trường Sa và sẽ không có dự tham dự của Trung Quốc, hay Ðài Loan là những nước cũng có các tuyên bố chủ quyền.
Trái với các nước ASEAN, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hình “Lưỡi Bò” chiếm đến 80% biển Ðông. Nhiều khu vực của “Lưỡi Bò” liếm sâu vào các khu vực đặc quyền kinh tế của một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam, Philippines bị nặng nhất, theo công ước quốc tế về Luật Biển UNCLOS mà Bắc Kinh cũng từng đặt bút ký công nhận.
Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay hiện vẫn chưa có lịch chính thức về những gì sẽ được 4 nước bàn thảo vào ngày 12 tháng 12, 2012 tới đây.
Theo bản tin thông tấn AP, cuộc họp sắp tới sẽ ở cấp thứ trưởng. Sự thảo luận đa phương giữa 4 nước có thể dẫn đến sự thỏa thuận nào đó về một lập trường chung đối phó với Trung Quốc. Từ trước đến nay, Bắc Kinh lập lại thường xuyên chủ trương chỉ muốn điều đình tay đôi với từng nước tranh chấp, không muốn “quốc tế hóa” vấn đề.

Ai chống nhân dân và phá nhà nước?


Ai chống nhân dân và phá nhà nước?

Biếm họa Babui (DCVOnline.net)
Nhà cầm quyền Việt Nam, từ đảng đến chính phủ, thường chơi trò ăn gian. Hình thức ăn gian phổ biến, lộ liễu và trắng trợn nhất là ăn gian trong lãnh vực chữ nghĩa. Trong lãnh vực chữ nghĩa, hai chữ hay bị ăn gian nhiều nhất là: nhân dân và nhà nước.
Nhân dân, trên nguyên tắc, là toàn bộ những người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, với nhà cầm quyền Việt Nam, chữ nhân dân vừa bị lạm dụng một cách bừa bãi lại vừa bị bóp méo một cách tùy tiện.

Tổng bí thư đứng đầu ban chỉ đạo chống tham nhũng


Tổng bí thư đứng đầu ban chỉ đạo chống tham nhũng

Với 94,98% số ĐB tán thành, QH đã thông qua luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) với nội dung mới nhất là bỏ mô hình Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu. Thay vào đó, sẽ lập Ban chỉ đạo Trung ương thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư làm trưởng ban.
Không lập cơ quan thuộc QH
Báo cáo giải trình trước QH, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho hay, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường vụ đã tán thành việc thành lập Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng (PCTN) trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng bí thư đứng đầu.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với đại biểu QH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tổ chức, hoạt động của Ban sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật PCTN; bảo đảm nguyên tắc Đảng không làm thay chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và vẫn phù hợp với Hiến pháp, pháp luật.
Liên quan đến đề xuất lập cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc QH hoặc Chủ tịch nước, ông Hiện cho hay, đây là vấn đề được các vị ĐBQH và cử tri quan tâm, nhưng cũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

RFA : Thấy gì qua chuyến công du Đông Nam Á của TT Obama?

Thấy gì qua chuyến công du Đông Nam Á của TT Obama?



2012-11-22
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa hoàn tất chuyến công du Đông Nam Á – chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi ông tái đắc cử tổng thống.


RFA
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton khi vừa đến Campuchia hôm 19-11-2012.


Đặt trọng tâm vào Châu Á

Câu hỏi được nêu lên là chuyến thăm Á Châu của Tổng thống Obama có ý nghĩa ra sao? Qua cuộc tiếp chuyện với Thanh Quang, nhà bình luận về các vấn đề thế giới và Việt Nam, ông Trần Bình Nam từ California, Hoa Kỳ, nhận xét như sau:
Trần Bình Nam: Vừa rồi, sau khi Tổng Thống Barack Obama vừa tái đắc cử thì ông đi công du Châu Á. Cuộc công du này cho mình thấy một điều đặc biệt là Tổng Thống Obama đặt trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương, là công tác ngoại giao quan trọng nhất, chính sách ngoại giao quan trọng nhất của chính phủ Hoa Kỳ trong những năm tới. Việc mà ông vừa đắc cử và trong khi trong nước cũng có rất nhiều vấn đề cần quan tâm như vụ Bengazy được khơi lại, vụ từ chức của Giám Đốc CIA David Petraeus, vụ Hamas và Do Thái, trước những việc đó mà ông vẫn đi chứng tỏ như tôi đã nói ở trên là ông đặt trọng tâm vào tình hình Đông Nam Á trong những năm tới. Khi mà nói tới tình hình Đông Nam Á và Châu Á như vậy thì mình phải hiểu là trong tâm trí của Tổng Thống thì ông để tâm tới vấn đề Trung Quốc và những vấn đề Trung Quốc bành trướng tại Châu Á-Thái Bình Dương.

RFI : Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn

Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn

Hộ chiếu mới của Trung Quốc (trái) và hộ chiếu cũ (DR)
Hộ chiếu mới của Trung Quốc (trái) và hộ chiếu cũ (DR)
DR

Thụy My
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho phát hành loại hộ chiếu điện tử mới, trong đó có in bản đồ có hình lưỡi bò, biểu thị yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Ấn Độ đã nhanh chóng lên tiếng phản đối với các mức độ khác nhau.
 

Về phía người dân Việt Nam, thủ đoạn mới của Trung Quốc cũng đã làm cho dư luận hết sức xôn xao. Vừa trở về từ Ấn Độ và Nepal hôm nay 23/11/2012, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này, với tư cách một công dân Việt.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - TP Hồ Chí Minh
 
23/11/2012
by Thụy My
 
 
RFI : Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Thưa ông, ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động Trung Quốc in bản đồ có hình lưỡi bò lên hộ chiếu ?
Ông Nguyễn Văn Mỹ : Tôi vừa đi công tác ở Ấn Độ và Népal, nên chỉ mới nắm thông tin một cách tổng quát thôi. Nhưng điều đó thì bản thân tôi không hề ngạc nhiên, chỉ có điều họ đưa ra như vậy là rất sớm. Tức là chuyện đó trước sau gì cũng làm thôi. Mà phải chăng đây là cái món quà đầu tiên ra mắt thế giới của Tập Cận Bình.

RFI : Tàu+ và chiến lược bao vây kinh tế Bắc Hàn

Trung Quốc và chiến lược bao vây kinh tế Bắc Triều Tiên

Cây cầu ở Dandong nối liền Trung Quốc với Bắc Triều Tiên.
Cây cầu ở Dandong nối liền Trung Quốc với Bắc Triều Tiên.
DR

Thanh Hà
Trang nhất các tờ báo lớn của Paris hôm này hầu hết dành để nói về thời sự chính trị của Pháp với cuộc chiến « huynh đệ tương tàn » trong hàng ngũ đảng đối lập cánh hữu UMP. Về thời sự quốc tế, cuộc đọ sức giữa 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu về dự thảo ngân sách châu Âu 2014-2020 tại Bruxelles, thỏa thuận ngưng bắn mong manh ở Gaza là hai chủ đề chiếm nhiều trang trên các tờ báo Pháp. Liên quan đến khu vực châu Á, chỉ có tờ Le Figaro chú ý đến chiến lược « bao vây » kinh tế Bắc Triều Tiên của Trung Quốc.
 

RFI : Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông

Hộ chiếu lưỡi bò : Mưu toan mới của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
eia.doe.gov

Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 22/11/2012, như vậy là cả Việt Nam lẫn Philippines đều lên tiếng công khai phản đối việc Trung Quốc cho lưu hành hộ chiếu mới có in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - còn gọi là lưỡi bò - thể hiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Hành động này được cho là một bước leo thang mới trong chiến lược của Trung Quốc, dùng mọi thủ đoạn để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ, bất chấp luật lệ quốc tế hay các tuyên bố ngược lại của các láng giềng Đông Nam Á.

Dânlàmbáo :bọn CA GT Hà Nội “kêu trời” với Nghị định 71

Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71


Ninh Sơn (Kienthuc.net) - Chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, CSGT CA Hà Nội vẫn không thể tiến hành xử phạt những xe không sang tên đổi chủ. Và giờ đây không chỉ người dân mà chính CSGT – người thực thi Nghị định 71 phải… "kêu trời". Hầu hết cho rằng Nghị định 71 không thể thực hiện nếu không sửa đổi cho phù hợp. 

“Nghị định 71 không sai nhưng… không phù hợp”

Thượng tá Lê Đức Đoàn: "Cái gì hợp với lòng dân thì làm, cái gì không hợp với lòng dân thì không làm". 

Trái hẳn với vẻ nghiêm nghị khi làm nhiệm vụ, Thượng tá Lê Đức Đoàn, công dân ưu tú Thủ đô (Đội CSGT số 1, thuộc Phòng CSGT CA Hà Nội) đã dành cho PV buổi trò chuyện cởi mở, thẳng thắn bày tỏ những “cái khó” của mình cũng như của đồng đội khi thực thi Nghị định 71, mà như ông nói là “có quá nhiều bất cập” và gần như đặt CSGT vào hoàn cảnh “trên đe dưới búa”. 

Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, khi bất kì một bộ luật hay nghị định nào đó được ban ra thì người dân phải có nghĩa vụ chấp hành và công an (trong đó có lực lượng CSGT) phải có nghĩa vụ thực thi. Đó là nguyên tắc chung và cơ bản nhất đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với mỗi công dân trong xã hội.

Dânlàmbáo : CSGT nhận tiền 'một vài trăm' không phải là tham nhũng!

Miệng lưỡi ông tướng công an: CSGT nhận tiền 'một vài trăm' không phải là tham nhũng!

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, gọi việc nhận dăm ba chục, một vài trăm là tham nhũng là không thỏa đáng

Theo kết quả cuộc điều tra xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố hôm 20/11 thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.

Dânlàmbáo : Hộ chiếu 'lưỡi bò' TQ: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa

Hộ chiếu 'lưỡi bò' TQ: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa

Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc

Tú Anh (RFI) - Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan) phản đối chính quyền Hoa lục cấp hộ chiếu mới, trên đó hai danh lam thắng cảnh của Đài Loan được ghi là của Trung Quốc. Hộ chiếu mới của Trung Quốc với biểu thị yêu sách tại biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam lên án, và đang bị Ấn Độ trả đũa.
Hôm nay 23/11/2012, tại Đài Bắc, Tổng thống Mã Anh Cửu lên án Trung Quốc « đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa hai bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được ». Đây là phản ứng của Đài Loan về thủ đoạn mới của Trung Quốc trong chiến lược lấn chiếm lãnh thổ của các lân bang.

Từ hôm qua, hộ chiếu mới của Trung Quốc với đường « lưỡi bò » chiếm lĩnh 80% biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam phản đối. Ở vùng biển Hoa Đông, hộ chiếu Trung Quốc ghi hai thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan gồm Nhật Nguyệt đàm (hồ Thanh Thủy) và Thanh Thủy nhai (núi Thanh Thủy) như là hai địa danh của Trung Quốc. Bên cạnh lời phản đối của Tổng thống Mã Anh Cửu, Cơ quan Hoa lục Sự vụ của Đài Loan nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là « một nước độc lập và có chủ quyền ».
Trang trong cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình "lưỡi bò" (hay đường 9 đoạn), thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông - REUTERS/Stringer

Ấn Độ trả đũa Trung Quốc

Vì sao công an thành đại họa của dân?


Vì sao công an thành đại họa của dân?

Thi thể của cụ Hà Thị Nhung
Sáng thứ hai 12/11/2012, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ngay trước trụ sở Phủ thủ tướng, một số bà con dân oan từ Bình Dương và Thanh Hóa tụ tập đưa kiến nghị và đơn kiện nhân cuộc họp Quốc hội đang diễn ra. Một lực lượng công an hùng hậu đã được huy động đến đàn áp. Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó.

Quanlàmbáo Tù nhân chính trị ở Việt Nam sao ngày càng nhiều thế?!

Tù nhân chính trị ở Việt Nam sao ngày càng nhiều thế?!

Quanlambao
- Dường như càng ngày số người bị bắt giam bởi “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo điều 88 và “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự VN, càng nhiều.

Cái chính quyền luôn tự cho là “của dân, do dân, vì dân” ấy, không hiểu sao ngày càng lắm người chống phá đến thế.

Ðiều an ủi là dù sao bây giờ những người bị bắt vì hai tội danh trên cũng vẫn còn may mắn hơn so với những người đi trước, khi Internet chưa tràn vào VN. Và trước đó nữa, khi người Việt phải sống trong một xã hội bưng bít thông tin và bị nhồi sọ chẳng khác nào người dân Bắc Hàn.

Quanlàmbáo : TỪ KẺ TRỘM CHÓ ĐẾN TÊN THỦ TƯỚNG 3DŨNG

TỪ KẺ TRỘM CHÓ ĐẾN ÔNG THỦ TƯỚNG DŨNG

Quanlambao  - Gần đây, thông tin về nạn bắt chó trộm, đập chó giữa ban ngày, thậm chí cướp trắng chó trước mặt chủ và dùng hung khí đe dọa… ngày càng trở nên nổi cộm. Thêm nữa, chuyện người dân tức giận, phục kích, bắt và đánh chết, đốt xe, khi công an can thiệp, đưa xe cứu thương đến để đưa kẻ trộm đi cứu cấp thì người dân bao vây xe cứu thương, không cho đi, cho đến khi kẻ trộm chết, họ chứng kiến tận mắt mới chịu ra về.

Vì đâu kẻ trộm lại lộng hành đến thế? Vì đâu người dân lại có cách hành xử nặng tay đến độ nhẫn tâm như vậy?

http://pleiku.gialai.gov.vn/UploadFolder/images/2012/AnNinhTratTu/TromCho.jpg
Trước tiên, có lẽ phải coi lại vấn đề an ninh, coi lại cách làm việc của ngành công an. Theo dõi và khảo sát nhiều vụ công an xử lý kẻ trộm chó, một kết quả dễ nhận biết là ngành công an không hiểu gì về luật (chí ít là trong hành xử với kẻ trộm chó). Dựa vào sự yếu kém, dốt nát pháp luật của công an mà kẻ trộm ngày càng lấn lướt, càng bạo hành. Hoặc ngược lại, công an đã đạp lên pháp luật để đồng lõa cái xấu, tội ác.