Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Dânlàmbáo : Hộ chiếu 'lưỡi bò' TQ: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa

Hộ chiếu 'lưỡi bò' TQ: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa

Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc

Tú Anh (RFI) - Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan) phản đối chính quyền Hoa lục cấp hộ chiếu mới, trên đó hai danh lam thắng cảnh của Đài Loan được ghi là của Trung Quốc. Hộ chiếu mới của Trung Quốc với biểu thị yêu sách tại biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam lên án, và đang bị Ấn Độ trả đũa.
Hôm nay 23/11/2012, tại Đài Bắc, Tổng thống Mã Anh Cửu lên án Trung Quốc « đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa hai bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được ». Đây là phản ứng của Đài Loan về thủ đoạn mới của Trung Quốc trong chiến lược lấn chiếm lãnh thổ của các lân bang.

Từ hôm qua, hộ chiếu mới của Trung Quốc với đường « lưỡi bò » chiếm lĩnh 80% biển Đông đã bị Philippines và Việt Nam phản đối. Ở vùng biển Hoa Đông, hộ chiếu Trung Quốc ghi hai thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan gồm Nhật Nguyệt đàm (hồ Thanh Thủy) và Thanh Thủy nhai (núi Thanh Thủy) như là hai địa danh của Trung Quốc. Bên cạnh lời phản đối của Tổng thống Mã Anh Cửu, Cơ quan Hoa lục Sự vụ của Đài Loan nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là « một nước độc lập và có chủ quyền ».
Trang trong cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc, có hình "lưỡi bò" (hay đường 9 đoạn), thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông - REUTERS/Stringer

Ấn Độ trả đũa Trung Quốc
Mưu thâm bá quyền của Trung Quốc đang gặp phản ứng tương xứng từ Ấn Độ. Theo đài truyền hình NDTV của Ấn Độ, một cuộc xung khắc mới về lãnh thổ đã nổ ra giữa hai cường quốc đông dân nhất địa cầu. Chính phủ New Delhi thông báo với công luận là Trung Quốc đang cấp phát hộ chiếu mới trên đó bang Arunachal Pradesh và một vùng lãnh thổ bang Kashmir (Akssai Chin) được ghi là của Trung Quốc.

Từ lâu nay, Trung Quốc đã miễn visa cho du khách hai bang Arunachal Pradesh và Sikkim với lập luận hai bang này là của Trung Quốc. Chính sách này bắt đầu thực hiện với dân chúng Ấn Độ ở hai bang Jammu và Kashmir với lý do tương tự.

Theo đài truyền hình Ấn NDTV thì chính phủ chưa phản đối chính thức. Trên thực tế thì Ấn Độ đang chuẩn bị trả đũa theo kiểu « ăn miếng trả miếng ». Người Trung Quốc sang thăm Ấn Độ với hộ chiếu bá quyền sẽ nhận ngay tại hải quan con dấu nhập cảnh có bản đồ khẳng định đường biên giới của Ấn Độ.

Tú Anh http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121123-den-luot-dai-loan-phan-doi-ho-chieu-%C2%AB-luoi-bo-%C2%BB-cua-trung-quoc
 
_____________________
 
Ấn Độ trả đũa.
Sutirtho Patranobis, Hindustan Times
ngày 23 Tháng 11 năm 2012

Ấn Độ đã bắt đầu đóng dấu thị thực cho bất cứ ai đi du lịch từ Trung Quốc đến Ấn Độ với bản đồ chính thức của Ấn Độ bao gồm các khu vực tranh chấp Aksai Chin và Arunachal Pradesh là của Ấn Độ.

nguồn: http://www.hindustantimes.com/...
 
Map row: India retaliates, issues visas stamped with Indian map
Sutirtho Patranobis, Hindustan Times
Beijing, November 23, 2012
 
India has begun to mark its visas for anyone travelling from China to India with its official map that shows the disputed areas of Aksai Chin and Arunachal Pradesh as part of India. This was done to retaliate against Beijing’s newly issued hi-tech passports that show these areas as part of China in a map embossed inside. The new passports have also angered several of China’s neighbours as it includes almost the entire South China Sea as also Taiwan, which broke away after a civil war in 1949, as part of its own territory.
Official maps issued by China have along included the territories, both land and sea, disputed with India and the other neighbours like Vietnam and Philippines.
But that this map is now included in the passport could require other nations to endorse those claims by stamping their official seals to the documents. It was learnt that India had taken up the matter with China but Indian diplomats here declined to comment.
The two countries are embroiled in a festering dispute over territorial claims over these two areas for decades. Several rounds of dialogues between top officials in the last few decades have failed to resolve the issue considered to be a fundamental roadblock against smoothening of ties between the two most populous nations of the world.
Indian Embassy officials remained tightlipped about the new development but it was learnt that the China map including the two areas were noticed after the passports – biometric ones containing a chip -- were issued in early autumn.
After the controversial maps were noticed, Indian authorities decided to counter it by stamping the official Indian map on the visa; till the controversy was triggered Indian visas didn’t carry Indian maps.
China has long claimed territorial rights over Arunachal Pradesh and has either denied visas to anyone from the state or for a while issued visas stapled separately.
In July this year, an Indian youth delegation member from Arunachal Pradesh could not make it to Beijing after Chinese authorities denied her a visa.
In November, 2009, India had declared as 'invalid' the stand-alone paper visas given by the Chinese embassy and consulates for Indians from Jammu and Kashmir and Arunachal Pradesh. New Delhi issued a travel advisory asking those going to China to ensure their visas are pasted on their passports.
In 2007, Beijing refused a visa to an IAS officer of the Arunachal cadre, saying he did not need one as the state belonged to China.
In April 2010, pistol shooter Pemba Tamang was issued a stapled visa by the Chinese which prevented him from participating in the world championship.
In January, 2011, China again issued stapled visas to two women weightlifters from Arunachal which prevented them from flying to the country. And in July last year, members of a karate team from the state were again issued staple visas.
The change in the new map highlights China's longstanding claim on the South China Sea in its entirety, though parts of the waters also are claimed by the Philippines, Vietnam, Taiwan, Brunei and Malaysia.
Several countries have protested against Beijing’s decision of marking the new passports with the controversial map.
In Beijing, the Foreign Ministry said the new passport was issued based on international standards. China began issuing new versions of its passports to include electronic chips on May 15, though criticism cropped up only this week.
"The outline map of China on the passport is not directed against any particular country," Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying said.
 ____________________
 

TQ in đường 'lưỡi bò' trên hộ chiếu

BBC - Trung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.

Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc 'cách đây nửa tháng'.

Mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói với các nhà báo ở Hà Nội: "Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông".

"Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên."

Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.

Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?

Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.

Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila "cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines".

“Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế."

Chủ đề nóng

Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.

Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: "Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm".

"Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm."

Quan chức ngoại giao nước ngoài ở Bắc Kinh

"Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này."

Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu.

Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường 'lưỡi bò' còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào".

"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan."

Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.

Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp "thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề".

Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất".

 
 ____________________
 
 
Bocongsan
các nước có liên quan phản đối mạnh mẽ bằng nhiều cách, còn mấy thằng việt cộng chắc lại im thin thít. nhục quá
 
Cuuchienbinh
Nếu công dân trung quốc sang Việt Nam thì liệu hải quan tại các sân bay, cửa khẩu có dám không đóng dấu cho qua không? Mà nếu đóng dấu cho qua thì mặc nhiên công nhận đường lưỡi bò.
Đây cũng là 1 nước cờ hóc búa mà lãnh đạo Việt Nam sẽ ...tiếp tục làm thinh thôi.


Cần gì phải la ó hay gửu công hàm những thứ đó đối với lũ Hán tặc chỉ là thừa , giống như muối bỏ biển . Phương pháp hữu hiệu nhất là nếu bất cứ một thằng Tàu hủ nào muốn vào Việt Nam mà mang hộ chiếu lưỡi bò thì khỏi phải đóng dấu nhập cảnh . Nếu cần thì cắt đứt quan hệ ngoại giao , bởi lũ Tàu cộng chỉ mang giẻ rách vào đất Việt nhiều hơn là bông lúa và hoa hồng . Khổ một nổi là lũ cầm quyền ở Hà Nội bây giờ đều thuộc nòi giống ươn hèn , yếu đuối , bận tật và vô kỷ luật đối với tinh thần yêu quốc gia dân tộc .
 
 
Letuan2016
Tôi nhớ sau 30/4/1975 mọi người hân hoan với niềm vui chiến thắng "từ nay người Việt nam được sống trong cảnh hòa bình" thì các cụ bô lão cảnh tỉnh bọn trẻ tôi bằng câu sấm truyền từ hồi còn đang chiến tranh: "Đỏ đầu nó quấy sẽ qua. Trắng răng nó quấy bằng ba Đỏ đầu". Các cụ bảo: cái thằng "Trắng răng" nó thâm độc, tệ hại, đểu giả, khốn nạn gấp trăm ngàn lần thằng " Đỏ đầu". Cứ đấy mà xem, sấm của Trạng không có sai đâu!
 
  • NNT
    Cục Xuất Nhập cảnh VN ngay bây giờ phai lập tức thay đổi con dấu, khắc hình bản đồ VN có 2 quần đảo HS và TS, hoặc khắc con dấu có dòng chữ HS TS là của VN. Đó là cách dùng gậy ông đập lưng ông.

  • Làm Người
    Việt Cộng mà dám làm điều bạn đề nghị tui Chết liền.
 
 Rồi đến lúc bản đồ của Trung quốc  có Việt nam ( lúc đó sẽ là tỉnh An nam , diện tích & dân số ít hơn tỉnh Vân nam một chút ) . Chúng ta lại phản đối , phản đối & phản đối .

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm