Phản đối Viện Khổng Tử
Tuesday, November 05, 2013 6:11:36 PM
Ngô Nhân Dụng
Giới trí thức Việt Nam, qua các mạng Internet, đã phản ứng mạnh mẽ trước dự tính thành lập các học viện mang tên ông Khổng Tử, như thỏa thiệp giữa hai ông Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng trong tháng trước. Tất cả mọi người đều nêu lên mối nguy hiểm khi đảng Cộng sản Việt Nam nhượng bộ trước áp lực của Trung Cộng.
Có nhiều lý do khiến mọi người phải lo ngại; nhưng chúng ta cần phân biệt những mối lo thật và mối lo không cần thiết.
Trước hết, không ai phải lo gì về ông Khổng Tử. Dân tộc Việt đã bị đô hộ một ngàn năm nhưng không mất nước. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo, nhưng không phải vì nước mình bị đô hộ. Như chúng tôi đã trình bày trong cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, ngay sau khi giành được quyền tự chủ, các triều đình Việt Nam trong các thế kỷ đầu tiên không dùng Khổng Giáo trong việc cai trị. Từ thời nhà Ðinh tới đời Lý, đời Trần, Phật Giáo vẫn chiếm ưu thế. Việc đưa Khổng Giáo lên địa vị độc tôn chỉ bắt đầu ở nước ta từ cuối thế kỷ 15, và lên cao nhất trong thế kỷ 19. Hơn nữa, trong vùng Á Ðông, những quốc gia không hề bị đế quốc Trung Hoa đô hộ, như Nhật Bản, vẫn chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Giáo; cho tới bây giờ họ vẫn còn dùng nhiều chữ Hán, học sinh tiểu học đã phải học đọc và viết chữ Hán. Các nước phát triển cao nhất ở vùng này, như Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore đều duy trì nền nếp đạo lý, chỉ xóa bỏ các lý thuyết chính trị Khổng Mạnh lỗi thời.
Tuesday, November 05, 2013 6:11:36 PM
Ngô Nhân Dụng
Giới trí thức Việt Nam, qua các mạng Internet, đã phản ứng mạnh mẽ trước dự tính thành lập các học viện mang tên ông Khổng Tử, như thỏa thiệp giữa hai ông Lý Khắc Cường và Nguyễn Tấn Dũng trong tháng trước. Tất cả mọi người đều nêu lên mối nguy hiểm khi đảng Cộng sản Việt Nam nhượng bộ trước áp lực của Trung Cộng.
Có nhiều lý do khiến mọi người phải lo ngại; nhưng chúng ta cần phân biệt những mối lo thật và mối lo không cần thiết.
Trước hết, không ai phải lo gì về ông Khổng Tử. Dân tộc Việt đã bị đô hộ một ngàn năm nhưng không mất nước. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo, nhưng không phải vì nước mình bị đô hộ. Như chúng tôi đã trình bày trong cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, ngay sau khi giành được quyền tự chủ, các triều đình Việt Nam trong các thế kỷ đầu tiên không dùng Khổng Giáo trong việc cai trị. Từ thời nhà Ðinh tới đời Lý, đời Trần, Phật Giáo vẫn chiếm ưu thế. Việc đưa Khổng Giáo lên địa vị độc tôn chỉ bắt đầu ở nước ta từ cuối thế kỷ 15, và lên cao nhất trong thế kỷ 19. Hơn nữa, trong vùng Á Ðông, những quốc gia không hề bị đế quốc Trung Hoa đô hộ, như Nhật Bản, vẫn chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Giáo; cho tới bây giờ họ vẫn còn dùng nhiều chữ Hán, học sinh tiểu học đã phải học đọc và viết chữ Hán. Các nước phát triển cao nhất ở vùng này, như Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore đều duy trì nền nếp đạo lý, chỉ xóa bỏ các lý thuyết chính trị Khổng Mạnh lỗi thời.