Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt

Lịch sử và tính chính trị của blog tiếng Việt

Kính Hòa, phóng viên RFA 2015-03-07

me-nam-blog-622.jpg
Trang Blog của Blogger Mẹ Nấm, ảnh minh họa.
Screen capture
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo nên một diện mạo mới cho truyền thông Việt Nam với sự ra đời của trang blog, hay trang thông tin điện tử không chịu sự kiểm soát của cơ quan công quyền. Trong gần 20 năm qua số lượng blog xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng lớn trong đời sống truyền thông và chính trị Việt Nam.

20 năm sự ra đời của thông tin điện tử tiếng Việt

Mạng xã hội và thách thức hiện thời của thông tin mạng

Mạng xã hội và thách thức hiện thời của thông tin mạng

Kính Hòa, phóng viên RFA 2015-03-07

fb-rfa-622.jpg
Trang Facebook của Đài Á Châu Tự Do, ảnh minh họa.
RFA
Tiếp tục loạt bày về truyền thông mạng, trong phần cuối này chúng tôi xin đề cập đến vai trò của mạng xã hội hiện nay, cũng như những thách thức hiện tại của truyền thông mạng.

Facebook xuất hiện

Theo ghi nhận của nhà báo Đoan Trang thì sau khi Yahoo 360 bị đóng cửa vào năm 2009 thì mạng xã hội Facebook nổi lên như một nơi để chia sẻ ý tưởng. Cũng trong năm 2009 này FB bị chặn đến hai lần. Chính phủ Việt Nam né tránh các câu hỏi về việc chận FB, hoặc nói rằng họ không chận trang mạng này.
Việc ra đời của Facebook làm thay đổi hẳn việc viết blog. Nhà văn Phạm Thành nhận xét rằng FB thì rất nhanh nhưng các bài viết sẽ không được sâu như các trang blog trước kia. Nhà báo Đoan Trang cũng đồng ý như vậy và có thêm nhận xét là các blog cá nhân với giao diện mang tính cá nhân, có chiều sâu hơn, và các blog trên nền tảng wordpress hay blogspot là nơi phát sinh ý tưởng còn FB lại là một kênh để truyền đạt các ý tưởng đó một cách nhanh chóng.
Theo quan điểm của tôi thì người ta ít sử dụng diễn đàn hơn, người ta sử dụng mạng xã hội là để chia sẻ những đường link, đường dẫn tới những trang blog của họ, nơi mà người ta có cơ hội bày tỏ thấu đáo hơn suy nghĩ của mình.
-Một Facebooker