Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Tàu+ muốn tẩy não học sinh Hồng Kông (RFI)

Hồng Kông: Biểu tình phản đối Bắc Kinh áp đặt môn học « yêu nước »

Phụ huynh, giáo viên học sinh sinh viên Hồng Kông biểu tình ngày 01/09/2012  phản đối Trung Quốc áp đặt môn học « yêu nước » đối với học sinh phổ thông
Phụ huynh, giáo viên học sinh sinh viên Hồng Kông biểu tình ngày 01/09/2012 phản đối Trung Quốc áp đặt môn học « yêu nước » đối với học sinh phổ thông
REUTERS/Tyrone Siu

Trọng Thành
Hôm qua, 01/09/2012, theo AFP, hàng chục nghìn người Hồng Kông một lần nữa xuống đường đòi chính quyền Trung Quốc hủy bỏ việc áp đặt môn học « yêu nước » đối với học sinh phổ thông. Theo truyền thông địa phương, phần lớn các trường học dự kiến sẽ không tổ chức môn học này trong năm nay.

Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông RTHK cho biết, khoảng 40.000 học sinh, sinh viên Hồng Kông và cha mẹ họ đã tập hợp trước cửa trụ sở chính quyền Hồng Kông để phản đối môn học « yêu nước » ngay dưới trời mưa. Theo cảnh sát, có 8.100 người tham gia biểu tình. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai, tiếp theo cuộc xuống đường của 90.000 giáo viên và học sinh vào tháng Bảy để chống lại môn học, mà họ tố cáo là một nỗ lực tẩy não học sinh của chính quyền Trung Quốc, tại một khu vực vốn được truyền thông chính thống khẳng định là « vùng bán tự trị ».
Người phát ngôn của Bộ giáo dục Trung Quốc cho biết, chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu tất cả các quan điểm khác nhau trong vấn đề này, tuy nhiên chưa nói đến việc hủy bỏ môn học kể trên. Thông tín viên Florence de Changny tường trình từ Hồng Kông :
Những trận mưa rào không làm nản chí hàng trăm người biểu tình ủng hộ các sinh viên Hồng Kông. Từ vài ngày nay, học sinh sinh viên Hồng Kông tổ chức cắm trại phản đối trước các công sở. Các sinh viên yêu cầu rút bỏ toàn bộ giáo trình giáo dục công dân mới, bao gồm một số chương nhấn mạnh đến tình yêu đối với đất mẹ Trung Hoa. Ngay khi môn học này được thông báo, người Hồng Kông lập tức cho rằng đây là "một khóa học nhồi sọ".
Cuối ngày hôm qua, khi màn đêm ập xuống, vẫn còn nhiều người che ô đứng nghe diễn thuyết. Diễn giả của phong trào đấu tranh là các giáo viên, lãnh đạo sinh viên và một số nhà hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Công giáo.
Bà Carrie Lam, Tổng vụ trưởng hành chính đặc khu, nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông, yêu cầu ba sinh viên tuyệt thực ngưng cuộc đấu tranh và khẳng định rằng, chính quyền đã để ngỏ cho các cơ sở giáo dục quyền tự sắp xếp trong môn học giáo dục công dân này.
Tuy nhiên, trước đó, chính quyền Hồng Kông đã chính thức yêu cầu các trường cấp 1 bắt đầu ''chủ động'' giảng dậy môn học kể trên ngay kể từ năm học mới, còn các trường cấp 2 thì bắt đầu từ năm sau, trước khi môn học trở thành bắt buộc cho tất cả vào năm 2016.

AN GIANG : Giả bác sĩ lừa tiền dân nghèo


Giả bác sĩ lừa tiền dân nghèo
Friday, August 31, 2012 5:14:03 PM

AN GIANG (NV) - Tỉnh An Giang vừa xuất hiện chiêu lừa mới: giả danh các y bác sĩ đến khám bệnh miễn phí, nhưng rồi cho làm xét nghiệm “ma” để ôm tiền của dân nghèo bỏ trốn.
Người dân An Giang, nghèo tiền còn bị lừa trắng trợn trước mặt cán bộ chính quyền. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Nhân chứng của chiêu lừa này là chủ tịch hội phụ nữ một xã thuộc huyện Phú Tân-An Giang, bà Huỳnh Thị Thi.
Bà Thi kể cho biết có một nhóm người xưng là y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn muốn đến xã tổ chức đợt khám bệnh miễn phí và xét nghiệm với giá rẻ để tìm và trị bệnh cho người dân nghèo.
Theo báo Tuổi Trẻ, từ cú điện thoại trước đó mấy ngày, sáng ngày 26 tháng 8, chính quyền xã tận tình đón tiếp nhóm “Y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy” này. Họ thiết lập sẵn một phòng khám bệnh để các “y bác sĩ” làm việc. Hơn 500 người dân vùng quê nghèo nôn nóng bu kín sân trụ sở xã, chờ đợi đến lượt mình khám bệnh miễn phí.
Một số người dân cho biết, họ được các “y bác sĩ” nói trên kê toa bảo phải xét nghiệm này, xét nghiệm nọ. Có người đã phải đóng cả triệu đồng, tương đương 50 đô la, mặc dù được thông báo rằng “giá xét nghiệm đã giảm đến 20%.”
Tuy nhiên, đến khi tận mắt nhìn thấy máy móc của số “y bác sĩ” nọ quá sơ sài, nhiều người dân liền báo cho chính quyền địa phương biết. Biết bị nghi ngờ, nhóm người lạ mặt nọ lật đật dọn dẹp đồ đạc, rút lui êm thấm.
Theo bà Huỳnh Thị Thi, chính quyền địa phương có gọi điện thoại để hỏi về lai lịch của nhóm “y bác sĩ” tự xưng là người của bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, vì cán bộ thẩm quyền của bệnh viện này chậm trả lời nên nhóm y bác sĩ giả nói trên mới có thời giờ rút êm.
Báo Tuổi Trẻ cho biết, hiện nay chính quyền và hội phụ nữ xã đang đổ thừa qua lại trách nhiệm đã để cho người dân nghèo bị lừa trắng trợn ngay tại trụ sở xã. Người đứng đầu Sở Y Tế An Giang hứa sẽ “chấn chỉnh và ngăn chận” hoạt động lừa đảo nói trên, nhưng không nói sẽ ngăn chận bằng cách nào và bao giờ. (PL)


Người nghèo miền Trung ở Sài Gòn


Người nghèo miền Trung ở Sài Gòn
Friday, August 31, 2012 6:01:26 PM


Văn Lang/Người Việt

Sài Gòn trong lịch sử hình thành và phát triển của mình chẳng những “dung nạp” đủ ba yếu tố Nam-Trung-Bắc mà còn du nhập nhiều nền văn hóa, sắc tộc của vùng Ðông Nam Á, Á Châu và thế giới.
Ðặc sản của người miền Trung bán ở chợ Bà Hoa, Tân Bình, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập về những mảnh đời của người nghèo miền Trung ở Sài Gòn.
Chú H. vô Sài Gòn khi đó chừng 14-15 tuổi, từ thời Ðông Dương còn thuộc Pháp, số phận đã “run rủi” chứ chú hầu như không lựa chọn.
Từ đó chú H. đã bươn chải đủ thứ nghề để sống và tồn tại được ở Sài Gòn. Cho đến khi tới tuổi lập gia đình thì chú cũng dựng được một mái nhà tuy còn đơn sơ tại vùng Gò Vấp bây giờ mà theo chú H. thì thời đó còn hoang sơ như một vùng quê, ngay cả sau này dưới thời VNCH, Gò Vấp vẫn chỉ được xem như vùng ven đô.
Ðể lấy vợ, chú H. lặn lội về tận Bến Tre để lấy cho được một cô gái quê, vì chú H. sợ gái thị thành ăn chơi, sức chú nuôi không có nổi.
Ai dè, tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa mà lại là dừa Bến Tre, bà vợ chú H. bài bạc “số dzách,” cho tới ngày mất (cuối thập niên 80), bà vợ chú H. còn sai con cháu đi ghi cho bà một con số đề, với lời dặn: “Chiều nay nếu trúng thì ngoài phần tang ma, còn dư để ba mầy nuôi mấy đứa bây!”
Chiều nghe kết quả xổ số rồi, biết trúng rồi vợ chú H mới yên lòng “xuôi tay, nhắm mắt.” Ðúng là dân chơi thứ thiệt!
Nay thì chú H. cũng đã về với cát bụi, gia tài chú để lại gần 40 người vừa con, vừa cháu nội, cháu ngoại... Tất cả đều nói giọng miền Nam rặt. Nhớ tới quê nội của chú ngày xưa có lẽ chỉ còn người con trai trưởng với mái đầu cũng đã bạc màu sương gió.
Thời VNCH, khi những năm chiến sự ở miền Trung leo thang ác liệt một số người miền Trung đã vô Sài Gòn, trong số đó có một số người về định cư tại vùng Gò Vấp lúc đó còn đất rộng, người thưa. Ða số sống bằng nghề lao động chân tay, nhiều người làm nghề trồng rau cung cấp cho mấy chợ ở Sài Gòn.
Quán “Hội Quảng” chuyên bán các món ăn Hội An và Quảng Nam ở Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Dì Mười thời đó còn là một cô gái trẻ đã theo gia đình vô Gò Vấp, thời gian qua đi, những người anh, người chị của dì Mười lần lượt lập gia đình, sinh con. Riêng dì Mười vẫn ở vậy, lần lượt dì theo giúp việc nhà, làm “vú em” cho con của mấy người anh, người chị. Khi những đứa cháu khôn lớn thì mái tóc của dì Mười cũng đã điểm sương.
Ðến khi mấy đứa cháu lập gia đình thì dì Mười vẫn đi giúp việc nhà cho chúng. Dì ít nói, gặp người quen thì chỉ cười gật đầu chào, vẫn giữ thói quen của một bà già miền Trung - hút thuốc rê.
Ngoài một bịch thuốc rê lúc nào cũng mang theo trong người, mỗi buổi chiều khi công việc nhà xong, dì Mười “kẹp nách” một xị rượu đế xuống nhà một đứa cháu ngồi ở hàng hiên ngó mông lung ra một cánh đồng nay đã được quy hoạch thành khu công viên.
Vấn cho mình một điếu thuốc rê thật to, nhả khói và uống rượu “khan” một mình. Những chiều như vậy, đôi mắt của dì Mười thường mang nét u uẩn, không biết vì dì nhớ quê cha, đất tổ, nhớ thời tuổi trẻ của mình hay vì buồn mấy đứa cháu đã không nối chí cha, anh dì thời đi lập nghiệp siêng năng mần ăn, mà nay vì đất đai có giá đã bán đất ăn chơi, cờ bạc đỏ đen đến nỗi bại sản phải quay lại kiếp đi ở nhà thuê...
Làn sóng thứ ba đổ vô Sài Gòn (tạm gọi như thế), đó là khi nhà cầm quyền cộng sản quay sang “kinh tế thị trường,” nới lỏng tối đa việc kiểm soát người bằng quy chế hộ khẩu, tạm trú-tạm vắng. Dân nghèo miền Trung không sống được ở quê vì đất đai quá ít, công nghiệp không phát triển, Ðà Nẵng lại “cấm cửa,” họ đổ vô Sài Gòn.
Trong một buổi chiều trú mưa tại hàng hiên một tiệm sửa xe vỉa hè, chúng tôi gặp một người đàn ông nhỏ con đẩy chiếc xe bán bột chiên vào vá xe. Khi trả tiền vá xe, người đàn ông trạc ngoài 50, cẩn trọng lấy trong bọc tiền lẻ ra tờ mười ngàn, vuốt cho thẳng thớm, hai tay đưa cho ông già sửa xe, không quên gởi kèm lời cám ơn.
Bắt chuyện, người đàn ông bán bột chiên nói giọng Quảng Ngãi cho chúng tôi biết. Hàng ngày anh đẩy xe bán bột chiên vòng vòng mấy con hẻm trong khu Xóm Cháy-Gò Vấp, kiếm được khoảng 150 ngàn đồng một ngày. Ở nhà thuê chung với mấy anh em cùng quê nên tháng chỉ tốn có 300 ngàn tiền nhà, kể luôn tiền điện, nước.
Khi hỏi thăm chuyện gia đình, giọng người đàn ông buồn hẳn xuống, anh cho biết vợ và đứa con gái anh còn ở ngoài quê, làm ruộng. Riêng người con trai lớn theo anh vô Sài Gòn đi phụ hồ, chiều về đi nhậu với anh em, say quá, đã khuya mà còn lấy xe Honda đi uống cà-phê nên bị đụng xe ngay trên con đường trước bệnh viện 175 (nguyên là Tổng Y Viện Cộng Hòa cũ).
Một tiệm ăn chuyên bán các món miền Trung tại khu Tân Bình, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Người đàn ông cứ nhắc đi nhắc lại mãi câu: “Phải chi có ai mang hắn vô bệnh viện thì hắn đâu có chết!”
Chúng tôi hiểu nỗi đau của người đàn ông mất con không chỉ qua giọng nói, qua đôi mắt đã mờ, ngấn lệ của anh mà còn vì chúng tôi hiểu từ nay đôi chân đẩy xe bán bột chiên qua những con hẻm của anh không còn mạnh mẽ, lâng lâng như trước nữa khi mà gia tài lớn nhất, niềm hy vọng lớn nhất của đời anh đã theo một tai nạn vụt bay xa.


Philippines báo động sóng thần : 132.000 người sơ tán

Philippines báo động sóng thần : 132.000 người sơ tán

Các khu vực được báo động sơ tán sóng thần tại Philippines, 31/09/2012 (Ảnh : Office of Civil Defense Philppines)
Các khu vực được báo động sơ tán sóng thần tại Philippines, 31/09/2012 (Ảnh : Office of Civil Defense Philppines)

Trọng Thành
Sáng nay 01/09/2012, AFP loan tin, tại Philippines hơn 132.000 người đã trở về nhà, sau khi báo động sóng thần, tiếp theo một trận động đất lớn ngoài khơi phía đông nước này, được dỡ bỏ. Động đất cường độ 7,6 độ Richter tối qua đã tạo thành các đợt sóng có chỗ cao đến nửa mét, khiến nhiều người chạy trốn khỏi khu vực bờ biển.

Theo thông tin mới nhất, trận động đất ở vùng biển phía Đông Philippines, có tâm chấn cách thành phố Guiuan (tỉnh Samar - miền Trung) khoảng 150 km và ở độ sâu gần 35 km, đã làm chết một người và gây một số thiệt hại nhẹ.
Theo báo chí Philippines, cơ quan phụ trách động đất cho biết, trận động đất tối qua vào lúc 18 giờ 47 phút, ngoài khơi Philippines gây ra nhiều đợt sóng lớn đập vào bờ biển phía Đông nước này gần một tiếng đồng hồ sau đó.
Chính quyền Philippines đã ban bố lệnh sơ tán đối với cư dân những vùng thuộc bờ biển phía đông của hai đảo lớn Luzon và Mindanao, cũng như đảo Samar.
Trả lời phỏng vấn AFP, ông Benito Ramos, giám đốc Ủy ban Quốc gia quản lý và hạn chế các rủi ro do thiên tai (NDRRMC) của Philippines nhận xét, cư dân các vùng bờ biển phía Đông do sợ hãi một trận tsunami như ở Nhật Bản đầu năm ngoái, đã rời khỏi chỗ ở ngay sau khi có báo động sơ tán.
Theo cảnh sát Philippines, 132.241 người đã ra đi trong đêm, suốt thời gian đó Philippines còn tiếp tục bị 139 dư chấn động đất, mà chấn động mạnh nhất là 6,4 độ.
Trong thâp niên vừa qua, vùng Đông và Đông Nam Á bị nhiều trận động đất khủng khiếp. Tháng 12/2004, ít nhất 230.000 người ở 13 quốc gia đã thiệt mạng sau trận động đất và sóng thần ngoài khơi Indonesia.
Còn vào tháng 3/2011, trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã khiến hơn 20.000 người chết và gây ra khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng.

____________________________

Cảnh báo sóng thần sau động đất gần Philippines được thu hồi 

Một căn nhà bị đổ sập ở thành phố Cagayan De Oro, miền nam Philippines trong trận động đất 7.6 độ, hôm 31 tháng 8, 2012.
Hàng vạn người Philippines bỏ chạy sau một trận động đất đã về nhà hôm nay sau khi lệnh cảnh báo sóng thần được thu hồi.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ nói rằng trận động đất 7.6 hôm qua có tâm chấn ở mạn đông Philippines, cách thị trấn Sulangan chừng 96 kilomét.


Các giới chức cho biết 1 người thiệt mạng vì động đất. Một số vụ mất điện xảy ra và một số nhà cửa bị hư hại.


Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái bình dương hôm qua ban hành lệnh cảnh báo cho Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan và Palau nhưng đã thu hồi các lệnh cảnh báo sóng thần sau khi không còn nguy hiểm. Chỉ có một cơn sóng nhỏ phát sinh từ trận động đất.


Hồi tháng 3 năm ngoái, một trận động đất 9.0 gây ra một cơn sóng thần ở đông bắc nước Nhật, giết chết hơn 15.000 người. Thảm họa này cũng gây thiệt hại nặng cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật.