Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Khách mở cửa thoát hiểm máy bay để xuống cho lẹ

Khách mở cửa thoát hiểm máy bay để xuống cho lẹ
Tuesday, August 28, 2012 6:50:41 PM 


SÀI GÒN (NV) - Trong vòng vài năm trở lại đây xảy ra liên tiếp các vụ khách mở cửa thoát hiểm máy bay của hãng Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) để xuống cho dễ, cho nhanh hoặc để... đi tiểu.
Khách mở cửa thoát hiểm để xuống máy bay cho... lẹ. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Vụ mới nhất xảy ra chiều ngày 25 tháng 8 trên chiếc máy bay Airbus 321 của hãng này khi vừa mới đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Hành khách lạ đời này là ông Lưu Ngọc Vinh, cư dân thành phố Vinh.
Theo VietnamNet, ông Vinh bình thản cho biết “mở cửa thoát hiểm để xuống máy bay cho dễ” vì nghĩ đó là một cửa ra bình thường. Ông này thú nhận không biết rằng khi mở cửa thoát hiểm thì một chiếc phao dài lại bung ra.
Tai nạn này khiến chiếc máy bay kẹt lại phi trường Tân Sơn Nhất suốt 9 tiếng đồng hồ để cuốn lại phao thoát hiểm, gây trở ngại cho hoạt động vận chuyển khách và tốn kém tới 200 triệu đồng, tương đương 10,000 đô la.
VietnamNet cũng cho biết, hình phạt của Vietnam Airlines dành cho khách tự ý mở cửa thoát hiểm của máy bay hiện nay chỉ có 20 triệu đồng, tương đương 1,000 đô la.
Còn theo báo Tuổi Trẻ, từ năm 2008 trở lại đây, năm nào cũng có khách hàng tự ý mở cửa thoát hiểm máy bay của hãng Vietnam Airlines, kể cả những chuyến đi ngoại quốc.
Trước đó là vụ một hành khách người Ðài Loan tên Chuang Wen 82 tuổi định mở cửa thoát hiểm để đi... tiểu, vì tưởng đó là cửa phòng vệ sinh, trong lúc máy bay đang bay theo lộ trình từ Cao Hùng đến Sài Gòn. Kết quả là ông này bị giám sát chặt chẽ suốt cuộc hành trình cho đến khi máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất.
Trước đó nữa là nhiều vụ mở cửa thoát hiểm khác, như vụ ông Trần Thắng làm hỏng cửa thoát hiểm chiếc máy bay từ Nha Trang đến Hà Nội; ông Lê Văn Hanh mở cửa chiếc máy bay từ Ðài Bắc đi Hà Nội... Gần đây là vụ một sinh viên năm thứ ba trường Ðại Học Tài Nguyên-Môi Trường tên Nguyễn Ðức Duy mở cửa thoát hiểm khiến chuyến bay bị hoãn khởi hành hai tiếng đồng hồ. (PL)

Trước rằm Vu Lan ở Sài Gòn: Chữ hiếu thời nay!

Phùng Thức/Người Việt

Người Sài Gòn từ lâu đời chọn Tháng Bảy Âm lịch để ăn chay và đi chùa. Người ta hiểu tập tục này có xuất phát từ tinh thần văn hóa Phật Giáo. Nhưng ngày nay, cái cớ ăn chay đi chùa còn có nguyên nhân xa lánh thế tục hệ lụy.
Cảnh chùa Phật Cô Ðơn ở Sài Gòn trong mùa Vu Lan năm Nhâm Thìn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Một nữ diễn viên điện ảnh tên A. ngồi trong bàn nhậu, tán chuyện thời sự cùng dân văn nghệ, cô giữ mình không đụng vào bia và mồi. Khi được hỏi là cô ăn chay để giữ dáng hay tu tâm. Cô cho biết cả hai và nói thêm, “ăn chay còn tốt cho chuyện giữ mồm và giữ cái đầu trước vấn nạn thế sự Việt Nam lúc này”.
Thời trước, chuyện ăn chay đi chùa trong Tháng Bảy thường có giá trị là báo hiếu trong mùa đại lễ Vu Lan.
Vì sao người Sài Gòn lúc này ít ai mở miệng minh định giá trị báo hiếu như người xưa thì chẳng ai biết. Có một anh bạn trẻ làm nghề nhà báo ‘lề phải’ mời chúng tôi ra góc đường uống cà phê để nói chuyện bầu Kiên bị bắt và những ai tiếp theo sẽ bị bắt, rồi anh mời chúng tôi đi ăn trưa ở quán cơm chay cũng chỉ để nói chuyện bầu Kiên sẽ khai gì và lời cung khai sẽ tạo nên biến động gì...
Chúng tôi hỏi. “Thế T. ăn chay cả Tháng Bảy để báo hiếu à?” Anh T. nói. “Tháng cô hồn loạn lắm, bố mẹ em bảo chẳng cần em báo hiếu gì, con nên ăn chay mà giữ lấy thân.”
Với những người trẻ, có lẽ tinh thần ăn chay thanh tâm báo hiếu trong mùa vu lan đã thay đổi. Không thay đổi sao được khi mà chuyện cắt cổ bà để lấy vài phân vàng, mê trai giết mẹ ruột, chém cha vì phê thuốc... nhan nhản trên các trang báo.
Bà Bảy Cỏ Ống ở tuổi 92 vẫn hàng ngày mua bán mưu sinh ở chùa Phật Cô Ðơn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Hội chứng ‘cướp, giết, hiếp’ từ gia đình đã trở thành phổ biến thì với một số người trẻ mất căn cơ, hẳn nhiên đạo hiếu nghĩa chỉ còn là chuyện tuồng tích cổ lỗ xỉ.
Dạo một vòng Sài Gòn trong Tháng Bảy ăn chay và mùa đại lễ Vu Lan, sẽ bắt gặp một sự thật hiển nhiên đến mức có nhắm mắt cũng thấy đó là; chưa có thời đại nào mà người già, người tàn tật bán vé số, bán hàng rong nhiều bằng thời đại cộng sản thị trường. Có cảm giác như tất cả những vùng quê nghèo trên khắp đất nước này đang ném người già vào cuộc mưu sinh ở Sài Gòn.
Ở bất cứ quán cà phê, quán ăn, vỉa hè... chỉ cần 5 phút là bạn có thể được ít nhất một người già mời mua vé số hay mời món hàng rong nào đó. Nếu tìm hiểu về số tuổi của các vị cao niên lang thang kiếm sống này, hẳn sẽ được các cụ tăng thêm vài tuổi để động lòng thương cảm, đa số đều ở tuổi ngoài tám mươi. Người không đi được thì ngồi xe lăn, xe tự chế để con cháu kéo đi, có người được cõng, được ẵm. Người chân chất thì mời mua hàng lịch sự, người lanh lợi thì dựng một màn diễn khổ nạn đau lòng để hút khách.
Một bà nội trợ cho biết. “Tôi ở quận 10, trước có thấy hai bà già ăn mặc tươm tất ngồi ôm nhau ở góc đường, nhìn hai cụ neo đơn, nghe gia cảnh hai cụ bị con cháu hất hủi, bất nhẫn nên có giúp đỡ vài lần, sau mới biết rằng hai cụ này giả bộ. Thôi cũng chả trách hai cụ, thời buổi khốn khổ quá mà, con cháu ném hai cụ ra đường thế này chắc cũng gặp cảnh khổ lắm.”
Nói về chuyện người già nghèo khổ mà không nói chuyện người già giàu mà khổ thì cũng thiếu sót. Người già giàu ở đây vốn là những người nghèo cắm dùi ở các vùng đất ngoại thành Sài Gòn trước 1975. Nay làn sóng đô thị hóa ập tới, những thửa đất phèn chua, nước mặn hoang vu bỗng biến thành vàng, vậy là bi kịch cũng ập tới. Chồng già thì biến thành ‘tay chơi’, bồ nhí, bia ôm, cá độ đá banh. Con cái thì xâu xé đòi chia đất, chia tiền...
Có một bà bán rau ở Chợ Lớn, có ba công đất vừa bán vừa bị qui hoạch được ít tiền chia cho con 5 đứa. Hai vợ chồng già còn lại một nền nhà với một ít tiền gởi ngân hàng, vậy mà tới tháng đi lãnh tiền lãi cũng bị con theo dõi phải nói dối là đi đám, đi khám bệnh để con khỏi biết có tiền gởi ngân hàng.
Bà kể “Tui nói với ông chồng là mình không biết chữ. Tụi nó mà âm mưu bán căn nhà từ đường này thì mình ra đường bán vé số chớ chống đỡ gì được.”
Có một chuyện khác về người già có của còn thê thảm hơn là chuyện một bà mẹ ở quận 6 vì giận con trai lớn tham lam muốn ôm hết của cha để lại nên bà tuyệt thực đến chết. Khi người hàng xóm qua khuyên bà nên ăn, bà mẹ đau khổ này nói. “Ðể tôi chết khuất mắt rồi tụi nó bán nhà, bán xác tôi cho hả dạ tham lam.”
Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi ghé qua một ngôi chùa nổi tiếng ở khu Lê Minh Xuân, chùa Phật Cô Ðơn. Có một thời, ngôi chùa heo hút này là điểm hành hương nhộn nhịp của giới lao động Sài Gòn. Nhưng giờ đây khu đồng chua nước mặn, vốn là khu kinh tế mới vào những năm sau 1975, đã bắt đầu trở thành thị tứ, ngôi chùa Phật Cô Ðơn cũng khang trang hơn, không còn có cái vẻ là ngôi chùa có “ông Phật nghèo cô đơn”.
Hình ảnh quen đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp trên con đường đầy hàng quán dẫn vào chùa là những người già, rất nhiều người gia đang mưu sinh.
Các cụ bán các thẻ nhang đốt cúng và những món linh tinh khác, trong đó món linh tinh mà không ai nghĩ bán được như rau đọt chạy (một loại cây họ dương sĩ, mọc hoang) rau chùm bao, rễ hà thủ ô...
Trò chuyện với bà cụ bán những thứ “đặc sản bưng biền” ấy; bà cho biết, trong mùa đi chùa ăn chay này mỗi ngày bà vừa bán vừa được người động lòng cho tiền cũng được bảy tám mươi ngàn.
Mỗi sáng người con rể ẵm bà ra đây, bà đã 92 tuổi chân yếu không đi được, nên người con rể hái những thứ rau này cho bà bán.
Bà nói: “Tui đại phước mới có được thằng con rể như nó. Ðau ốm gì cũng một tay nó lo, bệnh hoạn nó ngồi một bên năn nỉ đút má từng muỗng cháo. Nó nghèo nhưng có hiếu lắm. Tui không có con trai, nhưng thời buổi này có nó còn hơn có chục thằng con trai.”
Ðược biết quê bà cụ ở Rạch Giá, lên Sài Gòn đã được hơn 11 năm. Khi hỏi tên, bà nói: “Ông nhà tôi chết lâu rồi, người ta kêu theo ổng là bà Bảy Cỏ Ống.”
Trong mùa Vu Lan báo hiếu, thật mừng cho trường hợp của bà Bảy Cỏ Ống và những người già còn lang thang kiếm được ít tiền để còn nhận được sự báo hiếu.
Nhưng với những người già Việt Nam trong gia cảnh đói khổ khác, liệu giá trị đạo hiếu được vun bồi nghìn đời của người Việt có cứu giúp đỡ đần được gì cho họ trong một thời đại mà thể chế cầm quyền đang mở cửa cho một thứ chủ nghĩa tư bản hoang dã, cắn xé không thương tiếc mọi giá trị truyền đời của dân tộc.


Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California ! Gạo giả Ba-Tàu !



Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California !
Whole Foods Market China Organic California blend ?
Đây là một vụ lừa-gạt trắng-trợn đối với công-chúng Hoa-Kỳ .
Những ai còn tin-tưởng hàng ORGANIC nên suy-nghĩ lại !

Gạo giả Ba-Tàu !
Chinese Fake Rice !
Tuần báo Hong Kong tiếng Đại Hàn tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ.
Một nhà hàng Tàu cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.

a
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật. Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất. Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.
a
loại gạo nhựa này là từ khoai tây, khoai lang, và nhựa resin
a
Gạo giả được bày bán , Ba-Tàu Chệt nổi tiếng là làm gạo giả từ nhựa, rồi phân phối khắp nơi …
a
Một công ty tại Xi’an từng sản xuất gạo Wuchang giả chất lượng cao bằng cách bỏ mùi vị vào loại gạo trung bình.
Tất cả người Việt-Nam chúng ta hãy tẩy-chay hàng-hóa Ba-Tầu độc-hại !
Đã đến lúc chúng ta không thể làm ngơ để hàng Ba-Tàu tràn qua VN và nhắm mắt tiêu thụ một cách khờ khạo như thế được . Nếu chúng ta không cương quyết ngay từ bây giờ thì có ngày con em hoặc người thân của chúng ta cũng sẽ bệnh tật hay thiệt mạng !
Đây là một vài thí dụ:
Sữa bột giả
a
Trứng gà giả
a
Khô mực giả làm bằng plastic
a
Hậu quả đi dép Made in China
a
Trái cây “made in china” nhuộm chất hoá học, bắt mắt bên ngoài, thối bên trong
a
Hóa chất tìm thấy trong kem đánh răng “Made in China” gây ung thư
a
… Và chúng còn làm tiền giả để phá hoại kinh tế Việt Nam

Hãy siết chặt tay nhau tẩy-chay hàng-hoá Ba-Tàu tại Việt Nam !

Nhiều kẻ vô lương tâm đang tiếp tay cho bọn làm hàng giả tại bên Tàu . Vì lợi nhuận, chúng sẵn sàng đưa hàng giả vào nội địa VN tiêu thụ, đặc biệt là khu vực phía Bắc phải hứng chịu đầu tiên. Cả nước Việt nam đang phải chịu tai hoạ từ hàng giả Ba-Tàu , không thể phân biệt được chất lượng. Nguy hiểm hơn, bọn người Tàu dã man còn làm giả nhãn hiệu Thái Lan và VN, dán nhãn mác “Made in Thailand” hoặc ” Made in Vietnam”, vì chúng biết người Việt đã cảnh giác và tẩy chay thực phẩm hàng hóa của chúng . Nhiều người nghèo VN phải chấp nhận xài hàng độc hại vì giá rẻ mạt. Còn các gia đình kinh tế trung bình trở lên đã bắt đàu chiến dịch huỷ bỏ hàng loạt đồ gia dụng của Ba-Tàu , nhiều người đã mạnh dạn vứt bỏ tất cả chén, đĩa, ly uống nước, bình thuỷ (phích nước), giày, dép, quần áo, mùng mền (chăn), gối, nệm… của Ba-Tàu dù đã lỡ mua ! Riêng rau, quả, củ, thịt cá… thì thật khó phân biệt bởi nhiều loại tưởng như chỉ có ở miền Nam nhưng bọn Chệt đã lai giống theo kiểu công nghiệp ngắn ngày và tiểu thương thường đánh lừa người tiêu dùng là hàng Thái , trái cây Thái hoặc trái cây Philippines ! Thật nguy hiểm cho cả dân tộc Việt khi nhiều thế hệ đang chết dần mòn vì hàng Ba-Tàu , muôn hình vạn kiểu tràn qua biên giới không kiểm soát được. Mỗi người Việt chúng ta hãy đề cao cảnh giác tự bảo vệ mình, khuyên mọi người xung quanh và láng giềng , hãy tẩy chay toàn bộ hàng hoá Ba-Tàu . Hãy siết chặt tay nhau để bảo vệ lấy giống nòi Việt Nam của chúng ta !

XIN HÃY CHUYỂN-TIẾP CHO NHIỀU NGƯỜI !
http://vrvradio.com/2012/08/28

Cái gì cũng “đéo” ...chuyện ở Hà Nội


Chuyện ở thủ đô
Rau cỏ, thực phẩm nhiễm độc là một trong những nỗi lo của người Việt. Ảnh Dân Trí
Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện nhé.
Niềm tin & quốc tịch
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc.
Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”
Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”
Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì… thì… bay hơn tiếng đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?
Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ. Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.”
Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện gì thì … làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.
Cái gì cũng “đéo”
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!
Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!
Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư, cho nó lành.
“Sĩ”
Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời trước.
Cao Thị Uyên

Quan Làm Báo và cuộc chiến thông tin


Quan Làm Báo và cuộc chiến thông tin
Trong cuộc chiến vùng Vịnh (1990-1991), do làm chủ hoàn toàn thông tin trên chiến trường nên Hoa Kỳ đã khuất phục được Iraq một cách chớp nhoáng.
Khi đó, Trung Quốc nhận ra vai trò to lớn của mặt trận không tiếng súng nên đã đầu tư khá nhiều tiền của cho mục đích này. Chiến lược của họ khá đơn giản, chỉ cần thành thạo 36 kế sách của Tôn Tử binh pháp, có thể đối đầu với Hoa Kỳ hùng mạnh.
Báo cáo Quốc hội Mỹ năm 2007 đã nói rõ, nhiều cuộc tấn công qua mạng vào Bộ Quốc phòng, chính phủ, các bộ, các ngành…có dấu vết từ Trung Quốc.
Thay vì dùng vũ lực chiếm Đài Loan, các nhà chiến lược quân đội Trung Quốc định dùng thông tin gây nhiễu trên mạng máy tính của đảo quốc này. Trong lúc đó, mạng của quân đội tìm cách trì hoãn mọi lệnh trợ giúp từ Hoa Kỳ để Đài Loan hiểu rằng, cần đầu hàng trước khi Mỹ tới. Chiến thắng không cần súng đạn.
Chỉ cần vài ví dụ nhỏ trên cũng đủ biết chiến tranh thông tin trong thời đại internet là vô cùng lợi hại và nguy hiểm cho những ai không hiểu rõ.
Đối phương ngồi ở một nơi nào đó, với cái máy tính xách tay, modem 4G xuất xứ từ Trung Quốc, và ly café Highland ngay tại Hà Nội, vẫn có thể lũng đoạn cả một quốc gia, thông qua các tin gây rối loạn cho dân chúng, các nhà lãnh đạo dễ đưa đến các quyết định sai lầm.
Mấy ngày gần đây, trang Quanlambao (QLB) bỗng người ra kẻ vào đông nghịt, lúc nào cũng vài nghìn người truy cập. Trong vòng hai tháng xuất hiện đã có tới 15 triệu hít, một con số khổng lồ.
Tin blog cá nhân mà gây tò mò cao độ ở một xứ mọi thông tin đều mù mờ. Việc người đọc tìm đến một nơi có nhiều thông tin thâm cung bí xử là hoàn toàn có thể hiểu được.
QLB đã đoán trúng tâm lý người Việt đang đói thông tin nghiêm trọng. 700 tờ báo đưa tin theo hiệu lệnh, người đọc đã quá quen chuyện này rồi, nên đã không tìm đến nguồn tin chính thống.
Tin vỉa hè lên ngôi là do sự cấm đoán thông tin và dễ gây ra hiểu lầm. Có thể ai đó đã cố vấn rằng, để bảo vệ chế độ, cần hạn chế thông tin. Nhưng đó là cách làm mất lòng tin của dân chúng vào nhà cầm quyền. Kẻ lên kế hoạch chiến tranh chỉ đợi có thế.
Sự trùng lặp đến không thể tin nổi là vụ bắt bầu Kiên do QLB “đánh” mấy tháng trời. Thông tin về số liệu ngân hàng, của các đại gia khá chính xác.
Nó lại đúng vào thời điểm phê và tự phê của BCT. Sự đồn đoán về đấu tranh phe phái hoàn toàn có thể hiểu được, vì dân chúng bức xúc về tham nhũng, đạo đức xuống cấp, kinh tế mong manh, dễ đổ vỡ. Người ta thì thào về tài sản của người này người kia, do đâu mà có, ai đó chuyển ra nước ngoài hàng tỷ đô la.
Ảnh hưởng của QLB mạnh tới mức mà Thủ tướng NT Dũng phải nói gián tiếp, chính ông chỉ đạo bắt bầu Kiên và sau đó được trưởng ban chuyên án, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nhắc đi nhắc lại mấy lần trên báo chí.

Quan Làm báo bị tấn công 28-8-2012. Ảnh: HM
Tin đồn đoán về người này bị bắt, người kia bị câu lưu, phần đông là sai, người bị ảnh hưởng phải thanh minh, thanh nga, và hàng triệu người đọc được vài ngày hả hê.
QLB đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong dư luận. Trong một đêm, TTCK Việt Nam bốc hơi 4 tỷ đô la. Độc giả có cảm giác rằng, đang có cuộc đấu tranh nội bộ một mất một còn giữa giới chóp bu, và blog này có vẻ được sự bao che của một phái nên mới có nguồn tin nóng như thế.
Nhưng một blog cả triệu người truy nhập lại dùng ngôn từ thô thiển, viết rất ẩu, thông tin nhiễu loạn, lúc đúng, lúc sai. Tâm lý người đọc hoang mang và mất phương hướng, biết đọc gì, tin gì trong lúc này.
Rõ ràng, QLB là một bộ máy của chiến tranh thông tin đã được khởi động, dù khó đoán được do ai đưa ra. Nhưng mục đích thì rất rõ: gây chia rẽ nội bộ, phá hoại hệ thống kinh tế, ngân hàng vốn yếu kém của Việt Nam, người dân không còn tin vào lãnh đạo và đất nước chìm vào rối loạn thông tin.
Muốn nói gì thì nói, QLB đã giúp chúng ta mở mắt ra rất nhiều. Hiện nay, QLB đang bị đánh phá, giao diện bị mất, dù có bị xóa thì hậu quả để lại đã vô cùng tai hại.
Khó ai có thể tin nếu QLB tìm cách hạ bệ Obama tại nước Mỹ bằng cách làm nghiệp dư này. Bởi đơn giản, hàng thế kỷ qua, người dân Mỹ đã quen với nhưng thông tin chính thống, kịp thời, chính xác, và minh bạch từ nhà cầm quyền.
Tổng thống có tài sản giá trị bao nhiêu, sức khỏe ra sao, thậm chí đi chữa răng cũng được cả nước biết đến.
Lạm phát, kinh tế chao đảo hay tín hiệu tốt lành, phần trăm người thất nghiệp, số lính chết trận hay chi tiêu quân sự… họ chỉ tin vào số liệu của FED, của Bộ Lao Động, Tổng cục Thống kê hay Lầu Năm Góc đưa ra.
Để đấu lại với cuộc chiến thông tin trong một thế giới toàn cầu hóa đầy cơ hội, thách thức và chửa đựng cả hiểm họa, những nhà quản lý thông tin, truyền thông của Việt Nam cần có một tư duy khác về đa chiều, về báo chí mở, minh bạch trong chính phủ và dân chủ thông tin.
Một khi còn để dân chúng tìm tin vỉa hè như trang QLB để đọc thì chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến thông tin ngay cả khi chưa bắt đầu.
28-08-2012