Chuyện ở thủ đô
Rau cỏ, thực phẩm
nhiễm độc là một trong những nỗi lo của người Việt. Ảnh Dân Trí
Tôi đi Hà Nội một tháng, gặp một số
chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể cho bạn nghe. Kể từng chuyện
nhé.
Niềm tin & quốc tịch
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng
viên, cả hai đều là đảng viên thứ gộc.
Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua
bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa
mua thêm căn hộ ở Singapore, em ạ.” Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như
thế. Trước đây, tôi có nghe kể rằng chị đã mua một ngôi nhà ở Australia và một
ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn hoi. Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì
chị mua nhà cho chúng ở xứ đó. Trước để khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học
xong thì cũng vừa trả xong tiền nợ, và giá trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh
lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ, “Nhưng chị đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì
mua thêm ở Sing làm gì?”
Chị bình thản chia sẻ thật với tôi, “Chị
đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ chuyển toàn bộ tài
sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô thì được nhập tịch ở
Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn. Ở mình, giờ nhìn
đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ, sơ sảy chút là
không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua Singapore mua thực
phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây cũng không thể
tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho mình. Ăn bậy
vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”
Chị lại khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở
nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến
tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra
thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể
ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho được thêm cái quốc
tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện gì… thì… bay hơn tiếng
đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ làng nhàng dân ngu khu đen
như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc tịch? Quốc tịch chứ có phải là mớ
rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm sao mà sống tiếp đây? Chẳng
lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?
Tôi tình thật hỏi tiếp luôn, “Vậy anh
chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ? Đảng viên mà còn tính như thế
thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt vào chỗ nào đây?” Chị đáp, “Chị
có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ thì giữ cho có để khỏi bị chúng hà
hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải giữ vì còn phải làm việc trong bộ.
Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn nghe thằng bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở
nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng viên lắm. Thậm chí khi thi quốc tịch
ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là đảng viên Phát-xít và Cộng sản hay
không, nếu có là phăng-teo luôn.”
Tôi thầm nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống
tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ mới có điều kiện để trở thành người
tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông minh như thế. Ai ai cũng thủ thế và
chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của cải. Thường thường bậc trung
như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể làm được. Thôi thì có chết
thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có riêng gì mình. Lỡ có chuyện
gì thì … làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.
Cái gì cũng “đéo”
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không
còn, hay rất hiếm, nói từ “không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì
cũng “đéo”. Từ già cho tới trẻ, nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho
“không”. Thậm chí, có khi bạn còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất
lành mạnh như nhà trường. Cái gì cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không
đéo”. Giả dụ, ở sạp báo, bạn hỏi, “Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có
Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới thôi!”. Kinh!
Thịt heo tự nuôi, cho nó lành!
Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội
đặt họ hàng ở quê nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với
nguồn thực phẩm tự nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải
ghi tên trước 8 tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh
lắm, như muốn khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng
chắc rồi cũng tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà
nuôi heo, tự cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung
cư, cho nó lành.
“Sĩ”
Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra
được cái tính “sĩ” của dân thủ đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người
Hà Nội chính gốc, có tổ tiên hằng bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà
Lê. Những người này có niềm kiêu hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân
nhập cư từ Nghệ An, Thanh Hóa, hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu
không khinh ra mặt được thì họ cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói
ngọng nghịu, lẫn lộn hai âm “nờ” và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao
(nhưng tôi nghe thì có khi chua lét) của họ, chứ không nặng chình chịch và quê
mùa của người nhập cư. Họ cho rằng như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa
là, có thể nghèo, nhưng vẫn sang trọng, một cách nào đó, trong nhân cách thừa
kế được từ dòng dõi nhiều đời trước.
Cao Thị Uyên
Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua bán nhà, rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng ngay quả đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm