Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

RFI : Thảm cảnh của lao động Việt bất hợp pháp tại Nga

Thảm cảnh của lao động Việt bất hợp pháp tại Nga
Hỏa hoạn tại một xưởng may của người Việt gần Matxcơva : 14 công nhân thiệt mạng (DR)
Hỏa hoạn tại một xưởng may của người Việt gần Matxcơva : 14 công nhân thiệt mạng (DR)
Trọng Thành
Từ nhiều năm nay tình trạng lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nga bị đối xử tàn tệ đã được truyền thông trong nước và quốc tế thường xuyên theo dõi. Mới đây, vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga được hứa là để đi bán quán, để rồi sau đó bị buộc phải bán dâm, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận thê thảm của người lao động Việt tại Nga.
Tình trạng khổ ải của lao động Việt Nam tại Nga là một thực tế được chính các giới chức trong chính quyền Việt Nam thừa nhận. Báo chí Việt Nam cho biết, trong một chuyến công cán của Ủy ban Kinh tế - Quốc hội Việt Nam cách đây hai năm, ông Hà Văn Hiền, chủ tịch Ủy ban ghi nhận thực trạng « khổ sai » của lao động Việt Nam tại Nga đã dường như không có thay đổi gì so với thời gian trước. Tại Quốc hội Việt Nam vào hồi mùa hè năm ngoái, bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội một lần nữa lại đứng trước các chất vấn của dân biểu về cuộc sống tồi tệ của người lao động bất hợp pháp tại Nga.

RFI : Bốn án tù treo, một án tù giam cho quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn

Bốn án tù treo, một án tù giam cho quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn

Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012 (DR)
Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012 (DR)

Anh Vũ
Sau hơn hai ngày xét xử, sáng nay 10/4/2013 phiên sơ thẩm xét xử các lãnh đạo xã và huyện tại Hải Phòng trong vụ án « Hủy hoại tài sản » và « Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng » liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất và phá nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã kết thúc. Tòa án hải Phòng đã tuyên bốn án treo và một án tù giam.

Cảnh sát biển VN hợp tác với Mỹ?


Cảnh sát biển VN hợp tác với Mỹ?
Cập nhật 10/04/2013.


Một sỹ quan cao cấp của lực lượng tuần duyên Mỹ nói đã có cuộc gặp với cảnh sát biển Việt Nam để bàn việc hợp tác.
Chuẩn Đô đốc William Lee, phụ trách về chính sách hoạt động và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ được trang mạng US News dẫn lời cho hay rằng cuộc gặp giữa quan chức hai bên diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin.

Dânlàmbáo hỏi Khi nào Việt Nam có báo tư nhân?

Khi nào Việt Nam có báo tư nhân?

Thất Lĩnh (Danlambao) - Việc bốn tờ báo tư nhân của Myanmar ra đời vào ngày 1.4.2013 đã trở thành sự kiện nóng hổi của thế giới. Đứng trước sự kiện này, tại Việt Nam, nhiều người tự vấn: đến khi nào thì Việt Nam sẽ có báo tư nhân?

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20134/SonDuan/Myanmar.jpg
Dĩ nhiên báo tư nhân là báo không thuộc nhà nước, và tờ báo có quyền in những bài viết trái ngược với ý muốn chủ quan của chính phủ, nghĩa là người dân có quyền tự do ngôn luận. Ở Việt Nam hiện tại có hơn 700 đầu báo, nhưng tất cả đều thuộc sự quản lý của đảng và nhà nước cộng sản. Cũng có trường hợp, tư nhân bỏ tiền ra đầu vào một tạp chí kiểu “ăn chơi nhảy múa” nhưng tổng biên tập phải là quan chức, đảng viên. Tất nhiên, ông tổng biên tập này phải duyệt nội dung trước khi trình lên ông tổng biên tập của các tổng biên tập (nghe nói nằm ở ban tư tưởng văn hóa trung ương) duyệt gắt gao một lần nữa. 

Dânlàmbáo :Trò đùa nổi tiếng của Otpor - Vì sao độc tài không thích trò cười

Vì sao độc tài không thích trò cười

Srdja POPOVIC, Mladen JOKSIC (Foreign Policy)/Ngọc Hoà chuyển ngữ - Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới phát hiện ra rằng sự hài hước là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị.

Srdja Popovic là giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng hộ dân chủ Otpor của Serbia. Ông cũng là Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khóa 2013.

Mladen Joksic làm việc cho Hội đồng Nhân đạo Carnegie trên các vấn đề quốc tế và là một nhà hoạt động của nhóm Otpor.

*

Mười lăm năm trước đây, khi phong trào ủng hộ dân chủ bất bạo động có tên là Otpor của Serbia chỉ là một nhóm nhỏ gồm 20 sinh viên và $50, chúng tôi quyết định giở một trò đùa. Chúng tôi lấy một thùng dầu, dán một hình ảnh của nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbia lên trên và đặt nó ở ngay giữa trung tâm khu phố mua sắm lớn nhất của Belgrade. Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” – kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cảnh sát của Milosevic sẽ làm gì? Họ có thể bắt giữ những người mua sắm, nhưng vì cớ gì? Họ cũng không thể bắt giữ thủ phạm vì chẳng thấy chúng tôi ở đâu cả. Cảnh sát của Milosevic rốt cuộc đã làm gì? Điều duy nhất mà họ có thể làm là: bắt giữ cái thùng. Hình ảnh hai viên cảnh sát nhét cái thùng vào trong xe cảnh sát là bức ảnh ấn tượng nhất ở Serbia trong nhiều tháng. Milosevic và bè đảng của ông ta trở thành trò cười của dân tộc, còn Otpor trở thành thương hiệu của mọi nhà.

Trò đùa nổi tiếng của Otpor: “Cái thùng Slobodan Milošević” (Ảnh: Internet)