Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Người Việt kiêng kị những gì trong 3 ngày Tết


28/01/2014






"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là câu nói "cửa miệng" của người Việt, và việc kiêng kị để mong an lành được thực hiện nhiều vào dịp lễ tết. Dưới đây là một số kiêng kị của người Việt trong những ngày Tết...



Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.


Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.




Kiêng quét nhà


Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.



Theo một điển tích của Trung Quốc, trong “Sưu thần ký”, có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh. Khi ông đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần thương ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày thương gia này đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to.




Một hôm Như Nguyệt phạm lỗi, Âu Minh không kiềm được cơn giận đã ra tay đánh cậu bé. qNhư Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác và biến mất, từ đó nhà Âu Minh làm ăn sa sút, buôn bán không được nên nghèo kiết xác. Dân làng cho đó là một vị thần mang lại sự giàu có mà nhà Âu không biết quý trọng. Kể từ đó mọi người kiêng không dám quét nhà đổ rác trong mấy ngày Tết.



Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Người Buôn Gió kể chuyện việt kiều Berlin yêu nước csVN thờ cờ máu .

Berlin chuyện vặt cuối năm

 Berlin đông người Việt đủ các thành phần. Chưa đâu ở Châu Âu này người Việt đông và lắm thành phần như ở Berlin.
Vì Berlin có Đông, có Tây, có cộng sản có tư bản chia nhau một thời. Nên khi gộp mới có nhiều dạng như thế.

Đông nhất vẫn là dân Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Gặp 10 người Việt thì có đến 6 người là dân các xứ này.

Một lần mua thuốc lá của một cô bé người Quảng Bình, trời mưa hay nắng hay lạnh cô vẫn bám trụ co ro ở giữa cái bùng binh. Thuốc lá để trong bụi cây. Cô bán thuốc lá Malboro chỉ rẻ bằng nửa ngoài tiệm. Thuốc của cô có cái hay là hút cựcgắt, hút vào hoa mày, chóng mặt nôn khan tức thì, ngày chỉ hút được 4 điếu, mỗi điếu chỉ hút được một nửa là vất đi. Đợt ở gần đó mua thuốc của cô tí nữa thì bỏ được thuốc lá. Lâu rồi không thấy cô bán hàng, thay vào đó là một cậu người Bắc Trung Bộ. Một hôm đi tàu điện ngầm gặp cô, hỏi thăm thì cô cho biết tiền thuế cao quá không chịu nổi.
Glanze-Zigarettenschmugel
(Zigaretten zum halben Preis: Vietnamesische Banden verkaufen die geschmuggelte Ware aus Osteuropa offen vor Supermärkten, wie hier in Berlin-Hohenschönhausen) Thuốc lá chỉ nửa giá : Băng đảng Việt (cs) bán thuốc lá lậu nhập từ khối đông Âu ,trước siêu thị ,nơi đây là khu vực Hohenschönhausen của Berlin .(Ròm dịch tạm) ==> http://www.welt.de/

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Mấy cô Taliban của VN

Những chiến sĩ gái Taliban của VN

Cùng xem chùm ảnh thú vị mà nhiếp ảnh gia Christian Rodriguez đã thực hiện tại Việt Nam .
Giải thích cho việc chống nắng đặc biệt của những người phụ nữ Việt Nam, nhiếp ảnh gia cho rằng đó là do họ muốn tránh khói bụi và ánh nắng mặt trời. Ông nói"Người phụ nữ Việt Nam có làn da rám nắng tự nhiên, bởi vậy, họ theo đuổi làn da trắng như 1 chuẩn mực của vẻ đẹp. Làn da trắng chứng tỏ người phụ nữ có địa vị, công việc tốt, không phải làm việc vất vả ngoài trời - nơi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài việc dùng những chiếc áo này, họ còn sử dụng các loại kem chống nắng."

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

VN thời nay đâu đâu cũng bẩn ...ngoại trừ Toilet dát vàng (?)...

Những đôi dép để tránh vấy bẩn nền nhà vệ sinh. Ảnh nguồn internet.

NGẪM VỀ CHUYỆN "CỞI GIẦY"

Nguyễn Văn Hoàng

Tiêu chuẩn 4 sao là lý do “vào nhà vệ sinh phải cởi giầy để bên ngoài”. Điều kiện này không ảnh hưởng tới sự “thích thú và thoải mái” của người dân và du khách.

Có sẵn những đôi dép phục vụ “thượng đế” nhưng chắc gì những đôi tất, đôi chân là sạch, không lây nhiễm? Không quan trọng, miễn là không vấy bẩn… nền nhà vệ sinh.

Vì chưa đi nước ngoài nên chưa biết xứ trời tây có toilet nhiều sao và có phải bỏ giầy nhưng cũng cảm thấy chạnh lòng. Hóa ra nhà mình còn bẩn hơn cả nơi đi vệ sinh.

Việt+ hoàng trung hải rước tàu+ qua VN chiếm đất bằng xác của lính tàu+ .

Những người Trung Quốc được PTT Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây “nghĩa trang liệt sỹ” đã “giúp” Việt Nam “làm đường” như thế nào?

Lê Anh Hùng


Ngày 18.1.2014, blog Lê Anh Hùng đã đăng bài “Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải chỉ đạo xây ‘nghĩa trang liệt sỹ’ 25 tỷ cho 52 người Trung Quốc”. Bài viết đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả.
Theo Đài PT-TH Điện Biên (trang mạng “lề đảng” duy nhất đưa tin về việc xây dựng nghĩa trang này trước khi sớm gỡ xuống) thì “nghĩa trang người Trung Quốc tại thị xã Mường Lay là nơi yên nghỉ của 52 liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tuyến đường Hữu nghị 12 vào những năm 1967–1972”.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Biệt khu Tàu+ tại Đà Nẵng

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng





Nhóm phóng viên tường trình từ VN

2013-12-20

Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.

Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.

Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.


Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng

Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!” Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ. Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.

2014: Nhớ Mậu Thân 1968, Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (nguồn Dân Làm Báo)

2014: Nhớ Mậu Thân 1968, Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống

Vũ Thế Phan (Danlambao)“Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 
*
Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, và sau khi đối chiếu, cân nhắc, cập nhật, tôi nghĩ có dịp là phải cho đăng đi đăng lại bài này, chỉ để “nói có sách, mách có chứng” cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo như vẹm. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh hưởng u ê, tội thì vẫn loay hoay chối quanh! Người ta không thể cùng lúc có miếng bơ và tiền của miếng bơ / On ne peut pas avoir à la fois beurre et l’argent du beurre. Còn ai muốn tiếp tục dùng văn chương bao che cho họ, cứ thẳng thắn lên tiếng phản bác bài của tôi trên Dân Làm Báo hay Thông Luận. Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn!

Tàu+ gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam

Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam
Thursday, January 23, 2014 12:19:42 PM
HÀ NỘI 23-1 (NV) .-
Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc.





Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.
Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”
Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.
Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Hủy tri ân Hoàng Sa là do trọng lú bận điện đàm với tàu+ .

Tổng bí thư đảng CS Việt-Trung điện đàm


Cập nhật: 02:54 GMT - thứ năm, 23 tháng 1, 2014

Ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc điện đàm
Ông Nguyễn Phú Trọng và quan chức Việt Nam trong cuộc điện đàm
Tổng bí thư hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vừa có cuộc điện đàm trực tiếp hôm thứ Tư 22/1.
Trong cuộc điện đàm, hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đã đề cập tới nhu cầu "duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông", theo báo trong nước.
Được biết, cuộc điện đàm được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và trước kỳ lễ Tết Giáp Ngọ 2014.

Đổi tiền lẻ cúng Tết

Đổi tiền lẻ cúng Tết

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-01-19

Tiền lẻ Trung quốc cũng được bầy tại đây để đổi
Tiền lẻ Trung quốc cũng được bầy tại đây để đổi
RFA
Nghe bài này
Hằng năm, cứ đến dịp lễ Tết thì hầu như khu vực chung quanh các đền, miếu, chùa chiền trở nên chộn rộn và lộn xộn bởi nạn đổi tiền lẻ, đổi tiền số đẹp để cúng xin lộc hoặc nhờ thầy chứng giùm vào tờ tiền số đẹp lấy hên. Hầu như cả đất nước này đều lên cơn sốt đổi tiền lẻ cuối năm. Nhưng có lẽ, cơn sốt tiền lẻ ở Hà Nội vẫn nặng nhất và điển hình nhất. Một cơn sốt đi từ cõi dương cho đến cõi âm.
Chộn rộn, nhố nhăng

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

BOM SINH HỌC nham nhỡ nhất thế giới

BOM SINH HỌC nham nhỡ nhất thế giới 

FB
Khánh Lam ==> (Coi xong thì phụ nữ cười in ít thui, cười nhìu sẽ mất duyên đó nghe hông!)
----
Do bức xúc chuyện Ai kia chơi tiểu xảo, hèn, dùng máy cưa đá quến bụi, đem loa tra tấn âm thanh hòng xua tan đám đông làm lễ tưởng niệm (HS-TS), 2 ông anh Haiqua Muckinh với Nam Ròm bèn hiến kế thêm một loại BOM đặc biệt thế gian này chỉ có Vietnam có : sẽ không tổn thương kẽ thù địt gì mấy , cùng lắm nhăn mặt chút đỉnh thoi à, nhưng có hiệu lực giải tán đám đông một cách ...nham nhỡ mà không ai có thể lên án đuoc
.





Kế Hoạch Tuyệt Mật.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Vài kiểu cách tưởng niệm Hoàng Sa 74 của dân Việt trong và ngoài VN

Tưởng Niêm Hoàng Sa tại Hà Nội .

Dân Hà Nội tưởng niệm các Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa tuy không có cho các anh đứng dưới cờ vàng nhưng củng không để các anh đứng chung với cờ máu của csVN dưới tượng Thánh Tổ tại Hà Nội .
Xem youtube video của anh Ba Sàm sẽ thấy :
4 clip :
https://www.youtube.com/user/basamvietnam?feature=watch
 Clip 1==>


Tưởng niệm Hoàng Sa tại Sài Gòn :
Bọn cầm quyền csVN đã triệt để không để cho dân miền Nam nó chung Sài Gòn nói riêng tưởng niệm các anh .Dân sài Gòn chỉ có thể âm thầm tưởng niệm mà thôi .Vào ngày 19.1.2014 tất cả những nơi dân ,bạn trẻ Sài Gòn có thể tới để cùng nhau tưởng niệm đã bị côn an đóng chốt dầy đặt

Nhóm “No U” Sài Gòn thắp nến tại nhà thờ Kỳ Ðồng, tưởng niệm 40 năm ngày hải chiến Hoàng Sa và 74 chiến sĩ VNCH tử trận. (Hình: Facebook Hành Nhân
 Đêm 18.1.2014 trong khu vực Bư Điện Sài Gòn bọn côn an đã chuẩn bị rào cản cho ngày chủ nhật (do bạn trẻ từ SG chụp gởi cho Ròm )

Đảng CSVN có thật lòng tưởng niệm tử sĩ VNCH ở Hoàng Sa 1974 ?

Đảng CSVN có thật lòng tưởng niệm tử sĩ VNCH ở Hoàng Sa 1974 ?

   Nguồn FB Ngoc Nhi Nguyen
Gần đây báo Thanh Niên trong nước đăng loạt bài tưởng niệm chiến tích oai hùng của 74 anh hùng tử sĩ quân lực VNCH trong trận hải chiến lịch sử chống lại quân Trung Cộng xâm lược vào ngày 19-01 -1974 . Sau đó lại có tin UBND Đà Nẵng tổ chức lễ tưởng niệm vào ngày mai . Hai sự việc này khiến cho 1 số người vui mừng cho rằng nhà nước CSVN đã dám nhìn nhận sự thật lịch sử ?

Trước khi vội mừng , xin hãy nhớ lại lần đầu nhà nước VN nhắc đến chuyện này là như thế nào . Đó là ngày 27-07-2011 .


Ngày 27-07 là ngày thương binh liệt sĩ của Việt Cộng . Ngày nhà nước CS tưởng niệm 64 liệt sĩ CS bị thằng anh em mất dạy bắn chết ở Trường Sa ngày 13-04-1988 . Thế nhưng nhà nước ta lại nhập nhằng bằng cách dán cái khẩu hiệu chung chung " tưởng nhớ đồng bào chiến sĩ hy sinh bảo vệ biển đảo " và mời bà quả phụ Ngụy Văn Thà đến ngồi hàng ghế đầu tiên , cầm biểu ngữ cứ như là 1 ..... vợ liệt sĩ !!

Vũ khí chống Tưởng Niệm Hoàng Sa của côn an Hà Nội .

Vũ khí chống Tưởng Niệm Hoàng Sa của côn an Hà Nội .

_____________________________
Chính quyền Hà Nội sai công nhân làm, chỉ để gây bụi và ồn nhằm ngăn cản người dân tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ngày 17/01/1974.

(9h ngày 19/01/2014 tại tượng đài Lý Thái Tổ- Hà Nội)

....
Tượng đài Lý Thái Tổ sáng nay bất ngờ được UBND TP Hà Nội cho người mang máy móc đến 'trùng tu'. Theo quan sát, đây chỉ là việc làm phá rối của phía chính quyền và công an nhằm mục đích ngăn cản không cho người dân tập trung tại khu vực tượng đài. Một vài viên gạch vụn được mang đến cưa khiến bụi bay mù mịt.

 
 

Hăng say tung khói bụi

 
 Vũ khí "loa phường" nửa đây nè . 

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Từ chiến binh Hoàng Sa thành tù cải tạo (theo BBC)


Cập nhật: 10:21 GMT - thứ bảy, 18 tháng 1, 2014


Hình tư liệu báo chí Việt Nam
Ông Ngô Thế Long nói đa số đồng đội của ông phải cải tạo lâu hơn ông
Cựu binh Hoàng Sa Ngô Thế Long, người từng là Trung úy hải quân trên khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, nói đối với ông những ký ức về Hoàng Sa là "nỗi đau hơn là niềm kiêu hãnh".
Trả lời BBC ngày 18/1, ông Long cho biết năm 1975, hơn một năm sau khi trở về từ hải chiến Hoàng Sa, ông cùng nhiều đồng đội đã trở thành những người tù cải tạo dưới chế độ mới.
"Sau năm 75, tôi đã rời bến cảng Sài Gòn, ra tới Côn Sơn, nhưng lại quay về Việt Nam vì lý do gia đình," ông nói.
"Tôi đi cải tạo gần một năm... còn đại đa số là phải cải tạo lâu hơn".
Ngay cả khi được trả tự do, với lý lịch liên quan đến chế độ cũ, ông Long chỉ còn có thể đi làm nông, không thể đi học tiếp hay làm việc ở những ngành chuyên môn khác, ông cho biết.

'Xã hội bỏ quên'

Lòi đuôi vì hủy bỏ lể Tri Ân Hoàng Sa tại Đà Nẵng .

Tri ân Anh Hùng Tử Sĩ Hải Quân VNCH mà có dám trưng cờ vàng cho các anh hay không ?
Nếu không dám thì làm ơn đừng kéo các anh vào chung dưới cờ máu csVN nha ......hảy để yên các anh trong lòng dân miền Nam VNCH nói riêng và dân Việt trừ bọn Bắc+ theo tàu+ , nói chung .


 ___________________________

UBND huyện Hoàng Sa hủy bỏ Chương trình Tri ân 74 tử sỹ Việt Nam Cộng Hòa vì 'lệnh trên'?

Mặc dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất 99%, nhưng buổi lễ thắp nến tri ân 74 tử sỹ Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào giờ chót do có 'lệnh trên'.

Danlambao - Chương trình ca nhạc và buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào phút chót. Trong bức thư cáo lỗi được đăng trên website của UBND huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện cho biết nguyên nhân hủy chương trình là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình “không thể diễn ra theo kế hoạch”

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Chuyện 120 con chó của Kim Jong Un và nghề báo

Chuyện 120 con chó của Kim Jong Un và nghề báo

Jang Song-Thaek tại tòa án quân sự Bắc Triều Tiên (Ảnh ghi ngày 12/12/2013)
Jang Song-Thaek tại tòa án quân sự Bắc Triều Tiên (Ảnh ghi ngày 12/12/2013)
REUTERS/Yonhap

RFI
Phải chăng lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dùng 120 con chó đói để hành quyết ông chú dượng bị quy tội phản bội ? Tin đồn này trước tiên lan truyền trên mạng internet và sau đó khoảng một tháng thì được nhiều tờ báo trên thế giới đăng lại với ngầm ý coi đây như chuyện có thật. Với tin đồn và internet, mọi thông tin về một quốc gia khép kín như Bắc Triều Tiên đều có sức thu hút độc giả, đến mức làm cho giới nhà báo quên đi những quy tắc cơ bản của nghề này.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Cuối năm nghe chó sủa

Cuối năm nghe chó sủa

Viết từ Sài Gòn 2014-01-15

000_Hkg9073461-305.jpg
Những chú chó cưng được chủ dẫn đến tham gia một show về chó ở Hà Nội hôm 06/10/2013
AFP photo
Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.
Thường thì chó thành phố tiếng sủa dứt khoát, mạnh mẽ và lạnh lùng, pha một chút chảnh chọe, cao ngạo, tự tin. Còn chó nhà quê lúc nào cũng bản năng nhưng lại nhút nhát và đề phòng mọi thứ chung quanh, vừa sủa vừa chạy, không xông thẳng vào “đối phương” giống như chó thành phố. Và chó nhà giàu, chó nhà nghèo cũng thế, ngay sát vách nhau, cùng ở thành phố nhưng con chó nhà giàu lúc nào cũng hung hăng, mạnh mẽ, thẳng tiến so với cho nhà nghèo. Chỉ cần thả hai con chó cùng độ tuổi, cùng chủng loại của nhà giàu và nhà nghèo ra đường, con nhà giàu rượt con nhà nghèo là cái chắc!

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Tình người/lòng nhân đạo>< việt cộng

Mời tất cả bớt chút thời giờ coi National Geography về VN bắt rắn để chế tạo thuốc và cách đối xử của VC . Cái thằng làm Subtitle tiêng Việt dịch rất bố láo : " I am from a socialist country , I know that a group work í not eficient" thì nó dám dịch là : "tôi đến từ 1 nước lạ ". Hết nước nói ! Tiếng Tây bồi gọi là "phi ní lô đia"( Finir l'eau dire )
www.youtube.com/watch?v=hvsqVXJFrUQ


Phái đoàn khoa học Hoa Kỳ đến Việtnam để tìm loại rắn cực độc nhằm lấy nọc độc và mẫu ADN để nghiên cứu làm thuốc.
Thú thực sau khi Tôi coi xong tập phim phóng sự này, tôi cảm thấy thật khó chịu, cảm thấy thật xấu hổ hay có thể nói là nhục nhã khi xem đến đoạn phim trong đó có nói đến : VIỆC THẬT, NGƯỜI THẬT ..
1.- Đoạn đầu tiên khi đoàn các nhà khoa học muốn quay và chụp hình con rắn cực độc (hình như rắn CẠP NONG) thì người chủ trại nuôi rắn ở ngoại ô TP HàNội đòi 250 MK với lý do rắn "dị ứng" khi rời khỏi ổ ...rắn sẽ không ăn ... làm cho người chủ mất huê lợi, do đó phải đền bù số tiền 250 Mỹ Kim.

Tượng Thủy Quân Lục Chiến 1970 và thằng hồ cương quyết (việt+ gốc pháp)

Cờ Việt Cộng miền Nam Trên Bức Tượng Thủy Quân Lục Chiến.


Thời còn miền Nam VNCH thì ở vị trí đối diện với tòa nhà thời bây giờ gọi là Nhà Hát Thành Phố là công trường Lam Sơn có bức tượng 2 Thủy Quân Lục Chiến (làm bằng cement) chỉa súng vào tòa nhà (khi đó là trụ sở của Hạ Nghị Viện chính quyền miền Nam VNCH). Vì trong diễn đàn đã có nhiều tấm hình về bức tượng 2 người lính Thủy Quân Lục Chiến nầy rồi nên Phạm Thắng Vũ (PTV) không chưng lên đây nữa mà chỉ chưng các tấm khác.







Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Ăn cơm hội cải lương

Ăn cơm hội cải lương

Ngành Mai, thông tín viên RFA 2014-01-11


cailuong305
Hình ảnh một bữa ăn cơm hội cải lương của đoàn hát nhỏ.
Hình: Ngành Mai sưu tập


Đặc thù văn hóa

Nói về ăn cơm hội ở các gánh hát cải lương, thì những ai từng theo dõi hoạt động của bộ môn nghệ thuật sân khấu cũng đều biết, bữa cơm hội ngày Tết khác xa với bữa cơm hội ngày thường. Và đây cũng là một đặc thù của văn hóa liên quan đến hoạt động nghệ thuật mà lịch sử cải lương của dân tộc chắc không bỏ sót.
Ngày xưa cả gánh hát sống với nhau, ăn cơm chung với nhau như một gia đình. Mỗi suất hát, bầu gánh trích một khoản tiền dành cho cơm hội và phòng xa những khi trời mưa gió, hát ế ẩm, nên dù có lúc gánh hát không mở màn được, chẳng ai có lương, nhưng mọi người vẫn có cơm ăn để sống qua ngày. Gánh hát dù lớn hay nhỏ, dù diễn ở tỉnh thành hay ở thôn quê hẻo lánh, các thành viên trong đoàn từ bầu gánh, đào kép, thầy tuồng, thầy đờn, công nhân, người bán vé, gác cửa..., đều ngày hai bữa ăn cơm hội.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Thị trường vàng mã cuối năm

Thị trường vàng mã cuối năm

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-01-06

Phơi chân nhang
Phơi chân nhang
RFA
Nghe bài này
Năm sau tiến xa hơn năm trước, cứ đến tháng Chạp, vào dịp tảo mộ, thị trường vàng mã, áo giấy âm binh bắt đầu sôi động, người ta thi nhau đặt hàng và những cửa hàng áo giấy, vàng mã âm binh luôn trong tình trạng khan hiếm hàng. Đương nhiên, vẫn có nhiều loại vàng mã, áo giấy âm binh thừa đầy cửa hàng, nhưng đó là những mốt lỗi thời. Những mốt mới của năm luôn khan hàng và được bán với giá cao ngất.
Thị trường hút hàng, nhà sản xuất quay cuồng

(tp) hồ chí minh rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê vào cuối năm

Rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê 

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2014-01-08

Hình danh tính con nợ vay nóng.
Hình danh tính con nợ vay nóng.
RFA
Nghe bài này
Cuối năm, mọi thứ dịch vụ nở rộ để đón Tết, đặc biệt năm nay, dịch vụ đòi nợ thuê ở Sài Gòn phát triển một cách bất thường, hay nói cách khác là dịch vụ đòi nợ thuê đã tăng đột biến so với mọi năm. Nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn vì sợ dịch vụ đòi nợ thuê đến tìm và cũng không ít trường hợp, con nợ bỏ nhà cửa, bỏ vợ con trốn đi biệt vô âm tín sau một lần dịch vụ đòi nợ thuê đến nhà. Không những con nợ bị hệ lụy mà cả vợ con của họ cũng khốn đốn vì dịch vụ này.
Đòi nợ thuê qui mô toàn quốc
Một người mệnh danh là sát thủ trong giới đòi nợ thuê cho biết: “Ví dụ ba trăm chai thì nó lấy trăm chai, đi làm bữa nay nguy cơ chừ nguy hiểm lắm! Vô đòi loạng quạng nó điện công an tới hốt đó! Có khi nó còn lấy cao hơn nữa, vì sao biết không, vì nó mắc nợ nhưng nhiều khi nó điện công an hoặc giang hồ khác tới nó cột mình luôn, chứ không phải tới đòi giỡn giỡn đâu nha! ĐM(chửi thề). Đòi phải đòi cho khôn chứ đòi bà điên bà khùng nó tới nó hốt mình luôn đó! Đòi thì phải được chứ, ĐM(chửi thề). Đòi mà không được thì đòi làm gì!”

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Đầu năm nghe 3dũng nói gì kìa ....hahaha

Thủ tướng nói…


Cánh Cò, viết từ Việt Nam 2014-01-05


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nguyentandung.org

Đầu năm 2014, hầu hết các trang mạng điện tử đều chú ý tới bài thông điệp đầu năm của Thủ tướng. Đỉnh nhất có lẽ là bài của nhà văn Phạm Thị Hoài với nhận xét ngắn gọn và chính xác: không thấy bóng nhân dân trong đó.
Một bài “thông điệp” nói với nhân dân mà không có bất cứ một anh nông dân hay một chị bán báo nào thì có lẽ anh chàng viết diễn văn này của Thủ tướng sắp nhận được chiếc phong bì cuối cùng trong cuộc đời làm “ma” viết (ghostwriter).
Càng nói ... càng sai

Kiểm ngư tàu+ trấn áp tàu cá Việt Nam đầu năm 2014

Kiểm ngư Trung Quốc trấn áp tàu cá Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-01-06

Thuyền trưởng hai lần bị cướp Phạm Quang Thạnh.
Thuyền trưởng hai lần bị cướp Phạm Quang Thạnh.
Source Lao Động Online
Nghe bài này
Ngày 3 tháng 1 vừa qua trong khi tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, tàu đánh cá mang số hiệu QNg95739-TS do thuyền trưởng Phạm Quang Thạch cùng 11 ngư dân khác thuộc xã An Hải Huyện Lý Sơn đã bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc trấn áp và phá hoại ngư cụ cũng như tài sản trên tàu. Ông Phạm Quang Thạnh cho biết thêm chi tiết:
Cái vụ này xảy ra vào ngày mùng 3 vừa rồi cách nay mấy ngày, lúc ấy tàu đang đánh cá cách đảo Phú Lâm khoảng 18 hải lý. Khi kiểm ngư Trung Quốc đến thì hành động của họ chỉ cho lực lượng nhảy lên tàu rồi uy hiếp ngư dân buộc anh em thuyền viên trên tàu tập trung về phía trước mũi tàu và quay mặt về phía trước để hành động của họ ở phía sau mình không thấy được.
Xin anh cho biết là lực lượng của kiểm ngư Trung Quốc có hành động phá hoại hay đánh đập anh em trên tàu không hay chỉ kiểm tra rồi thôi?
Dạ tàu em không bị đánh đập vì tất cả thuyền viên trên tàu không ai chống trả và không có một phản động gì thành ra lực lượng Trung Quốc người ta không đánh đập chỉ uy hiếp và đập phá đồ đạc, đồ dùng trang thiết bị như máy móc hay là những dụng cụ để khai thác cá thì đều bị họ lấy vứt đi hay bằm ra phá hoại hết như vứt xuống biển rồi họ bắt thuyền viên trên tàu hốt cá dưới hầm đưa sang bên tàu.
Chuyến này thì họ không lấy dầu mỡ nhiên liệu tại vì tàu mình đã ra làm hai mươi mấy ngày rồi cho nên nhiên liệu cũng cạn kiệt đi nhưng họ có lấy một phi dầu ở bên trên cabin, họ cũng lấy và đưa qua bên tàu của họ luôn. Sau khi lấy cá và phá hoại đồ đạc trên tàu thì họ bảo mình quay về Việt Nam
Trong hoàn cảnh khó khăn như vầy thì làm sao anh và các bạn bè có thề tiếp tục làm nghề cá nữa nhất là lúc giáp tết như hiện nay?
Cũng mong nhà nước các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao có sự phản ảnh để bên phía Trung Quốc đừng có những hành động như vậy nữa để bọn em bám biển chứ còn vì cuộc sống vì mưu sinh bằng mọi giá nào cũng phải cố gắng tại vì nghề nghiệp mà.
Trong lần bị trấn lột này tàu của anh Phạm Quang Thạnh đã mất đi số tài sản gần 300 triệu.
Đây là lần thứ hai anh Phạm Quang Thạnh bị tàu Trung Quốc trấn áp. Vào ngày 13 tháng 3 năm ngoái chiếc tàu mang mã số QNg96382 của ông Bùi Văn Phải do anh Thạnh làm thuyền trưởng đã bị tàu Trung Quốc bắn cháy làm hư hỏng nặng tốn kém rất nhiều tiền để sửa chữa. Vụ bắn ngư dân này đã bị quốc tế lên án nhất là Hoa Kỳ vì cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển của quốc tế.
Măc Lâm tường trình từ Bangkok.

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958? ( RFA)

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-01-07

Untitled-2.jpg
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Photo courtesy of cpv.org.vn


Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, công nhận hải phận 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi, được Bắc Kinh tận dụng cho chiến lược cưỡng đoạt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam đã làm gì để hóa giải điều gọi là khúc xương mắc nghẹn này.
Sau 53 năm im lặng không nhắc lại thư ngoại giao năm 1958 của thời kỳ hữu hảo xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến tháng 7/2011 Hà Nội bắt đầu sử dụng báo chí để công khai nội dung công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bày tỏ sự tán thành tuyên bố trước đó 10 ngày của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Chào đón Dư Luận Viên năm 2014 Theo Blog Nguoibuongio

Chào đón Dư Luận Viên năm 2014

welcome
Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận dư luận viên một cách bao quát hơn. Ngoài góc nhìn họ là những người bảo vệ chế độ ra, cần phải có một cách nhìn khác về họ.
Thứ nhất, sự ra đời của dlv trên các trang mạng khiến cho thông tin được phong phú hơn, đa chiều hơn. Ít nhiều nó sẽ gây ra sự thu hút của dân chúng vào thế giới mạng. Mà thế giới thông tin trên mạng nếu như thế sẽ được gọi là một chiến trường. Thì ít ra những người yêu thích tự do đã có được chiến trường.
Tại sao phải vui khi có chiến trường.?