Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Tàu+ gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam

Trung Quốc gần như 'nắm' toàn bộ mỏ khoáng sản Việt Nam
Thursday, January 23, 2014 12:19:42 PM
HÀ NỘI 23-1 (NV) .-
Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc.





Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.
Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”
Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.
Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.

Hồi tháng 8 năm ngoái, lần đầu tiên, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam chính thức thừa nhận, hơn 50% giấy phép đã được cấp để thăm dò, khai thác khoảng sản, vi phạm những qui định hiện hành.
Lúc đó, trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường CSVN cho biết, sau khi kiểm tra việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc, bộ này phát giác, 57 trong số 63 nhà cầm quyền tỉnh, thành phố đã cấp 957 giấy phép liên quan tới khoáng sản. Bao gồm 275 giấy phép thăm dò khoáng sản và 682 giấy phép khai thác khoáng sản.
Hơn 50% số giấy phép này vi phạm hàng loạt qui định hiện hành: Cấp giấy phép sai thẩm quyền, cấp giấy phép khi chưa có quy hoạch khoáng sản, cấp giấy phép khi chưa có quyết định phê duyệt trữ lượng khoảng sản, cấp giấy phép khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường, cấp giấy phép khi ngành nghề trong hồ sơ kinh doanh không phù hợp, cấp giấy phép cấp khi hồ sơ không có giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép khi hồ sơ không có quyết định phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản, cấp giấy phép thăm dò ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản...

Cũng theo viên Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường của Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hơn 50% số giấy phép đã cấp vi phạm hàng loạt qui định hiện hành là vì “những người trong cuộc” tìm đủ mọi lý do để lách luật!
Việt Nam hiện có hơn 5,000 mỏ đang khai thác khoảng 60 loại khoáng sản thuộc nhiều nhóm khác nhau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than), nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, chromite, titan, manganese), nhóm khoáng sản kim loại màu (bauxite, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimony, molypden), nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý), nhóm khoáng sản hóa chất công nghiệp (apatite, cao lanh, cát thủy tinh), nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát).
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản cho biết, trong mười năm qua, tình trạng khai thác khoáng sản đã tăng cả về loại khoáng sản, lẫn quy mô, tính chất, mức độ vi phạm. Điểm đáng lưu ý là trong khi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu nguyên liệu để sản xuất nên chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa thì sau khi khai thác, khoáng sản thô lại ùn ùn chảy sang Trung Quốc.
Do nhiều cá nhân có quyền, nhiều nơi có trách nhiệm nên quặng lậu có nhiều “lỗ thủng” để chảy ra khỏi Việt Nam. Xuất cảng lậu khóang sản, kích thích thăm dò, khai thác khoáng sản hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên.
Vào tháng 5 năm 2013, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) công bố nghiên cứu về “Khoáng sản - phát triển - môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”. Theo đó, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường và sinh hoạt xã hội.
Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi. Cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. (G.Đ)

 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=181332&zoneid=1#.UuIqS84wdIh
______________________





Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc "đào" khoáng sản

18/01/2014 12:36 (GMT + 7)
TT - "Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta."
Một cách khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) thuộc Công ty Besra VN quản lý Ảnh: Đ.Nam

Ngày 17-1, tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) - khẳng định nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Văn Tần (Công ty cổ phần Prime Thiên Phú - Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) cho rằng dù Luật khoáng sản đã được ban hành năm 2010, nhưng đến nay tình trạng khai thác khoáng sản ở nhiều địa phương vẫn diễn ra khá phức tạp, lộn xộn, không thống nhất.
Cũng là khai thác cát trắng để sản xuất gạch prime nhưng ở Thừa Thiên - Huế, thuế môi trường được tính 320.000 đồng/m³, trong khi ở Khánh Hòa 150.000 đồng/m³. Nếu phải đóng thêm 3% tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Luật khoáng sản 2010, đơn giá sẽ đội lên thêm 10.000 đồng/m³ nữa.
“Cùng một nhóm khoáng sản nhưng mỗi nơi tính thuế tài nguyên một kiểu sẽ dẫn đến việc cạnh tranh về giá không lành mạnh” - ông Tần nói.
Ông Phạm Quang Ngũ - phó tổng giám đốc Công ty Besra VN (khai thác vàng Bồng Miêu - Phước Sơn, Quảng Nam) - cho rằng hiện có quá nhiều loại thuế đánh lên doanh nghiệp khai khoáng.
“Chỉ còn vài ngày nữa là nghị định 203 (quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) có hiệu lực nhưng đến nay chúng ta mới thảo luận, vậy liệu có thực thi được không? Tôi đề nghị Bộ TNMT nên xem xét hoãn thời gian thu phí này vào cuối năm 2014” - ông Ngũ nói.
Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà khẳng định nghị định 203 ra đời là rất cấp thiết.
“Bởi nó tạo ra nguồn thu để từ đó Nhà nước tái đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, cải tạo môi trường và những hệ lụy khác do khai thác khoáng sản gây ra. Người dân trong vùng có khoáng sản phải được hưởng các quyền lợi chính đáng” - ông Hà nói.
Riêng một số kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến việc hoãn thu, không tính phần truy thu... là vượt thẩm quyền của bộ, “chúng tôi sẽ báo cáo lên cấp trên để xem xét giải quyết” - ông Nguyễn Văn Thuấn hứa.
Cũng liên quan về cách tính thuế phí, một đại diện Công ty liên doanh khai thác đá Hòn Thị (Khánh Hòa) cho rằng Luật khoáng sản năm 2010 được ban hành, nhưng đến cuối năm 2013 nghị định 203 mới ra đời với quy định việc truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm 2011 đến nay là không hợp lý. Bởi lẽ việc chậm trễ trong triển khai nghị định 203 không phải lỗi do doanh nghiệp mà lỗi từ phía Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp cũng kêu rằng “nếu truy thu thì tiền đâu để nộp mà tiền các năm trước đã tính vào giá thành”.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thuấn cho rằng những năm về trước việc khai thác khoáng sản nở rộ như hoa.
Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp.
Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác.
“Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta” - ông Thuấn khẳng định.
Ông Thuấn cho rằng trong khi cán bộ quản lý ở các địa phương vừa thiếu vừa yếu thì các doanh nghiệp khai khoáng lại đào bới loạn xạ... khiến việc khai khoáng trong suốt một thời gian dài không kiểm soát được.
“Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác. Còn nói nghị định 203 ra đời là “thuế chồng thuế” thì hoàn toàn không đúng. Cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nhằm ngăn chặn tình trạng bán giấy phép, loại bỏ các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ...” - ông Thuấn nói.
ĐĂNG NAM
http://tuoitre.vn/Kinh-te/590770/doanh-nghiep-viet-dung-ten-cho-chu-trung-quoc-dao-khoang-san.html

______________________________


'Người Trung Quốc đứng sau điều hành đào khoáng sản Việt Nam'

Chủ Nhật, ngày 19/01/2014 13h38

Ngày 17/1, tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) với 120 doanh nghiệp khai thác khoáng sản phía Nam diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) - khẳng định nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.



Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc "đào" khoáng sản
 
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thuấn cho rằng những năm về trước việc khai thác khoáng sản nở rộ như hoa. Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp.
 
Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác.
 
“Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta” - báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Thuấn khẳng định.
 
Ông Thuấn cho rằng trong khi cán bộ quản lý ở các địa phương vừa thiếu vừa yếu thì các doanh nghiệp khai khoáng lại đào bới loạn xạ... khiến việc khai khoáng trong suốt một thời gian dài không kiểm soát được.
 
“Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác. Còn nói nghị định 203 (quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) ra đời là “thuế chồng thuế” thì hoàn toàn không đúng. Cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nhằm ngăn chặn tình trạng bán giấy phép, loại bỏ các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ...” - ông Thuấn nói.
 
Một cách khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) thuộc Công ty Besra VN quản lý
Một cách khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) thuộc Công ty Besra VN quản lý
 
Than, khoáng sản xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc?
 
Trước thực tế nhiều loại khoáng sản của Việt Nam, đặc biệt là than và bauxite đều có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, trả lời Đất Việt, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho rằng:
 
"Về alumina tôi được biết hiện nay Trung Quốc không phải là khách hàng chính mà chỉ là chúng ta ưu tiên cho họ vì trả giá cao. Hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài ở Trung Đông, Hàn Quốc đều mong muốn mua alumina của Việt Nam nhưng không có để bán".
 
Ông Quân cũng cho biết: "Trung Quốc đúng là hiện nay đang nhập khẩu than của Việt Nam nhiều nhất nhưng như tôi đã nói chúng ta bán theo phương thức đấu giá.
 
Theo tôi được biết, ngoài Trung Quốc ra cũng có một số khách hàng rất muốn mua than của mình. Ví dụ, Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Châu Âu. Theo báo cáo của Tập đoàn hiện nay, khách hàng đăng ký mua trong năm tới vượt sản lượng của Vinacomin. Chính vì vậy tôi cho rằng rủi ro khách hàng là khó xảy ra vì nhu cầu là có thực".
 
Không chỉ riêng than là mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều, mới đây Hiệp hội Thép Việt Nam bằng thu thập của mình có báo cáo Chính phủ và Bộ Công thương về việc xuất lậu quặng sắt sang Trung Quốc, đặc biệt có sự chênh lệch về số lượng và giá quặng sắt của Hải quan Trung Quốc đều cao gấp đôi so với thống kê của Hải quan VN.
 
TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản VN (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN - Vinacomin) cho biết: "Việc xuất lậu quặng sắt đúng là vấn đề trầm trọng, gây nhức nhối, tuy không có số liệu cụ thể nhưng chắc chắn có.
 
Tôi dám chắc con số của Hải quan Việt Nam một đằng còn Hải quan Trung Quốc một nẻo là chuyện tất nhiên. Tình trạng xuất lậu xảy ra qua nhiều tuyến khác nhau, không chỉ có đường bộ còn đường sông, xuất lậu qua các tuyến đường tiểu ngạch rất nhiều.
 
Trong ngành luyện kim màu thuộc chuyên môn của tôi, cũng diễn ra tình trạng tương tự. Tôi từng nghe những người làm việc ở các mỏ nói là nhiều trường hợp các đối tượng xuất lậu chở ra phao số 0 hoặc cho đi đường sông ra biển rồi sang Trung Quốc.
 
Với quặng sắt, hôm tôi lên Cao Bằng, các đồng nghiệp và một số lái xe tải nói lại là trước họ lái xe chở quặng qua các cửa khẩu, sau đó chủ trương thay đổi, việc xuất lậu đường bộ khó khăn, thì các đối tượng xuất lậu cho quặng đi đường sông ra biển rồi sang Trung Quốc".
 
Tiến sĩ Ban cho biết thêm: "Việc xuất lậu các loại quặng với số lượng lớn sang TQ và với cách thức khai khống số lượng và giá cả để trốn thuế xảy ra thường xuyên, từ ngày xưa, trước đổi mới là bắt đầu có nhưng chưa nhiều, nhưng tới lúc bắt đầu mở cửa đã bùng nổ (giai đoạn những năm cuối 80 của thế kỷ trước), lúc bấy giờ chủ yếu xuất lậu những quặng có giá trị như thiếc, kẽm, chì, đồng, titan, mangan…"
 
 
Theo Huyền Hồ
Đất Việt

http://fica.vn/dong-chay-von/nguoi-trung-quoc-dung-sau-dieu-hanh-dao-khoang-san-viet-nam-3-9004.html

__________________________________



Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt đào khoáng sản

S.M
19:27 18/01/2014
Tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường (TNMT) diễn ra tại Đà Nẵng ngày 17/1 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) - khẳng định tình trạng phần lớn các giấy phép khai khoáng tại khu vực phía Bắc đều đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt đào khoáng sản

Con số thống kê của ông Thuấn cho thấy, trong năm 2010, đã có 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho khoảng 2.000 doanh nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp đã bán rẻ tài nguyên quốc gia thông qua những giáy phép này. 
Cụ thể, phía Bắc có đến hơn 60% mỏ mang dấu vết doanh nghiệp Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam khai thác tài nguyên, khoáng sản Việt Nam, ông Thuấn khẳng định.
Việc các doanh nghiệp Trung Quốc “đào bới loạn xạ” trong tình trạng cán bộ quản lý địa phương thiếu và yếu kém đã diễn ra trong suốt thời gian qua và nếu tiếp tục sẽ là một thảm họa cho tương lai đất nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nhấn mạnh.
Theo songmoi.vn
http://bizlive.vn/kinh-doanh/trung-quoc-doi-lot-doanh-nghiep-viet-dao-khoang-san-75878.html

_______________________________________



ĐỖ THÁI NHIÊN *TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM



NHÂN QUYỀN, TPP VÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM
Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Một 24, 2014
LS.Đỗ Thái Nhiên

Kể từ ngày Trung Cộng vươn mình phát triển, Trung Cộng không ngừng quấy nhiễu Hoa Kỳ trên mọi địa bàn: kinh tế, chính trị, quân sự…Những quấy nhiễu kia nhằm trói chân, trói tay Hoa kỳ, để từ đó, Trung Cộng sẽ dễ dàng tiến chiếm ngôi vị đệ nhất siêu cường do Hoa Kỳ nắm giữ trong nhiều thập niên qua..

Trận đấu tranh giành ngôi vị đệ nhất siêu cường diễn ra trên nhiều trận địa khác nhau. Bài viết này chỉ nhận định trận chiến kinh tế giữa Mỹ và Tàu thông qua hiệp ước thương mãi xuyên thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.

Như chúng ta đã biết, Mỹ đang tìm đường bao vây kinh tế Tàu bằng cách loại bỏ Tàu ra khỏi TPP (một hoat động kinh tế lớn hàng đầu của thế giới). TPP là tổ chức thương mãi gồm 12 nước: Úc, Brunei, Canada, Chilie, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Sau khi thành hình, TPP có khả năng ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của792 triệu người, dự phần vào 40% tổng sản lượng (GPD) của thế giới và chiếm giữ 1/3 kim ngạch thương mãi của toàn cầu.


Trọng tâm hoạt động kinh tế của Tàu là kinh tế chỉ huy độc quyền, kinh tế quốc doanh, nói chính xác hơn là kinh tế đảng doanh. Nhằm buộc Tàu phải nằm bên lề cuộc chơi, TPP xác định nguyên tắc: TPP là tổ chức thương mãi, giao dịch trên căn bản tư nhân buôn bán với tư nhân, TPP không chấp nhận quốc doanh đè bẹp tư doanh, không chấp nhận buôn bán với Tàu. Riêng đối Việt Nam, do nhu cầu chuyển trục về Á Châu, Mỹ tạm thời dành cho đảng doanh Việt Nam một vài châm chế với hướng tiến là đảng doanh này sẽ phải từng bước “tư nhân hóa”. Hiện nay khó khăn lớn hàng đầu trong đàm phán giữa Mỹ và VN về TPP chính là công việc xuất cảng hàng hóa may mặc từ VN đi Mỹ.

ÂM MƯU CỦA CSVN
Công việc sản xuất quần áo gồm hai công đoạn.
Công đoạn một bao gồm: trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải.
Công đoạn hai là may quần áo kèm với dịch vụ hậu cần bao bì.

TPP đòi hỏi công đoạn một và công đoạn hai đều phải do VN hoặc do một hay nhiều nước thành viên của TPP thực hiện.
Trong thực tế CSVN đã dành cho Tàu độc qyền thực hiện công đoạn một. Công đoạn này đạt 75% giá trị của công việc sản xuất quần áo.

Công đoạn hai là công đoạn may quần áo. Công đoạn này do thợ VN đảm trách và có giá trị 25% của toàn thể qui trình sản xuất quần áo xuất khẩu.
Suy nghĩ về công đoạn (1) và (2) kể trên mọi người nhận ra ngay rằng Với sự hổ trợ của Việt Cộng, Tàu đã biến cơ hội xuất khẩu quần áo của VN trở thành cửa ngõ để Tầu mang quần áo, vải vóc của Tàu xâm nhập vào ngôi chợ khổng lồ TPP, ngôi chợ mà Tàu bị cấm vào. Về phần mình, thợ may VN chỉ là những người làm gia công may mặc cho Tàu với giá rẽ mạt.

Hành động kia giúp cho CSVN vừa nhận được số tiền khổng lồ do người Tàu hối lộ, vừa nói cho Bắc Kinh biết rằng CSVN tuy buôn bán với Mỹ trong TPP, nhưng không hề phản Tàu, vẫn tiếp tục phục vụ Tàu.

Do các âm mưu mô tả ở trên, trong đàm phán với Mỹ về TPP, CSVN nại lý do giá cả nguyên vật liệu mua từ Mỹ hay từ các nước trong TPP quá cao, vì vậy VC yêu cầu Mỹ hãy chấp nhận cho VN vào TPP với biệt lệ: trong ngành may mặc của VN Tàu vẫn phụ trách công đoạn một.

Phải chăng VN không có khả năng xây dựng một hệ thống may mặc độc lập, không cần nhờ cậy người Tàu?
Từ bên trong VN, ngày 15/12/2013, trang website NHỊP CẦU ĐẦU TƯ phổ biến tin tức rằng: tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế của nhiều đời thủ tướng VC, cho biết: ngày 1/6/2013 CSVN quyết định chi ra 30.000 tỉ đồng VN để cứu nguy thị trường bất động sản VN, tức là cứu nguy tai sản của giới đại gia đỏ. TS Lê Dăng Doanh nhấn manh chỉ cần chi ra số tiền 15% của 30.000 tỉ đồng là VN có thể tiến hành việc xây dựng hệ thống kỷ nghệ may mặc độc lập, lấy lại công ăn việc làm mà người Tàu đã cướp được từ trong thị trường lao động VN, giao trả lại cho quần chúng VN. Tại sao CSVN không hành động để có được hệ thống may mặc độc lập? Thưa rằng : vì tham ô và vì nhu cầu phải làm tay sai cho Tàu, CSVN phó mặc tương lai VN trong tay Tàu!

Trong thời gian gần đây CSVN đã đồng loạt thực hiện các công việc sau đây: Ký tham gia công ước quốc tế chống tra tấn. Vận động có chân trong Hội Đồng NQ/LHQ, cho phép phụ huynh của Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh nguyên kha, Đinh nhật Uy đi Mỹ để vận động trả tự do người thân của họ…Tất cả chỉ để gây ảo tưởng là Hà Nội đang tôn trọng nhân quyền để vào TPP.

PHẢN ỨNG CỦA MỸ
Tin từ RFA: Nhân chuyến viếng thăm VN, ngoại trưởng Mỹ John Kery ngày 15/DEC/2013 đã trao tặng CSVN số tiền 18 triệu Mỹ kim để giúp VN có thêm khả năng bảo vệ lãnh hải VN trên biển Đông. Kế đến là ngày 16/12/2013, John Kerry lại nhân danh chánh phủ Mỹ tặng Hà Nội 4.200,000 Mỹ Kim gọi là để VN tăng cường năng lực trong đàm phán TPP. Hai tin tức vừa kể cho thấy Mỹ sẽ mở cửa cho CSVN vào TPP là một sự việc phải xảy ra.

Kỹ thuật của behaviorism hối thúc Mỹ, trong giai đoạn đầu của đàm phán hãy nhượng bộ đối phương gần như điều kiện, kể cả cung cấp cho đối phương những tiện ích mà đối phương mong muốn. Sau khi đối phương có dấu hiệu đã nghiên ngập “những chiêu đãi của Mỹ”, Mỹ mới bắt đầu ra tay ép đối phương “phải biết vâng lời”. Đàm phán TPP cũng không ra ngoài thông lệ behaviorism. Sau khi đẩy Hà Nội bước hẳn vào TPP, Mỹ sẽ cho Hà Nội hiểu thế nào là sức gắn bó giữa TPP và nhân quyền, đồng thời buộc Hà Nội phải thực sự tôn trọng toàn bộ luật quốc tê nhân quyền đúng như TPP đòi hỏi. Đó là diễn biến hòa bình, đó là behaviorism trong ngoại thương. Thời gian biến đổi VC trở thành thành-viên nghiêm chỉnh của TPP ngắn hay dài là tùy thuộc ở sức ép của quốc hội Mỹ, các nghiệp đoàn ở Mỹ cùng sự hổ trợ tích cực của cộng đồng VN tại Hoa Kỳ.

PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI MỸ
CĐNVN tại Mỹ hãy cùng nhau hội thảo tại nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau để có thể hiểu biết thấu đáo hai vấn đề căn bản sau đây:

(1)TPP là gì? Tại sao Mỹ và các quốc gia đồng minh phải xây dựng và kiện toàn TPP?
(2)Do những yếu tố nào TPP phải gắn bó chặt chẽ với luật quốc tế nhân quyền? Tổ chức Thương Mãi Thế Giới và TPP khác nhau như thế nào?

Sau khi đã am tường hai khối vấn đề kể trên, CĐVN tại Mỹ sẽ tích cực tố cáo chi tiết trước quốc hội Mỹ, tổ chức nghiệp đoàn Mỹ và toàn bộ công luận Mỹ về những trường hợp VC vi phạm luật lệ của TPP. Từ đó CSVN sẽ phải chịu những chế tài kinh tế tài chánh nặng nề và thích nghi của TPP, nếu VC không cải cách nghiêm chỉnh và kịp thời.

Xin nhấn mạnh: Trung Cộng là quốc gia chà đạp nhân quyền hàng đầu trên thế giới. Muốn cô lập hóa hoạt động thương mãi của Trung Cọng, TPP phải triệt để tôn trọng nhân quyền trong hoạt động thương mãi. Ý tưởng này được triển khai trên nguyên tắc: Mọi người phải được thực sự tự do và bình đẳng trong hoạt động kinh tế (TNQTNQ điều 1, 2: mọi ngươi đều phải được sống tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi)

Quyền lợi hàng đầu của con người là quyền kinh doanh tự do và bình đẳng. Làm gì có tự do và bình đẳng khi quốc doanh đè bẹp tư doanh: đè bẹp bằng tiền vốn, đè bẹp bằng quyền lực thống trị. Muốn tư doanh bình đẳng với quốc doanh, bình đẳng với những tư doanh khác, tư doanh tức con người cần có các quyền tự do đi lại, lập hội, nghiệp đoàn, tư hữu, nhất là tư hữu đất đai, tự do tư tưởng, tự do chính trị, tự do tham chính để trực tiếp bảo vệ quyền tự do kinh doanh của con người … Nói chung để có được tự do kinh doanh, con người cần có toàn bộ nhân quyền. Đó là lý do TPP đòi hỏi các quốc gia trong TPP phải triệt để tôn trọng luật quốc tế nhân quyền.


LS.Đỗ Thái Nhiên
Dec/2013



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm