Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Hà Nội: Dừng đèn đỏ được nghe loa tuyên truyền

http://giadinh.vcmedia.vn/hgtxxmn4d9BKGY0tJtIJGDhsEzAQYA/Image/2013/02/loa-0c88e.jpg
"Đây là đài truyền thanh phường abcxyz, đây là đài truyền thanh phường abcxyz... mời bà con và các bạn lắng nghe chương trình truyền thanh sáng nay của đài chúng tôi ... "
XIN CÁC BỐ.

Đường phố Hà Nội giờ cao điểm thì các bố biết rồi, lết từng tí một, mùa hè thì nóng như rang, mùa rét thì như da cắt thịt, người ùn ùn, mệt nhọc, tê tái, căng thẳng, inh tai nhức óc, mặt ai cũng hằm hằm như đánh nhau, mong cho nhanh về nhà, về cơ quan, thần kinh thép cũng oằn....Tình hình như vậy, tâm lý như vậy, các bố lại còn lắp loa lắp liếc ở ngã tư, rồi nhè vào tai mọi người các bố loa thêm nữa thì có phát điên.
Tuyên truyền không phải lúc, không phải chỗ, khiến người đi đường thêm mệt mỏi, căng thẳng, cáu bẳn chứ được cái gì ở đây mà làm.
Nghe nói đề xuất này vào thành phố Hồ Chí Minh bị lãnh đạo thành phố loại ngay vì cho rằng, tiếng ồn ào của đường phố đã đủ mệt, không thể tạo thêm tiếng ồn nữa.
Tuyên truyền mà được gọi là ồn ào thì tuyên truyền cái gì.
Xin nhé, các bố, dẹp cái dự án này đi.
Ý thức giao thông nâng lên là bằng các chế tài xử phạt nghiêm, sai là phạt, không tiêu cực, không tác động, không xin xỏ, như nước ngoài người ta đã làm, rứa thôi, loa với chã kèn.
Sáng sớm, chiều tối ở nhà mọi người đã điên đầu với cái loa phường, giờ lại tiếp tục bị hành xác bởi các loa đường nữa thì sống được mấy năm nữa hả các bố?
(Rinh về từ FB)

Hình ảnh cách dùng nước sinh hoạt ở vùng Cao Bằng

Cách dùng nước sinh hoạt chỉ có ở vùng cao


Không như ở đồng bằng, nước là của hiếm ở vùng núi đặc biệt những khu dân cư xa sông. Nước mưa được tích trữ để nấu ăn còn việc tắm, giặt đều ở những mương, rãnh thoát nước quanh khu vực.

Vùng cao, miền núi, tắm giặt, mương, rãnh, nước
Rãnh thoát nước từ trên núi chảy qua những làng bản ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cũng là nơi tắm giặt của người dân bản địa.
Vùng cao, miền núi, tắm giặt, mương, rãnh, nước

Cảnh đời của người bán trái cây ở Hà Nội

Cảnh đời của người bán trái cây ở Hà Nội


Phương Ngạn/Người Việt
Bốn mùa quen hơi nhà trọ, mỗi khi nhắc về quê nhà, cảm giác xa ngái như đang ở trên một đất nước xa xôi nào đó nói về cố hương mặc dù khoảng cách đường đi chưa đến nửa ngày ngồi xe. Bữa đói bữa no, rày đây mai đó và mỗi ngày quảy đôi gánh đi dọc các con phố, tìm một chỗ nào đó ngồi bán, mỗi khi thấy công an thì tiếp tục quảy gánh chạy đi Ðó là đời sống của những người bán trái cây giữa lòng Hà Nội.
Bốn mùa nhà trọ
Chị Sấu, người bán trái cây lâu năm trên phố Yết Kiêu, Hà Nội, tâm sự: “Mùa Ðông người ta ít ăn trái cây, cũng may là người Hà Nội có thói quen ăn trái cây thay cho rau xanh, mức độ tiêu thụ rau xanh ở thành phố này có vẻ như ngang ngửa với trái cây.”


Những xe trái cây nhỏ giữa lòng Hà Nội, cơm áo của những người lao động nghèo. (Hình: Phương Ngạn/Người Việt)

“Mình từng vào Nam, vào Trung, bôn ba đủ thứ, mình mới nhận ra ba miền có những điểm khác nhau khá thú vị. Ví dụ như miền Bắc, người ta quen ăn trái và củ, miền Trung thì quen ăn thân cây, còn miền Nam thì quen ăn hoa. Chính vì thế các loại củ và quả ở Bắc tiêu thụ rất nhiều, miền Trung thì chắc là do khắc nghiệt, người ta ăn cây, các loại rau cải, bù ngót... Nói chung là ăn lá cây, còn người Nam thì thứ gì cũng bông, từ bông điên điển cho đến bông súng tím, bông bèo tây, bông mướp.”