Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Thu mua lông LON



Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã miền núi nọ nhận được công văn “hoả tốc” từ trên tỉnh gửi xuống. Ác một nỗi là công văn lại đánh bằng máy chữ không dấu nên ông bóp óc mãi, cũng chẳng đoán ra. Công văn có đoạn viết;
“Thu mua gap 100 can long lon rung de xuat khau. Bay ngay nua co xe xuong nhan.”
Ba chữ “long lon rung” làm Chủ tịch xã nhà ta đau đầu nhất. Những chữ khác thì ông đoán đại khái rằng trên tỉnh cần thu mua gấp 100 cân gì gì đó để xuất khẩu và bảy ngày nữa sẽ có xe xuống nhận. Nhưng thứ hàng cần thu mua gấp là cái gì đây?
Nghĩ cả ngày không ra, đêm ông lại nằm vắt tay lên trán nghĩ tiếp. Ông cứ trằn trọc, khiến cô vợ trẻ nằm bên cũng không ngủ được. Cáu quá, không thèm nghĩ nữa, ông quay ra... nghịch cái thân hình chắc lẳn của cô vợ. Bàn tay ngứa ngáy của ông bắt đầu lục lạo hết bên trên lại bên dưới. Vừa lục lạo tới chỗ đầy “lau lách”, ông Chủ tịch bỗng vỗ đùi vợ đánh “bách”, rồi reo lên như nhà bác học Archimedes thời xưa; “Ồ, có thế mà cũng chẳng nghĩ ra!”
Để cô vợ khỏi hỏi han lôi thôi chuyện quốc gia đại sự, ông tiếp tục cùng nàng tận hưởng một trong “tứ khoái” trời cho, rồi sau đó cùng lăn ra... ngáy.
Mờ sáng hôm sau, chỉ kịp rít vài hơi thuốc cho tỉnh ngủ, Chủ tịch xã đã hớt hải chạy qua nhà Chủ tịch Hội Phụ nữ ở bên kia đồi và chìa cho bà ta xem cái công văn “hoả tốc” oái oăm nọ. Ông vừa cười ha hả, vừa cắt nghĩa từng chữ cho bà nghe. Bà Chủ tịch Hội mới ngoài bốn mươi, mặt đỏ rần, nhìn bức công văn nửa tin nửa ngờ. Đoán được ý bà, Chủ tịch xã nghiêm giọng nói: “Chữ ký của đồng chí Chủ tịch tỉnh đây. Con dấu của Ủy ban Nhân dân tỉnh đây. Bà không nhận ra hả? Công tác này đúng là của mấy bà, chẳng chạy vào đâu được!”
“Nhưng đào đâu ra cả tấn của nợ ấy đây?” - Chủ tịch Hội dấm dẳn hỏi. “Cả xã này chỉ có non ngàn phụ nữ. Mà nhà ông thừa biết cái giống ấy đâu có nhiều nhặn gì...”.
Chủ tịch xã cười ngặt nghẽo;“Mặc xác các bà! Tôi chỉ biết cứ chiểu theo công văn mà làm. Bảy ngày nữa mà mấy bà không gom đủ thì cứ liệu thần hồn. Bà không thấy ba chữ để xuất khẩu đó sao? Báo Nhân dân hôm nọ đăng xã luận hô hào toàn dân thi đua sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ, đặng làm giàu cho đất nước. Cái thứ mà mấy bà phải gom đích thị là mặt hàng xuất khẩu đặc biệt của nước nhà đấy...”
“Nhưng mà xuất khẩu cái gì quý giá, chứ ai lại xuất khẩu cái giống khỉ gió ấy?” Mặt bà Chủ tịch Hội lại đỏ như gấc.
“Này, nhà bà không biết thì đừng có ngứa mồm bàn vào chuyện quốc gia đại sự nhá! Tôi nghe người ta bảo chính cái giống ‘khỉ gió’ ấy của mấy bà lại là thứ thuốc cầm máu hiệu nghiệm như thần đấy! Ông Nhà nước thu mua thứ hàng này là chúa khôn. Chẳng mất công cấy trồng gì cả, cũng chẳng mất vốn liếng gì cả, vậy mà,... ha... ha..., thu được ối ngoại tệ. Thôi, bà liệu mà đi vận động chị em. Công tác đặc biệt chứ chẳng phải bỡn đâu! Bà nào gom được nhiều, xã sẽ tặng giấy khen. Ai chống đối, sẽ bị trừng phạt...”
Bảy ngày sau. Một chiếc xe tải đỗ xịch trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Ông Chủ tịch, mặt tái mét, chạy ra đón anh cán bộ thu mua của tỉnh.Thôi chết rồi. Trên tỉnh phái hẳn một xe tải xuống để nhận hàng, vậy mà
suốt cả tuần qua, các bà các cô trong Hội Phụ nữ chạy long tóc gáy cũng chỉ mới thu được có... vài lạng. Biết ăn nói làm sao với thượng cấp đây? Chủ tịch xã xun xoe mời cán bộ tỉnh uống trà, hút thuốc, mặt ông ta méo xệch...Ngồi chưa nóng đít, anh cán bộ đã giục;
“Đồng chí cho người đưa hàng lên xe để chúng tôi ngược sớm.”
Chủ tịch xã đờ cả người, gãi đầu gãi tai, miệng lắp bắp;
“Báo cáo đồng... đồng... chí, thứ hàng trên... tỉnh... ra lệnh... thu... thu... mua... gay cho chúng... chúng... tôi quá! Chúng tôi vận... vận... động toàn thể... chị... chị... em trong toàn xã... mà chỉ thu... được... có... có... ngần... này...” Anh cán bộ tỉnh há hốc mồm khi thấy ông Chủ tịch xã rụt rè lôi từ ngăn kéo bàn làm việc một... gói giấy báo. Mở gói giấy ra, cán bộ nọ vội vàng lấy tay bịt mũi.
Chủ tịch xã cười như mếu và lắp bắp tiếp; “Đồng... đồng chí thông... cảm cho chị... chị... em. Thật là... khổ, nhiều... chị... em không chờ được... tới... lúc... rụng..., phải lấy... kéo... kéo... cắt... Vậy mà...”
Anh cán bộ thu mua vẫn chẳng hiểu ất giáp gì. Sao Chủ tịch xã lại toàn nói đến chị em, đến cái gì đó rụng, đến kéo cắt? Thứ hàng cần thu mua để xuất khẩu đâu có dính dáng nhiều đến chị em như vậy? Cảm thấy có chuyện lạ gì đây, anh ta đòi xem lại cái công văn “hoả tốc” mà trên tỉnh vừa gửi xuống tuần trước. Chủ tịch xã vội vàng mở xà cột, lôi ra tờ công văn nhàu nát, nhưng vẫn còn nom rõ ba chữ “long lon rung” được gạch đậm bên dưới bằng bút đỏ.
Cán bộ tỉnh xem kỹ tờ công văn, rồi hỏi Chủ tịch xã; “Vậy đồng chí hiểu ba chữ mà đồng chí gạch dưới này là thứ hàng gì?”
Giương mục kỉnh, ông Chủ tịch xã bốc một nhúm “hàng xuất khẩu đặc biệt” lên nhòm, rồi hỏi lại; “Thế cái hàng ấy chẳng phải là... là... lông... của... chị em... rụng... thì là... cái gì?”
Anh cán bộ thu mua trợn trừng mắt; “Bố giết con rồi, bố ơi là bố! Cái thứ hàng mà con cần thu mua gấp là lông lợn rừng. Lông lợn rừng! 100 cân! Để xuất khẩu! Bố hiểu chưa?”
Lê Thê - Vietinfo.eu
St và cải biên

Mắm chưng


Người hướng dẫn: 4ever1nl0ve

* Nguyên liệu:
- 1 hũ mắm lóc xay
- 2 lbs thịt nạc giăm: bằm nhuyễn (hoặc xay)
- 10 trứng gà
- 6 củ hành tím: bằm nhuyễn
- 1 miếng gừng nhỏ: gọt vỏ, băm nhuyễn
- 1 trái ớt đỏ to: rửa sạch, cắt xéo
- Dưa leo, rau thơm, vài cọng ngò: rửa sạch, để ráo
- Ðường, nước mắm, tiêu, dầu ăn

* Cách làm:
- Trộn đều thịt bằm + mắm + 6 trứng gà + hành tím + 2 muỗng cà phê đường + 1/3 muỗng cà phê tiêu + gừng + 1 ít nước mắm (tùy theo độ mặn của mắm mà nêm nếm cho vừa ăn).
- Cho hỗn hợp trên vào tô lớn, ém cho bằng mặt, đậy giấy bạc cho kín. Bắc xửng hấp khoảng 2 tiếng (lửa vừa).
- Lấy 4 lòng đỏ trứng + 1/2 muỗng cà phê dầu ăn + 2 giọt màu đỏ quậy đều.
- Khi mắm vừa chín, thoa lòng đỏ trứng lên mặt cho đều, cho ớt, ngò lên rồi hấp thêm vài phút (không đậy nắp) để bề mặt có mầu đỏ đẹp.
- Ăn với cơm, dọn kèm dưa leo và rau thơm.

.nguoi-viet.com/

Cây trái rau cỏ Việt Nam trên đất Mỹ


Hà Tường Cát/NgườiViệt

Cùng với người dân Việt tị nạn, các loại cây cối rau cỏ gốc Việt Nam cũng dần dần vào Mỹ từ 30 năm qua rồi... “định cư” ở đây.
Mận. (Hình Dung Bùi)

Người ta thường nói rằng tại Hoa Kỳ chỉ cần trông có đống giầy dép để ngoài cửa cũng đủ biết nhà này là dân Việt. Nhưng còn một loại tín hiệu dễ nhận khác nữa, đó là khi đi ngang một ngôi nhà mà nhìn thấy khóm trúc trước sân, hay ít ngọn cây mía vượt cao phía sau rào - thì có thể chín chục phần trăm hy vọng rằng chủ nhân là một đồng hương Việt Nam của mình.
Trải qua thời gian hơn ba chục năm, người Việt đã lặng lẽ đưa vào Mỹ nhiều loại rau cỏ cây trái chưa từng có trước kia, góp thêm phần phong phú đa dạng cho đất nước này. Trên mặt luật pháp, việc ấy trái với quy định của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, nhưng thực tế thì mỗi nhóm di dân trong lịch sử đều đã từng làm như vậy. Họ muốn đem theo những cây cối, hoa cỏ, rau trái quen thuộc, không chỉ vì nhu cầu ăn uống mà còn là tình hoài hương, kiểu tâm trạng “Chúng Ta Ði Mang Theo Quê Hương,” như tên của một chương trình phát thanh do cố nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu chủ trương trước đây trên đài phát thanh VNCR.
Người ta thường quan tâm tới sự lớn mạnh nhanh chóng của cộng đồng dân Việt tại Mỹ, sự phát triển những sinh hoạt đa dạng, thành tích của giới trẻ Việt Nam hải ngoại trên đường học vấn, cơ sở thương mại, món ăn và cửa hàng ăn Việt Nam. Nhưng ít ai chú ý đến sự du nhập âm thầm và mau lẹ của các loại thảo mộc Việt Nam trong vòng 30 năm, với một số chủng loại cây cỏ được đem vào nhiều hơn những sắc dân khác đã di cư đến đất nước Hiệp Chúng Quốc trước kia.
Vào vườn của mỗi ngôi nhà người Việt, ít lắm cũng tìm thấy vài bụi rau thơm. Ðất vườn càng rộng thì các loại cây càng nhiều, từ rau thơm, rau húng, rau răm, giấp cá, tía tô, ớt, mồng tơi, rau muống... cho đến cây nhãn, cây xoài, cây hoa ngọc lan... Nhưng nói chung thì tất cả các loại cây trái hoa cỏ đều mới chỉ được trồng ở phạm vi nhỏ, trong gia đình, riêng có rau muống là loại đã có tầm mức phát triển rộng rãi nhanh chóng nhất và cũng gây ra nhiều vấn đề đáng kể.

Rau muống trên đường tái định cư ở Hoa Kỳ

Trên đất Hoa Kỳ đã có rau muống từ trước khi có người Việt tị nạn và bị xếp vào loại cỏ dại cần diệt trừ. Chính vì sự hiện diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà loại rau này đã và sẽ trở thành phổ thông trên nước Mỹ. Người Việt ở Hoa Kỳ, Canada, ở Âu Châu hay Australia ngày nay đều ưa chuộng món rau muống, không như nửa thế kỷ trước ở Việt Nam nói tới rau muống là nói tới dân “Bắc Kỳ.” Vì vậy rau muống ở Mỹ là một trong những loại rau tiêu biểu nhất của người Việt và hiện nay luôn luôn được cung cấp dồi dào từ một số nhà chuyên canh chứ không phải chỉ là việc trồng trọt lẻ tẻ.
Người Pháp biết rau muống khi chiếm thuộc địa Việt Nam và đặt tên cho nó là “liseron d'eau,” do thấy có hoa giống như hoa bìm bìm (liseron). Còn người Mỹ ngoại trừ giới khoa học, chỉ mới biết nhiều về nó trong vòng mấy chục năm gần đây qua sự có mặt của dân Việt Nam. Trong tiếng Anh rau muống có nhiều tên gọi, tất cả đều là tùy người nào đặt ra đã căn cứ vào một vài đặc điểm theo quan sát riêng. Hiện nay thì tên phổ thông nhất là “water spinach” ngoài những tên khác như “tropical spinach,” “swamp cabbage,” “swamp morning glory,” “water convolvulus”... Spinach là loại rau xanh được dân chúng Âu Châu dùng quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày từ thế kỷ 12, và giống như rau muống có thể ăn sống hay nấu chín. Ngược lại thì Việt Nam không có giống rau này nên có người dịch “spinach” là rau dền Mỹ.
Theo tài liệu của Ðại Học Florida, rau muống mang tên khoa học “ipomoea aquatica” đã được dân chúng Trung Hoa trồng để ăn từ khoảng thế kỷ thứ ba, dưới đời nhà Hán. Tuy nhiên những ai đã đọc truyện Tầu có thể biết sự tích vua Trụ nghe lời xúi giục của ái phi Ðắc Kỷ xin Tể Tướng Tỷ Can trái tim. Tỷ Can được thần nhân căn dặn dù mất tim vẫn có thể sống và đi về đến nhà nếu đừng mở miệng nói lời nào. Tiếc rằng ông đã quên lời, gặp yêu tinh giả làm người bán hàng rao bán “rau vô tâm,” ông thắc mắc không biết là thứ gì nên cất tiếng hỏi và sau khi được nghe giải thích là “rau rỗng ruột” - thân rau muống rỗng - thì ông ngã ra chết. Trụ Vương là vua cuối đời nhà Thương, khoảng thế kỷ 11 trước công nguyên, như vậy rau muống có lẽ đã được biết từ trên 3,000 năm.
Chanh. (Hình tp)

Cũng theo nghiên cứu của Ðại Học Florida thì rau muống xuất xứ từ Ấn Ðộ và Trung Quốc nhưng được trồng nhiều nhất ở Ðông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương, Phi Châu và Nam Mỹ. Ngoài tính cách là loại thực phẩm thông dụng, rau muống chứa nhiều chất sắt nên còn có giá trị của một dược thảo và vì vậy những di dân từ Ðông Nam Á tìm cách đem theo giống đến nơi đất mới. Không biết rau muống được đưa vào Hoa Kỳ bao giờ, nhưng khoảng năm 1973 người ta đã nhiều lần thấy rau muống xuất hiện trên các kinh rạch đầm lầy ở Florida, mặc dầu Bộ Nông Nghiệp liên bang và tiểu bang xếp nó vào hàng cỏ dại độc hại cần tiêu diệt (noxious weed), một loại thảo mộc cấm trồng trọt. Áp dụng đạo luật liên bang về các loại cỏ dại độc hại, cơ quan kiểm soát cây cỏ thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ (USDA) cấm việc đưa rau muống từ tiểu bang này qua tiểu bang khác.
(còn tiếp)


Cây trái rau cỏ Việt Nam trên đất Mỹ

Hàng trăm người dân đập phá UBND xã, đánh cán bộ


15/08/2012 15:40:00

Khoảng 15h ngày 14/8 đến 4h sáng 15/8, hàng trăm người dân ở xã Yên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã kéo đến bao vây, đập phá bàn ghế, cửa kính, phòng làm việc của trụ sở UBND xã, không chế bắt người và đánh một số cán bộ bị thương nặng.

Theo lãnh đạo huyện Can Lộc, 16h ngày 14/8, hàng trăm người dân xóm 5, xã Yên Lộc đã kéo đến bao vây đập phá trụ sở và đánh Trưởng công an huyện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã bị thương nặng phải nhập viện.
 
Một số cán bộ bị thương đang điều tại Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh)

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do đối tượng tên Đặng Văn Định (SN 1975) và Đặng Công khoảng (30 tuổi) ở xóm 5 đứng ra thuê máy múc đất để xây tường rào trên thửa đất thuộc quản lý của UBND xã nên cán bộ xã xuống nhắc nhở và đình chỉ.

Lúc đó, đối tượng Công đã chống trả quyết liệt, đồng thời dùng gậy đánh Dương Chí Thanh - Phó chủ tịch xã bị thương. Sau đó, UBND xã đã báo cáo lên cấp trên để kịp thời ngăn chặn vụ việc.

Tiếp đến, chiều 13/8, Công an huyện Can Lộc triệu tập đối tượng để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ. Chiều tối ngày 14/8, người nhà của Công kéo đến gây áp lực với UBND xã và yêu cầu Công an huyện thả người, đồng thời kích động nhiều người dân kéo đến dùng gạch, đá, gậy gộc đập phá phòng làm việc, bàn ghế, cửa kính của trụ sở, máy vi tính.

Sau đó, các đối tượng còn khống chế, đánh đập Chủ tịch xã Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Trần Văn Sơn phải nhập viện cấp cứu tại trạm y tế xã, sau đó chuyển lên Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Tĩnh. Đến khoảng 4h sáng nay (15/8), người dân mới rút khỏi trụ sở UBND xã Yên Lộc.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Nguồn Dân trí

Em bé và đàn kiến ...Ai nở nhẩn tâm ....

Cư dân mạng đang share hình ảnh đau lòng "một đứa trẻ bị bỏ rơi" khiến những người nhìn vào thật đau xót. (Nguồn: Facebook)

Mấy ngày gần đây, cộng đồng facebook đã chia sẻ cho nhau hai hình ảnh về tình mẫu tử và tình người đầy mâu thuẫn nhưng xúc động. Cả hai hình ảnh thu hút hàng ngàn lượt bình luận trong thời gian ngắn.
Một bức chụp một đứa trẻ bị bỏ rơi, cuốn bao quanh thân hình bằng một tấm vải mỏng. Em được đặt trên trụ của lan can đường trong tình trạng côn trùng bò kín khắp người.
Bức ảnh xuất hiện trên facebook vào 16h chiều ngày 11/8, ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người với những lời bình luận bày tỏ sự thương xót. Bạn trẻ có nickname Quỳnh Quắn Quít bày tỏ: “khổ thân đứa bé quá!”. Bạn Carolyn Le xúc động: "Nhìn xong muốn nổi da gà. Tội nghiệp bé!".

Cũng nhiều ý kiến phẫn nộ. Nickname 
Tiểu Xà viết: “Mong em sớm được siêu thoát. Thay mặt bố mẹ những người vô trách nhiệm với em, chị xin lỗi vì cảm thấy quá nhục nhã … Ngoài những “like” những “comment” thì chị không biết làm gì hơn là lời hứa sẽ không bao giờ biến mình thành người mẹ vô trách nhiệm ... Rồi em sẽ là 1 thiên thần”.

Nick name 
Lệ Hằng tỏ ra bất bình: “Niềm hạnh phúc của phụ nữ là đựợc làm mẹ, thế mà người mẹ này lại bỏ đi đứa con mà mình mang nặng đẻ đau ra nó. Người mẹ này là người thật nhẫn tâm và ác độc”…

Bức ảnh thứ hai đăng tải ngày 14/8 trên mạng xã hội face book cũng gây xúc động đến rơi nước mắt.
Một bức ảnh cảm động rơi nước mắt. (Nguồn: Facebook)
Một bức ảnh cảm động rơi nước mắt. (Nguồn: Facebook)
Bức ảnh được đăng lên chưa đầy 11 giờ mà đã nhận được hơn một ngàn lượt “like” và bình luận.

Trong bức ảnh, theo nhiều người đó là một người đàn ông trung niên cõng người mẹ già của mình lên chùa thắp hương. Bức ảnh đã lay động tình mẫu tử của nhiều bạn trẻ. Nickname 
Rau Khoai viết: “Mẹ không có cánh, không vòng thánh. Nhưng trong mắt con mẹ vẫn là thiên thần.”

Trong hàng ngàn lượt bình luận, câu nói được thốt lên nhiều nhất là: Con yêu mẹ! Con xin lỗi mẹ!

Đây là cơ hội để nhiều bạn bầy tỏ tình cảm của mình với mẹ. Đôi khi chỉ là một câu nói mà chưa chắc ai cũng có thể nói ra. 
HaLy Phú tâm sự: “Thật tuyệt vời! Nhưng, rất ít người có thể nói được câu nói: “Con yêu mẹ”. Mình cũng chưa nói được.”

Hai bức ảnh, hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, nhưng nó đều là tình mẫu tử nói riêng, và là tình người nói chung. Khi xã hội càng phát triển thì những tình cảm tốt đẹp của con người ngày càng bị bụi bặm của cuộc sống che lấp. Nhìn lại hai bức ảnh và có những khoảng lặng cho riêng mình, ta sẽ ngỡ ra nhiều điều…
Hai bức ảnh tình người rơi nước mắt 

Sinh viên du học hồi hương bị bệnh tâm thần gia tăng .


Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

 - Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sáng ngày 30/7, một cô gái khá xinh cùng mẹ rụt rè gõ cửa Phòng khám Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Cô gái tên TV.Linh (nhà ở Hà Nội, vừa đi du học ở Úc về). Gần đây, cô hay mất ngủ, không thích giao tiếp, lúc nào cũng buồn rầu.
 
Thấy con có biểu hiện khác thường, bố mẹ cô đã thuyết phục con đến gặp bác sĩ. Mẹ của cô bé cũng được ngồi cạnh và bất ngờ khi thấy con nói với bác sĩ: Đã nhiều lần cô muốn tự sát! Thì ra, cô đã bị trầm cảm cách đây hơn 5 năm, tức là khi mới đi du học.
 
Thỉnh thoảng cô có hút thuốc lá, khi không ngủ được thì uống thuốc ngủ. Trong quá trình tiếp xúc với bác sĩ, chúng tôi thấy cô luôn ngơ ngác, hơi lúng túng khi diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt, mặt hay cúi xuống, lúc lại vân vê tà áo hoặc cắn móng tay...

Sau khi trò chuyện với cô gái khá lâu, BSCK II Nguyễn Văn Dũng cho biết, đây là trường hợp bị rối loạn cảm xúc. Rất may là cô bé đã đến viện khi chưa quá muộn. Điều khó khăn là cô gái không chịu uống thuốc bác sĩ kê, chỉ nhận mình có vấn đề về tâm lý nhưng không phải bị bệnh.
 
Cô gái một mực xin được nằm viện một thời gian để ổn định tâm lý. Bác sĩ và mẹ cô bé bước đầu phải chấp nhận đề nghị này.

BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).

Hoài Hương

Tụi nó biến đường Hoàng Sa thành Hồng Sa


Đường Hoàng Sa bị “đổi tên” thành Hồng Sa

15/08/2012 20:40:01
Đó là sai sót trong cuốn “Những điều cần biết về an toàn giao thông đường sắt” do Ban ATGT TP.HCM phối hợp Ban thanh tra đường sắt 3 vừa xuất bản.

Cụ thể, ở trang 23, trong phần liệt kê các tuyến đường bộ cắt ngang đường sắt trên địa bàn TP.HCM có lỗi chính tả đã “đổi tên” đường Hoàng Sa thành đường Hồng Sa.

Đáng nói, lỗi chính tả và các sai sót như trên thường xuyên được tìm thấy trong các ấn phẩm do Ban ATGT TP.HCM xuất bản gần đây.
 

Đơn cử, trong cuốn “Cẩm nang ATGT đường bộ” cũng do ban này mới xuất bản, phần giới thiệu hệ thống biển báo nguy hiểm thường gặp cũng mắc phải nhiều lỗi.

Chẳng hạn, biển báo “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” lại được chú thích ngược lại là “giao nhau với đường sắt có rào chắn”.

Tương tự, biển báo “cầu vồng” (dùng để nhắc nhở lái xe cẩn thận khi sắp đến cây cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn) thì lại được chú thích một cách khó hiểu là “đường cầu vồng”.

Được biết, các cuốn hướng dẫn ATGT này được in với số lượng hàng chục nghìn bản và được phát hành rộng rãi đến ban ATGT các quận huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư… nhằm tăng cường tuyên truyền ATGT.
(Nguồn: Thanh niên)

Tàu+ đầu độc dân Việt bằng thực phẩm


Giá đậu xanh mập, trắng nhờ hóa chất của Trung Quốc 


VIỆT NAM (NV) -Ðợt kiểm soát hoạt động của 33 cơ sở sản xuất giá làm từ đậu xanh mới đây tại Sài Gòn cho thấy có đến 7 cơ sở tẩm hóa chất giúp giá mập và sạch trắng.


Giá mập trắng nhờ ủ hóa chất của Trung Quốc. (Hình: Báo Lao Ðộng)

Nguồn tin này được ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cộng sản Việt Nam công bố sáng ngày 14 tháng 8. Ông này cũng đồng thời nói rằng một số cơ sở sản xuất giá tại Hà Nội cũng như Sài Gòn đều tẩm loại hóa chất xuất xứ từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, Hà Nội dùng một loại hóa chất khác trong khi Sài Gòn dùng một loại khác, dĩ nhiên là cả hai đều gây hại cho sức khỏe của người tiêu thụ.
Công bố này thêm lần nữa gây chấn động dư luận. Trước đó hai tháng, tin đồn giá nhiễm vi khuẩn E. Coli gây tiêu chảy cho người sử dụng đã bùng lên tại Hà Nội.
Theo báo Lao Ðộng, rất nhiều bà nội trợ tẩy chay giá đậu xanh bán ở chợ và nay tự tay làm lấy giá để dùng. Một cư dân Hà Nội cho biết, giá của bà tự trồng có thân “gầy,” rễ dài nhưng xào không ra nhiều nước, hoàn toàn khác hẳn loại giá mua ở chợ. Tại Hà Nội cũng bắt đầu xuất hiện loại máy ủ đậu xanh cho ra giá bán rất chạy.
Cũng theo báo Lao Ðộng, loại hóa chất được các cơ sở sản xuất giá sử dụng là loại chất kích thích của một công ty ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tung ra.
Ông Nguyễn Xuân Hồng khẳng định các loại hoạt chất này “không rõ nguồn gốc.” Ông này còn nói rằng các cơ sở sản xuất tự ý sử dụng khi chưa được phép là “vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.” (PL)



________________________________________

Nho Trung Quốc đầy thuốc trừ sâu tràn ngập chợ ở Việt Nam 

VIỆT NAM (NV) - Phúc trình của Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam hôm 14 tháng 8 xác nhận đã phát giác ít nhất hai lô nho nhập cảng từ Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu nhiều gấp 5 lần cho phép.

Nho Trung Quốc vào Việt Nam qua ngỏ Lào Cai. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam tại một cuộc họp cùng ngày ở Hà Nội cũng xác nhận cả khoai tây nhập cảng của Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều gấp ba lần qui định.
Ông này cho biết thêm, năm loại trái cây của Trung Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều hơn hết là táo, lê, cam quít, dưa vàng và nho.
Báo Thanh Niên trích dẫn phúc trình nói trên nói rằng nho Trung Quốc thường vào Việt Nam qua cửa biên giới Lào Cai. Hóa chất có trong nho là Difenoconazole, cũng như Chlorpyrifos ethyl có trong khoai tây Trung Quốc nhập vào Việt Nam qua cảng Sài Gòn đều nhiều gấp 3 đến 5 lần mức cho phép.
Trong khi đó theo báo Tuổi Trẻ, các loại rau quả, trái cây Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam vì tiểu thương Việt chuộng phương thức phân phối thuận tiện của người Trung Quốc. Tính ra mỗi ngày có khoảng 150 tấn rau củ, trái cây Trung Quốc vào chợ Hóc Môn, chiếm 15% tổng lượng hàng hóa tại đây. Có loại rau củ Trung Quốc chiếm tới 70%, gồm cả tỏi, gừng, hành, cà rốt...
Báo này nói rằng người Trung Quốc giao hàng tận nhà theo nhu cầu nếu khách hàng mua trên 5 ký trở lên. Giá bán của họ cũng rẻ mạt, chỉ bằng một nửa so với rau củ, trái cây của Việt Nam.
Con số thống kê chính thức của ngành Hải Quan Việt Nam cũng cho biết, trị giá trái cây, củ quả Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam từ $55.34 triệu hồi năm 2009 đã gia tăng lần hồi cho đến nay. Sáu tháng đầu năm 2012, trị giá trái cây, củ quả Trung Quốc vào Việt Nam đã lên tới $71 triệu.
Tại chợ nông sản Thủ Ðức, nho Trung Quốc hiện là loại trái cây xuất bến và đổ về các tỉnh miền Nam nhiều nhất hiện nay.

Nho Trung Quốc tràn ngập đường phố Sài Gòn. (Hình: Express)
Trái nho Trung Quốc vào Việt Nam còn được các chủ tiệm trái cây lựa loại to dán nhãn Mỹ để bán với giá cắt cổ. Giá gốc nho Trung Quốc khoảng 30,000 đồng, tương đương $1.5 đã được bán theo giá nho Mỹ 300,000 đồng, tương đương $15, đắt gấp 10 lần giá vốn.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong những ngày qua, nho Trung Quốc ồ ạt “xuống đường” tại Sài Gòn bằng hàng chục chiếc xe ba gác tại đoạn đường từ cầu Rạch Chiếc đến ngã ba Thủ Ðức. Trời nóng bức lại ham giá rẻ nên người qua lại đổ xô đến mua. Một người bán nho bằng chiếc xe ba gác chạy rong cho biết mỗi ngày lời vài triệu đồng.
Mạnh ai nấy bán, mạnh ai nấy ăn, mà không ai biết nho Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu có thể gây ung thư. (PL)


Câu cá kênh thúi Sài Gòn


Phùng Thức

Vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người Sài Gòn chở nhau mang đồ nghề của thợ câu chạy xe máy vèo vèo ra miệt ngoại thành để trước là có khoảng trống hít thở, sau là có mặt nước để tìm bóng chim tăm cá.

Một cảnh câu cá trên kênh thúi Nhiêu Lộc. (Hình: Phùng Thức)
Nói về thú vui câu cá, dân Sài Gòn không phân biệt dân câu chuyên nghiệp hay dân câu tài tử, mà chỉ phân biệt dân thả câu để có cớ nhậu nhẹt ở các điểm dịch vụ giải trí và dân câu ghiền. Tất nhiên dân vừa câu vừa nhậu là dân khá giả, nên có khi sẵn sàng chi hơn cả một tháng lương của một công nhân cho một buổi câu và nhậu ở các khu du lịch sinh thái, các hồ cho thuê câu cá.
Ngược lại, với dân thất nghiệp, tiền xăng, tiền trà đá không có để chạy xe gắn máy ra ngoại thành thì tốt nhất xách cần câu đi bộ hoặc xe đạp lơn tơn ra kênh thúi Tàu Hủ, Bến Nghé, Nhiêu lộc... tìm vài con cá về cho vợ nấu canh chua. Bất kể ngày nghỉ hay ngày thường, bất kể sớm nắng hay chiều mưa, các tay câu thất nghiệp cứ ngồi lì ở các dòng kênh thúi thả câu; đó là một cách để hàng xóm, vợ con có lý do để biện minh: bố nó đang theo gương Khương Tử Nha câu thời, câu vận.
Cảnh quan kênh Nhiêu Lộc năm 2012 với vỉa hè cây xanh, với đường nhựa mới làm trông khá hơn những năm trước, nhưng vẫn cứ y chang là nước đen, nước thúi. Người bi quan thì cho rằng chắc phải chờ đến năm 2112 mới thành con kênh xanh xanh, còn với người không bi quan mà cũng không lạc quan thì lại nói: “Phải cúng thêm cho chính quyền ngàn ngàn tỉ tiền thuế nữa thì may ra.”
Tìm gặp một tay đàn ông, tuổi ngoài 30 đang ngồi thả câu ở đầu kênh thúi Nhiêu Lộc, gần khu Ðệ Nhất Khách Sạn vào một ngày trời Sài Gòn âm u. Chúng tôi hỏi chuyện, nhưng tay này chẳng muốn mở miệng. Biết là vô không đúng đài nên chúng tôi rà lại rằng: “Mấy con cá huynh câu được có bán không vậy?” Tay câu này không thèm nhìn mặt người hỏi, cứ chăm chăm nhìn đám bọt nước dưới kênh thúi, phải một lúc sau tay này mới hả họng, “Mua cho người ăn thì bán, mua cho chó, cho mèo ăn thì không bán.” Chúng tôi giả bộ ngạc nhiên. “Cá câu dưới kênh thúi này người ăn được sao huynh?” Người đàn ông ngước mặt lên, nói giọng giận dữ, “Ð.m., đi chỗ khác nghe, muốn gì...” Dù chưa kịp nhìn xem mấy con cá của tay này câu được là cá gì, nhưng biết là không thể bắt chuyện tiếp được nữa, chúng tôi phóng xe đi.
Ðến một đoạn đường chưa thông xe, bên hông Cầu Bông, đường Trường Sa, chúng tôi bắt gặp một dân câu trung niên, tay cầm một bịch nylong, trong đó có gần chục con cá trê trắng. Bắt chuyện với tay câu này, chúng tôi được biết ông câu cá trên con kênh này từ bé.
Hồi nước còn trong, dân còn trồng rau muống thì có đủ loại cá nước ngọt, cá câu được không ăn hết thì biếu hàng xóm. Bây giờ thì chỉ còn cá trê trắng, thỉnh thoảng cũng có cá rô, cá chép do người ta phóng sinh. Ông không ăn cũng không biếu, đem ra chợ bán ai mua ăn thì cũng khuất mắt mình.
Ông nói thêm: “Mà tui thấy cũng đâu có sao, tui ở đây hít thở mùi kênh thúi này mấy chục năm còn không sao nữa là.”
Dù chúng tôi không tiện hỏi mỗi ngày nếu ông câu trúng thì kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng được biết giá cá nước ngọt, loại rẻ nhất bán ở các chợ nhỏ trong các khu lao động Sài Gòn không dưới 50,000VND/kg. Ngay cả khi cho rằng, mấy tay câu này đang đầu độc chính mình hoặc người mua thứ cá nhiễm độc ở các dòng kênh thúi quanh Sài Gòn thì cũng quá đáng. Họ đâu thể chịu tội một mình, trong lúc cả nước Việt đang bị vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, cả dân Việt đang bị Trung Quốc chuốc độc từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng thì sá vì vài ba con cá câu được từ dòng kênh thúi. Ngay cả với những loại cá được bán ra từ các chợ đầu mối rồi túa về các chợ lớn, chợ nhà giàu, siêu thị cũng nhiễm độc như thường. Thông tin từ cơ quan quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản ở Sài Gòn cho công bố: Từ kết quả xét nghiệm các mẫu cá nước ngọt từ các tỉnh miền Tây đưa về chợ đầu mối cho thấy cá nhiễm chất trifultralin, một dạng hóa chất kháng sinh cấm sử dụng vì rất có hại cho sức khỏe.
Nói chuyện câu cá ở các con kênh thúi quanh Sài Gòn là nói về những người nghèo thất nghiệp toàn phần mà cuộc đời và gia đình đang lâm cảnh bấp bênh, bất định. Nhưng khi có dịp tiếp xúc với họ mới biết rằng, chính mớ cá may mắn tồn tại được ở những dòng kênh thúi kinh khủng cũng là cơ hội may mắn mà họ trông chờ để hy vọng.
Một người công nhân ngành nhựa vừa mới mất việc, vác cần câu ra kênh thúi Tàu Hủ nói: “Kiếm được vài con là có tiền mua vé số rồi. Ðủ tiền (10,000 VND) mua một tờ cũng được, Trời cho, biết đâu đổi đời.”
Một vé câu cá ở các hồ cá gọi là du lịch sinh thái dành cho dân trung lưu, dân nhà giàu mới phất hiện nay có giá từ một hai trăm đến tiền triệu, nhưng nếu dân nghèo, dân ghiền muốn thỏa tay nghề sát cá không tốn tiền vé thì sẽ được các con kênh, con sông, ao hồ ô nhiễm quanh Sài Gòn mời gọi khuyến mãi đặc biệt.
Ở Sài Gòn hiện nay, đến con cá và chuyện câu cá cũng trở thành thứ ranh giới phân biệt giàu nghèo; và trớ trêu thay chính người nghèo câu cá ở kênh nước thúi lại có được chút tiền tiêu, tiền mua vé số tiếp tục sống để ôm ấp nhiều hy vọng.

Cựu CA chìm là “trùm băng đảng” ở Sài Gòn


HÀ NỘI (NV) - Một cựu cán bộ công an chìm bị cho là “trùm băng đảng” ở Sài Gòn và can tội giết người ở Bình Dương vừa bị bắt tại Hà Nội chiều ngày 14 tháng 8.
Ông Dũng “ben” bị bắt ở Hà Nội. (Hình: VNN)
Nghi can là Dương Hoàng Dũng tự Dũng “ben” 47 tuổi, cư dân tỉnh Tiền Giang.
Ông này đang bị công an tỉnh Bình Dương truy nã về tội giết chết ông Phan Văn Lan 40 tuổi, giám đốc công ty tư nhân Lan Thảo tại nhà hơn một năm trước đây.
Theo Vietnamnet, ông Dũng “ben” là một cán bộ cảnh sát hình sự bị sa thải vì can tội trộm súng của đồng nghiệp hồi năm 1998.
Hồ sơ của công an Sài Gòn tố cáo ông này là “trùm băng đảng giang hồ,” được gọi là “đại ca” vì xây dựng một đường dây chuyên bảo kê các quán nhậu, quán karaoke, đòi nợ thuê, tống tiền v.v...
Khoảng cuối năm 2004, theo Việt Nam Net, ông Dũng “ben” đã nổ súng tấn công một băng nhóm khác tại một nhà hàng ở quận Phú Nhuận, Sài Gòn vì tranh giành quyền bảo kê khu vực này. Sau khi ra tù về tội dùng súng gây mất trật tự, Dũng “ben” tiếp tục tìm cách mở rộng thanh thế, thu nạp thêm thành viên để dễ bề hoạt động.
Ðầu tháng 5, năm 2011, ông Dũng được thuê để đòi nợ 500 triệu đồng, tương đương $25,000 mà một ông giám đốc một công ty tư nhân đã đặt cọc để mua đất của ông Phan Văn Lan, giám đốc công ty Lan Thảo ở Bình Dương. Tuy nhiên, ông Dũng trở thành nghi can bắn chết ông Lan trong cuộc hỗn loạn và chạy ra Hà Nội trú ẩn.
Chiều ngày 14 tháng 8, ông này bị bắt tại một căn nhà ở Tây Hồ, Hà Nội cùng với một khẩu súng lục. (PL)

“Cuộc chiến Việt Nam” trên không gian blog


2012-08-14
Giữa bối cảnh mối quan hệ tăng tiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, một vụ tự thiêu ở miền nam xứ này đã trở thành điển hình cho tình trạng nhân quyền tồi tệ thêm nữa tại Việt Nam, song song với những cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.
danlambao.com photo
Ba blogger đang bị giam giữ

“Hành động tuyệt vọng"

Ngày 30 tháng 7 bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu bên ngoài trụ sở Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu ở miền Nam Việt Nam. Bà đã thiệt mạng trên đường đưa tới nhà thương.
Bà Liêng, 64 tuổi, hành động để phản đối việc giam giữ người con gái của bà, Tạ Phong Tần. Cô bị bắt giam từ ngày 30 tháng 9 năm ngoái, và theo lịch trình sẽ ra toà ngày 7 tháng 8 vừa qua, nhưng vụ xử đã đình hoãn vô thời hạn sau khi người mẹ tự thiêu.
Tạ Phong Tần cũng như Phan Thanh Hải cùng Nguyễn Văn Hải, được biết nhiều hơn với bút hiệu “Điếu Cày”, là thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, và là tổ chức không được phép của chính quyền. Không được cho phép tổ chức đồng nghĩa với tính cách bất hợp pháp, theo luật của Việt Nam.
Ba blogger này, theo lịch trình, sẽ bị xử theo điều 88 bộ luật hình sự, liên quan đến tội tuyên truyền chống Nhà nước. Án nặng nhất là 20 năm từ giam, mặc dù hầu hết các blogger nhận bản án nhẹ hơn thế.
Đây là đợt gần nhất của một loạt những sự bắt bớ giam cầm các blogger và những người bất đồng chính kiến khác. Tổ chức Theo dõi nhân quyền cho biết năm nay đã có 10 người bị kết án.
Cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Quốc đều bày tỏ mối quan ngại . Hoa Kỳ  đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger nói trên. Tổ chức “Nhà báo không biên giới” gọi việc làm của bà Liêng là một “hành động tuyệt vọng”

Hoa Kỳ can dự

Năm nay cũng như năm ngoái, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam được nói đến khá nhiều. Nhìn chung những vụ thu hút sự chú ý nhiều nhất là việc những người bất đồng chính kiến bày tỏ ý kiến về ch. Đôi khi những vụ đàn áp vì tín ngưỡng hay sắc tộc cũng chiếm hàng đầu tin tức.
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề cập tới vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 7. Bà nói :”Có người biện luận rằng những nền kinh tế đang phát triển cần phải tăng đà phát triển kinh tế trước hết, việc cải tổ chính trị và dân chủ phải đi sau. Nhưng đó là một sự đổi chác thiển cận. Cải tổ chính trị và tăng trưởng kinh tế có liên quan chặt chẽ.”
Nước Mỹ có một cộng đồng người Việt mạnh và có tổ chức. Nhiều người Việt lớn tuổi hơn trong cộng đồng là những người thoát thân khỏi chế độ Cộng Sản. Họ có ảnh hưởng lớn về chính trị khiến những người dân cử Mỹ, như dân biểu Loretta Sanchez ở California, thường thúc đẩy Việt Nam giành ưu tiên cho lãnh vực nhân quyền.
Hôm 25 tháng 7, giáo sư Alan Weiner của trường luật Stanford đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn kiện về việc giam giữ độc đoán 17 người tín đồ hoạt động cho Giòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam.
Tuy nhiên dù bao nhiêu áp lực và bao nhiêu lời tuyên bố, tình hình tại Việt Nam vẫn không được cải tiến. Giáo sư Weiner gọi đó là “cái nếp xâm phạm nhân quyền ngày càng gia tăng” trong một bảm tuyên bố gửi cho báo chí.
Trên thực tế, sự suy thoái như vậy đã khởi sự từ 2008, lúc quyền tự do báo chí bắt đầu bị cắt xén sau khi hai phóng viên bị bắt giam vì phóng sự của họ về vụ PMU-18 đầy tai tiếng. Nội dun vụ việc là năm 2006, một số đảng viên bị phát hiện đã đem những khoản tiền viện trợ khổng lồ của Nhật Bản và Ngân hàng Thế Giới đi cá độ bóng đá.
Cùng năm ấy, luật mới về blog ra đời, cấm các blogger đả động đến chính trị.
Câu hỏi được đặt ra là liệu Hoa Kỳ có hành động hết sức mình cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer của Học viện quốc phòng Australia, một chuyên gia về Việt Nam, nói :
”Hoa Kỳ  có ảnh hưởng đến mức độ nào mà Việt Nam thực sự muốn được một điều gì đó từ người Mỹ. Việt Nam muốn chủ tịch nước của họ được đón tại toà Bạch ốc. Việt Nam muốn là đối tác chiến lược của Mỹ. Việt Nam muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn chế về vũ khí bán cho họ. Các giới chức Mỹ đã nói rõ không một điều nào trong số đó sẽ được thực hiện nếu nhân quyền (bao gồm quyền tự do internet) được cải tiến. Nhưng mặc cho những áp lực của Hoa Kỳ, mọi việc càng ngày càng tệ”
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói với giới nhà báo trong một buổi họp báo hồi tháng trước rằng cả những thành phần bảo thủ cứng rắn trong chính quyền Việt Nam cũng bắt đầu thấy giá trị của mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Thế nhưng những điều kiện do người Mỹ đặt ra vẫn không được đáp ứng.
Viên chức cao cấp của bộ ngoại giao Mỹ giải thích :”Điều mà Hoa Kỳ đang làm là nói rõ vời Việt Nam rằng nếu họ muốn có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, họ sẽ phải thực hiện những bước cần thiết về mặt kinh tế và cũng phải tăng tiến thành tích tốt về nhân quyền, là điều mà trên thực tế có nhiều trường hợp đã bị lạc hướng thay vì tiến bộ”

Liên Hiệp Quốc lên tiếng

Có thể Hoa Kỳ là nước lên tiếng nhiều nhất, nhưng không phải quốc gia duy nhất lo cho vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Một bản tuyên bố của Liên Hiệp Quốc được công bố vì vụ tự thiêu của bà Liêng viết rằng :
Một số những vụ bắt giam và kết án nặng nề trong những năm gần đây biểu lộ khuynh hướng đáng ngại trong việc hạn chế tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, và quyền tự do hội họp của các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, là những người đã đặt dấu hỏi về những chính sách của chính phủ bằng một phương cách ôn hoà”
Trở lại với đại học Stanford, giáo sư Alan Weiner nói với báo The Diplomat :
Chúng tôi hy vọng rằng một tài liệu về sự phát hiện của một cơ quan đáng kính và có thẩm quyền như Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về việc bắt giữ độc đoán sẽ xác nhận những gì chúng tôi tin vào, đó là: việc chính quyền Việt Nam bắt giữ những người hoạt động này là đã vi phạm nghĩa vụ của Việt Nam về nhân quyền quốc tế.”
Ông nhắc lại :
Hy vọng rằng tài liệu phát hiện của cơ chế đáng kính và có thẩm quyền nói trên cho thấy Việt Nam đã xâm phạm nhân quyền của những nhà hoạt động ấy sẽ khuyến khích Việt Nam thực hiện nghĩa vụ của họ”
Trên thực tế quyền tự do ngôn luận được “tôn sùng” trong hiến pháp Việt Nam. Điều 69 Hiến pháp Việt Nam xác định :
”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên nhóm 8 từ sau cùng "theo quy định của phápluật” mới là cốt yếu. Những phần khác của luật, như điều 88 hạn chế “tuyên truyền”, có thể chiếm ưu thế trên điều 69, và việc đó sẽ thể hiện rõ ràng khi ba bloggers ra toà lãnh án.

Yếu tố Trung Quốc

Nhưng vì sao nhiều nỗ lực như vậy đưa đến rất ít tiến bộ? Một phần có thể do mối quan hệ Hoa Kỳ -Việt Nam đối chiếu với mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Công việc trong Đảng, Bộ chính trị, hay trong chính phủ thường là ít được biết đến trong một khung cảnh trong sáng, và nhiều người thừa nhận rằng những nhân vật thù nghịch với Mỹ hay có liên quan nhiều hơn với Mỹ có thể đã tung ra những cuộc đàn áp khắc nghiệt hơn để làm chậm lại sự tăng tiến của mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ .
weiner-250
GS Alan Weiner của đại học Stanford- stanford,edu photo
Giáo sư Thayer nói :
Thành phần bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam chỉ muốn sử dụng vấn đề nhân quyền để ngăn trở sự phát triển của mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Hoa Kỳ.”
Đó cũng chưa phải bức tranh toàn cảnh, khi những quan ngại về an ninh nội chính và sự lo âu về “diễn biến hoà bình” cũng là những mối lo toan của khá nhiều người (trong đảng Cộng Sản).
Với con số “cư dân mạng” gia tăng nhanh chóng nhất trong khu vực Đông Nam Á, và 30 phần trăm dân số sử dụng internet (mà 75% trong số đó vẫn sống bên ngoài các thành thị), có những sự lo sợ về việc những nhóm đông đảo được tổ chức online.
Liệu mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ rốt cuộc có vượt thắng được điều mà một số thành phần trong chính quyền Việt Nam coi là mối quan tâm về an ninh nội chính hay không? Điều đó còn phải chờ xem. Tuy nhiên điều khả dĩ xảy ra nhiều hơn là sẽ còn thêm nhiều blogger bị bắt giam, mặc cho quốc tế phản đối.