Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Hình ảnh hành vi man rợ của quân đội Trung Cộng đối với các nữ tù binh Việt Nam





Hành vi man rợ của quân đội Trung Cộng

đối với các nữ tù binh Việt Nam


Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này.

Hãy chắc chắn là quý vị đủ sức chịu đựng để đọc bài viết này, vì những hình ảnh tài liệu trong bài này vô cùng tàn khốc. Nhưng đây là dẫn chứng duy nhất để tố cáo những hành vi man rợ của quân đội Trung Quốc đối với các nữ tù binh Việt Nam trong cuộc chiến biên giới Việt Trung kéo dài từ năm 1979 cho đến năm 1989. Đảng CSVN đã giấu nhẹm tất cả mọi tin tức liên quan đến cuộc chiến này. Tác giả Huỳnh Tâm viết bài cho biết ông viết thay cho những nén hương gởi đến vong hồn những nữ tù bình Việt Nam đã hy sinh và chết một cách ô nhục cho Tổ Quốc Việt Nam mà không được một ai ghi nhớ. Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có cảnh tượng thảm thương như thế này.
“…Nhân dân Việt Nam hầu như không biết gì về chiến tranh biên giới 1979 và trận chiến khốc liệt nhất 1984-1989. Họ đang tìm cách xóa nhòa những ký ức về những cuộc chiến này. Đảng CS Việt Nam ngày nay đã hiện nguyên hình một tên đại bịp, dối trá đứng trên lịch sử, phá tan hoang dân tộc Việt Nam…”

Tội ác chiến tranh, lửa bốc khói ô nhục

Đêm 4/12/1987, pháo binh Việt Nam tăng cường lửa cối pháo trong vòng 43 phút, rót xuống đầu binh lính Trung Quốc. Toàn vùng biên giới Lão Sơn tràn ngập một màu lửa đỏ cháy ngùn ngụt, khốc liệt. Cùng vào thời điểm này, pháo binh Việt Nam bất ngờ đánh trúng vào kho đạn của núi 277, thuộc Sư đoàn 199 Trung Quốc, kéo theo hàng loạt đạn pháo liên tục nổ ầm ì, trên mức độ bình thường; đạn cày tung toé đất đá, bụi, khói lửa bay mịt mù. Đứng giữa chiến trường ngơ ngác trước cảnh điêu tàn chưa bao giờ thấy, binh lính Trung Quốc chui rúc xuống giao thông hào sâu trong lòng đất, chỉ để lại trên mặt đất những tên lính thủ chiến. Bọn họ đã trở thành một loài côn trùng lớn bé lúc nhúc đi tìm chỗ dung thân, nhưng tất cả hầu như bị hủy diệt vì lửa đạn.

Đạn pháo rung chuyển mạnh, từng phút một, đã đánh thức cả vùng biên giới núi Lão Sơn. Quân đội Trung Quốc từ lâu vẫn xay mê với chiến thuật biển người. Lần này chiến binh Việt Nam dùng pháo binh mạnh, đàn áp chiến lũy Trung Quốc và cho họ một bài học chiến sự. Quả nhiên những tên bành trướng Trung Quốc đã tỉnh ngộ không còn xem thường hỏa lực tác chiến của chiến binh Việt Nam.

Hiện thời Sư đoàn 199 và 67 vẫn ra sức cố thủ để còn đất dung thân, tất yếu phải thay đổi chiến thuật, không tin tưởng nhiều vào mật danh do những tình báo Hoa Nam cung cấp và những tên phản dân tộc Việt Nam đang bị bộ máy chiến tranh Trung Quốc nghi ngờ. Có thể uy tín của họ đang xuống thấp, bởi trận mưa cối pháo vừa rồi, do pháo binh Việt Nam tự phát, cho nên tình báo Hoa Nam không có sự kiện để đưa vào kế hoạch chiến trường Lão Sơn.

Cùng ngày, quân đội Việt Nam ngừng bắn pháo trước một giờ, tạo cơ hội thuận lợi cho những đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển đến vị trí phòng thủ mới, và bệnh xá Tập đoàn 25 đồng di chuyển thương binh đến vị trí an toàn. Những quân đoàn Trung Quốc, hối hả tổ chức lại kế hoạch phòng ngự, lệnh tiến hành cố thủ 45 đỉnh núi thuộc vùng núi Lão Sơn, bảo đảm kiên cố chiến lược, mặt khác kết nối toàn vùng, bao vây quân địch (Viêt Nam), cho đến chiến thắng cuối cùng.

Trong cảnh hỗn mang rối loạn hàng ngũ tại bệnh xá Tập đoàn 25, những thi thể của những nữ tù binh Việt Nam bất ngờ bị phơi bày. Trên lý thuyết, những nữ tù binh đến đây điều trị thương tích nhưng không may cho họ vào thời điểm này, họ lâm vào cảnh ngộ vô cùng bi đát và thảm khốc. Nữ tù binh Việt Nam không chết vì súng đạn, mà chết vì bị hãm hiếp. Những xác chết này nằm lăn lóc, thân thể trần trụi, chết trong căm hờn tủi nhục, đôi môi mím chặt đau đớn, phá tan tất cả thân xác của phụ nữ Việt Nam. Không ai có thể ngờ ở chốn chiến trường lại có cảnh tượng thô bạo như vậy, khó ai tin được người lính Trung Quốc dã man đến thế!

Sự thật trần trụi kinh hoàng



Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:

"Thỏa Thuận Thành Đô 1990 " ,xem để biết cái giá cao bao nhiêu .

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa



Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Hai, ngày 09 tháng 6 năm 2014
http://www.tintuchangngayonline.com/2014/06/thoa-thuan-thanh-o-buoc-lui-lich-su.html


Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.

Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/03/Nowy-obraz7-450x355.png
Lãnh đạo hai nước Việt - Trung tại HN Thành đô (9.1990)

Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.

BA SAI LẦM

1. Sự hoảng hốt lịch sử

Độc chiêu chống bán nước tại Sài Gòn

Độc chiêu chống bán nước tại Sài Gòn


Sáng ngày 8/6/2014, trong lúc dân phòng đang sách nhiễu nhóm bạn trẻ nhặt rác tại công viên Tao Đàn (Sài Gòn) thì bất ngờ xuất hiện một người đàn ông mang gánh nước đến mời mọi người uống nước miễn phí.
Đáng chú ý, người đàn ông gánh nước mang theo hai tấm biểu ngữ viết tay với nội dung: "Nước nhà không bán, chỉ mời lấy thảo" và "Mất nước là chết". Dường như những thông điệp này đã khiến lực lượng an ninh thường phục bỗng thấy 'nhột' và hoảng sợ, nên đã ra lệnh cho dân phòng kéo đến sách nhiễu, lôi kéo và đòi 'hốt' người đàn ông gánh nước về trụ sở công an phường.
Sau một hồi giằng co quyết liệt và được sự hỗ trợ của nhiều bà con nhân dân, người đàn ông cuối cùng cũng đã mang được gánh nước sang bên kia đường để mời mọi người nghỉ mệt và uống nước miễn phí.
http://youtu.be/YxJu6-niTKw

____________________


[Chuyện tiếu lâm Việt Nam thời XHCN] của FB Người Sài Gòn
Sài Gòn bữa nọ trời oi bức, có người đàn ông gánh mấy bình nước, dzô công viên Tao Đàn ngồi cái ịch xuống, lấy ra mấy tờ giấy in mấy chữ như “MẤT NƯỚC LÀ CHẾT”, “NƯỚC NHÀ KHÔNG BÁN”, “MỜI UỐNG LẤY THẢO”... đem ịnh lên mấy bình nước đó.
Ổng vừa ngồi xuống chưa nóng đít, thì đám an ninh mật vụ lởn vởn gần đó đã bu tới đông như ruồi, he he he, giật băng cái tờ giấy đó ra trước khi bà con trong công viên kịp phản ứng.
Người đàn ông bình tĩnh, đợi một lúc, sau khi đám cô hồn kia từ từ giãn ra, xong ổng mới quay qua móc ra mấy tờ giấy nữa ịnh lên mấy bình nước, trên đó in mấy chữ:
“NƯỚC CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG”, “AI MUỐN CỨ TỚI LẤY”
Cái đám an ninh cô hồn kia, chỉ đợi có nhiêu đó, nhào tới ôm nước chạy mất tiêu...

Thú ăn bánh mì không của người Sài Gòn



Thú ăn bánh mì không của người Sài Gòn
Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh mì nóng, cột ở yên sau chiếc xe đạp của người bán rong khắp các phố, khắp các hẻm, suốt bốn mùa bất kể chuyện nắng sớm mưa chiều.

Làm sao quên được mỗi lần người bán mở cái miếng bao bố ra, hương thơm bánh mì kích thích sự thèm ăn, kích thích cảm giác yêu quí đời sống đô thị yên bình... - Ảnh: Giang Vũ
Nói về cái bội cần xé làm bằng tre, phủ một lớp bao bố giữ hơi nóng của bánh mì mới ra lò là nói về phương thức bán lẻ bánh mì mang bản sắc Sài Gòn đậm nhất.
Khắp các bến xe, bến ghe, ga tàu lúc nào cũng đông người bán dạo bánh mì là một đặc trưng của người Sài Gòn. Ngày trước, ai đi Sài Gòn hoặc từ Sài Gòn về quê mà quên mua vài ổ bánh mì làm quà thì trong bụng không yên.