Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung?

Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-01-03

thutuong-20131230-125013-088-305.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội vào buổi chiều 30-12-2013.
Courtesy chinhphu.vn


Mặc dù dư luận có nhiều hoài nghi, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi điểm khi ông cho biết Chính phủ lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Hơn nữa Thủ tướng còn chỉ đạo đưa các vấn đề này vào sách giáo khoa.

Trích lời Thủ tướng cũng bị gỡ?

Hai bản tin trên mạng chiều 30/12/2013 của Thanh Niên Online và Việt NamNet có trích lời Thủ tướng về vấn đề liên quan sau đó đã bị gỡ xuống. Đây chính là điều gây ra những nghi vấn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có những phát biểu rất đặc biệt, trong dịp ông đến thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội vào buổi chiều cuối năm.

THẰNG ỦN XỬ TỬ CHÚ DƯỢNG BẰNG 120 CON CHÓ ĐÓI: BAO GIỜ TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHƯ HỌ?

VỤ KIM JONG UN XỬ TỬ CHÚ DƯỢNG BẰNG 120 CON CHÓ ĐÓI: BAO GIỜ TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHƯ HỌ?

Cả ngày hôm nay mình bận đi làm nên mãi đến tối mới vào mạng đọc tin. Đọc đến bài trên báo Thanh Niên: Kim Jong Un cho chóđói ăn thịt ông Jang Song Thaek, (bản tin gốc ở đây), bỗng dưng mình cảm thấy tay chân bủn rủn, xây xẩm mặt mày vì … choáng.
Choáng vì hình thức xử tử ghê rợn và tàn bạo hơn cả thời trung cổ: Ông Jang Song Thaek cùng với 5 cộng sự bị lột trần truồng rồi bị đưa vào chuồng cho 120 con chó bị bỏ đói từ 3 ngày trước ăn thịt trước sự chúng kiến của Kim Jong Un và 300 cán bộ cao cấp.
Choáng vì không thể hình dung nổi một người trẻ tuổi như Kim Jong Un có thể nghĩ ra cách xử tử mới kinh tởm đến mức phát nôn ọe đến như thế.
Choáng vì Kim Jong Un đã dùng cách xử tử có một không hai này cho chính ông chú dượng, người đã từng dìu dắt, nâng đỡ và bảo vệ y từ những ngày đầu cầm quyền.
Chợt nhớ lại bài trả lời phỏng vấn của ông Đại sứ Việt Nam Lê Quảng Ba tại Bình Nhưỡng bốc mùi nâng bi Bắc Triều Tiên (ở đây), trong đó có câu nổi tiếng: Không biết bao giờ ta có thể làm được như họ, mình lại choáng!




Ngày xưa dượng cháu mặn nồng
Bây giờ ông dượng, cái lông (cũng) không còn
Ngày xưa cháu mới lên non
Dượng thời chăm bẵm, ngỡ còn hơn cha
Bây giờ dượng cháu chia xa
Dượng chui bụng khuyển, xót xa linh hồn
Lũ chó được bữa tiệc ngon
Hỏi rằng cháu Ủn sẽ còn bao lâu?
Gâu gâu gâu? Gâu gâu gâu?

Hải chiến Hoàng Sa 1974 qua báo Việt Cộng (Petrotimes.vn)

Ròm đem về từ bên trang http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1255097#post1255097 

Related article: Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 HỘ TỐNG HẠM NHẬT TẢO (HQ 1O) ĐI VÀO LỊCH SỬ

Ta thử đọc xem trang Petrotimes thuộc công ty dầu khí VN (Việt+) viết như thế nào về trận đánh đã ghi vào lịch sử 4000 năm chống xâm lược Tàu của dân tộc Việt Nam:Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974 của Hải Quân/ QLVNCH. Bài báo này tôi copy toàn bộ kể cả hình ảnh theo nguyên bản không sửa chữa, kiểm duyệt cho các bạn tham khảo (ngv)


*********

(Petrotimes) - Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa:

Những sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Người Trung Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Mỹ

Viết Từ Sài Gòn 2014-01-01

littlesg-305
Khu phố người Việt Little Saigon ở California, ảnh chụp trước đây.
File photo
Người Trung Quốc (lưu vong sang Việt Nam những năm cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 để tránh sự thanh trừng của nhà Thanh, những người Tàu Minh Hương “phản Thanh phục Minh”) với bề dày ngót nghét ba trăm năm sống trên đất Việt nhưng vẫn ít người xem Việt Nam là quê hương đích thực của họ. Trong khi đó, hơn ba triệu người Việt tị nạn trên nước Mỹ chỉ chưa đầy bốn mươi năm đã xem nước Mỹ là quê hương thân thiết, quê hương thứ hai của mình. Vì sao lại có chuyện như thế? Và luận điểm trên đây có đủ chính xác?
Xét trên góc độ phân tâm học, khi con người, hay một cộng đồng người có đi đến chuyển hóa vùng đất mới lạ trở thành quê hương thứ hai của mình hay không, phải xét trên ba yếu tố: Tâm linh; Văn hóa chính trị và; Kinh tế.