Nhật ký mở lại (mở lần thứ 20): “CHUI” TIẾNG VIỆT CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
“CHUI” TIẾNG VIỆT CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Chữ “chui” trong tiếng Việt quả là có 1001 cách định nghĩa! Lúc nó là danh từ, lúc động từ, lúc trạng từ, lúc tĩnh từ. Nó cũng mang theo một ý nghĩa cực xấu cũng như…cực tốt tùy theo, bối cảnh kinh tế, chính trị, lịch sử của đất nước Việt Nam này kể từ 1945 đến nay!
Tóm lại, vào thời tớ đi học “chui” thì chữ "chui" chỉ được hiểu như một động từ: “chui luồn”, “voi chui qua lỗ kim”, “chó chui qua giậu” hoặc thâm thúy hơn “chui” dùng để chỉ những kẻ hay nịnh quan trên như “chui háng quan phủ, quan huyện”…nhưng vẫn mang theo hình tượng “phải rúc đầu qua một cái khe hẹp nào đó”!
Nhưng kể từ ngày “cách mạng mùa thu”, mình đã chứng kiến cả ngàn phát minh mới về chữ nghĩa,(không kể chữ nghĩa mượn của Tầu) chưa từng được nghe, được đọc bao giờ, thì… chữ “chui” là một chữ nhiều ý nghĩa và nhiều cách diễn giải nhất!
“Chui”, ngoài cái ý nghĩa….tích cực và đẹp đẽ chưa từng có lại còn mang một ý nghĩa tố cáo những điều vô lý mà người “chui” phải tìm cách để thoát ra khỏi những sự ép buộc duy ý chí, cực kỳ bất công của một tập thể, của một chính sách hay đơn giản chỉ là một sáng kiến (hay tối kiến?) của một cá nhân nào đó!!!
Thật vậy! Với dân miền Bắc vào thời “tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” thì ...nếu không chui chắc đã…chết đói cả nút!