Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Chuyện những chiếc cầu xứ Việt

Chuyện những chiếc cầu xứ Việt

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-03-07

cautre-305.jpg
Chiếc cầu tre và chòi trực cầu để thu phí
RFA photo


Tuần qua, chuyện chiếc cầu treo Chu Va ở Lai Châu bị đứt cáp, hất những người đi đưa tang cùng cỗ quan tài rơi xuống suối đá làm ít nhất 8 người mất mạng và hơn 30 người bị thương một lần nữa đã làm dư luận xôn xao, chấn động bởi chất lượng cầu ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến hàng trăm chiếc cầu nằm chông chênh qua suối bằng vài thanh cây, vài sợi dây thừng và một số cáp treo dã chiến có đến hàng chục học sinh bu bám lên để qua sông. Cũng là những chiếc cầu, nếu như ở miền Nam có cầu khỉ, thì miền Trung có cầu tre vắt qua sông. Chuyện của những chiếc cầu tre cũng li kì và thú vị không kém!
Cầu tre lắc lẻo…
Cây cầu tre được sinh ra trong một bối cảnh cũng khá lạ, thường thì những nơi có cầu tre là những nơi heo hút, dân cư đông đúc nhưng đường sá teo tóp, nhỏ nhoi, lại bị con sông chắn ngang đường đi, mùa nắng băng sông bằng đò, đến mùa mưa thì việc đi lại hết sức đáng sợ bởi nguy cơ lật đò, chết người. Bởi việc đi lại quá khó khăn, người dân tự góp vốn làm cầu tre hoặc một nhà đầu tư đứng ra làm cầu tre và bán vé qua cầu cho người đi lại.

Máy bay Malaysia rơi: Khu trục hạm Mỹ đến Việt Nam tham gia tìm kiếm

Máy bay Malaysia rơi: Khu trục hạm Mỹ đến Việt Nam tham gia tìm kiếm

Khu trục hạm Mỹ USS Pinckney.
Khu trục hạm Mỹ USS Pinckney.
wikipedia

Thụy My
Theo tin từ Lầu Năm Góc, một khu trục hạm của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, chiếc USS Pinckney đang trên đường đến vùng biển Nam Việt Nam để hỗ trợ cho việc tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines bị mất tích hôm nay 08/03/2014. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, khu trục hạm này đang tham gia tập trận tại hải phận quốc tế ở Biển Đông, có thể đến gần nơi chiếc máy bay bị nạn trong 24 tiếng đồng hồ. Chiếc USS Pinckney mang theo hai máy bay trực thăng trang bị các thiết bị hỗ trợ và tìm kiếm.

Một phi cơ thám sát P-3C Orion trang bị radar và thiết bị tìm kiếm tầm xa cũng đang chuẩn bị rời căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản.
Về phía Pháp, Bộ trưởng Giao thông sáng nay đề nghị giúp đỡ chính quyền Việt Nam và Malaysia để tìm xác chiếc máy bay, thông qua Cơ quan Điều tra Tai nạn chuyên điều tra trong ngành hàng không dân dụng tại Pháp. Bộ Ngoại giao thiết lập một đường dây thông tin dành cho thân nhân các hành khách của chuyến bay này, đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và Kuala Lumpur sẵn sàng hỗ trợ.
Chuyến bay MH370 chở theo 227 hành khách thuộc 14 quốc tịch, trong đó có 4 người Pháp và 3 người Mỹ cùng với 12 nhân viên phi hành đoàn đã bị mất liên lạc hôm nay với kiểm soát không lưu, ở giữa miền đông Malaysia và miền nam Việt Nam, nhưng không hề gởi tín hiệu cấp cứu.
Một người Ý và một người Áo có tên trong danh sách hành khách nhưng lại không hề lên chuyến bay bị nạn, vì hộ chiếu của họ bị mất cắp.

Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á

Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á


Lính Nga trước một doanh trại quân đội Ukraina ở Kerch, vùng Crimée. Ảnh chụp ngày 04/03/14.
Lính Nga trước một doanh trại quân đội Ukraina ở Kerch, vùng Crimée. Ảnh chụp ngày 04/03/14.
REUTERS/Thomas Peter

Trọng Nghĩa
Cuộc đọ sức giữa Phương Tây với Nga trên hồ sơ Ukraina là bài học mà các nước châu Á cần rút tỉa trong đối sách chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì đây là vấn đề một cường quốc khu vực có thể khởi động một cuộc tấn công quân sự chống lại một láng giềng nhỏ bé mà vẫn được yên ổn. Trong số ghi ngày 06/03/2014, tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã nêu bật một số kinh nghiệm mà châu Á có thể học hỏi được từ sự kiện được tờ báo gọi là « khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ».


Bài học đầu tiên được nêu lên là điều thường được giới chuyên gia nhắc đến : Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không phải là bảo đảm ngăn cản xung đột quân sự. Theo tờ Nikkei Asian Review, Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và là thị trường chính cho ngành xuất khẩu năng lượng của Nga. Mátxcơva cũng rất mong muốn ký được một hiệp định thương mại và đầu tư với Washington. Thế nhưng các yếu tố đó vẫn không thể ngăn cản được việc Nga xâm lược vùng Crimée. Tại châu Á, tình hình có nhiều điểm tương đồng : Dù Nhật Bản và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nhưng điều đó không cấm được Bắc Kinh đòi chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.