Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Tan nát đời, vì mê nhạc vàng thời cộng sản

Tan nát đời, vì mê nhạc vàng thời cộng sản 
 Đôi tri âm tri kỷ Lộc "vàng"- Toán "xồm" trong nghịch cảnh thương tâm  
Đôi tri âm tri kỷ Lộc "vàng"- Toán "xồm" trong nghịch cảnh thương tâm

Ông Lộc Vàng tên thật là Nguyễn Văn Lộc, sinh năm 1945 là một trong những người mê nhạc vàng nổi tiếng tại Hà Nội.
Trước năm 1954, đâu đâu cũng nghe người ta hát nhạc vàng (đó là dòng tân
nhạc nay gọi là tiền chiến. Hồi đó vì vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên
người ta so sánh nó quý như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa
sến, héo úa sau này) nó ngấm vào ông từ khi nào không biết.
Cũng vì trót yêu, trót thèm được phiêu du cùng cái cảm xúc thật của mình mà bất chấp
lệnh cấm, ông Lộc cùng một nhóm bạn, trong đó có ông Phan Thắng Toán (Toán
“Xồm”) và Nguyễn Văn Đắc thường xuyên tụ họp tại nhà, cùng hát với nhau
những bài hát của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy
Miên, Từ Công Phụng…

Cướp máy bay quân sự để vượt biên vào năm 1979

Cướp máy bay quân sự để vượt biên


Hòa Ái, phóng viên RFA 2015-01-26



photo-600-2.jpg
Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015
Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:
“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.
Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.
Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:
“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói  với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.