Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Dânlàmbáo : Làm dư luận viên không hề dễ

Làm dư luận viên không hề dễ

Tiểu Bối - Viết và viết bất cần đúng sai, lợi ra sao hại như thế nào miễn là có lợi cho cái gì đó, vì cái gì đó, vì một tổ chức nào đó... Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ Dư Luận Viên là cái lũ đầu rỗng, mở mồm chém gió và nói phét, đã thế lại ngu, ít học nên mới chấp nhận đi làm DLV , chỉ giỏi bồi bút để bảo vệ cái gì đó, nói tục chửi bậy kinh hồn mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi. (ở đây ám chỉ lỗi logic là lỗi ngụy biện).

Người ta còn nghĩ Dư Luận Viên là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Bọn cúi trên đạp dưới,... Không khó để người ta thấy hàng hà sa số những lời lẽ mạt sát Dư Luận Viên trên mạng trên blog và cả báo chí lề trái và lề phải : “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”, "bọn mất dạy", "vô học" "không có giáo dục"...

Dânlàmbáo: Những bloggers bị săn đuổi

Những bloggers bị săn đuổi



Người viết: Maartje Duin - Người dịch: Tam Hợp - Bài dịch từ báo Volkskrant, ngày 30 tháng 3 năm 2013



Vừa ngồi xuống, thì đã có người gõ cửa nhà xí. Nghĩ bụng là chắc có bà nào đang vội lắm đây. Ấy vậy, mà khi tôi bước ra, thì chẳng còn thấy một ai.Tôi biết ngay là họ đấy thôi. Cứ tưởng rằng mình đã thoát được rồi, sau khi leo lên xe ông Trung. Đến giờ thì tôi đã biết ít nhiều về họ. Những nhân vật đội ngũ bảo hiểm và che mặt bằng khẩu trang, mỗi khi tôi nhìn thì họ quay mặt đi, cũng có khi họ rẽ đi một hướng khác, nhưng rồi lại thập thụi đâu đó sau lưng tôi. Những nhân viên an ninh của Việt Nam trông y như những chú bé con. Ở độ tuổi hai mươi hay hai nhăm là cùng, mặc quần bò và đi giày thể thao. Nhưng những chú bé này đã được đào luyện có bài bản.

Trí thức và độc tài - Nguyễn Hưng Quốc

Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.

Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên.
Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.

Đài Loan cấm giết gia cầm sống tại các chợ


Đài Loan cấm giết gia cầm sống tại các chợ

Chợ gà trong tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Chợ gà trong tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Hôm thứ Ba, một giới chức nói rằng Đài Loan sẽ cấm vĩnh viễn việc giết gia cầm sống tại các chợ giữa lúc có những lo ngại liên quan tới đà lây lan của vi-rut cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc.

Theo ông Hoàng Quả Thanh, phát ngôn nhân của cơ quan Kiểm tra Y tế, luật mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 17 tháng 6 vì luật về nông nghiệp đòi hỏi một giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị.

Tìm hiểu nồi áp suất được dùng làm bom

Tìm hiểu nồi áp suất được dùng làm bom 

Nhồi đầy một nồi áp suất với chất nổ, mảnh kim loại nhỏ và một bộ phận kích nổ có thể chế thành một quả bom tự tạo. REUTERS/Navesh Chitrakar
Nhồi đầy một nồi áp suất với chất nổ, mảnh kim loại nhỏ và một bộ phận kích nổ có thể chế thành một quả bom tự tạo. REUTERS/Navesh Chitrakar

 

Nồi áp suất là dụng cụ thường dùng trong nhà bếp của các gia đình trên toàn thế giới, nó có nhiều công dụng từ nấu cơm cho đến bảo quản các thức ăn trong hộp.

Tuy nhiên nhồi đầy một nồi áp suất với chất nổ, mảnh kim loại nhỏ và một bộ phận kích nổ có thể chế thành một quả bom tự tạo giống như quả bom mà nhà chức trách tin là đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào cuộc chạy bộ Marathon ở Boston.

Ai sử dụng?

Cảnh sát Paris phát động chiến dịch diệt chuột

Cảnh sát Paris phát động chiến dịch diệt chuột

Ông Michel Gillet, phó ban phòng chống các lòai động vật gây hại (LP/J.V.)
Ông Michel Gillet, phó ban phòng chống các lòai động vật gây hại (LP/J.V.)

Đức Tâm
Hàng năm, từ 16 tháng Tư đến 15 tháng Sáu, sở cảnh sát Paris phát động chiến dịch tìm diệt chuột, đồng thời vận động nâng cao ý thức của người dân trong cuộc chiến chống lại loài gặm nhấm này. Cảnh sát Kinh đô Ánh sáng có hẳn một đơn vị chuyên trách với địa bàn điều tra là các nhà kho tầng hầm, sân của các tòa nhà cao tầng và hệ thống cống thoát nước.

Đơn vị này được thành lập năm 2000, bao gồm 6 người. Chỉ huy đơn vị cho biết là chưa có nghiên cứu nào để thẩm định là có bao nhiêu chuột ở Paris, nhưng người ta đồn đại rằng tính trung bình, số chuột đông gấp đôi so với dân số Paris và chúng có mặt ở khắp nơi trong thủ đô Pháp.

Việt Nam đối phó với cúm H7N9

Gà thải loại từ Trung Quốc : Một con đường lan truyền virus cúm chủ yếu. Trong ảnh, tại một chợ gà vịt ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, 05/04/2013 (REUTERS /China Daily)
Gà thải loại từ Trung Quốc : Một con đường lan truyền virus cúm chủ yếu. Trong ảnh, tại một chợ gà vịt ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, 05/04/2013 (REUTERS /China Daily)
Trọng Thành
Dịch cúm A H7N9 đang mở rộng phạm vi lây nhiễm tại Trung Quốc. Tính đến hôm qua, 16/04/2013, cơ quan y tế Trung Quốc ghi nhận hơn 60 trường hợp bị nhiễm virus H7N9, trong đó đã có 16 người tử vong. Dịch bệnh H7N9 tại Trung Quốc gây lo ngại cho các nước lân cận, đặc biệt là Việt Nam, có đường biên giới dài với láng giềng phía Bắc. Dù đến nay, chưa phát hiện virus H7N9 tại Việt Nam, nhiều nhà chuyên môn cho rằng khả năng sát thủ vô hình này xâm nhập vào trong nước là rất cao.
Với hơn một ngàn cây số đường biên giới, cũng như nhiều cửa khẩu hàng không đón các chuyến bay đến từ Trung Quốc, Việt Nam tiếp nhận mỗi ngày hàng ngàn khách từ bên kia biên giới. Riêng tại Lào Cai, mỗi ngày có khoảng 2.000 khách. Sân bay Nội Bài (Hà Nội) mỗi ngày cũng đón chừng 2.000 khách.
Nhưng lo ngại chủ yếu vẫn là việc gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Ngày 02/04/2013, bộ Nông nghiệp Việt Nam có công văn khẩn khuyến cáo các tỉnh biên giới phía Bắc không nhập gia cầm từ Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào. 

Tàu+ bí ẩn ? Chó, heo chết hàng loạt ...

Chó, heo chết hàng loạt tại Trung Quốc

Nhân viên môi trường thu dọn xác heo trên sông Hoàng Phố, Trung Quốc, ngày 10/3/2013.
Nhân viên môi trường thu dọn xác heo trên sông Hoàng Phố, Trung Quốc, ngày 10/3/2013.
REUTERS/Stringer

RFI
Các quan chức và cảnh sát Trung Quốc, hôm nay, 17/04/2013, đang tiến hành điều tra về vụ hàng trăm chó, heo chết một cách bí ẩn trong một khu làng thuộc thành phố Yển Sư (Yanshi), tỉnh Hà Nam (Henan), ở miền trung.

Theo thông cáo đăng trên trang web của chính quyền thành phố, tổng cộng, có 410 con heo và 122 con chó đã chết, trong hôm thứ Hai, 15/04.
Dân số của thành phố Yển Sư là 558 800 người.
Thông cáo của thành phố cho biết, các chuyên gia loại trừ khả năng có đại dịch hoặc có liên quan đến dịch cúm gia cầm H7N9 hiện đang hoành hành tại nhiều nơi ở Trung Quốc.
Toàn bộ các nhà máy sản xuất hóa chất gần khu vực có gia súc chết đã được lệnh ngừng hoạt động, điện bị cắt và lãnh đạo các doanh nghiệp này không được phép rời khỏi khu vực trong thời gian có cuộc điều tra.
Theo Tân Hoa Xã, người dân tại đây cho rằng gia súc chết vì khí gaz thải ra từ một nhà máy hóa chất trong khu vực và nói rằng, hôm thứ Hai, họ đã ngửi thấy một « mùi cực kỳ mạnh ».
Hồi tháng Ba vừa qua, hơn 16 000 xác heo trôi nổi trên sông Hoàng Phố, đoạn chảy qua Thượng Hải, gây ra nhiều lo ngại về vệ sinh, môi trường.
Cách nay hai tuần, chính quyền Trung Quốc thông báo, lần đầu tiên, đã nhận diện được vi-rút cúm gia cầm H7N9 ở người.
Tính đến hôm nay, đã có 78 người bị nhiễm vi-rút cúm gia cầm và làm 16 người thiệt mạng, chủ yếu ở vùng phía đông Trung Quốc. Hiện nay, chưa có va-xin giúp phòng chống loại vi-rút này.
Do chưa xác định được một cách chính xác phương thức lây nhiễm vi-rút, chính quyền Trung Quốc cho rằng vi-rút lây lan trực tiếp từ gia cầm sang người. Do vậy, nhiều thành phố đã cho tiêu hủy hàng loạt gia cầm.

4 Sang Bảo vệ ngư dân, bằng cách nào?

Bảo vệ ngư dân, bằng cách nào?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2013-04-16
Bao giờ mới hết cảnh mòn mỏi đợi chờ ...

Bao giờ mới hết cảnh mòn mỏi đợi chờ ...

Source nongnghiep
Nghe bài này
Liên tiếp trong hai ngày 14 và 15 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ngư dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khiến dư luận vùng biển rộ lên những hy vọng mới trong lúc ngư trường bị thu hẹp, nguồn cá ngày càng teo tóp lại và quan trọng hơn hết là Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hiếp ngư dân hai tỉnh này ngày càng trầm trọng hơn. Mặc Lâm có thêm chi tiết
Lời hứa của Chủ tịch nước
Đã khá lâu, ngư dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mới có dịp gặp một lãnh đạo cao cấp nhất nước tới thăm và tìm hiểu nguyện vọng bà con ngư dân. Xã Tam Quang,  huyện Núi Thành Quảng Nam được Chủ tịch nước tới thăm đầu tiên và câu hỏi của ông nhắm tới việc bà con cần gì nhất hiện nay, được đa số trả lời là cần tiền để mua tàu mới lớn hơn, đi xa hơn để đánh bắt vì nguồn cá gần bờ hầu như đã cạn kiệt và các ngư trường đa dạng phong phú tại Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc không chế, rượt đuổi.

Chiến tranh và góa phụ

Chiến tranh và góa phụ

Phong Thu, thông tín viên RFA 2013-04-16
000_APP2000040598400-305.jpg

Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975

AFP photo
Nghe bài này
Tải xuống - download
Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.
Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.

Những nỗi buồn câm lặng

Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.

Chuyện kép hát cải lương đóng vai nhà sư


Chuyện kép hát cải lương đóng vai nhà sư

Ngành Mai, thông tín viên RFA 2013-04-14
bay-nhieu-305.jpg

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu và 2 cô con gái Kim Cúc, Kim Lan. Ðào Kim Cúc là vợ của nghệ sĩ Năm Châu, và đào Kim Lan từng đóng vai Thị Kính trong cuốn phim Quan Âm Thị Kính, do Năm Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân thực hiện năm 1956.

Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai


Từ những nhân vật thời xa xưa do trong truyện sách ghi lại, mà người ta hình dung ra cách họ ăn mặc rườm rà, cờ quạt mang đầy mình, cùng binh khí đánh trận để dựng lên sân khấu như: Vua chúa, hoàng hậu, thứ phi, nguyên soái, văn võ báo quan... đã một thời làm say mê khán giả hát bội, và cải lương hồ quảng. Rồi đến khi diễn tuồng xã hội thời cận đại thì sân khấu có Quan Huyện, Quan Tòa, Hội Đồng, phú hộ, nông dân tá điền…, và dĩ nhiên nhân vật “nhà sư” cũng lên sân khấu luôn, bởi các thầy cũng là một thành phần trong xã hội.

Trong Quan Âm Thị Kính

Nhà sư trong cải lương trước tiên có lẽ là vị sư ở chùa Vân trong tuồng Quan Âm Thị Kính. Lúc chú tiểu Kỉnh Tâm, tức bà Thị Kính bị Thị Mầu vu oan giá họa, nên bị nhà Làng tra khảo. Dù chưa biết oan hay ưng, cũng như không biết Kỉnh Tâm là bà Thị Kính giả trai, nhưng thấy cảnh đánh đập khảo tra ấy, nhà sư đau lòng, ông đã lãnh Kỉnh Tâm về chùa.

RFA: Viết bài cho blog Châu Xuân Nguyễn bị 3 năm tù

Viết bài cho blog Châu Xuân Nguyễn bị 3 năm tù

RFA-17-04-2013 2013-04-17
Anh Phạm Nguyễn Thanh Bình sau phiên xử ngày 17 tháng 4, 2013  
Anh Phạm Nguyễn Thanh Bình sau phiên xử ngày 17 tháng 4, 2013
Source TTXVN
Tòa án Nhân dân TP HCM hôm nay tuyên phạt Phạm Nguyễn Thanh Bình về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 của Bộ LHS là 3 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương.