Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Ai khủng bố ở Việt Nam?

Ai khủng bố ở Việt Nam?

  Phan Hạnh

 

Khủng bố là một từ ngữ mà con người định nghĩa mỗi người một cách tùy theo họ ở phe nào. Sau biến cố 9-11, đối với hầu hết thế giới, khủng bố gắn liền với những người hồi giáo cực đoan,  đầu sỏ là Osama bin Laden, trùm khủng bố.

Thật ra theo từ điển Oxford, từ ngữ khủng bố chủ nghĩa đã được đặt ra từ năm 1798 ở Pháp để mô tả hệ thống đàn áp của chính phủ đối với dân chúng trong thời kỳ được mệnh danh là Sự Thống Trị của Khủng Bố trên đất Pháp (tiếng Pháp: la Terreur). Thời kỳ thống trị đó kéo dài từ 27 tháng 6 năm 1793 đến 27 tháng 7 năm 1794 là một thời kỳ bạo lực xảy ra trong một năm và một tháng sau khi sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Pháp, kích động bởi cuộc xung đột giữa đối thủ chính trị phe phái, những người Girondins và Jacobins, và đánh dấu bằng hành quyết hàng loạt các “kẻ thù của cách mạng.”

Con số ước tính rất khác nhau về số người đã thiệt mạng, với số lượng khác nhau, từ 16.000 đến 40.000 người, trong nhiều trường hợp, hồ sơ không được lưu giữ hoặc, nếu có thì hồ sơ này bị coi là có khả năng không chính xác. Các máy chém đã trở thành biểu tượng của một chuỗi các vụ hành quyết: Louis XVI, Marie Antoinette, những Girondins, Philippe Égalité (Louis Philippe II, Công tước của Orléans) và Madame Roland, cũng như nhiều người khác, chẳng hạn như nhà hoá học tiên phong Antoine Lavoisier, tất cả  đều bị mất mạng dưới lưỡi dao máy chém.

Qua hàng bao thế kỷ, từ ngữ quân khủng bố đã được dùng để chỉ những người vũ trang tranh đấu cho niềm tin tôn giáo, chính trị , những người được gọi là chiến đấu cho tự do, giải phóng quân, những người nổi dậy, những người đối kháng chống lại sự áp bức của nhà cầm quyền. Nhưng cộng đồng quốc tế chưa có một định nghĩa luật định minh bạch nào cho từ ngữ quân khủng bố.

Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng

Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên,
b
óng tối và ánh sáng

http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/phuongha/2013_05_17/hot-gil-chong-pha-nha-nuoc.jpg

Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Đó là bà Võ Thị Thắng. Nụ cười khá ăn ảnh của bà bên ngoài tòa đại hình Sài Gòn, được một phóng viên Nhật chụp ngày 27 tháng 7 năm 1968 và được Trần Quang Long đưa vào nhạc phẩm Nụ cười chiến thắng. Bắt lấy cơ hội tuyên truyền, theo chỉ thị của đảng, từ đó, không biết bao nhiêu phim, nhạc, thơ, bình luận, hồi ký, bút ký đã viết về bà Võ Thị Thắng.
Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng.
Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người.