Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Việt Nam thời nay ,,tai nạn chết người khác gì thời chiến tranh


Dùng từ khóa "chết vì tai nạn giao thông tại Việt Nam" kết quả Google cho thấy khoảng 2.130.000 kết quả tìm được trong vòng 0,61 giây

 Tin theo nguồn Người Việt ( từ Mỹ)  http://www.nguoi-viet.com/

Tháng Giêng có 781 người chết vì tai nạn giao thông tại Việt Nam
Sunday, February 01, 2015 3:15:56 PM 
HÀ NỘI 1-2 (NV) .- Chỉ trong tháng đầu của năm 2015, đã có tới 781 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại Việt Nam vì liên tiếp xảy ra nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết nhiều người.
Một tai nạn giao thông ở Việt Nam. (Hình minh họa: VNExpress)

Áo quần cũ ,rác rến của tàu cộng tràn vào xứ Việt cho dân nghèo .

Áo quần bành Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2015-01-19

Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông
Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông
RFA
Hằng năm, khi mùa Đông tới, những người bán áo quần bành lại mang hàng hóa ra các ngã ba đường, vỉa hè, khu chợ… để bán. Mặt hàng của họ chủ yếu là áo quần đã qua sử dụng, bán với giá rẻ bèo cho người lao động, người nghèo, người có thu nhập thấp. Chủng loại hàng hóa của họ cũng khá phong phú, từ đôi vớ đeo chân cho đến chiếc nịt, chiếc áo khoác, áo ấm, áo len, áo pull, quần jean, quần Kaki… Có thể nói, đồ bánh có gốc từ kho hàng Sida của Campuchia một thuở dù sao cũng giúp cho người nghèo có quần áo mặc mà không phải bận tâm lắm về giá cả. Thế nhưng thời gian gần đây, đồ bành trá hình có nguồn Trung Quốc đã khiến không ít người hoảng hồn.
Trứng côn trùng và những thứ độc hại
Một người từng là đại lý áo quần bành cho khu vực miền Trung, hiện sống tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, tên Tri, chia sẻ: “Hồi trước nó bán từng kiện bên Campuchia chở về. Bây giờ nguồn đó không còn nữa. Trước đây hồi PolPot bị thua, người Campuchia được viện trợ áo quần cũ theo từng kiện, rồi họ lấy họ bán cho mình, giờ người Campuchia họ cũng không cần đồ cũ nữa, đồ Sida cũng không còn nữa, nếu có chỉ là hàng tồn trước đây thôi. Giờ thì toàn đồ bị lỗi của Việt Nam, đồ Trung Quốc xấu, bị lỗi mang sang Việt Nam bán, giờ thứ gì họ cũng gọi là đồ Sida hết trơn.”
Trước đây, áo quần bành trên thị trường Việt Nam còn có tên là áo quần Sida, do tổ chức Sida tài trợ cho chính phủ Campuchia để phát cho dân nghèo

Thực phẩm ngày Tết và khủng hoảng tâm lý

Thực phẩm ngày Tết và khủng hoảng tâm lý

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2015-01-26

Nguồn thịt chứa nhiều độc tố luôn gây bất an
Nguồn thịt chứa nhiều độc tố luôn gây bất an
AFP
Người dân phải ăn những cái Tết bầy đàn, chầu chực nhận tem phiếu, công điểm và bữa cơm Tết đạm bạc, nghèo khổ kéo dài suốt hơn mười năm thì kể từ năm 1986 đến nay, cái Tết vẫn chưa bao giờ được đón trọn vẹn. Bởi cái đói, sự thiếu thốn cũng như sự khủng hoảng tâm lý, sức khỏe bởi thực phẩm độc hại, bởi con người chao đảo, lao theo vòng cuốn đồng tiền đã làm cho cái Tết trở nên quay cuồng, vô vị.
Ký ức Tết thời tem phiếu
Một nhà giáo về hưu tên Thiết, ở Tây Nam Bộ chia sẻ: “Thịt heo, thịt gà thì họ bỏ ở chợ Bình Điền. Ba giờ sáng thì họ bắt đầu bán rồi. Nói chung là nhiều nguồn, thịt heo, thịt bò, nhưng mấy ông liên ngành ít hỏi thăm tới lắm!”
Theo thầy Thiết, trong suốt quá trình dạy học của mình, ký ức làm ông khủng hoảng tinh thần mỗi khi nhớ đến chính là xếp hàng trước kho lương thực để nhận phần theo tem phiếu. Thời đó, muốn có miếng thịt heo cho dễ coi một chút, phải tranh thủ đi đến kho lương thực từ lúc 4h sáng, chồng sổ lương thực vào một xấp có sẵn trên chiếc ghế gỗ trước cửa kho rồi nằm ngồi la liệt, đợi đến 7h sáng, bà lương thực xuất hiện mới xếp thành hàng và nếu bà nhìn ai thì chịu khó nhoẻn miệng cười tươi với bà để được yên chuyện. Nếu không làm vậy, một miếng thịt mỡ chài đang chờ sẵn, đến khi nhận về, bỏ heo thì heo cũng chê nhưng người phải ăn đỡ ba ngày Tết cho có chất.

Tết Tàu(+) trên đất Hà Tĩnh

Tết Trung Hoa trên đất Hà Tĩnh

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2015-01-27
Võ Miếu ở Hà Tĩnh
Võ Miếu ở Hà Tĩnh
RFA
Tết đang về, chỉ còn ngót nghét hai chục ngày nữa, năm Giáp Ngọ khép lại, nhường chỗ cho năm Ất Mùi, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết ở các nước Châu Á, Tết âm lịch mang một ý nghĩa đặc biệt, đây là cuộc đại đoàn tụ gia đình hoặc là cuộc trở về mà yếu tố nguồn cội thôi thúc tâm hồn mỗi người mở rộng cõi lòng với trời đất, đồng loại. Tết âm lịch đối với người dân Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài quan niệm này, tuy nhiên, trên một vùng đất đang thay đổi từng ngày từ thói quen, điệu sống cho đến quan niệm về quê hương, bản xứ bởi sự tràn ngập của văn hóa Trung Hoa, điều này khiến cho bộ mặt Hà Tĩnh trở nên méo mó, khó nhận dạng khi Tết về.
Những đường dây hút máu
Một người dân Hà Tĩnh, tên Trung, chia sẻ: “Từ cái vụ lộn xộn ở Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng thì công nhân Trung Quốc cũng ít ra ngoài. Người Việt Nam mua về nấu cho công nhân Trung Quốc ăn, họ có khu của họ mà.”
Theo ông Trung, Tết ở Hà Tĩnh bắt đầu biến dạng từ ba năm nay, kể từ ngày người Trung Quốc mạnh tay chèo kéo thanh niên Hà Tĩnh vào những cuộc chơi trác táng rồi những phi vụ mờ ám. Ban đầu, người Trung Quốc chỉ sang Hà Tĩnh đầu tư trong các khu công nghiệp ở Vũng Áng, dọc bờ biển Kỳ Anh và chưa có động tịnh gì cho mấy ngoài việc cuối tuần họ bắt taxi lên thành phố Hà Tĩnh để ăn chơi, tạo ra một thứ nhu cầu cao cấp mà người phục vụ sẽ bội thu. Các vũ trường, quán bar thi nhau mọc lên ở thành phố này.
Thanh niên con nhà quan chức cũng tập tò ăn chơi ở các quán bar cao cấp trong thành phố Hà Tĩnh, và dần dần, sự xuất hiện của người Trung Quốc ở Hà Tĩnh trở thành cơ hội kiếm tiền của nhiều người giỏi kiếm tiền, các thanh niên rảnh rỗi và các nhóm con nhà quan chức, nhiều tiền bắt đầu móc nối, qua lại với người Trung Quốc. Những đường dây ăn chơi trụy lạc, mờ ám cũng hình thành từ đó.

Cuối năm bánh chưng bánh tét

Cuối năm bánh chưng bánh tét

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2015-01-30

banh-tet-622.jpg
Hình minh họa.
RFA PHOTO
Cuối năm, những ngày tháng chạp sương mù, mùi hương cải ngò, cúc tần, vạn thọ và mùi hương trời đất thức dậy, đây cũng là khoảng thời gian mà khi bước ra ngõ, người ta thi thoảng bắt gặp những tiếng rao rất quen thuộc, thân thương của người bán hương, bán chiếu, bán hoa, bán đèn và bán bánh chưng, bánh tét, bánh tổ. Nếu như món bánh tổ chỉ có ở Quảng Nam, Huế và Quảng Trị, thưa thớt ở Quảng Ngãi thì bánh chưng, bánh tét thuộc về món truyền thống, hầu như khắp đất nước, nơi nào cũng có món này. Nếu như miền Tây Nam Bộ có món bánh tét chuối, bánh tét ngọt thì miền Trung có món bánh tét nhưn đậu xanh, nhưn thịt heo và miền Bắc lại thiên về bánh chưng nhưn thịt đủ các loại.

Đâu rồi hồn vía Tết xưa!

Một người tên Liên, chuyên gói bánh chưng bỏ mối vào mùa Tết ở Đông Hà, Quảng Trị, chia sẻ: