Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Phân biệt các loại nước hoa


Tuesday, August 21, 2012 3:28:33 PM


Nhiều người tỏ ra hơi lúng túng khi cầm chai nước hoa lên, lúc thì thấy ghi Au De Cologne, lúc Eau De Toilette, khi lại là perfume. Sự khác nhau giữa chúng là gì? Ðó chính là nồng độ mùi thơm của chúng.

Au De Cologne

Hình: olfactoriastravels.com

Eau de cologne thường được dùng để nói tới các loại nước hoa dành cho nam giới. Eau de cologne, hay gọi tắt là cologne, hiện đã trở thành một thuật ngữ phổ biến và quen thuộc đối với những người quan tâm và sử dụng nước hoa. Cologne chứa từ 3-5% tinh dầu, có khả năng giữ mùi tối đa 2 tiếng, tùy thuộc vào nhãn hiệu.

Eau De Toilette
Hình: eggpricer.com

Eau de Toilette là nước hoa có nồng độ nhẹ hơn cologne và thường được sử dụng dưới dạng chất làm thơm da. Loại này có mùi hương nhẹ hơn và rất thích hợp để sử dụng hàng ngày. Các loại nước hoa eau de toilette chứa 4-8% tinh dầu và có khả năng giữ mùi được từ 2-4 tiếng.

Eau de parfum
Hình: fashion1star.com

Eau de parfum có nghĩa là “nước hoa” hay “nước thơm,” chứa từ 8-15% tinh dầu nhưng vẫn giữ được mùi khá lâu trên cơ thể (từ 3-5 tiếng trở lên).

Perfume
Hình: blurbology.com

Perfume (Parfum): Loại có mùi nặng nhất, thường chứa từ 15-30% tinh dầu. Ðiều này có nghĩa rằng bạn sẽ chỉ cần dùng ít nước hoa hơn, đồng thời mùi hương sẽ giữ lại trên cơ thể bạn lâu hơn (trên 6 tiếng tùy thuộc vào việc bạn xức nước hoa ở đâu. (NL)

http://www.nguoi-viet.com/ 

Ăn xin xứ người, và ăn mày xứ ta

Ăn xin xứ người, và ăn mày xứ ta
Monday, August 20, 2012 2:50:32 PM 



Phi Khanh/Người Việt

Cách nhau khoảng hơn một giờ đồng hồ ngồi trên máy bay, nhưng Việt Nam và Singapore là hai hình ảnh và hai quốc gia vô cùng khác biệt.


Người ăn xin này chiều chiều ra đứng trên cầu dành cho người đi bộ để nhảy múa! (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Khi lên máy bay, nhìn xuống mặt đất Sài Gòn bây giờ, thấy một dãy nhà hộp chen chúc, tịnh không bóng cây. Cũng nhìn từ cửa sổ máy bay, đất nước Singapore như một cánh rừng xanh ngút mắt, xen lẫn những mái nhà, những cao ốc. Ðời sống con người ở đây thì miễn bàn.
Trong giới hạn bài viết này chỉ đề cập đến những người ăn xin xứ đảo sư tử để nhìn lại người ăn xin xứ Việt.
Thành phố Singapore, quốc gia Singapore, nói cách nào cũng đúng, với mức thu nhập bình quân đầu người $55,000 mỗi năm, một con số cao ngất, nhưng khi dạo phố vẫn nhìn thấy lác đác vài người ăn xin. Chỉ khác là cách ăn xin và phong thái ăn xin của họ làm mình ngạc nhiên.
Ðầu tiên, có lẽ phải nhắc đến người mù hát rong dưới đường hầm ở Trung tâm thương mại YiShun. Một người mù, với đầy đủ các đạo cụ nào Keyboard, guitar điện, trống điện tử, micro, loa điện tử, dàn đèn chớp nháy... Nói chung, nhìn sơ qua “tài sản” của người ăn xin này cũng ngót nghét $3,000, tương đương với tài sản của một ban nhạc đám cưới ở Việt Nam.
Sau nhiều lần đứng nghe anh chàng này hát và bắt chuyện làm quen, anh cho biết tên là Yang Yang, người gốc Hoa (Singapore có ba nhóm người cơ bản: Mã Lai, Ấn Ðộ và Trung Hoa), năm nay 30 tuổi, vợ anh làm công nhân, các con anh đang học tiểu học, và anh thì làm nghề ‘ăn xin’.


Yang Yang và bộ đồ nghề khá “ngon lành” để ăn xin. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Nhìn cách anh trò chuyện và kể về nghề của mình, có thể nói là anh rất đỗi tự hào và không hề có chút mặc cảm nào về công việc kiếm sống hằng ngày. Thỉnh thoảng, mệt quá, anh chuyển sang mở đĩa và hát nhép...
Người thứ hai, một ông chừng 60 tuổi, đứng trên một cây cầu dành cho người đi bộ ở khu Garlang, cứ chiều đến, chừng độ 5 giờ (tương đương 4 giờ chiều Việt Nam), ông mang một chiếc máy CD to tướng, một chiếc giỏ đựng rác văn phòng có bọc giấy nhìn rất khéo, ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, đến giữa cầu và “hành nghề”.
Ông mở vài bản nhạc dạo điệu slow, sau đó chuyển qua mấy bản chachacha và bắt đầu trổ tài vũ đạo của mình. Ông cứ nhảy theo điệu nhạc một cách hồn nhiên, vô tư, trông như con chim đang bay hót giữa trời, tịnh không chút vướng vất u hoài của kiếp người khổ lụy.
Nếu không có chiếc giỏ và vài người đi ngang qua bỏ tiền vào giỏ, không ai dám nghĩ ông là người ăn xin. Hơn nữa, khi nhìn chiếc áo khoác trên người, quần tây, giày tây của ông, trông không khác nào một công chức bậc trung ở Việt Nam.
Người thì vậy, còn cây cỏ, thôi thì miễn bàn, đáng sợ nhất là cây gỗ huỳnh đàn hoa đỏ, đây là giống lâm mộc đang gây sóng gió ở Việt Nam vì mấy “thương vụ” người Tàu sang dụ dỗ dân Việt chặt trộm rừng bảo tồn bán cho họ với giá vài tỉ đến vài ngàn tỉ. Ở Singapore thì đầy cả đường phố, có cây nở hoa đỏ chót. Thế mới hiểu thế nào là văn minh, văn hóa!

Lại ngẫm ăn mày ở “thiên đường xã hội chủ nghĩa”

Vừa bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cảm giác đầu tiên sau một tuần ở xứ người là xứ mình ồn ào quá, nhếch nhác quá, rác nhiều quá.
Còn người ăn xin xứ mình thì miễn bàn, trông rách rưới, thảm não và đau khổ.
Ðiều này làm nhớ lại câu nói của anh chàng Yang Yang: “Ở đây, một người bước xuống đường ăn xin, cũng có nghĩa là anh bắt đầu cuộc đời của một nghệ sĩ đường phố, anh phải tập cho mình thói quen của một nghệ sĩ phục vụ một lượng lớn công chúng có văn hóa...”
Gặp người ăn xin ở đường Nguyễn Thái Sơn, gần sân bay Tân Sơn Nhất, anh này ôm cây đàn guitar điện tự chế, đánh một khúc bolero, hát bài Quê ngoại xưa. Nhìn vẻ mặt buồn bã, sầu thảm.
Hỏi thăm, anh cho biết anh vốn là một cựu sinh viên nhạc viện, bị tai nạn xe, sau khi chữa chạy bệnh tật, anh không thể đủ tiền để theo đuổi nghệ thuật, tự biến mình thành kẻ ăn mày rày đây mai đó.
Anh nói: “Ðã làm kiếp ăn mày rồi thì cuộc đời hết hy vọng gì nữa, nghệ thuật mà làm chi, có tiếc cũng vậy thôi, nghệ thuật lớn nhất của ăn mày là đánh động lòng thương của kẻ lành lặn, để họ nhịn bớt một miếng trong bữa ăn mà nhường cho mình, thế thôi!”
Nghe anh nói vậy, ý định kể cho anh nghe về chuyện ăn xin ở Singapore hầu làm anh vui một chút trong chúng tôi tiêu tan theo mây khói.
Và, trên đất nước hình chữ S này, nói về ăn mày, chắc con số không dừng ở vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn. Và, chắc chắn một điều, họ có chung bộ dạng thảm não, sầu khổ và đói rách. Có như vậy mới đánh động lòng thương của đồng loại, đồng tộc.
Tự dưng, điều này làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều, Singapore từ lâu, họ đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa - cái mà mấy nhà lý luận Chủ Nghĩa Xã Hội bảo là “chúng đang giãy chết”.
Nhìn cách người ta cư xử với nhau và giá trị con người ở xứ “tư bản giãy chết” rồi nhìn lại cách mà con người đối đãi với nhau ở “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, chẳng biết nói gì hơn là buồn!
Việt Nam không biết còn bao nhiêu năm nữa, có người nói là hai trăm năm, tôi lại thấy chừng ba trăm năm nữa mới có thể bằng được cái xứ “tư bản giãy chết” này.
Nếu không tin, hãy nhìn những người ăn xin xứ người, rồi nhìn lại ăn mày xứ mình!

http://www.nguoi-viet.com/ 

3 Dũng vẫn cầm đầu 'ban chống tham nhũng'

Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cầm đầu 'ban chống tham nhũng'
Wednesday, August 22, 2012 8:02:47 PM


HÀ NỘI (NV) - Như một phản ứng lại những lời bình luận về sự tranh giành quyền lực trong thượng tầng đảng CSVN, ông Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, họp “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng” khen ngợi công an “nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của chính phủ” đã “khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là Trưởng  Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng.” (Hình: TOMOYUKI KAYA/AFP/Getty Images)
Bản tin dài của trang mạng 'Chính Phủ' kèm theo hình ảnh ngày Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012 đưa tin phiên họp của cái ban nói trên thuật lời ông Thủ Tướng Dũng “yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai” về “tội phạm thâu tóm ngân hàng.”
Dù tệ trạng tham nhũng nằm ở tất cả mọi mặt của guồng máy công quyền từ trung ương đến địa phương, bản tin khoe thành tích của “Ban chỉ đạo trung ương” trong 7 tháng đầu năm nay “dưới sự quan tâm của đảng, nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên cả 2 mặt là phòng và chống.”
Bản tin không nêu đích xác vụ bắt giữ ông Nguyễn Ðức Kiên, một người có cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam và được dư luận mô tả là thân cận với ông thủ tướng.
Nội dung bản tin về cuộc họp chỉ một ngày sau khi bắt ông Nguyễn Ðức Kiên, gián tiếp phủ nhận những lời bình luận có sự đấu đá quyền lực giữa những người cầm đầu đảng và chính phủ CSVN, nhưng mặt khác lại cho người ta cơ hội vẫn hoài nghi.
Theo các bản tin tường thuật kết quả “Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa XI”, ngày 15 tháng 5, 2012, báo Người Lao Ðộng viết rằng “Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú Trọng) làm trưởng Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng.”
Tức là cái “Ban chỉ đạo trung ương” này bị lấy ra khỏi tay ông thủ tướng, chuyển sang cho ông tổng bí thư đảng. Nói khác, đảng cầm đầu chống tham nhũng, không phải chính phủ, từ trung ương tới địa phương.
“Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị do tổng bí thư làm trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng; tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội Chính Trung Ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh ủy, thành ủy,” báo Người Lao Ðộng tường thuật.
Một số bloggers đặt dấu hỏi về sự tròng tréo liên quan đến tổ chức chống tham nhũng tại Việt Nam.
Một nghi vấn là cuộc họp lần thứ 5 của Ban Chấp Hàng Trung Ương Ðảng khóa XI kể trên mới chỉ là những lời “dạo đờn” và ông Nguyễn Phú Trọng chưa chuẩn bị gì kịp nên chưa lấy cái “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương” về cho đảng. Bởi vậy, ông thủ tướng vẫn cứ là “trưởng ban chỉ đạo.”
Nghi vấn thứ hai, theo nguyên tắc “rừng nào cọp nấy” dù đều là những kẻ trong Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Tấn Dũng, nắm chính phủ, vẫn không nhả cái “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương” cho ông Trọng là người nắm đảng. Ông vẫn cứ tổ chức họp chống tham nhũng theo ý ông.
Theo công thức “Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng” thuộc chính phủ CSVN, trưởng ban là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó ban là Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Có 9 ủy viên là các bộ trưởng công an, quốc phòng, thông tin truyền thông và cả tổng thanh tra chính phủ, viện trưởng viện kiểm sát trung ương, chánh án tối cao.
Ðiều hành thường xuyên của cái ban này có một chánh văn phòng là ủy viên trung ương đảng, chức vụ tương đương hàm bộ trưởng.
Từ khi có bản tin loan báo chuyển “Ban chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng” từ chính phủ về đảng, chưa thấy có tin nào nói về hoạt động của cái ban chỉ đạo mới dù đã hơn 3 tháng. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/

20 ngày, 3 đại gia Việt lần lượt bị tạm giam

Thông tin “bầu” Kiên bị bắt giữ khiến dư luận không chỉ choáng váng và xót xa cho một “mạnh thường quân”, mà còn giật mình bởi làn sóng “ngã ngựa” của các đại gia trong 20 ngày trôi qua của tháng 8.
Đại gia của những cú sốc – “Bầu” Kiên
Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, về tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật hình sự, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10).
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an trong văn bản thông báo sáng 21/8, quyết định kể trên căn cứ vào đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Việc bắt tạm giam ông Kiên chỉ liên quan đến vi phạm của ba công ty có đơn tố cáo, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Theo bà Yến, tổ trưởng tổ dân phố, ông Kiên bị cơ quan công an đọc lệnh bắt vào hơn 19h tối qua 20/8 trước sự chứng kiến của các cán bộ phường Quảng An cùng tổ dân phố. Vào thời điểm ông Kiên bị bắt, bà Yến cho biết, trong nhà có vợ và một mẹ già.
Thông tin ông Kiên bị bắt giữ đã làm rúng động dư luận vì ông Kiên nổi tiếng trong hoạt động kinh tế. Không giống với các ông bầu khác, Bầu Kiên được biết đến là một người đa tài, có khả năng thao lược tốt. Chính vì lẽ đó mà ông có thể xoay sở, đứng vững được trên nhiều cương vị lãnh đạo đối ngược nhau, từ Chủ tịch ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường… cho tới một ông bầu bóng đá.
Bầu Kiên cùng hàng loạt đại gia khác ngã ngựa trong tháng 8 này.
Từ năm 1994 – 2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB và có một thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này. Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.
Không chỉ là một đại gia ngân hàng, bầu Kiên còn được biết đến với tư cách là một trong những doanh nhân tiên phong khi đầu tư vào bóng đá. Ông đang giữ chức chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB, tuy nhiên ACB chưa gặt hái được thành tích nào đáng kể. Ông cũng là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và hiện đang là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Thời điểm cuối năm 2011, bầu Kiên đã có hàng loạt những phát biểu và hành động gây ra một cuộc “cách mạng” cho bóng đá Việt Nam.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.
Đại gia nức tiếng Hải phòng – Tổng Giám đốc công ty Thái Sơn
Trước “bầu” Kiên không lâu, dư luận cũng được phen choáng váng trước vụ bắt giữ hai cha con đại gia nức tiếng ở Hải Phòng Phạm Văn Thụ, bởi lâu nay vị địa gia này được tiếng là “làm ăn đàng hoàng”.
Từ một đại gia có tiếng trên thị trường sắt thép, cả hai cha con ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn đều bị khởi tố, bắt giam. Cụ thể, vào ngày 8/8, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an bắt giam ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Ông Phạm Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thép Thái Sơn, là con trai ông Thụ và ông Dương Hoàng Sơn, nguyên giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sắt thép Thanh Sơn cũng bị khởi tố cùng tội danh.
Năm 1995, ông Thụ thành lập Công ty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản… Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10.000 – 20.000 tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.
Năm 2011, Công ty Thái Sơn lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng.
Ở cái thời hoàng kim đó, Công ty Thái Sơn được nhiều ngân hàng “săn đón” cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Công ty Thái Sơn lâm vào khó khăn. Lượng hàng tồn kho lớn, luôn tồn khoảng 70.000 – 80.000 tấn, nên năm đó công ty lỗ khoảng 250 tỷ đồng.
Trong thời gian này, Công ty Thái Sơn đã bán vật tư cho công ty công nghiệp tàu thủy Thái Sơn (công ty con) với trị giá hơn 110 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng đóng mới 3 con tàu đã ký với công ty cho thuê tài chính II (ALCII). Năm 2009, ALCII mới giải ngân được 60 tỷ đồng thì bị vỡ nợ và ngừng giải ngân. Đến tháng 5/2010, công ty Thái Sơn chỉ thu hồi được 85% tiền gốc và mất lãi.
Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Công ty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty Thái Sơn tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) là hơn 752 tỷ đồng.
Trong đó, nhiều ngân hàng tại Hà Nội và Hải Phòng có dư nợ lớn, từ 70 đến 100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 100% khoản nợ của công ty Thái Sơn đã thành nợ quá hạn.
Ngoài ra, Công ty Thái Sơn còn nợ 7 công ty khác hơn 180 tỷ đồng. Công ty TNHH Thép Minh Thanh (trụ sở tại TP HCM), do ông Phạm Hải Thanh (con trai ông Thụ) là giám đốc, hiện có dư nợ 380 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.
Mặc dù hình thức “vay đảo nợ” bị Ngân hàng Nhà nước cấm, nhưng Công ty Thái Sơn vẫn tìm được “cửa” để lách. Khi công ty Thái Sơn gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, giá sắt thép giảm mạnh và không bán được hàng, dư nợ vay ngày càng lớn nên công ty không thể trả nợ đúng hạn. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngày càng lớn.
Công ty Thái Sơn đã dùng vốn vay ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng chủ nợ (đảo nợ) và các ngân hàng khác. Bằng cách bán hàng cho các công ty trong nhóm và dùng lô hàng này thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, công ty Thái Sơn đã có được vốn để trang trải nợ nần. Song thực chất, dòng tiền chỉ chạy vòng quanh giữa các ngân hàng chủ nợ. Và công ty Thái Sơn chết cũng vì được ngân hàng “ưu ái” cho vay đảo nợ.
Chủ tịch Chứng khoán SME
Chung cảnh ngộ với hai “đại gia” trên, ngày 2/8, cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME – về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt.
Theo nhiều nguồn tin, năm 2010, ông Phạm Minh Tuấn chỉ đạo giả mạo giấy tờ của một cá nhân để ký hợp đồng cùng tham gia góp vốn đầu tư lô chứng khoán và đã nhận 107 tỷ đồng của một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, SME mới trả được một phần tiền để khắc phục hậu quả, nhưng không thể trả hết gần 60 tỷ đồng còn lại.
Theo giới thiệu của SME, ông Phan Huy Chí là thạc sĩ chuyên ngành luật Kinh tế, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý – Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam…
Trong khi đó, ông Phạm Minh Tuấn đã từng giữ vị trí Trưởng phòng Quản lý tài chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ông Tuấn tốt nghiệp ĐH Tài chính – Kế toán Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ và Thạc sĩ Kinh tế ĐH Libre de Bruxelles (Solvay Business School – Bỉ).
Báo cáo tài chính mà SME công bố gần nhất là quý 3/2011. Mặc dù SME đã xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2011 nhưng đã không được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, SME lỗ 6 tỷ đồng và lỗ lũy kế gần 23 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý 3 còn 203,5 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 225 tỷ đồng.
Cũng tính đến cuối quý 3/2011, các khoản phải thu ngắn hạn của SME là gần 667 tỷ đồng.
Việc SME không công bố báo cáo tài chính đầy đủ cùng với việc công ty chứng khoán này gần như ngừng hoạt động khiến có những phỏng đoán cho rằng, còn nhiều chủ nợ vẫn chưa đòi được tiền từ SME, bởi báo cáo tài chính quý 3/2011 cho thấy công ty này vẫn nợ gần 600 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là ba vụ bắt giữ điển hình trong hàng loạt phi vụ “ngã ngựa” của các “đại gia” từ lớn đến bé và trong bối cảnh kinh tế ngày một rối ren này, không “ông lớn” nào có thể dám vỗ ngực quả quyết rằng mình sẽ không “xộ khám”.

(Theo Đất Việt)
http://www.danchimviet.info/archives/63902

Một vài dự đoán về trang blog Quan Làm Báo

Tuy mới ra đời từ ngày 07/06/2012 tức là đến nay mới hơn 2 tháng nhưng trang blog Quan Làm Báo đã thu hút được một số lượng người truy cập có thể nói là kỷ lục – hơn 9 triệu lượt truy cập. Cứ cho là administrator đã cài đặt đồng hồ đếm lượt truy cập theo cấp số cộng hay cấp số nhân đi chăng nữa, thì vẫn phải khẳng định rằng con số thực về lượng khách truy cập trên trang blog này vẫn là đáng nể.

Quan Làm Báo được điều hành bởi một nhóm giấu mặt?
Theo giới thiệu của trang Ba Sàm, tôi là một người đã nhanh nhảu gắn đường link liên kết của trang Quan Làm Báo vào trang blog cá nhân ngay từ ngày thứ hai khi trang này xuất hiện. Có lẽ mọi độc giả của trang Quan Làm Báo đều giống tôi, đều nhận định đây là một trang mạng mà chủ trang là người rất nghiệp dư về báo mạng Internet, nhất là chưa có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ blog của blogspot.com.
Chính vì vậy tôi đã canh giờ post bài mới của trang Quan Làm Báo và phát hiện ra trang này sử dụng múi giờ GMT+8 (hiện nay họ đã cài đặt lại theo múi giờ GMT+7). Những vùng lãnh thổ có múi giờ như vậy gồm Singapore, Đài Loan, Kualar Lumpur, Thượng Hải, Hồng Kông vv… Nếu đây là sơ suất của người thiết kế trang blog Quan Làm Báo trong những ngày đầu, thì chủ trang trang này chắc chắn không cư ngụ trong lãnh thổ Việt Nam.
Người ta lập ra một trang mạng không phải để giải trí bằng việc đưa tin, viết bài về chính trị xã hội, vậy mục đích của trang Quan Làm Báo là gì?
Trang Quan Làm Báo tấn công vào chế độ chính trị Cộng Sản ở Việt Nam, nhưng “ưu ái” chĩa mũi nhọn chính vào đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhân vật thân cận cộm cán cũng như những nhóm lợi ích xung quanh ông này. Cũng có một vài bài nhắc đến các cái tên như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng. Nhưng tràn ngập trên Quan Làm Báo vẫn là các thông tin về Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Hưởng, nhóm ngân hàng đứng đầu là thống đốc Nguyễn Văn Bình và “bố già” Nguyễn Đức Kiên vừa bị bắt.
Không mấy ai có đủ khả năng chứng minh về tính xác thực của những thông tin mà Quan Làm Báo đã đăng tải. Nhưng có thể thấy, chỉ cần độ chuẩn đạt 50% thôi thì những thông tin về nhóm lợi ích mang tính chất Mafia xung quanh nhân vật Nguyễn Tấn Dũng cũng đã là “bom tấn” trên mạng Internet.
Ai có thể cung cấp những thông tin và số liệu hoạt động kinh tế của ngành ngân hàng đã chiếm một dung lượng lớn trên trang Quan Làm Báo? Đó phải là những thông tin được lấy ra từ chính những nhân vật cao cấp trong ngành ngân hàng và công an an ninh. Nói “những” có nghĩa là có nhiều nhân vật đã cùng làm việc này. Nếu vậy thì việc bắt ông Phạm Chí Dũng – một sĩ quan trung cấp, vốn trước đây thuộc ngành anh ninh của công an Việt Nam, một người được cho là tay chân của ông Trương Tấn Sang – chỉ có thể là do phe nhóm đối lập với nhóm của Nguyễn Phú Trọng thực hiện.
Có 2 tình huống giả định được đưa ra: Thứ nhất, Quan Làm Báo ra đời chính là chủ trương của nhóm ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đứng đầu. Thứ hai, đây chính là những thông tin hoạt động kinh tế tài chính nội bộ mà tình báo nước ngoài đã lấy được. Họ đã tung ra những bằng chứng phạm pháp của nhóm Nguyễn Tấn Dũng để hạ bệ ông này. Đó chắc chắn phải là tình báo của một nước ủng hộ nhóm của Nguyễn Phú Trọng. Theo suy luận thì đó chỉ có thể là tình báo Trung Quốc.
Sự kiện Nguyễn Đức Kiên, tiếp đến là tổng giám đốc ngân hàng ACB bị bắt chỉ sau hơn 2 tháng trang Quan Làm Báo xuất hiện đã cho thấy hai sự việc có thể có liên quan đến nhau. Vậy trang Quan Làm Báo ra đời là tín hiệu vui hay buồn?
Trước hết nó là tín hiệu vui, vì một phần sự thật về nhóm lợi ích đục khoét công khố, móc túi nhân dân qua các thủ đoạn hoạt động ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh vàng bạc, đầu cơ bất động sản vv.., đã được phanh phui. Nếu không được ngăn chặn, chắc chắn những bố già như Nguyễn Đức Kiên sẽ nhảy sang làm chính trị. Và khi đó thì hậu quả sẽ khôn lường…
Nhưng sự xuất hiện của trang Quan Làm Báo cũng chỉ là một tín hiệu buồn vì những gì thể hiện trên trang này cho đến hôm nay đơn thuần là phục vụ cho mũi nhọn tấn công vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng dưới dạng tố cáo tham nhũng. Người đọc chưa thấy quan điểm chính trị của Quan Làm Báo giống như đã thấy trên trang Dân Làm Báo – một trang blog khá nổi tiếng trước khi Quan Làm Báo xuất hiện.
Chúng ta không có quyền bắt buộc người khác phải làm theo ý mình, nhất là họ đang phải nhận lãnh những nhiệm vụ đặc biệt nào đó. Nhưng có thể khẳng định, nếu coi trang Quan Làm Báo là một trang có mục đích chính trị thì đó chỉ là những mục đích chính trị đấu đá nội bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đối với đại đa số người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp dân nghèo, họ sẽ không được hưởng lợi ích gì nếu nhóm của Nguyễn Tấn Dũng bị hạ bệ. Đơn giản là một khi có quyền lực độc đoán trong tay, những đảng viên Đảng Cộng Sản kế nhiệm ông Dũng trước sau gì cũng sẽ vướng vào “vết xe đổ” bởi sức hút khó cưỡng của những đồng tiền phi pháp.

Theo Blog Lê Nguyên Hồng
http://www.danchimviet.info/archives/63955