Làm sao để có được một nền giáo dục đàng hoàng, tử tế như ngày xưa? Câu hỏi nhức nhối ấy vẫn còn bị bỏ lửng...
Ngày xưa, thời tôi còn nhỏ, chúng tôi đua nhau từng nửa điểm, tranh
hạng Nhất, Nhì, Ba để có Bảng Danh dự hàng tháng. Mấy năm tiểu học, năm
nào lớp tôi cũng có ít nhất dăm, bảy đứa bị ở lại lớp.
Cuối năm học vừa qua, bạn tôi là giáo viên của một trường phổ thông
cơ sở (tiểu học) cấp quận, than thở:”Năm năm lớp mình chủ nhiệm có tới 5
đứa không đủ điểm lên lớp. May mà cũng “lo” được cho chúng nó xong. Nếu
không, mình sẽ bị cắt thi đua là cái chắc.” Hèn chi, thời nay học sinh
nào bị ở lại lớp, là ...chuyện lạ.
”Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín”. Hồi xưa, từ mấy lớp tiểu học, chúng tôi
được thầy cô dạy nhiều về nhân cách, đạo đức như những bài học về kính
trên, nhường dưới, ngay thẳng, thành thật...Gặp người lớn phải cúi đầu,
khoanh tay chào; ra đường thấy đoàn xe tang phải ngả nón, dừng lại,...
Bây giờ cũng có những người Thầy phát biểu rằng bậc tiểu học là
thời gian hình thành nhân cách, từ đó chi phối toàn bộ quá trình phát
triển sau này. Thưc tế, không các thầy, cô giáo trong nhà trường có chú
trọng những bài giảng về nhân cách, về tình yêu thương, về lối sống đạo
đức con người cho học sinh hay không, chỉ thấy từ nhiều năm qua, hết
những lời kêu ca, lại đến báo động về bạo hành, bạo lực trong nhà
trường. Xuất hiện trên báo chí hàng ngày là những tin chỉ cần đọc tựa,
đã thấy nhức nhối: “Nữ sinh đánh bạn đến ngất xỉu”; “Học sinh chửi tục
trong bài kiểm tra”; “Học sinh đánh giáo viên chủ nhiệm chảy máu
đầu”...Còn với giáo viên thì “Nam sinh bị hiệu phó đánh phải nhập viện”;
“Giáo viên dùng đại học giả vẫn đứng lớp”,...
Nạn bạo lực học đường không hề suy giảm mà càng ngày càng diễn biến phức tạp.
Hình:tuanvietnam.vietnamnet.vn
Hồi ấy, chị tôi là nữ sinh Gia Long. Nghe chị nói vừa tiếng Anh,
vừa tiếng Pháp lưu loát, tôi hay thắc mắc:”Sao chị phải học nhiều ngoại
ngữ thế?” Chị cười, nói:”Ừ, tụi chị phải học thành thạo một sinh ngữ, và
khá một sinh ngữ khác, gọi là sinh ngữ phụ.” Tôi nhớ hôm chị báo đậu Tú
tài, Ba, Mẹ tôi mừng không dấu nổi cảm xúc. Ba đãi chị, chở cả nhà đi
ăn tiệm. Năm đó chị tôi đi Australia học lên đại học. Còn anh lớn của
tôi trở thành bác sỹ thực thụ ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp trường Y ở Saigon
và chỉ cần mất 1 năm tu nghiệp ở Mỹ.