23,000 'đầu mối' CSVN có quyền ra luật
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam hiện có khoảng 23,000 "đầu mối" được quyền ra các văn bản quy phạm pháp luật nên phẩm chất của các quy phạm pháp luật khó cao.
Đó là thông tin và nhận định của ông Nguyễn Văn Cương, Viện phó Viện
Khoa học pháp lý của Bộ Tư Pháp, tại hội thảo “Một số định hướng lớn xây
dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, diễn ra hồi cuối tuần
qua.
Sở dĩ Việt Nam có hàng chục ngàn “đầu mối” có quyền “đẻ” ra các văn bản quy phạm pháp luật như thế là vì mọi cơ quan từ trung ương đến phường/xã đều có quyền này, dẫu cho văn bản quy phạm pháp luật chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã chủ yếu chỉ là nhắc lại văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.
Ông Lê Thành Long, thứ trưởng Bộ Tư Pháp, cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành đang bộc lộ nhiều hạn chế: Cồng kềnh, chồng chéo, mâu thuẫn, tính khả thi, ổn định chưa cao và nguyên nhân xuất phát từ những bất cập khi Việt Nam có tới hai hai đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (một của trung ương, một của địa phương).
Bộ Tư pháp CSVN dự định sẽ hợp nhất hai đạo luật thành một và dự trù sẽ chuyển qua cho chính phủ cứu xét để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm tới. Thời gian vừa qua, các cơ quan hành chính ở Việt Nam ban hành rất nhiều qui định bị dân chúng cho là “quái đản” và vì vậy, chính quyền liên tục bị dân chúng giễu cợt về trí tuệ.
Gần đây, tại Sài Gòn, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề nghị chính quyền thành phố này yêu cầu tất cả các đôi phải khám sức khỏe trước khi làm hôn thú và chỉ cho phụ nữ dưới 33 tuổi mang thai. Người hiếm muộn, nếu muốn thụ tinh nhân tạo thì không được mang quá hai thai.
Ở Hà Nội, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành một thông tư, theo đó, những “bà mẹ anh hùng” và những người “tham gia cách mạng trước 1945” sẽ được cộng thêm hai điểm khi đi thi đại học. Trước đây từng có quy định của Bộ Y Tế cấm phụ nữ “ngực lép” lái xe gắn máy. Người có bàn tay, bàn chân 6 ngón không được thi lấy bằng lái xe dù những ngón tay ngón chân bất bình thường không ảnh hưởng tới khả năng điều khiển xe của người ta.
Theo nhiều người, mang thai là một quyết định cá nhân. Dẫu cho xác suất mang thai ở phụ nữ sau 35 tuổi thấp và nguy cơ con cái bị dị tật bẩm sinh nếu người mẹ có thai khi lớn tuổi là có thật nhưng chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm.
Một tiến sĩ y khoa Nguyễn Văn Tuấn, cư trú tại Úc, nhận xét: Khuyến cáo phải dựa vào chứng cứ khoa học. Đáng lẽ trước khi ban hành một chính sách có ảnh hưởng đến nhiều người, các quan chức nên tham vấn các chuyên gia sản phụ khoa để họ cố vấn. Ra qui định giống tuỳ hứng như thế thì thật là khó hiểu, mà có khi còn nguy hiểm vì gây hoang mang trong công chúng.
Nhắc lại một đề nghị của ngành y tế Việt Nam trong quá khứ về chuyện, yêu cầu vòng ngực phải bao nhiêu centimeter, chân phải dài bao nhiêu centimeter mới được lái xe hai bánh gắn máy, ông Tuấn nghi ngờ “tầm của các quan quá… lùn. Lùn đến độ đáng kinh ngạc”.
Ngoài chuyện phụ nữ trên 33 tuổi không được mang thai, thông tư của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc cộng thêm hai điểm khi thi đại học cho những “bà mẹ anh hùng” và “tham gia cách mạng trước 1945” cũng bị giễu cợt vì “không có não”.
Theo nhiều người, từ năm 1945 đến nay đã là 68 năm. Nếu ai đó “hoạt động cách mạng trước 1945” thì nay đã xấp xỉ 80. Ở tuổi này thì còn ai ghi danh thi đại học để được cộng thêm 2 điểm”?
Cũng vì vậy, nhiều năm qua, rất nhiều qui định hoặc dự định của cơ quan hành chính các cấp tại Việt nam bị chỉ trích vì ngô nghê, bất khả thi phải hủy bỏ hoặc làm lơ không áp dụng. Tuy nhiên chưa có viên chức nào bị kỷ luật hoặc lên tiếng xin lỗi dân chúng vì đã soạn thảo hoặc ban hành những qui định kỳ quái như thế. (G.Đ.)
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam hiện có khoảng 23,000 "đầu mối" được quyền ra các văn bản quy phạm pháp luật nên phẩm chất của các quy phạm pháp luật khó cao.
Tư vấn cho thanh niên về “kế hoạch hóa gia đình”. (Hình: Website Người Đưa Tin) |
Sở dĩ Việt Nam có hàng chục ngàn “đầu mối” có quyền “đẻ” ra các văn bản quy phạm pháp luật như thế là vì mọi cơ quan từ trung ương đến phường/xã đều có quyền này, dẫu cho văn bản quy phạm pháp luật chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã chủ yếu chỉ là nhắc lại văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.
Ông Lê Thành Long, thứ trưởng Bộ Tư Pháp, cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành đang bộc lộ nhiều hạn chế: Cồng kềnh, chồng chéo, mâu thuẫn, tính khả thi, ổn định chưa cao và nguyên nhân xuất phát từ những bất cập khi Việt Nam có tới hai hai đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (một của trung ương, một của địa phương).
Bộ Tư pháp CSVN dự định sẽ hợp nhất hai đạo luật thành một và dự trù sẽ chuyển qua cho chính phủ cứu xét để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm tới. Thời gian vừa qua, các cơ quan hành chính ở Việt Nam ban hành rất nhiều qui định bị dân chúng cho là “quái đản” và vì vậy, chính quyền liên tục bị dân chúng giễu cợt về trí tuệ.
Gần đây, tại Sài Gòn, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đề nghị chính quyền thành phố này yêu cầu tất cả các đôi phải khám sức khỏe trước khi làm hôn thú và chỉ cho phụ nữ dưới 33 tuổi mang thai. Người hiếm muộn, nếu muốn thụ tinh nhân tạo thì không được mang quá hai thai.
Ở Hà Nội, Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành một thông tư, theo đó, những “bà mẹ anh hùng” và những người “tham gia cách mạng trước 1945” sẽ được cộng thêm hai điểm khi đi thi đại học. Trước đây từng có quy định của Bộ Y Tế cấm phụ nữ “ngực lép” lái xe gắn máy. Người có bàn tay, bàn chân 6 ngón không được thi lấy bằng lái xe dù những ngón tay ngón chân bất bình thường không ảnh hưởng tới khả năng điều khiển xe của người ta.
Theo nhiều người, mang thai là một quyết định cá nhân. Dẫu cho xác suất mang thai ở phụ nữ sau 35 tuổi thấp và nguy cơ con cái bị dị tật bẩm sinh nếu người mẹ có thai khi lớn tuổi là có thật nhưng chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm.
Một tiến sĩ y khoa Nguyễn Văn Tuấn, cư trú tại Úc, nhận xét: Khuyến cáo phải dựa vào chứng cứ khoa học. Đáng lẽ trước khi ban hành một chính sách có ảnh hưởng đến nhiều người, các quan chức nên tham vấn các chuyên gia sản phụ khoa để họ cố vấn. Ra qui định giống tuỳ hứng như thế thì thật là khó hiểu, mà có khi còn nguy hiểm vì gây hoang mang trong công chúng.
Nhắc lại một đề nghị của ngành y tế Việt Nam trong quá khứ về chuyện, yêu cầu vòng ngực phải bao nhiêu centimeter, chân phải dài bao nhiêu centimeter mới được lái xe hai bánh gắn máy, ông Tuấn nghi ngờ “tầm của các quan quá… lùn. Lùn đến độ đáng kinh ngạc”.
Ngoài chuyện phụ nữ trên 33 tuổi không được mang thai, thông tư của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc cộng thêm hai điểm khi thi đại học cho những “bà mẹ anh hùng” và “tham gia cách mạng trước 1945” cũng bị giễu cợt vì “không có não”.
Theo nhiều người, từ năm 1945 đến nay đã là 68 năm. Nếu ai đó “hoạt động cách mạng trước 1945” thì nay đã xấp xỉ 80. Ở tuổi này thì còn ai ghi danh thi đại học để được cộng thêm 2 điểm”?
Cũng vì vậy, nhiều năm qua, rất nhiều qui định hoặc dự định của cơ quan hành chính các cấp tại Việt nam bị chỉ trích vì ngô nghê, bất khả thi phải hủy bỏ hoặc làm lơ không áp dụng. Tuy nhiên chưa có viên chức nào bị kỷ luật hoặc lên tiếng xin lỗi dân chúng vì đã soạn thảo hoặc ban hành những qui định kỳ quái như thế. (G.Đ.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm