Thương nhớ mùa bưởi Hương Trà
Hương bưởi hối thúc đôi chân
Chị Thi nói rằng trước đây, ở Huế chỉ có cây thanh trà, không có bưởi năm roi, cây thanh trà không ngọt như cây bưởi năm roi nhưng lại có vị thơm dịu, hơi đắng tí chút, nhiều hạt, cây có sức sống mãnh liệt, chịu các loại đất cằn mà vẫn ra trái trĩu cành.
Chị Thi kể: “Những năm 1980, người Huế chật vật trong khốn khó, mất
mùa, hạn hán, lũ lụt, các thứ thiên tai cứ thi nhau kéo đến Huế, dường
như mọi thứ không đơm bông kết trái nổi, chỉ có cây thanh trà vẫn cứ ung
dung ra trái, nó trở thành thứ hàng cứu rỗi cho nhà vườn trong những
ngày khó khăn. Nghề buôn thanh trà của chị cũng bắt đầu từ những năm
đó.”
“Lúc đầu, chị chỉ hái vài chục trái trong vườn, chở xe đạp lên thành nội rao bán, người ta mua về thờ, làm gỏi, gỏi thanh trà trộn với tôm khô là ngon hết chỗ nói. Mà thời nghèo khổ đó, món tôm khô lại không hiếm, bán đầy ngoài chợ, chị mua một ít tôm khô chở bán kèm với thanh trà, mỗi ngày kiếm được một vài đồng, đủ mua gạo nuôi gia đình.”
“Mãi về sau này, khi cây bưởi năm roi từ miền Nam ra ‘lấn sân’ cây thanh trà, người ta chặt gốc thanh trà để trồng cây bưởi năm roi, có một thời gian, cây thanh trà gần như mất dấu trên đất Huế, chỉ một vài gia đình có kỷ niệm với nó thì giữ lại, trong đó có gia đình chị. Sau đó không bao lâu, người ta quay lại trồng cây thanh trà vì nó là đặc sản du lịch, lúc này, họ mới đổ xô đi tìm mua giống thanh trà về trồng, lại phá bớt bưởi năm roi.”
Một người buôn bưởi năm roi và thanh trà khác, tên Huệ, thường bán bưởi ở đường tránh thành nội, nơi giáp ranh với Quảng Trị, kể với chúng tôi: “Thời bây giờ, nghề buôn trái cây buồn lắm, mình ngồi dọc đường vậy mới bán được, nhưng thỉnh thoảng, công an đến dẹp, chạy bán sống bán chết. Nhiều lúc mất cả vốn lẫn lãi như chơi!”
“Phần đông những ai gắn với nghề buôn trái cây đều có kinh tế vất vả, nhưng thứ này có lực hút dữ lắm, định bỏ nghề lâu rồi, nhưng cứ sáng ra, đi ngang qua vườn bưởi trong xóm hoặc ra đầu ngõ, nghe hương bưởi thơm lừng, ngọt dịu cả không gian thì không tài nào mà không nghĩ đến chiếc giỏ cần xé trĩu nặng những quả bưởi sau lưng và cái nắng chói chang, ổ bánh mì nửa buổi... Dù biết là kiếm không bao nhiêu tiền, vẫn cứ lên đường.”
“Nghề buôn bưởi, thanh trà có cái thú riêng của nó, cứ sáng ra, ăn vội vài miếng rồi lên đường, đạp xe đến vườn bưởi, hít thở mùi thơm của lá cây, trái cây, hái những trái bưởi đầu mùa, đưa vài đồng mở hàng cho chủ vườn rồi thì mặc sức mà hái, mà chở đi, khi nào bán xong, về trả tiền như đã thỏa thuận. Tin nhau là chính, có chi vui hơn chuyện thời bây giờ mà vẫn còn có người tin nhau. Nhờ thế mà nghề này nó hút mình.” Thời xa vắng...
Một người buôn thanh trà, bưởi năm roi khác tên Khánh, kể cho chúng tôi nghe: “Với nhà vườn và nhà buôn, tin nhau lắm, thật thà và hay lắm, chỉ có khi ra đường, đứng bán, gặp mấy ông, bà khách thị mình có tiền, trả hơn thua từng đồng, mình chịu bán rồi thì ép mình thêm trái này quả nọ, nản chết đi được!”
“Nói chung, phần lớn những khách bình dân thì hay mua nhẹ nhàng, không chanh chua, chứ người giàu hoặc vợ mấy ông cán bộ mà mua, họ coi mình chẳng ra gì hết, họ trả chả chanh luôn. Ban đầu mình bực lắm, sau này mình mới hiểu ra, vì họ sống trong môi trường ít có lòng tin nên cứ nghĩ mình nói thách, chứ họ có hiểu là mình thật thà đâu!”
Như để chứng minh cho lời nói của mình, chị Khánh lấy ra một trái bưởi năm roi, lột vỏ, đưa chúng tôi nếm thử, đợi chúng tôi khen ngon xong, chị cho biết: “Giá chỉ có bảy ngàn đồng, tôi mua trong nhà vườn là năm ngàn, bán kiếm lãi hai ngàn mỗi trái thôi.”
“Buôn bán như tụi tui, nhiều khi thấy mình sâu sắc hẳn ra, mình đi khắp hang cùng ngõ hẻm để mua bưởi, chứng kiến nhiều đổi thay, thậm chí có nhà năm ngoái còn cả một vườn bưởi trĩu quả, năm sau, đến thì tan tành vì bà mẹ qua đời, các con tranh nhau đất đai để bán, phá tan hoang vườn bưởi chia lô, kết cục, cũng vì lòng tham mà ra...!”
“Tự nhiên thấy nhớ thời cũ, con người hiền hòa, ít xô bồ, sống nương tựa nhau, còn thời bây giờ, người ta thủ đoạn quá, tính toán thiệt hơn quá, đâm ra mất đi tình người. Tụi tui đi bán như vậy, mỗi ngày kiếm được từ bảy chục đến một trăm ngàn đồng, đôi khi thiếu trước hụt sau, nhưng thấy vui, thanh thản, nên cứ đúng hẹn mùa bưởi chín là đoàn tụ với nhau ngoài ngã ba đường tránh này đây!”
Những lời tâm sự của người bán bưởi năm roi, bán thanh trà ám gợi một điều gì đó đậm chất Huế, đậm nỗi bể dâu của một hoàng cung, vương triều, sự xê dịch của lịch sử cùng hàng nhiều thứ hệ lụy của nó. Hình ảnh những người bán bưởi có đời sống rất khốn khó nhưng rất hồn nhiên, tin yêu vào sự tốt đẹp lại gợi lên cho chúng tôi một chút gì đó rất Huế, rất xưa ở những góc khuất bên ngoài thành nội, nơi thứ dân khuất xa hoàng cung vương giả...
Phương Ngạn/Người Việt
HUẾ (NV) - Câu
đề từ nghe hơi ủy mị, nhưng đó là câu tôi mượn của một người bán bưởi
tên Thi, ở tại Hương Trà, Huế. Chị Thi đã nói câu này sau một hồi kể về
tuổi thơ, lai lịch cây bưởi năm roi ở Hương Trà cũng như cây thanh trà
ruột tím ở Huế. Dường như những người gắn với mùa bưởi Huế đều có giọng
nói nhẹ nhàng, sâu lắng và có cuộc đời vất vả, nặng nhọc.Hương bưởi hối thúc đôi chân
Chị Thi nói rằng trước đây, ở Huế chỉ có cây thanh trà, không có bưởi năm roi, cây thanh trà không ngọt như cây bưởi năm roi nhưng lại có vị thơm dịu, hơi đắng tí chút, nhiều hạt, cây có sức sống mãnh liệt, chịu các loại đất cằn mà vẫn ra trái trĩu cành.
|
Bưởi năm roi ở ngã ba Hương Trà, Quảng Ðiền.
|
“Lúc đầu, chị chỉ hái vài chục trái trong vườn, chở xe đạp lên thành nội rao bán, người ta mua về thờ, làm gỏi, gỏi thanh trà trộn với tôm khô là ngon hết chỗ nói. Mà thời nghèo khổ đó, món tôm khô lại không hiếm, bán đầy ngoài chợ, chị mua một ít tôm khô chở bán kèm với thanh trà, mỗi ngày kiếm được một vài đồng, đủ mua gạo nuôi gia đình.”
“Mãi về sau này, khi cây bưởi năm roi từ miền Nam ra ‘lấn sân’ cây thanh trà, người ta chặt gốc thanh trà để trồng cây bưởi năm roi, có một thời gian, cây thanh trà gần như mất dấu trên đất Huế, chỉ một vài gia đình có kỷ niệm với nó thì giữ lại, trong đó có gia đình chị. Sau đó không bao lâu, người ta quay lại trồng cây thanh trà vì nó là đặc sản du lịch, lúc này, họ mới đổ xô đi tìm mua giống thanh trà về trồng, lại phá bớt bưởi năm roi.”
Một người buôn bưởi năm roi và thanh trà khác, tên Huệ, thường bán bưởi ở đường tránh thành nội, nơi giáp ranh với Quảng Trị, kể với chúng tôi: “Thời bây giờ, nghề buôn trái cây buồn lắm, mình ngồi dọc đường vậy mới bán được, nhưng thỉnh thoảng, công an đến dẹp, chạy bán sống bán chết. Nhiều lúc mất cả vốn lẫn lãi như chơi!”
|
Mỗi trái bưởi chỉ bán với giá 7 ngàn đồng hoặc 10 ngàn đồng.
|
“Phần đông những ai gắn với nghề buôn trái cây đều có kinh tế vất vả, nhưng thứ này có lực hút dữ lắm, định bỏ nghề lâu rồi, nhưng cứ sáng ra, đi ngang qua vườn bưởi trong xóm hoặc ra đầu ngõ, nghe hương bưởi thơm lừng, ngọt dịu cả không gian thì không tài nào mà không nghĩ đến chiếc giỏ cần xé trĩu nặng những quả bưởi sau lưng và cái nắng chói chang, ổ bánh mì nửa buổi... Dù biết là kiếm không bao nhiêu tiền, vẫn cứ lên đường.”
“Nghề buôn bưởi, thanh trà có cái thú riêng của nó, cứ sáng ra, ăn vội vài miếng rồi lên đường, đạp xe đến vườn bưởi, hít thở mùi thơm của lá cây, trái cây, hái những trái bưởi đầu mùa, đưa vài đồng mở hàng cho chủ vườn rồi thì mặc sức mà hái, mà chở đi, khi nào bán xong, về trả tiền như đã thỏa thuận. Tin nhau là chính, có chi vui hơn chuyện thời bây giờ mà vẫn còn có người tin nhau. Nhờ thế mà nghề này nó hút mình.” Thời xa vắng...
Một người buôn thanh trà, bưởi năm roi khác tên Khánh, kể cho chúng tôi nghe: “Với nhà vườn và nhà buôn, tin nhau lắm, thật thà và hay lắm, chỉ có khi ra đường, đứng bán, gặp mấy ông, bà khách thị mình có tiền, trả hơn thua từng đồng, mình chịu bán rồi thì ép mình thêm trái này quả nọ, nản chết đi được!”
“Nói chung, phần lớn những khách bình dân thì hay mua nhẹ nhàng, không chanh chua, chứ người giàu hoặc vợ mấy ông cán bộ mà mua, họ coi mình chẳng ra gì hết, họ trả chả chanh luôn. Ban đầu mình bực lắm, sau này mình mới hiểu ra, vì họ sống trong môi trường ít có lòng tin nên cứ nghĩ mình nói thách, chứ họ có hiểu là mình thật thà đâu!”
|
Thanh trà cũng bắt đầu mùa trái, thường thì thanh trà ra trái chậm hơn bưởi năm roi một tháng.
|
Như để chứng minh cho lời nói của mình, chị Khánh lấy ra một trái bưởi năm roi, lột vỏ, đưa chúng tôi nếm thử, đợi chúng tôi khen ngon xong, chị cho biết: “Giá chỉ có bảy ngàn đồng, tôi mua trong nhà vườn là năm ngàn, bán kiếm lãi hai ngàn mỗi trái thôi.”
“Buôn bán như tụi tui, nhiều khi thấy mình sâu sắc hẳn ra, mình đi khắp hang cùng ngõ hẻm để mua bưởi, chứng kiến nhiều đổi thay, thậm chí có nhà năm ngoái còn cả một vườn bưởi trĩu quả, năm sau, đến thì tan tành vì bà mẹ qua đời, các con tranh nhau đất đai để bán, phá tan hoang vườn bưởi chia lô, kết cục, cũng vì lòng tham mà ra...!”
“Tự nhiên thấy nhớ thời cũ, con người hiền hòa, ít xô bồ, sống nương tựa nhau, còn thời bây giờ, người ta thủ đoạn quá, tính toán thiệt hơn quá, đâm ra mất đi tình người. Tụi tui đi bán như vậy, mỗi ngày kiếm được từ bảy chục đến một trăm ngàn đồng, đôi khi thiếu trước hụt sau, nhưng thấy vui, thanh thản, nên cứ đúng hẹn mùa bưởi chín là đoàn tụ với nhau ngoài ngã ba đường tránh này đây!”
Những lời tâm sự của người bán bưởi năm roi, bán thanh trà ám gợi một điều gì đó đậm chất Huế, đậm nỗi bể dâu của một hoàng cung, vương triều, sự xê dịch của lịch sử cùng hàng nhiều thứ hệ lụy của nó. Hình ảnh những người bán bưởi có đời sống rất khốn khó nhưng rất hồn nhiên, tin yêu vào sự tốt đẹp lại gợi lên cho chúng tôi một chút gì đó rất Huế, rất xưa ở những góc khuất bên ngoài thành nội, nơi thứ dân khuất xa hoàng cung vương giả...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm