Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Cẩn thận mỳ gói nhập khẩu nhiễm độc

Hoảng hồn mỳ gói nhập khẩu nhiễm độc

Gần đây, một số loại mỳ nhập khẩu bị phát hiện chứa chất gây ung thư làm người tiêu dùng Việt Nam vô cùng hoang mang.
Mỳ ăn liền Hàn Quốc gây ung thư

Thông tin thương hiệu mỳ ăn liền lớn nhất Hàn Quốc chứa chất benzopyrene độc hại đã gây chấn động tâm lý người tiêu dùng.

Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc vừa thông báo đã tìm thấy chất benzopyrene vượt quá mức cho phép trong gói bột súp của 6 nhãn hiệu mỹ ăn liền của Công ty Nongshim. Benzopyrene là một hợp chất có thể gây ung thư và biển đổi gien ở người. Người ăn phải chất này rất dễ bị đau dạ dày, ung thư phổi và sinh con dị tật, nếu dùng trong thời gian dài. Ngay lập tức, các sản phẩm này bị thu hồi và đình chỉ sản xuất.

Động thái trên khiến người dân Hàn Quốc cũng như các nước lân cận vô cùng hoang mang, vì Nongshim vốn là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất Hàn Quốc. Những sản phẩm phổ biến của Công ty như mỳ gói Neoguri, mỳ bát Neoguri và mỳ Sang Sang cũng nằm trong danh sách bị thu hồi.

Tiếp nối Hàn Quốc, Cơ quan Y tế Đài Loan đã chính thức yêu cầu thu hồi 2 sản phẩm mỳ ăn liền Nongshim nhập khẩu từ Hàn vào ngày 25/10. Được biết, Đài Loan nhập khẩu 59 tấn mỳ ăn liền của hãng Nongshim từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay.

Hai loại mỳ ăn liền của hãng Nongshim bị phát hiện chứa chất gây ung thư
Tờ Nhật Báo Thượng Hải đưa tin, các siêu thị ở Trung Quốc sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện bày bán các sản phẩm mỳ Nongshim nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Còn ở Việt Nam, một số siêu thị có bán mỳ của hãng này đã tạm cho rút mặt hàng xuống.

Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng



AFP

Đức Tâm
Nước Pháp đang thử nghiệm một loại công nghệ duy nhất trên thế giới: Dùng ngón tay thay cho thẻ ngân hàng.

Trong tháng 10 năm 2012, người dân ở Villeneuve d’Ascq, vùng Nord-Pas-de-Calais, phía bắc nước Pháp, khi trả tiền mua hàng ở một số cửa hiệu, siêu thị, chỉ cần đặt ngón tay lên một máy đọc.

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển tại lưu vực sông Mê Kông

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển tại lưu vực sông Mê Kông

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét : cấp phát mùng màn, trừ khử côn trùng và kiểm tra phát hiện bệnh (Getty Images)
Các biện pháp phòng bệnh sốt rét : cấp phát mùng màn, trừ khử côn trùng và kiểm tra phát hiện bệnh (Getty Images)

Đức Tâm
Nhân hội nghị « Bệnh sốt rét 2012 : Cứu lấy mạng sống con người ở châu Á-Thái Bình Dương », được tổ chức ở Sydney, Úc, các chuyên gia quốc tế, ngày hôm nay, 31/10/2012, đã lên tiếng cảnh báo là bệnh sốt rét bị đẩy lùi tại châu Á nói chung, ngoại trừ các quốc gia lưu vực sông Mê Kông, nơi đây đang hoành hành một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Cùng với việc di dân, loại ký sinh trùng này có thể lây lan sang châu Phi.

RFI tìm hiểu cội rễ "Bạo lực phổ biến tại Việt Nam"

"Cẩu tặc" bị đánh chết hay trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
"Cẩu tặc" bị đánh chết hay trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
Trọng Thành
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm trọng và phổ biến. Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc ». 
Cũng theo báo chí trong nước, tội phạm giết người do mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp tài sản đất đai, trong sinh hoạt, nợ nần kinh tế, bệnh tật, tức liên quan đến những nguyên nhân mà ngôn từ trong nước vẫn gọi là « nguyên nhân xã hội » chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp giết người (khoảng 90% trong năm qua, theo một thống kê). Tội phạm do người chưa thành niên, bạo lực gia đình và học đường có xu thế gia tăng cũng là điều gây lo ngại trong xã hội.
Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?

Dânlàm báo "Cạp Đất Mà Ăn"

Không làm thì cạp đất mà ăn

Xèng la bở (Danlambao) - Tổ tiên để lại câu dân gian: “không làm thì cạp đất mà ăn”, là nhằm răn dạy con dân chăm lo làm việc để có cái ăn. Trong khi đa phần con dân nước Việt vì sợ phải “ăn đất” nên lo làm việc, thì cũng có đứa con “nghịch tặc” làm ngược lại là ăn đất để sống mà không phải làm.

Đứa “nghịch tặc” ấy là gia đình nhà Sản. Nhà Sản nắm trong tay vũ khí giết người nên khắp chốn cùng quê ai ai cũng sợ. Lợi dụng cả thiên hạ sợ mình, nhà Sản tuyên bố một đạo luật. Đạo luật ấy là toàn bộ đất đai từ núi rừng, ruộng đồng cho đến hồ ao khắp thế gian này không là của riêng ai, toàn bộ đất đai nhà Sản gọi là “của chung” do nhà Sản độc quyền quản lý.

Dânlàmbáo và Ba bước đoạt vàng của tụi nó

Ba bước đoạt vàng

Trần Sơn (Danlambao)Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá quy định. Bạn phải làm gì? Ngay từ bây giờ hãy khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt động. Tuyệt đối không trữ vàng thương hiệu SJC. Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị trường hàng hóa...

*

Vai trò của vàng 

Từ ngàn xưa, từ thời nguyên thủy của nền kinh tế, người ta trao đổi giá trị sức lao động cho nhau một cách “thô thiển” theo phương thức hàng đổi hàng. Đại loại như tôi có 1 quả trứng, tôi đổi được 2 mớ rau, hay 50 kg thóc đổi một mét vải. Cách thức này gặp nhiều bất tiện và phần nhiều là không công bằng về giá trị sức lao động. Ví dụ như tôi chỉ có 1 mớ rau, không ai chịu đổi nửa quả trứng cho tôi, hay năm nay được mùa bông, đáng ra năm nay vải phải rẻ hơn, nhưng người thợ dệt vẫn khăng khăng đòi đổi 50 kg thóc như năm ngoái... Dần dần người ta nhận thấy phải có một vật làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa nhằm đảm bảo khách quan, công bằng hơn. 

Quanlàmbáo : Sự trả thù của 3 Dũng


Lịch sử các kỳ hội nghị Trung ương của Đảng CSVN đã ghi nhận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là kỳ hội nghị được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, kỳ vọng nhiều nhất.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn vất vả bon chen kiếm sống, người dân Việt Nam ít người quan tâm đến các hội nghị, cuộc họp của giới quan chức mà thông thường là nhàm chán, khuôn mẫu, khô khan. Tuy nhiên, thời gian kể từ sau hội nghị Trung ương 5, chuẩn bị tiến hành hội nghị Trung ương 6, mọi sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tầng lớp bình dân, đều hướng vào các diễn biến xung quanh sự kiện chính trị quan trọng này.


Đa phần tin tức lan truyền trong dư luận đều là tin đồn, khó kiểm chứng, chỉ đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai phát biểu trước toàn thể hội nghị và quốc dân đồng bào rằng: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tự khắc phục, tự sửa chữa khuyết điểm;” thì những người từ trước đến nay vẫn kỳ vọng vào cuộc chỉnh đốn do Đảng CSVN phát động, tin tưởng cuộc chỉnh đốn sẽ đập tan bè đảng tham nhũng hại dân và tên đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, họ bỗng chợt nhận ra đây chỉ là “Vở kịch” của sân khấu chính trị Việt Nam được diễn xuất bởi các kịch gia cộng sản.

Người Việt biến thành dân thiểu số ngay trong Q7 SàiGòn .

Kỳ lạ phố có hơn 50 'quốc gia' giữa Sài Gòn (http://dddn.com.vn)


Phường Tân Phong, quận 7, TPHCM là những "khu làng thu nhỏ" - nơi định cư của người dân từ hơn 50 quốc gia thuộc 5 châu lục.

Gia đình ba thế hệ

Anh Thái, nhân viên bảo vệ ở khu nhà Hưng Vượng 3, thuộc khu phố 3, phường Tân Phong, nói: “Khu nhà có 300 hộ nhưng người Việt Nam chỉ khoảng 40 hộ thôi”.

Người Việt và Philippines trở thành thiểu số. Chủ yếu dân ở đây là người Hàn Quốc. Họ sống cả gia đình, gồm ba thế hệ ông bà, con, cháu. Người Việt Nam, số ít, làm công chức. Người Phillipines, chừng hơn chục hộ, làm đủ thứ việc. Anh Thái kể: “Có gia đình Philippines vợ dạy tiếng Anh, chồng chạy xe ôm”.

Những người Việt Nam ở khu này nói với tôi: “Người Hàn Quốc đủ loại, kinh doanh cũng có, mở công ty cũng có. Nhưng không ít người cho thuê nhà bên Hàn Quốc rồi lấy tiền đó sang Việt Nam thuê nhà ở cho đỡ chi phí”.