Ba bước đoạt vàng
Trần Sơn (Danlambao) - Vào
một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc tích
trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã được
thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với giá
quy định. Bạn phải làm gì? Ngay từ bây giờ hãy khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC.
Vàng của bạn thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn
đang hoạt động. Tuyệt đối không trữ vàng thương hiệu SJC. Khi chính
quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn hoàn toàn
yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang cùng ngõ hẻm
sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng giá thị
trường hàng hóa...
*
Vai trò của vàng
Từ ngàn xưa, từ thời nguyên thủy của nền kinh tế, người ta trao đổi giá
trị sức lao động cho nhau một cách “thô thiển” theo phương thức hàng đổi
hàng. Đại loại như tôi có 1 quả trứng, tôi đổi được 2 mớ rau, hay 50 kg
thóc đổi một mét vải. Cách thức này gặp nhiều bất tiện và phần nhiều là
không công bằng về giá trị sức lao động. Ví dụ như tôi chỉ có 1 mớ rau,
không ai chịu đổi nửa quả trứng cho tôi, hay năm nay được mùa bông,
đáng ra năm nay vải phải rẻ hơn, nhưng người thợ dệt vẫn khăng khăng đòi
đổi 50 kg thóc như năm ngoái... Dần dần người ta nhận thấy phải có một
vật làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa nhằm đảm bảo khách
quan, công bằng hơn.
Lâu dần, qua nhiều lần thử nghiệm người ta nhận thấy Vàng là một kim
loại có độ bền khá ổn định trong môi trường tự nhiên, không phải là quá
hiếm. Giá trị sức lao động của việc khai thác chế tác vàng không phải là
quá công phu. Đồng thời đây là kim loại dễ phân chia nhỏ, dễ giát mỏng,
kéo sợi, dễ đúc khuôn theo trọng lượng như ý muốn. Dần dần theo chiều
hướng giao thương kinh tế trên diện rộng giữa các khu vực vùng miền khác
nhau, vàng khẳng định được vai trò làm vật trung gian để trao đổi rất
hữu hiệu. Ngay cả khi sau này, mỗi quốc gia có phát hành đồng tiền riêng
của mình, thì Vàng vẫn được coi là vật làm trung gian trao đổi hàng hóa
trên bình diện quốc tế, đơn giản vì tiền mặt nước nào chỉ có giá trị
trao đổi tại nước ấy.
Đến đây chúng ta nhận thấy một quy luật - gọi là quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa
- tự nhiên được hình thành và không chịu sự chi phối của bất kỳ chính
sách nào của nhà nước, hay ý muốn của bất kỳ cá nhân nào là: Tổng giá
trị hàng hóa, hay còn gọi là giá trị sức lao động, (không tính giá trị
sức lao động khai thác chế biến Vàng) được trao đổi trong xã hội ở vào
một thời điểm, được đánh giá ngang bằng Tổng giá trị sức lao động khai
thác chế tác vàng cùng thời điểm đó. Hay nói đơn giản hơn: Tổng giá trị vàng tồn tại trong xã hội bằng tổng giá trị hàng hóa (khác vàng) trong xã hội, xét cùng thời điểm.
Có bảo toàn quy luật này thì vàng mới thể hiện chức năng chính của mình làm vật trung gian trao đổi hàng hóa.
Sau này, tiền kim loại khác, tiền giấy, với nhiều mệnh giá khác nhau
được nhà nước phát hành (hành động phát hành tiền giấy này đã thể hiện ý
muốn chủ quan của quan chức nhà nước), thay thế Vàng làm vật trung gian
trao đổi hàng hóa.
Tuy vậy quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa trên phải được tôn trọng, để việc trao đổi hàng hóa bình thường theo đúng giá trị của nó. Nghĩa là tổng giá trị tiền giấy do nhà nước phát hành có giá trị bằng tổng giá trị Vàng trong ngân khố quốc gia.
Lượng vàng tồn tại trong dân cư được trao đổi điều tiết với nhau theo
quy luật tự nhiên. Không một nhà nước nào nắm chắc được chính xác lượng
vàng này vì đây là con số luôn biến động, Do vậy nhà nước không được phép phát hành một lượng tiền mặt cao hơn giá trị vàng mình đang nắm giữ. Cao hơn là lạm phát. Nói ngược lại: Lạm phát là là lượng tiền mặt nhà nước đưa vào lưu thông có giá trị cao hơn lượng vàng nhà nước đang nắm giữ.
Đến đây, tuy vàng rút khỏi vai trò trao đổi, lưu thông hàng hóa. Nhưng vai trò làm thước đo giá trị tiền mặt của nó vẫn phải tồn tại. Phải giữ vai trò này thì mới đảm bảo quy luật bảo toàn giá trị hàng hóa.
Ví dụ như giá Vàng trong dân cư trao đổi với nhau bị đẩy lên cao (so với
giá trị tiền giấy) là do nhà nước lạm phát tiền giấy. Giá vàng trong
dân cư cao lên, mặc nhiên các loại hàng hóa khác cũng được đẩy cao lên,
đó là quy luật. Những kẻ bị chịu thiệt thòi trong việc lạm phát này là
bộ phận phi sản xuất (hành chính công, văn hóa, giáo dục, y tế, bộ đội,
công an...)
Sẽ là ra sao trong nền kinh tế thị trường, khi không còn một gram vàng
được trao đổi mua bán trong dân cư, chỉ còn toàn tiền giấy? Thước đo giá
trị của tiền giấy mất đi. Một mớ giấy lộn không hơn không kém. Do lúc
này không thể xác định được một quả trứng bằng bằng bao nhiêu tờ polymer
có viết số 500.000 Đ.
Chính vì vai trò làm thước đo giá trị hàng hóa này, vàng còn được làm
phương tiện cất giữ vốn. Với một quốc gia được điều hành bởi những chính
trị gia ngu xuẩn, kém cỏi, bộ máy phi sản xuất quá lớn, thì mặc nhiên,
theo một quy luật vốn có, người sản xuất không thể chọn một cái gì bảo
toàn giá trị vốn tốt hơn là vàng.
Ngân khố lụn bại
Không phải những chính trị gia cộng sản không biết quy luật này. Do vậy
họ càng muốn thâu tóm lượng vàng trong dân cư vào ngân khố quốc gia càng
nhiều càng tốt. Càng nhiều vàng, lượng tiền mặt phát hành ra càng lớn
mà không sợ bị giảm giá trị. Có tiền mặt họ mới có đủ tiền phát lương,
tăng lương cho bộ máy ăn bám cồng kềnh hiện tại. Trong khi nguồn thu
thuế hạn chế, tài nguyên đất nước dần dần cạn kiệt. nợ nước ngoài đến ký
phải trả. Nạn tham nhũng đẩy đến cùng cực. Nhưng liệu họ có thể làm một
việc đơn giản là phát hành tiền mặt mua lại vàng trong dân chúng với
giá cao hay không? Không thể, vì đơn giản, như trên đã trình bày, càng
phát hành nhiều tiền giấy, giá vàng trong dân cư càng bị đẩy cao lên,
giá cả hàng hóa cũng bị đẩy lên theo, đời sống dân chúng, nhất là bộ
phận phi sản xuất càng lao đao khốn khổ.
Một kế hoạch cướp vàng ra đời
Ba bước đoạt vàng
Những chính sách kê khai vàng, khám nhà tịch thu vàng như trước đây,
chính quyền cộng sản chưa vội thực thi ngay do lo sợ phản ứng co cụm,
cất giấu của dân chúng, khó đảm bảo thành công. Nên lần này chính quyền
đưa ra một kịch bản cướp vàng ba bước khá tinh vi.
- Bước 1: Độc quyền vàng miếng hiệu SJC
Nếu như nghị định xyz nào đó chỉ là đơn thuần là con chữ trên tờ giấy
lộn nhằm quản lý vàng, không thể có tác dụng với quy luật tự nhiên đối
với vai trò giá trị của vàng, thì chính quyền làm một động thái đánh vào
lòng tham của dân chúng bằng cách nâng giá trị của cái thứ vàng có nhãn
hiệu SJC.
Ai cũng biết SJC là công ty kinh doanh vàng bạc của nhà nước nên việc
đặt tên cho thương hiệu vàng của mình là một việc làm bình thường. Điều
này cũng như Bảo Tín Rồng vàng, đặt tên cho thương hiệu của mình. Các
cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác tuy không lấy thương hiệu nhưng cũng có
đánh dấu riêng của mình để thuận tiện việc mua bán, cũng như giữ uy tín
cho cửa hiệu của mình. Nếu nhà nước không lạm phát, giá cả mua bán của
vàng chỉ khác nhau độ tinh khiết (độ tuổi), không phụ thuộc vào thương
hiệu. Dù vàng SJC có là 4 số 9 cũng không thể lý do nào cao hơn vàng 4
số 9 của các thương hiệu khác được. Nhưng như hiện tại chúng ta thấy
nghịch lý này đang tồn tại. Chênh lệch này là khoảng 3 triệu đồng / 1
lượng. Đồng thời chính quyền còn cho phép dân chúng mang vàng phi SJC
dập lại thương hiệu SJC với giá chỉ 50.000đ/ lượng. Mất 50.000đ tiền
công, lại được 3 triệu tiền chênh lệch. Nhiều người đã làm một việc
thiếu chín chắn như vậy. Hãy hiểu rằng 3 triệu chênh lệch này là giá trị
ảo, Nó sẽ không tồn tại lâu.
- Bước 2; Dùng biện pháp hạn chế mua bán vàng
Khi đã dập được một lượng kha khá vàng SJC (vẫn đang tồn tại lưu hành
trong dân cư) thì thì chính quyền hạn chế việc trao đổi mua bán này bằng
một loạt những biện pháp hành chính như điều kiện kinh doanh vàng quái
đản, đến độ không một tư nhân nào đủ điều kiện. Chỉ còn tồn tại 1 hoặc
cùng lắm là 2 công ty vàng được phép hoạt động. Hoặc một số biện pháp
khác nữa.
- Bước 3: Độc quyền cướp vàng
Vào một ngày đẹp trời nào đó, chính quyền ra thông báo nghiêm cấm việc
tích trữ vàng SJC vì đây là thương hiệu độc quyền quốc gia, việc này đã
được thông báo từ lâu. Ai có phải kê khai và bán lại cho nhà nước với
giá quy định. Lúc này, mặc dù giá thịt lợn ngoài chợ vẫn giữ giá
100.000đ/kg. Nhưng các cửa hàng vàng bạc nhà nước được mở trên 64 tỉnh
thành chỉ mua vào 10.000 đ/lượng, với thương hiệu SJC, vì lấy cớ đây là
thương hiệu độc quyền của nhà nước, nghiêm cấm việc mua bán trên thị
trường chợ đen. Ai vi phạm bị tịch thu. Đừng bao giờ quên, với chính
quyền cộng sản, không cái gì họ không dám làm. Khi đó hoặc bạn phải bán
với giá rẻ mạt, hoặc bạn bị tịch thu.
Bạn phải làm gì
Rất đơn giản: Khẩn trương quên ngay cái gì có tên gọi SJC. Vàng của bạn
thì bạn giữ. Cần thiết vẫn mua bán ở các cửa hàng vàng vẫn đang hoạt
động. Tuyệt đối không dập thương hiệu SJC.
Khi chính quyền ra lệnh cấm các của hàng vàng tư nhân hoạt động thì bạn
hoàn toàn yên tâm, sẽ có ngay một bộ phận không nhỏ len đến tận hang
cùng ngõ hẻm sẵn sàng mua bán vàng cho bạn khi bạn có nhu cầu theo đúng
giá thị trường hàng hóa.
Bạn hãy tin rằng, cái gì phù hợp với quy luật thì tồn tại mãi mãi. Trái
quy luật ắt không sớm thì muộn vẫn bị đào thải - chính trị, kinh tế đều
luôn đúng.
chinh xac, truoc sauu gi thi vang cung tro ve gia tri thuc cua no.
Trả lờiXóadieu minh kham phuc la chua ai phan tich ti mi va chinh xac nhu ban, chac ban cung ve nganh vang?
co dieu kien thi giao luu chia se kinh nghiem
Đây là bài viết của Trần Sơn(?) bên trang Dânlàmbáo mang về .Ròm chỉ là dân copie&paste mà thôi .
Xóa