Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu

Hạ Long: Phố ta hóa… phố Tàu

Hồng Nhung (KhamPha) - Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy của TP. Hạ Long giờ đây giống một khu phố Tàu bởi đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc.

Biển hiệu đặc chữ Tàu
Đi chưa đầy một cây số trên tuyến đường mang tên Hạ Long của TP. Hạ Long, có thể thấy hàng chục biển hiệu của khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc.

Tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm, chúng tôi gặp chị Tuyết- một khách du lịch lần đầu đến thành phố Hạ Long. Thấy chị tần ngần một lúc lâu trước những món quà bắt mắt, chúng tôi hỏi chuyện mới biết chị đang phân vân không biết đây là cửa hàng của người Việt hay người Trung Quốc. Chị phải nghĩ “tìm cách nói sao cho lịch sự”. Nhưng sự e ngại của chị hơi thừa. Chủ cửa hàng đi ra chào chị bằng tiếng Việt rất “sõi”.

Hầu hết chủ cửa hàng có biển hiệu chữ Trung Quốc trên tuyến đường này là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn không đọc nổi dòng chữ Trung Quốc trên biển hiệu nhà mình.


Chợ đêm Hạ Long với dòng “chú thích” bằng chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt

Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.

'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mỹ của 4sang

'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mĩ của chủ tịch Sang

August Anh (Danlambao) - Dư âm vụ bắt 3 bloggers gần đây chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại xôn xao về việc xuất hiện một "danh sách 20 blogger sắp bị bắt" được bắn ra từ bên trong nội bộ đảng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, phía nhà cầm quyền vẫn chưa có thêm động tĩnh gì ngoài những chiêu trò lặt vặt. Có vẻ như đã xuất hiện một "sự yên lặng" từ cả phía nhà cầm quyền quyền cũng như từ một số người. Tại sao?
Có thể hiểu, yên lặng đây không phải là sóng yên gió lặng, cũng không phải là thái độ "bỏ qua" của những người cầm quyền. Đó là một sự yên lặng bề ngoài, nhưng bên trong thì đầy căng thẳng chẳng thua gì chiến tranh lạnh.

Về phía chính quyền, hành động im lặng có khi là một sự nhân nhượng nào đó, hoặc là một chiến thuật ngấm ngầm được toan tính và phủ bên ngoài bằng sự lặng im. Nếu có yếu tố bị bắt buộc phải nhân nhượng thì cũng chỉ là thủ đoạn hòng đạt được ít chữ ký bên bàn ngoại giao quốc tế, hoặc chỉ để dò xét, "hóng" xem bàn dân thiên hạ đang say nắng ở cấp độ nào?

Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân Việt

Hộ khẩu, nỗi ám ảnh của người dân

An Nhiên, thông tín viên RFA 2013-07-13
 
hokhau-305.jpg
Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.
Courtesy tracuupl.info


Hạn chế quyền công dân

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật cư trú theo đó vẫn qui định chặt việc nhập khẩu vào các Thành phố Trung ương. Điều này càng gây khó khăn cho những người dân tỉnh tìm kế mưu sinh tại những nơi đó, và hạn chế quyền của công dân.
Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”
Tuy nhiên, Bộ công an đã đề xuất sửa đổi một số điều luật trong luật di trú được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2013, và sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu, mục đích việc sửa đổi vài điều trong Luật di trú là chủ yếu tập trung vào một số vấn đề nổi cộm, vướng mắc như tình trạng di dân tự phát vào nội thành của các thành phố lớn, gây quá tải về hạ tầng, an sinh xã hội, quản lý trật tự an toàn xã hội.
Vấn đề hộ khẩu nhà nước thích quản lý bây giờ như kiểu ngăn sông cấm chợ như thời bao cấp, nó làm cho bất tiện đủ thứ.
-Anh Mẫn

CSVN đã làm gì để hỗ trợ ngư dân bị tàu+ đánh cướp?

VN đã làm gì để hỗ trợ ngư dân bị đánh cướp?

Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-07-11

anh-3-qngai-ngu-dan-305.jpg
Ngư dân Mai Văn Cường, thuyền trưởng tàu cá QNg 90153 TS, là một trong hai tàu bị tàu TQ đánh cướp, ảnh chụp hôm 9/7.
Courtesy Infonet


Ngư dân trên hai chiếc tàu cá thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hôm ngày 9 tháng 7 trở về từ quần đảo Hoàng Sa trong tình trạng tả tơi vì bị đánh đập, tàu bị hư hại do lực lượng mà những nạn nhân khai báo là từ Trung Quốc.
Cơ quan chức năng địa phương và Hội Nghề Cá đến nay đã có những động thái gì để hỗ trợ cho ngư dân?

Bị cướp thường xuyên?

Báo lề phải Việt Nam lên tiếng thách thức Tàu+

dat-viet-305.jpg
Bài báo thách thức Trung Quốc trên Báo Đất Việt hôm 12 tháng 7 năm 2013.
Screen capture


Báo Đất Việt, một tờ báo chính thống của Việt Nam, hôm 12 tháng 7 có bài viết mang tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”. Bài báo nêu ra các phương án tấn công đánh chiếm mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Bài báo với lời lẽ mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa và cảnh báo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Đây là một bài báo hiếm hoi trên một tờ báo của nhà nước Việt Nam, có lời lẽ mạnh mẽ với Trung Quốc, nhất là sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc và chỉ vài ngày trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ. Việc đăng tải bài báo này cho thấy dấu hiệu gì trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc?

Lên án Trung Quốc

Bài báo với tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa” đăng trên tờ Đất Việt vào ngày 12 tháng 7 hẳn khiến không ít người quan tâm vì đây chính là khu vực tranh chấp chủ quyền căng thẳng từ lâu nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không những thế đây cũng chính là nơi đã từng diễn ra trận hải chiến đẫm máu năm 1988 giữa hai nước khiến 64 lính Việt Nam tử trận.
Bài báo mở đầu với lời lẽ khá mạnh mẽ lên án các hành động và thái độ gần đây của Trung Quốc. Bài báo viết: “Hành động của Trung Quốc và tuyên bố của các tướng lĩnh diều hâu về biển Đông đã chứng tỏ việc chấp nhận tham vấn về COC với ASEAN chỉ là chiêu bài sau 11 năm lẩn tránh. Trung Quốc không từ bỏ ý đồ coi biển Đông là ao nhà của họ. Trung Quốc tuyên bố vùng cấm đánh bắt phi pháp, xua tàu cá của họ dưới sự bảo kê của tàu Hải giám đánh bắt trái phép trên chủ quyền quốc gia khác, đến việc tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên biển Đông, phô diễn sức mạnh… làm cho các quốc gia khu vực lo ngại, cảnh giác.”
Bài báo đưa ra dĩ nhiên là nó phải được phép thành ra nó là một tín hiệu cho thấy là cái việc chuyến đi của ông Sang là bằng mặt mà không bằng lòng.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng

Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam

Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam ra mắt Liên hoan Fukuoka


Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác năng lượng hạt nhân. Ảnh chụp ngày 31/10/2011.
Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác năng lượng hạt nhân. Ảnh chụp ngày 31/10/2011.
Reuters

Trọng Nghĩa
Một bộ phim tài liệu nói về tác hại tiềm tàng của nhà máy điện hạt nhân trên một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam sẽ được trình chiếu vào cuối tuần này tại Liên hoan phim châu Á Fukuoka, Nhật Bản, diễn ra từ 04/07 đến 14/07/2013.


Hoàn thành năm 2012, bộ phim Shinobiyoru Genpatsu (Nhà máy điện hạt nhân đang xâm lấn), đã so sánh tình cảnh cư dân ngôi làng Việt Nam với cư dân quanh nhà máy điện nguyên tử Fukushima để lên án việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ hạt nhân qua những nước đang phát triển như Việt Nam.

NC Vịnh Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước


Chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước

 freedomnotforfree » Thứ 5 Tháng 7 11, 2013 12:25 am
Huỳnh Tâm
Hình ảnh


“…Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc)…”.

Phóng viên Hải Âu của báo Quân Đội Nhân Dân (人民网军) chuyển tin: Lúc 06:00 quốc tế, chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn ra trò khỉ ngoạn mục, nhân dân Việt Nam có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện thay vì dùng danh từ “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn(常万全).

Hình ảnh
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, người đứng bên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc,
Tướng Thường Vạn Toàn (常万全).
Nguồn: Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.


Theo Tân Hoa Xã, cuộc tiếp xúc quân sự diễn ra tại văn phòng Viện. Ủy viên Trung ương Nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, đứng đầu quân đội chỉ đạo cuộc họp lần thứ bảy của Quốc phòng Trung Quốc-Việt Nam, có sự tham dự của Tham vấn an ninh Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn phán rằng:

‒ Tình hữu nghị Trung-Việt giữa hai nước vớicác lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng:

Bàn về chuyến đi Mỹ của 4sang

Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ


Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, tại Thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing

Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy. Chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên. Đây sẽ là lần thứ hai, một nguyên thủ Việt Nam thăm nước Mỹ, kể từ khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ song phương.

Hai nguồn tin thân cận với hồ sơ, xin ẩn danh cho biết, ông Trương Tấn Sang sẽ tới Nhà Trắng vào tuần cuối cùng của tháng Bẩy này.
Cho đến tối hôm qua, Nhà Trắng Tòa Bạch cung cũng như đại sứ quán Việt Nam tại Washington không muốn bình luận gì về thông tin này.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam, vốn là cựu thù, và với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, hầu như không có gì trong những năm 1990, hiện đã lên tới 20 tỷ đô la.

Về phần mình, Việt Nam mong muốn phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vào lúc các nước ASEAN tố cáo Trung Quốc + ngày càng tỏ ra hung hăng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người tiến hành bình thường hóa bang giao song phương, đã thực hiện một chuyến công du hòa giải lịch sử với Việt Nam năm 2000. Tổng thống George Bush đã sang Việt Nam nhân dịp Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Hà Nội năm 2007. Cũng trong năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã sang Việt Nam hồi tháng Bẩy 2012. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết ông cũng có ý định thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Phản ứng của "Côn An" sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc

Chính quyền phản ứng sau vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc


2-7-2013

Công an trại giam Xuân Lộc thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.

Ngay sau khi xảy ra vụ phản kháng của tù nhân tại trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nhóm tù chính trị tại đó bị chuyển đi nơi khác.



Thừa nhận một nửa sự việc!

Vụ việc các tù nhân tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy hồi sáng chủ nhật ngày 30 tháng 6 khống chế giám thị trại giam để phản đối cách hành xử hà khắc như đánh đập, cắt xén khẩu phần ăn, bán những thực phẩm ôi thiu cho phạm nhân … được chính một số tù chính trị ở phân trại 1 thông tin ra bên ngoài.

Sang ngày hôm sau truyền thông trong nước loan đi thông tin của Tổng cục Thi hành án và Hỗ trợ Tư Pháp ( Tổng cục 8, Bộ Công An) về vụ việc đó. Tổng cục này thừa nhận đã xảy ra vụ việc được gọi là gây rối.


"Côn an csVN" dùng “Cao Đài” tấn công Cao Đài

Công an dùng “Cao Đài” tấn công Cao Đài

TIỀN GIANG (NV) .- Tổ chức “Cao Đài” do nhà cầm quyền CSVN điều khiển, vừa tấn công Thánh thất Cao Đài Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, trục xuất nhóm Cao Đài chân truyền ra khỏi Thánh thất này.

Ông Nguyễn Văn Em – một tín đồ Cao Đài thuần túy, bị đánh tét đầu khi “Hội đồng Chủ quản Cao Đài” tổ chức cướp Thánh Thất Cao Đài Long Bình. (Hình: website baotonchanhphap.net)

Sự kiện vừa kể xảy ra vào sáng 3 tháng 7, tổ chức “Cao Đài” do nhà cầm quyền CSVN điều khiển (thường gọi là Hội đồng chủ quản) ném đá vào bên trong Thánh thất Cao Đài Long Bình, phá sập cổng. Họ xông vào bên trong, trói, đánh đập khoảng 30 vị là chức sắc, tín đồ của nhóm Cao Đài chân truyền, không phục tùng chính quyền (còn gọi là Cao Đài thuần túy), trục xuất họ ra khỏi Thánh thất.

Có 8 thành viên của nhóm Cao Đài thuần túy bị thương. Nặng nhất là ông Nguyễn Văn Em bị đánh tét đầu.

Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam

Phố Tàu – Biểu hiện Hán hóa ở Việt Nam

Wednesday, July 03, 2013
BÌNH DƯƠNG (NV) .- Các khu phố Tàu đang mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam. Càng ngày, càng nhiều tin, bài, hình ảnh về những vấn đề liên quan đến sự hình thành và phát triển của các khu phố Tàu mới.



Một góc phố Tàu ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Hình: Sống Mới).

Các tờ Tiền Phong, Thanh Niên, Dân Trí vừa đưa nhiều thông tin, hình ảnh, giới thiệu những khu phố Tàu mới hình thành ở Bình Dương, Hà Tĩnh.

Có dấu hiệu giới tư bản đỏ trong nước tháo chạy với tài sản

Có dấu hiệu giới tư bản đỏ trong nước tháo chạy với tài sản

Tin từ giới ngân hàng và đầu tư quốc tế cho biết suốt mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận một luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Số tiền này nhiều và liên tục, không rõ nguồn gốc đến mức các lãnh tụ phe đối lập Úc còn giật mình đòi nhà cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2012-06-07_CHINA-ECONOMY-RATES.JPG

Vì sao người Việt còn ra nước ngoài để tìm 'độc lập, tự do và hạnh phúc'?

Vì sao người Việt còn ra nước ngoài để tìm 'độc lập, tự do và hạnh phúc'?

Năm 1976 tôi đón Lễ Độc Lập đầu tiên khi nước Mỹ tròn 200 tuổi. Năm đó đi coi bắn pháo bông ở sân vận động Candlestick, cuốn theo người mấy tấm áo dầy mà vẫn cảm thấy cái lạnh mùa hè San Francisco.
'Người dân Mỹ thể hiện tinh thần Độc lập, Tự do qua những việc làm và hành động'
Dịp lễ lớn nhất của Mỹ rơi vào mùa hè, mùa của nhiều thú vui chơi, thư giãn nhất trong năm.

Hai tuần trước leo núi Yosemite, nóng như lửa. Tuần này nhiệt độ vẫn trên 100 vì thế kéo nhau xuống biển Santa Cruz.

Ở đây có những trò chơi nhào lộn cao tốc cho trẻ con. Người lớn cắm dù, dựng lều, đem lò ra nướng thịt, burger, hot dog. Bia chỉ được uống trên khu vực giải trí, không được mang ra bãi biển. Giới hạn thế, nhưng giấu bia trong thùng đá, khi uống rót vào ly giấy. Nhâm nhi, lai rai.

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng/gói

Chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường.

Đa phần các hàng cơm bụi đều cho thoải mái khi khách ăn muốn lấy thêm cơm. Khách có đông đến mấy, cũng chỉ một tiếng đồng hồ sau là quán đã kịp nấu nồi cơm trắng tròn mẩy đầy ú ụ nhờ gói bột trắng hóa chất "phép màu".

Gói bột trắng 8.000 đồng giúp cơm nở gấp 2-3 lần
Từ lâu chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) được biết đến là khu chợ lâu đời, buôn bán nhiều loại gia vị nổi tiếng và tiểu thương nào cũng có sẵn mấy chục lượt khách quen đến mua hàng ngày. Chợ bán nhiều loại gia vị từ quế, hồi, đến các loại bột làm bánh, bột nổi... và mỗi hàng lại có những loại tạp phẩm không giống ai để cạnh tranh lợi nhuận.



Quầy bán bột trắng giúp gạo ngâm nở nhiều gấp 2,3 lần bình thường.

Flickr.com: Kho hình vô tận ( Ngoc Chinh Nguyen )

Flickr.com: Kho hình vô tận

Flickr.com (phát âm là “flick-kơ”) là một trang web của Yahoo!, hoạt động như một kho hình, bao gồm hình chụp và video clips, để đáp ứng nhu cầu của khoảng 80 triệu người yêu nhiếp ảnh trên thế giới.

Ngôn ngữ được sử dụng trên Flickr là tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Bahasa (Indonesia)… và đặc biệt có cả tiếng Việt nên tương đối dễ dàng đối với những người không rành về ngoại ngữ.

Logo Flickr qua sáng tác của Silver Artist

Website Flickr được Ludicorp thành lập vào tháng 2/2004. Đây là một công ty ở Vancouver, British Columbia, Canada. Thống kê chính thức cho biết, tính đến tháng 8/2007 kho hình ảnh của Flickr đã đạt mức 1 tỷ hình và đến tháng 11/2008 con số này lên đến 3 tỷ.

Tính trung bình vào đầu năm 2012, mỗi ngày có đến 1,8 triệu tập tin hình ảnh (photo files) được tải lên Flickr. Người ta còn thống kê, vào những thời điểm có số người truy cập đông, cứ mỗi giây có khoảng 28 hình ảnh được tải lên.

Công ty Yahoo! đã mua lại Ludicorp và Flickr vào tháng 3/2005. Trong suốt tuần lễ đầu tiên, toàn bộ nội dung đã được chuyển từ máy chủ ở Canada sang máy chủ ở Hoa Kỳ. Như vậy tất cả các dữ liệu đã được chuyển sang theo luật liên bang của Mỹ.