Phim cảnh báo tai họa tiềm tàng của điện hạt nhân tại Việt Nam ra mắt Liên hoan Fukuoka
Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác năng lượng hạt nhân. Ảnh chụp ngày 31/10/2011.
Reuters
Một bộ phim tài liệu nói về tác hại tiềm tàng của nhà máy
điện hạt nhân trên một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam sẽ được trình
chiếu vào cuối tuần này tại Liên hoan phim châu Á Fukuoka, Nhật Bản,
diễn ra từ 04/07 đến 14/07/2013.
Hoàn thành năm 2012, bộ phim Shinobiyoru Genpatsu (Nhà máy điện
hạt nhân đang xâm lấn), đã so sánh tình cảnh cư dân ngôi làng Việt Nam
với cư dân quanh nhà máy điện nguyên tử Fukushima để lên án việc Nhật
Bản xuất khẩu công nghệ hạt nhân qua những nước đang phát triển như Việt
Nam.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, nhà làm phim Shinsuke Nakai, 46 tuổi, đã đến phỏng vấn cư dân của thôn Thái An, thuộc tỉnh Ninh Thuận, vùng ven biển miền trung Việt Nam, nơi một nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng với công nghệ và kinh nghiệm Nhật Bản.
Đây là một ngôi làng với khoảng 2000 dân, sẽ được di dời đi nơi khác để nhường chỗ cho nhà máy điện nguyên tử (Ninh Thuận 2, thực hiện theo thỏa thuận với chính quyền Nhật Bản). Vấn đề là nơi ở mới của họ chỉ cách nhà máy tương lai khoảng một cây số.
Trong các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi tháng Hai năm ngoái (2012), những người dân ở Thái An cho biết là họ không được thông tin đầy đủ về nguy cơ của điện nguyên tử cùng những hậu quả nghiêm trọng, như đã được thấy sau tai nạn đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima do trận động đất sóng thần ngày 11/03/2011.
Riêng người lãnh đạo làng Thái An đã được Nhật Bản mời đi tham quan một nhà máy điện hạt nhân. Trong bộ phim, nhân vật này đã cho biết là các lò phản ứng đã được « đóng kín », và « an toàn ».
Đó là cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả bộ phim cũng đến Fukushima, quay cảnh cư dân bị bắt buộc phải di tản khỏi nơi ở và cho đến giờ này vẫn phải sống xa nơi quê hương của họ vì phóng xạ hạt nhân.
Theo Kyodo, bộ phim đã tìm cách nêu bật những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai cộng đồng dân cư ở Thái An và ở vùng Fukushima. Đây là một bảng cáo trạng gay gắt nhắm vào chính sách xuất khẩu công nghệ hạt nhân của chính quyền Nhật Bản.
Ngoài Liên hoan phim Fukuoka, bộ phim cũng được trình chiếu miễn phí tại miền tây Nhật Bản, Tokyo và Nagoya.
_______________
"Dân Việt đâu có biểu tình phản đối dự án hạt nhân ."
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, nhà làm phim Shinsuke Nakai, 46 tuổi, đã đến phỏng vấn cư dân của thôn Thái An, thuộc tỉnh Ninh Thuận, vùng ven biển miền trung Việt Nam, nơi một nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng với công nghệ và kinh nghiệm Nhật Bản.
Đây là một ngôi làng với khoảng 2000 dân, sẽ được di dời đi nơi khác để nhường chỗ cho nhà máy điện nguyên tử (Ninh Thuận 2, thực hiện theo thỏa thuận với chính quyền Nhật Bản). Vấn đề là nơi ở mới của họ chỉ cách nhà máy tương lai khoảng một cây số.
Trong các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi tháng Hai năm ngoái (2012), những người dân ở Thái An cho biết là họ không được thông tin đầy đủ về nguy cơ của điện nguyên tử cùng những hậu quả nghiêm trọng, như đã được thấy sau tai nạn đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima do trận động đất sóng thần ngày 11/03/2011.
Riêng người lãnh đạo làng Thái An đã được Nhật Bản mời đi tham quan một nhà máy điện hạt nhân. Trong bộ phim, nhân vật này đã cho biết là các lò phản ứng đã được « đóng kín », và « an toàn ».
Đó là cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả bộ phim cũng đến Fukushima, quay cảnh cư dân bị bắt buộc phải di tản khỏi nơi ở và cho đến giờ này vẫn phải sống xa nơi quê hương của họ vì phóng xạ hạt nhân.
Theo Kyodo, bộ phim đã tìm cách nêu bật những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai cộng đồng dân cư ở Thái An và ở vùng Fukushima. Đây là một bảng cáo trạng gay gắt nhắm vào chính sách xuất khẩu công nghệ hạt nhân của chính quyền Nhật Bản.
Ngoài Liên hoan phim Fukuoka, bộ phim cũng được trình chiếu miễn phí tại miền tây Nhật Bản, Tokyo và Nagoya.
_______________
"Dân Việt đâu có biểu tình phản đối dự án hạt nhân ."
Thành phố ở TQ hủy dự án cơ sở hạt nhân do dân chúng phản đối
Khoảng
1,000 người tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Giang Môn ở gần đó để
phản đối việc xây dựng nhà máy vì lo ngại về vấn đề an toàn và phóng xạ
hạt nhân, ngày 12/7/2013.
13.07.2013
Giới hữu trách ở miền nam Trung Quốc đã hủy bỏ kế hoạch xây một nhà
máy xử lý nhiên liệu hạt nhân sau khi dân chúng địa phương biểu tình
phản đối.
Chính quyền thành phố Hạt Sơn ở tỉnh Quảng Đông hôm nay cho biết trong một thông cáo họ sẽ ngưng dự án 6 tỉ đô la của Tập doàn Hạt nhân Trung Quốc để xây các cơ sở chuyển đổi và tinh chế uranium để sản xuất nhiên liệu hạt nhân.
Thị trưởng Ngũ Vũ Hùng nói rằng chính quyền Hạt Sơn tôn trọng ý kiến công chúng và sẽ không đệ đơn xin phê duyệt dự án.
Quyết định này được loan báo sau khi khoảng 1,000 người tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Giang Môn ở gần đó để phản đối việc xây dựng nhà máy vì lo ngại về vấn đề an toàn và phóng xạ hạt nhân.
Chính quyền thành phố Hạt Sơn ở tỉnh Quảng Đông hôm nay cho biết trong một thông cáo họ sẽ ngưng dự án 6 tỉ đô la của Tập doàn Hạt nhân Trung Quốc để xây các cơ sở chuyển đổi và tinh chế uranium để sản xuất nhiên liệu hạt nhân.
Thị trưởng Ngũ Vũ Hùng nói rằng chính quyền Hạt Sơn tôn trọng ý kiến công chúng và sẽ không đệ đơn xin phê duyệt dự án.
Quyết định này được loan báo sau khi khoảng 1,000 người tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Giang Môn ở gần đó để phản đối việc xây dựng nhà máy vì lo ngại về vấn đề an toàn và phóng xạ hạt nhân.
Nhật có kỷ cương như thế mà còn bị tai hoạ.
Trả lờiXóaVN thì bị đục khoét như "mối" thì...đại họa sẽ nhanh chóng xảy ra thội...!!!!