Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam công du Hoa Kỳ
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, tại Thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing
Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy. Chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên. Đây sẽ là lần thứ hai, một nguyên thủ Việt Nam thăm nước Mỹ, kể từ khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ song phương.
Hai nguồn tin thân cận với hồ sơ, xin ẩn danh cho biết, ông Trương Tấn Sang sẽ tới Nhà Trắng vào tuần cuối cùng của tháng Bẩy này.
Cho đến tối hôm qua, Nhà Trắng Tòa Bạch cung cũng như đại sứ quán Việt Nam tại Washington không muốn bình luận gì về thông tin này.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam, vốn là cựu thù, và với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, hầu như không có gì trong những năm 1990, hiện đã lên tới 20 tỷ đô la.
Về phần mình, Việt Nam mong muốn phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vào lúc các nước ASEAN tố cáo Trung Quốc + ngày càng tỏ ra hung hăng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người tiến hành bình thường hóa bang giao song phương, đã thực hiện một chuyến công du hòa giải lịch sử với Việt Nam năm 2000. Tổng thống George Bush đã sang Việt Nam nhân dịp Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Hà Nội năm 2007. Cũng trong năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã sang Việt Nam hồi tháng Bẩy 2012. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết ông cũng có ý định thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc phát triển phát triển quan hệ giữa Washington và Hà Nội thường bị một số nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ. Những người này cho rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đã bị gạt xuống hàng thứ yếu.
Nguồn rfi
__________________Trương Tấn Sang sẽ thăm Mỹ cuối Tháng Bảy
Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng phu nhân, bà Michelle Obama chụp hình kỷ niệm với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân, bà Mai Thị Hạnh, tại Thượng đỉnh APEC tại Hawaï ngày 12/11/2011. REUTERS/Larry Downing
Các nguồn tin thân cận với hồ sơ, ngày hôm qua, 10/07/2013, cho AFP biết, tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào cuối tháng Bẩy. Chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai bên. Đây sẽ là lần thứ hai, một nguyên thủ Việt Nam thăm nước Mỹ, kể từ khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ song phương.
Hai nguồn tin thân cận với hồ sơ, xin ẩn danh cho biết, ông Trương Tấn Sang sẽ tới Nhà Trắng vào tuần cuối cùng của tháng Bẩy này.
Cho đến tối hôm qua, Nhà Trắng Tòa Bạch cung cũng như đại sứ quán Việt Nam tại Washington không muốn bình luận gì về thông tin này.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ muốn tăng cường quan hệ với chế độ cộng sản Việt Nam, vốn là cựu thù, và với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, hầu như không có gì trong những năm 1990, hiện đã lên tới 20 tỷ đô la.
Về phần mình, Việt Nam mong muốn phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vào lúc các nước ASEAN tố cáo Trung Quốc + ngày càng tỏ ra hung hăng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người tiến hành bình thường hóa bang giao song phương, đã thực hiện một chuyến công du hòa giải lịch sử với Việt Nam năm 2000. Tổng thống George Bush đã sang Việt Nam nhân dịp Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Hà Nội năm 2007. Cũng trong năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã sang Việt Nam hồi tháng Bẩy 2012. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết ông cũng có ý định thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc phát triển phát triển quan hệ giữa Washington và Hà Nội thường bị một số nghị sĩ tại Quốc hội Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ. Những người này cho rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đã bị gạt xuống hàng thứ yếu.
Nguồn rfi
Wednesday, July 10, 2013
WASHINGTON, D.C. (NV) - Tổng Thống Barack Obama vừa chính thức mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ trong tháng này, nhằm gia tăng hợp tác an ninh và thương mại giữa hai quốc gia cựu thù, mặc dù còn một số quan tâm liên quan đến nhân quyền Việt Nam, hãng thông tấn AFP dẫn nhiều nguồn tin cho biết hôm Thứ Tư.
Cộng đồng Việt Nam biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, phản đối chuyến thăm của Thủ Tướng Phan Văn Khải ngày 21 Tháng Năm, 2005. (Hình: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Chuyến đi của ông Sang sẽ là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ thứ nhì của một người đứng đầu nhà nước CSVN, kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây gần hai thập niên, trong bối cảnh cả hai phía ngày càng có nhiều quyền lợi chung.
Hai người biết rõ thông tin về kế hoạch chuyến đi, nhưng không được phép nêu tên, nói với AFP rằng ông Obama mời ông Sang thăm Mỹ vào tuần cuối của Tháng Bảy.
Cả Tòa Bạch Ốc và Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Washington, D.C., đều từ chối đưa ra lời bình luận.
Chuyến viếng thăm của ông Sang chắc chắn sẽ bị cộng đồng Việt Nam biểu tình phản đối, ông Ðoàn Hữu Ðịnh, chủ tịch Cộng Ðồng Việt Nam Vùng Washington D.C., Virginia và Maryland, xác nhận với nhật báo Người Việt.
“Chính quyền Việt Nam lâu nay tước đoạt quyền của người dân, đàn áp dân chúng, vì thế, chúng tôi phải biểu tình chống ông Sang, người đại diện cho chính quyền này,” ông Ðịnh nói. “Ngoài ra, ông Sang vừa đi Trung Quốc, ký 10 văn kiện bán nước thêm, giờ tính đi Mỹ để cân bằng. Ðó là chuyện của ông. Nhưng chúng tôi chống cũng vì ông không bảo toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Ông Ðịnh nói thêm: “Lãnh thổ của mình thì mình phải lo giữ, tại sao để Trung Quốc giám sát chung?”
“Theo tôi, ông Sang là một kẻ phản bội, bán nước. Ðó là lý do vì sao chúng tôi chống,” ông Ðịnh nói.
Ông cũng cho biết, ngày 24 Tháng Bảy tới đây, đồng hương khắp nơi sẽ về hỗ trợ cộng đồng Việt Nam ở New York biểu tình trước Liên Hiệp Quốc đòi lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Tôi chắc chắn, khi đồng hương về New York, nghe ông Sang qua D.C. vào cuối tháng, sẽ có nhiều người kéo về tham gia biểu tình,” ông Ðịnh nhận định.
Trong thời gian qua, Việt Nam luôn muốn gia tăng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, trong bối cảnh các quốc gia Châu Á tố cáo Trung Quốc ngày càng gây hấn trong các vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông.
Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng căng thẳng, quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội có vẻ ít căng thẳng hơn vào thời điểm ông Obama quyết định mời ông Sang thăm Washington, D.C.
Hồi tháng trước, ông Trương Tấn Sang dẫn đầu một phái đoàn thăm chính thức Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng hai đối thủ truyền thống đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để giải quyết xung đột trên biển, liên quan đến ngư dân đánh cá trong vùng có tranh chấp.
Tuy vậy, gia tăng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam gặp một số chỉ trích tại Quốc Hội, tố cáo hành pháp Hoa Kỳ chỉ “nói miệng” trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.
Trong một thông cáo báo chí gởi cho nhật báo Người Việt hôm Thứ Tư, Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa-Virginia) cho biết, trong phiên họp khoáng đại Hạ Viện hôm Thứ Hai, ông đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng Thống Barack Obama thất bại trong việc đẩy mạnh cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Wolf là đồng chủ tịch hai nhóm Congrational Vietnam Caucus và Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tại Hạ Viện Hoa Kỳ.
“Trong mấy năm qua, tôi chứng kiến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng đi xuống, trong khi đó, chính quyền Obama không có chính sách nào khẩn cấp và ưu tiên trong lãnh vực này,” thông cáo báo chí dẫn lời Dân Biểu Frank Wolf nói trước chủ tịch Hạ Viện.
“Hồi Tháng Tư, 2007, tôi từng gởi thư cho Ngoại Trưởng Condoleezza Rice, nêu lên nhiều trường hợp bị bắt và bị tấn công tại Việt Nam, và yêu cầu Bộ Ngoại Giao hủy những chuyến viếng thăm của chủ tịch và thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ, nếu tình trạng nhân quyền tại quốc gia này không được cải thiện, nhưng cơ quan này làm ngơ,” ông Wolf nói tiếp.
Ông nói tiếp: “Ðáng buồn là tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hơn. Hôm 8 Tháng Bảy, đài truyền hình ABC cho biết, riêng trong năm nay, hơn 50 người bị bắt và bị tuyên án tù tại các phiên tòa hoàn toàn mang tính chính trị tại Việt Nam.”
Theo AFP, Dân Biểu Frank Wolf cho rằng chính quyền Obama rất yếu kém trong việc cổ vũ nhân quyền tại Việt Nam và nơi khác.
“Nếu bỏ phiếu cho Obama và nghĩ rằng ông cổ vũ cho nhân quyền tại Việt Nam, quý vị bị lừa rồi,” ông Wolf nói với AFP. “Ông là tổng thống tệ nhất từ trước tới nay trong lãnh vực nhân quyền.”
Ông Wolf cũng từng yêu cầu cách chức ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho rằng ông này không thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị bị Việt Nam gọi là “khủng bố,” nói với AFP rằng ông Obama nên gây sức ép với ông Sang để đẩy mạnh “thực sự” cải tổ chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả Luật Sư Lê Quốc Quân đang bị giam giữ.
Tổng Thống Obama gần đây tuyên bố Ðông Nam Á là một ưu tiên trong chính sách của mình, và thấy một cơ hội xây dựng quan hệ với vùng này, một khu vực đang phát triển và hầu hết thân thiện với Hoa Kỳ.
Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, ông Obama tiếp lãnh đạo của Singapore và Brunei tại Tòa Bạch Ốc, và nhất là thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến
Myanmar, sau khi quốc gia này bắt đầu có cải tổ chính trị mà trước đây chưa bao giờ có.
Hoa Kỳ cũng gia tăng quan hệ buôn bán với Việt Nam và đang thảo luận với hàng chục quốc gia khác trong việc tham gia Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính quyền Obama muốn thực hiện TPP dựa trên một trật tự mới, tạo ra luật lệ mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào một thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.
Năm 1995, Tổng Thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và thăm quốc gia cựu thù năm 2000. Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush thăm Việt Nam khi tham dự hội nghị thượng đình APEC.
Kể từ khi cuộc chiến Ðông Dương kết thúc, chủ tịch duy nhất của Việt Nam thăm Hoa Kỳ cho tới nay là ông Nguyễn Minh Triết, qua lời mời của Tổng Thống George W. Bush, vào năm 2007, kéo dài trong sáu ngày, và gặp sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt.
Năm ngoái, ông Sang có đến tiểu bang Hawaii dự APEC, và thủ tướng Việt Nam từng nhiều lần thăm Hoa Kỳ, khởi đầu là ông Phan Văn Khải, vào năm 2005.
Ngoại Trưởng John Kerry, một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam và là một người cổ vũ mạnh mẽ quan hệ giữa Hà Nội và Washington, mới đây nói ông sẽ thăm thủ đô Việt Nam một ngày gần đây.
––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com
Nguồn : người Việt Online
WASHINGTON, D.C. (NV) - Tổng Thống Barack Obama vừa chính thức mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ trong tháng này, nhằm gia tăng hợp tác an ninh và thương mại giữa hai quốc gia cựu thù, mặc dù còn một số quan tâm liên quan đến nhân quyền Việt Nam, hãng thông tấn AFP dẫn nhiều nguồn tin cho biết hôm Thứ Tư.
Cộng đồng Việt Nam biểu tình trước Tòa Bạch Ốc, phản đối chuyến thăm của Thủ Tướng Phan Văn Khải ngày 21 Tháng Năm, 2005. (Hình: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Chuyến đi của ông Sang sẽ là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ thứ nhì của một người đứng đầu nhà nước CSVN, kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây gần hai thập niên, trong bối cảnh cả hai phía ngày càng có nhiều quyền lợi chung.
Hai người biết rõ thông tin về kế hoạch chuyến đi, nhưng không được phép nêu tên, nói với AFP rằng ông Obama mời ông Sang thăm Mỹ vào tuần cuối của Tháng Bảy.
Cả Tòa Bạch Ốc và Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Washington, D.C., đều từ chối đưa ra lời bình luận.
Chuyến viếng thăm của ông Sang chắc chắn sẽ bị cộng đồng Việt Nam biểu tình phản đối, ông Ðoàn Hữu Ðịnh, chủ tịch Cộng Ðồng Việt Nam Vùng Washington D.C., Virginia và Maryland, xác nhận với nhật báo Người Việt.
“Chính quyền Việt Nam lâu nay tước đoạt quyền của người dân, đàn áp dân chúng, vì thế, chúng tôi phải biểu tình chống ông Sang, người đại diện cho chính quyền này,” ông Ðịnh nói. “Ngoài ra, ông Sang vừa đi Trung Quốc, ký 10 văn kiện bán nước thêm, giờ tính đi Mỹ để cân bằng. Ðó là chuyện của ông. Nhưng chúng tôi chống cũng vì ông không bảo toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Ông Ðịnh nói thêm: “Lãnh thổ của mình thì mình phải lo giữ, tại sao để Trung Quốc giám sát chung?”
“Theo tôi, ông Sang là một kẻ phản bội, bán nước. Ðó là lý do vì sao chúng tôi chống,” ông Ðịnh nói.
Ông cũng cho biết, ngày 24 Tháng Bảy tới đây, đồng hương khắp nơi sẽ về hỗ trợ cộng đồng Việt Nam ở New York biểu tình trước Liên Hiệp Quốc đòi lại chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Tôi chắc chắn, khi đồng hương về New York, nghe ông Sang qua D.C. vào cuối tháng, sẽ có nhiều người kéo về tham gia biểu tình,” ông Ðịnh nhận định.
Trong thời gian qua, Việt Nam luôn muốn gia tăng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, trong bối cảnh các quốc gia Châu Á tố cáo Trung Quốc ngày càng gây hấn trong các vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Ðông.
Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng căng thẳng, quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội có vẻ ít căng thẳng hơn vào thời điểm ông Obama quyết định mời ông Sang thăm Washington, D.C.
Hồi tháng trước, ông Trương Tấn Sang dẫn đầu một phái đoàn thăm chính thức Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng hai đối thủ truyền thống đồng ý thiết lập đường dây điện thoại nóng để giải quyết xung đột trên biển, liên quan đến ngư dân đánh cá trong vùng có tranh chấp.
Tuy vậy, gia tăng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam gặp một số chỉ trích tại Quốc Hội, tố cáo hành pháp Hoa Kỳ chỉ “nói miệng” trong việc thúc đẩy Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền.
Trong một thông cáo báo chí gởi cho nhật báo Người Việt hôm Thứ Tư, Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa-Virginia) cho biết, trong phiên họp khoáng đại Hạ Viện hôm Thứ Hai, ông đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng Thống Barack Obama thất bại trong việc đẩy mạnh cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Wolf là đồng chủ tịch hai nhóm Congrational Vietnam Caucus và Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tại Hạ Viện Hoa Kỳ.
“Trong mấy năm qua, tôi chứng kiến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng đi xuống, trong khi đó, chính quyền Obama không có chính sách nào khẩn cấp và ưu tiên trong lãnh vực này,” thông cáo báo chí dẫn lời Dân Biểu Frank Wolf nói trước chủ tịch Hạ Viện.
“Hồi Tháng Tư, 2007, tôi từng gởi thư cho Ngoại Trưởng Condoleezza Rice, nêu lên nhiều trường hợp bị bắt và bị tấn công tại Việt Nam, và yêu cầu Bộ Ngoại Giao hủy những chuyến viếng thăm của chủ tịch và thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ, nếu tình trạng nhân quyền tại quốc gia này không được cải thiện, nhưng cơ quan này làm ngơ,” ông Wolf nói tiếp.
Ông nói tiếp: “Ðáng buồn là tình hình tại Việt Nam ngày càng tệ hơn. Hôm 8 Tháng Bảy, đài truyền hình ABC cho biết, riêng trong năm nay, hơn 50 người bị bắt và bị tuyên án tù tại các phiên tòa hoàn toàn mang tính chính trị tại Việt Nam.”
Theo AFP, Dân Biểu Frank Wolf cho rằng chính quyền Obama rất yếu kém trong việc cổ vũ nhân quyền tại Việt Nam và nơi khác.
“Nếu bỏ phiếu cho Obama và nghĩ rằng ông cổ vũ cho nhân quyền tại Việt Nam, quý vị bị lừa rồi,” ông Wolf nói với AFP. “Ông là tổng thống tệ nhất từ trước tới nay trong lãnh vực nhân quyền.”
Ông Wolf cũng từng yêu cầu cách chức ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho rằng ông này không thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị bị Việt Nam gọi là “khủng bố,” nói với AFP rằng ông Obama nên gây sức ép với ông Sang để đẩy mạnh “thực sự” cải tổ chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả Luật Sư Lê Quốc Quân đang bị giam giữ.
Tổng Thống Obama gần đây tuyên bố Ðông Nam Á là một ưu tiên trong chính sách của mình, và thấy một cơ hội xây dựng quan hệ với vùng này, một khu vực đang phát triển và hầu hết thân thiện với Hoa Kỳ.
Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, ông Obama tiếp lãnh đạo của Singapore và Brunei tại Tòa Bạch Ốc, và nhất là thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử đến
Myanmar, sau khi quốc gia này bắt đầu có cải tổ chính trị mà trước đây chưa bao giờ có.
Hoa Kỳ cũng gia tăng quan hệ buôn bán với Việt Nam và đang thảo luận với hàng chục quốc gia khác trong việc tham gia Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính quyền Obama muốn thực hiện TPP dựa trên một trật tự mới, tạo ra luật lệ mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào một thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.
Năm 1995, Tổng Thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và thăm quốc gia cựu thù năm 2000. Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush thăm Việt Nam khi tham dự hội nghị thượng đình APEC.
Kể từ khi cuộc chiến Ðông Dương kết thúc, chủ tịch duy nhất của Việt Nam thăm Hoa Kỳ cho tới nay là ông Nguyễn Minh Triết, qua lời mời của Tổng Thống George W. Bush, vào năm 2007, kéo dài trong sáu ngày, và gặp sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt.
Năm ngoái, ông Sang có đến tiểu bang Hawaii dự APEC, và thủ tướng Việt Nam từng nhiều lần thăm Hoa Kỳ, khởi đầu là ông Phan Văn Khải, vào năm 2005.
Ngoại Trưởng John Kerry, một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam và là một người cổ vũ mạnh mẽ quan hệ giữa Hà Nội và Washington, mới đây nói ông sẽ thăm thủ đô Việt Nam một ngày gần đây.
––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com
Nguồn : người Việt Online
TT Obama bất ngờ mời ông Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ
10/07/2013
VN luôn mong mỏi tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vì Trung Quốc không bao giờ giảm cường độ thị uy và bắt nạt VN trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
Cali Today News – Các nguồn tin báo chí chiều thứ tư 10/7 cho biết TT Obama đã mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang của CSVN sang thăm Hoa Kỳ trong tháng 7 này, nhằm tăng cường hợp tác mậu dịch và an ninh giữa hai quốc gia.
Đây là chuyến thăm nước Mỹ lần thứ nhì của một Chủ Tịch nước của CSVN, kể từ khi hai cựu thù cũ đã chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau từ gần 2 thập niên qua.
TT Obama. Photo: abc News
Hai viên chức Hoa Kỳ không tiết lộ tên tuổi cho biết ông Obama đã gửi lời mời ông Sang thăm Mỹ vào tuần lễ cuối của tháng 7, cả Tòa Bạch Ốc lẫn Tòa Đại Sứ CSVN ở Washington vẫn chưa đưa ra lời xác nhận chính thức.
CSVN luôn mong mỏi tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vì Trung Quốc không bao giờ giảm cường độ thị uy và bắt nạt VN trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
Trong tháng 6 ông Sang có thực hiện chuyến đi khá ồn ào sang Bắc Kinh và báo chí chính thức của Trung Quốc cho là “chuyến đi đã giải quyết nhiều tranh chấp giữa hai nước về vấn đề Biển Đông và thiết lập được đường dây điện thoại nóng Hà Nội-Bắc Kinh”
Nhiều chỉ trích từ Quốc Hội Hoa Kỳ nhắm vào Tòa Bạch Ốc trong chuyện giao hảo với CSVN vì chính phủ Obama bị tố giác chỉ thực hiện “kết án qua loa” thành tích nhân quyền của CSVN mà thôi.
Ông Obama luôn đặt Đông Nam Á trong tầm ngắm chiến lược vì theo ông, các quốc gia vùng này phát triển kinh tế khá và đa số thân thiện với Mỹ. Lúc khởi đầu nhiệm kỳ 2, ông đã gặp gỡ lãnh đạo các xứ như Singapore, Brunei và nhất là Miến Điện.
Trường Giang (nguồn AFP)
Nguồn : Calitoday
VN luôn mong mỏi tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vì Trung Quốc không bao giờ giảm cường độ thị uy và bắt nạt VN trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
Cali Today News – Các nguồn tin báo chí chiều thứ tư 10/7 cho biết TT Obama đã mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang của CSVN sang thăm Hoa Kỳ trong tháng 7 này, nhằm tăng cường hợp tác mậu dịch và an ninh giữa hai quốc gia.
Đây là chuyến thăm nước Mỹ lần thứ nhì của một Chủ Tịch nước của CSVN, kể từ khi hai cựu thù cũ đã chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau từ gần 2 thập niên qua.
TT Obama. Photo: abc News
Hai viên chức Hoa Kỳ không tiết lộ tên tuổi cho biết ông Obama đã gửi lời mời ông Sang thăm Mỹ vào tuần lễ cuối của tháng 7, cả Tòa Bạch Ốc lẫn Tòa Đại Sứ CSVN ở Washington vẫn chưa đưa ra lời xác nhận chính thức.
CSVN luôn mong mỏi tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vì Trung Quốc không bao giờ giảm cường độ thị uy và bắt nạt VN trong vấn đề tranh chấp biển đảo.
Trong tháng 6 ông Sang có thực hiện chuyến đi khá ồn ào sang Bắc Kinh và báo chí chính thức của Trung Quốc cho là “chuyến đi đã giải quyết nhiều tranh chấp giữa hai nước về vấn đề Biển Đông và thiết lập được đường dây điện thoại nóng Hà Nội-Bắc Kinh”
Nhiều chỉ trích từ Quốc Hội Hoa Kỳ nhắm vào Tòa Bạch Ốc trong chuyện giao hảo với CSVN vì chính phủ Obama bị tố giác chỉ thực hiện “kết án qua loa” thành tích nhân quyền của CSVN mà thôi.
Ông Obama luôn đặt Đông Nam Á trong tầm ngắm chiến lược vì theo ông, các quốc gia vùng này phát triển kinh tế khá và đa số thân thiện với Mỹ. Lúc khởi đầu nhiệm kỳ 2, ông đã gặp gỡ lãnh đạo các xứ như Singapore, Brunei và nhất là Miến Điện.
Trường Giang (nguồn AFP)
Nguồn : Calitoday
Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 7
Thứ sáu, 12/07/2013
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Marianne Brown
11.07.2013
HÀ NỘI — Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã được mời đến Washington để gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 25 tháng 7. Tin này được loan báo trong lúc vụ xét xử một luật sư bất đồng chính kiến ở Hà Nội nêu bật những vấn đề về nhân quyền tại quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản này.
Ông Trương Tấn Sang đã được mời đến gặp ông Obama tại Tòa Bạch Ốc trong chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ Việt Nam tới Hoa Kỳ kể từ năm 2007.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của đại học New South Wales ở Australia cho biết, tuy Việt Nam đã vận động cho chuyến viếng thăm này hơn một năm qua, quyết định về chuyến đi dường như đã được thực hiện vào phút chót. Ông nói:
"Ông John Kerry lẽ ra đã đi Việt Nam vào tháng 7, nhưng vấn đề Syria làm ông quá bận, và phía Việt Nam cho biết họ không nghe phía Mỹ nói gì cả, không có chuyện gì xảy ra trong vụ này, nhưng thình lình một chuyện gì đó vừa xảy ra. Theo suy đoán của tôi, một phần của chuyện này là ông Sang đi thăm Trung Quốc và bầu không khí rất tích cực đã được tạo ra từ chuyến đi đó."
Các hoạt động ngoại giao của Việt Nam duy trì một sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biền Ðông.
Trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hồi tháng trước, hai nước cộng sản này đã thiết lập một đường dây nóng khẩn cấp để giúp giải quyết những vụ xích mích trên biển vẫn thường làm cho quan hệ đôi bên bị căng thẳng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn hàng thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và hai nước đã gia tăng các cuộc thảo luận giữa quân đội với quân đội trong vài năm gần đây. Nhưng Hà Nội và Washington tiếp tục bất đồng ý kiến với nhau về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hồi đầu tuần này, giới hữu trách Việt Nam đã đình hoãn vô thời hạn vụ xét xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân. Blogger ăn nói thẳng thắn này là một trong những nhà tranh đấu nhân quyền hoạt động tích cực nhất ở Việt Nam.
Giáo sư Cral Thayer cho rằng việc hoãn lại vụ xét xử ông Quân có thể liên hệ tới chuyến đi của ông Sang:
"Việc hoãn lại vụ xét xử vào lúc này có thể có liên hệ tới chuyến công du của ông Sang. Tôi chỉ đoán vậy thôi. Sau đó thì phía Việt Nam sẽ có cơ hội để quyết định sẽ hành động như thế nào."
Ông Lê Quốc Quân, 41 tuổi, đã viết nhiều bài trên blog của mình và tham gia một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Ông thường được truyền thông nước ngoài phỏng vấn và trích dẫn ý kiến về những vấn đề liên quan tới nhân quyền.
Năm 2006 ông đến Washington để nghiên cứu về xã hội dân sự theo một suất học bổng của Quỹ Dân chủ Quốc gia. Ông bị bắt sau khi về lại Việt Nam được 4 ngày và được thả ra vài tháng trước đó.
Trong thời gian trước khi bị bắt hồi tháng 12, ông than phiền về việc công an gia tăng sách nhiễu ông và người trong gia đình ông.
Ông bị truy tố về tội trốn thuế và có thể phải lãnh án 7 năm tù. Tổ chức Human Rights Watch nói rằng cáo trạng này là một vụ dàn dựng.
Em trai ông, ông Lê Ðình Quản, đã bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái cũng về tội trốn thuế
Tại một buổi lễ thắp nến cầu nguyện ở Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua, hàng ngàn người đã tụ tập để ủng hộ cho luật sư Quân và cầu nguyện cho ông được bình an. Mẹ ông Quân, bà Nguyễn Thị Trâm đã đến dự lễ.
Các nhà quan sát cho biết các vấn đề thương mại và vụ tranh chấp biển Ðông sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận ở Washington giữa ông Trương Tấn Sang và ông Barack Obama.
Nhưng còn một vấn đề gai góc mà cả hai nhà lãnh đạo không ai có thế né tránh là vấn đề nhân quyền.
Nguồn : VOA
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Marianne Brown
11.07.2013
HÀ NỘI — Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã được mời đến Washington để gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 25 tháng 7. Tin này được loan báo trong lúc vụ xét xử một luật sư bất đồng chính kiến ở Hà Nội nêu bật những vấn đề về nhân quyền tại quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản này.
Ông Trương Tấn Sang đã được mời đến gặp ông Obama tại Tòa Bạch Ốc trong chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ Việt Nam tới Hoa Kỳ kể từ năm 2007.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của đại học New South Wales ở Australia cho biết, tuy Việt Nam đã vận động cho chuyến viếng thăm này hơn một năm qua, quyết định về chuyến đi dường như đã được thực hiện vào phút chót. Ông nói:
"Ông John Kerry lẽ ra đã đi Việt Nam vào tháng 7, nhưng vấn đề Syria làm ông quá bận, và phía Việt Nam cho biết họ không nghe phía Mỹ nói gì cả, không có chuyện gì xảy ra trong vụ này, nhưng thình lình một chuyện gì đó vừa xảy ra. Theo suy đoán của tôi, một phần của chuyện này là ông Sang đi thăm Trung Quốc và bầu không khí rất tích cực đã được tạo ra từ chuyến đi đó."
Các hoạt động ngoại giao của Việt Nam duy trì một sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đặc biệt là đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biền Ðông.
Trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hồi tháng trước, hai nước cộng sản này đã thiết lập một đường dây nóng khẩn cấp để giúp giải quyết những vụ xích mích trên biển vẫn thường làm cho quan hệ đôi bên bị căng thẳng.
Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn hàng thứ nhì của Việt Nam sau Trung Quốc, và hai nước đã gia tăng các cuộc thảo luận giữa quân đội với quân đội trong vài năm gần đây. Nhưng Hà Nội và Washington tiếp tục bất đồng ý kiến với nhau về việc Hoa Kỳ phản đối thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Hồi đầu tuần này, giới hữu trách Việt Nam đã đình hoãn vô thời hạn vụ xét xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân. Blogger ăn nói thẳng thắn này là một trong những nhà tranh đấu nhân quyền hoạt động tích cực nhất ở Việt Nam.
Giáo sư Cral Thayer cho rằng việc hoãn lại vụ xét xử ông Quân có thể liên hệ tới chuyến đi của ông Sang:
"Việc hoãn lại vụ xét xử vào lúc này có thể có liên hệ tới chuyến công du của ông Sang. Tôi chỉ đoán vậy thôi. Sau đó thì phía Việt Nam sẽ có cơ hội để quyết định sẽ hành động như thế nào."
Ông Lê Quốc Quân, 41 tuổi, đã viết nhiều bài trên blog của mình và tham gia một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Ông thường được truyền thông nước ngoài phỏng vấn và trích dẫn ý kiến về những vấn đề liên quan tới nhân quyền.
Năm 2006 ông đến Washington để nghiên cứu về xã hội dân sự theo một suất học bổng của Quỹ Dân chủ Quốc gia. Ông bị bắt sau khi về lại Việt Nam được 4 ngày và được thả ra vài tháng trước đó.
Trong thời gian trước khi bị bắt hồi tháng 12, ông than phiền về việc công an gia tăng sách nhiễu ông và người trong gia đình ông.
Ông bị truy tố về tội trốn thuế và có thể phải lãnh án 7 năm tù. Tổ chức Human Rights Watch nói rằng cáo trạng này là một vụ dàn dựng.
Em trai ông, ông Lê Ðình Quản, đã bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái cũng về tội trốn thuế
Tại một buổi lễ thắp nến cầu nguyện ở Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua, hàng ngàn người đã tụ tập để ủng hộ cho luật sư Quân và cầu nguyện cho ông được bình an. Mẹ ông Quân, bà Nguyễn Thị Trâm đã đến dự lễ.
Các nhà quan sát cho biết các vấn đề thương mại và vụ tranh chấp biển Ðông sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận ở Washington giữa ông Trương Tấn Sang và ông Barack Obama.
Nhưng còn một vấn đề gai góc mà cả hai nhà lãnh đạo không ai có thế né tránh là vấn đề nhân quyền.
Nguồn : VOA
Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố tại Đối thoại
Shangri-La ở Singapore rằng Việt Nam muốn thiết lập quan hệ chiến lược
với tất cả năm thành viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Chuyến thăm TQ của ông Sang làm cho Mỹ đổi thái độ?
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Hai bên cùng lợi
Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.
Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.
Nguồn: BBC.
__________________Chuyến thăm TQ của ông Sang làm cho Mỹ đổi thái độ?
Tới nay Việt Nam đã có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.
Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đã có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đã bị đình trệ vì chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.
Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.
Tới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.
Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ý nào.
Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.
Chính vì thế tin được hãng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đã mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.
Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoãn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
Hai bên cùng lợi
Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.
Việt Nam cũng đang tìm cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hà Nội đã vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.
Liệu cả hai phía đã đồng ý được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có thể đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong khi Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.
Một số nhà lãnh đạo Việt Nam dường như đã kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.
Nhưng gần đây ITAR cũng đã được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).
Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.
Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.
Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.
Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ ký hiệp định hợp tác chiến lược.
Việt Nam sẽ được lợi vì hiệp định được ký trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi vì Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.
Nguồn: BBC.
Nhìn hình phóng lớn của Tư Sang mà nổi da gà. Thấy mà ớn!
Trả lờiXóa