Công nghệ quân sự Phương Tây ’nói không’ với người Trung Quốc
Các công ty quốc phòng phương Tây đã thẳng thừng "từ chối" tiếp khách hàng tới từ Trung Quốc do lo sợ bị sao chép thiết kế công nghệ quân sự.
Các công ty công nghệ quốc phòng Anh và Mỹ "từ chối" tiếp khách hàng tới từ Trung Quốc trong các triển lãm quốc phòng quốc tế như một cách để ngăn chặn không bị sao chép công nghệ, tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa Defense Review có trụ ở Canada cho biết.
Kanwa nói rằng, công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã có những thay đổi "đột ngột" trong 20 năm vừa qua, từ khi các triển lãm không gian và hàng không quốc tế được tổ chức ở Moscow (Nga) vào năm 1992. Thái độ của người đại diện tới từ Trung Quốc trong các triển lãm hàng không quốc tế này cũng có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2000.
Trong những năm 1990, những người đại diện của Trung Quốc được biết đến khi họ mặc những bộ com lê giá rẻ và một chiếc áo len, luôn tránh xa nhà báo và đưa ra những câu trả lời không rõ ràng khi được phóng viên hỏi. Hành vi của họ không thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty quốc phòng của Trung Quốc tham gia vào thị trường quốc tế từ năm 2000, thái độ của họ cũng tốt hơn, họ mặc những bộ đồng phục thường đắt hơn nhiều so với những đối tác nước ngoài của họ, cũng như đã chịu khó tiếp xúc với các phóng viên trong khi vẫn giữ được khoảng cách nhất định.
Số lượng người đại diện của Trung Quốc xuất hiện ở các triển lãm quốc phòng quốc tế cũng đã tăng lên đáng kể. Các nhân viên của quân đội Trung Quốc và các chuyên gia công nghệ từ các công ty tư nhân thường "lượn lờ" quanh các gian hàng trưng bày sản phẩm quân sự của Anh và Mỹ. Theo tạp chí Kanwa, người Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các thiết bị quân sự Mỹ, họ chụp ảnh và quay video để sau đó mang về nghiên cứu.
Các công ty chế tạo vũ khí QS Pháp cũng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa bị sao chép công nghệ bằng cách ngăn chặn những người đại diện của Trung Quốc ở triển lãm hàng không Paris Air Show năm 2006, nơi các thành phần quan trọng của các thiết bị quân sự Pháp đã được phủ vải bạt che kín mít, và người Trung Quốc không được phép lại gần chúng.
Còn gian hàng triển lãm thiết bị quân sự của Mỹ thẳng thừng hơn, họ từ chối tiếp các khách hàng tới từ Trung Quốc.
Những thay đổi trên đã tăng cường gây khó khăn cho cho các phóng viên tiết lộ những thông số về các hệ thống vũ khí của quân đội các nước phương Tây. Từ năm 2008, những người đại diện của Mỹ không còn cung cấp thông tin chi tiết hay các tài liệu liên quan tới kích thước và chức năng các hệ thống vũ khí của họ. Trong khi đó, các công ty quốc phòng Anh và Mỹ cũng đã dừng cung cấp bản tài liệu in về thiết bị quân sự, thay vào đó họ có các chuyên gia quân sự giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, họ còn thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa những báo cáo bằng giấy, nhưng thực sự việc ngăn cản người Trung Quốc sao chép những vũ khí của phương Tây là một điều rất khó khăn.
Các công ty quốc phòng phương Tây đang bắt đầu sợ khả năng sao chép vũ khí của người Trung Quốc.
Các công ty quốc phòng phương Tây đã thẳng thừng "từ chối" tiếp khách hàng tới từ Trung Quốc do lo sợ bị sao chép thiết kế công nghệ quân sự.
Các công ty công nghệ quốc phòng Anh và Mỹ "từ chối" tiếp khách hàng tới từ Trung Quốc trong các triển lãm quốc phòng quốc tế như một cách để ngăn chặn không bị sao chép công nghệ, tạp chí quốc phòng châu Á Kanwa Defense Review có trụ ở Canada cho biết.
Kanwa nói rằng, công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã có những thay đổi "đột ngột" trong 20 năm vừa qua, từ khi các triển lãm không gian và hàng không quốc tế được tổ chức ở Moscow (Nga) vào năm 1992. Thái độ của người đại diện tới từ Trung Quốc trong các triển lãm hàng không quốc tế này cũng có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2000.
Trong những năm 1990, những người đại diện của Trung Quốc được biết đến khi họ mặc những bộ com lê giá rẻ và một chiếc áo len, luôn tránh xa nhà báo và đưa ra những câu trả lời không rõ ràng khi được phóng viên hỏi. Hành vi của họ không thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty quốc phòng của Trung Quốc tham gia vào thị trường quốc tế từ năm 2000, thái độ của họ cũng tốt hơn, họ mặc những bộ đồng phục thường đắt hơn nhiều so với những đối tác nước ngoài của họ, cũng như đã chịu khó tiếp xúc với các phóng viên trong khi vẫn giữ được khoảng cách nhất định.
Số lượng người đại diện của Trung Quốc xuất hiện ở các triển lãm quốc phòng quốc tế cũng đã tăng lên đáng kể. Các nhân viên của quân đội Trung Quốc và các chuyên gia công nghệ từ các công ty tư nhân thường "lượn lờ" quanh các gian hàng trưng bày sản phẩm quân sự của Anh và Mỹ. Theo tạp chí Kanwa, người Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các thiết bị quân sự Mỹ, họ chụp ảnh và quay video để sau đó mang về nghiên cứu.
Các công ty chế tạo vũ khí QS Pháp cũng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa bị sao chép công nghệ bằng cách ngăn chặn những người đại diện của Trung Quốc ở triển lãm hàng không Paris Air Show năm 2006, nơi các thành phần quan trọng của các thiết bị quân sự Pháp đã được phủ vải bạt che kín mít, và người Trung Quốc không được phép lại gần chúng.
Còn gian hàng triển lãm thiết bị quân sự của Mỹ thẳng thừng hơn, họ từ chối tiếp các khách hàng tới từ Trung Quốc.
Những thay đổi trên đã tăng cường gây khó khăn cho cho các phóng viên tiết lộ những thông số về các hệ thống vũ khí của quân đội các nước phương Tây. Từ năm 2008, những người đại diện của Mỹ không còn cung cấp thông tin chi tiết hay các tài liệu liên quan tới kích thước và chức năng các hệ thống vũ khí của họ. Trong khi đó, các công ty quốc phòng Anh và Mỹ cũng đã dừng cung cấp bản tài liệu in về thiết bị quân sự, thay vào đó họ có các chuyên gia quân sự giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, họ còn thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa những báo cáo bằng giấy, nhưng thực sự việc ngăn cản người Trung Quốc sao chép những vũ khí của phương Tây là một điều rất khó khăn.
PN Today (Kanwa Defense Review.Canada)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm