Châu Á là khu vực dễ bị thiên tai tàn phá nhất thế
giới
Đường phố trung tâm Manila bị ngập lụt 10/08/2012 (REUTERS)
Theo nghiên cứu của Maplecroft, công ty Anh chuyên phân tích rủi ro, công
bố hôm nay, châu Á được xếp là nơi dễ bị thiên thai tàn phá nhiều nhất do hạn
chế về khả năng dự phòng và ứng phó. Maplecrof đã tiến hành khảo sát đánh giá ở
197 nước trên thế giới để xếp hạng theo mức độ tác hại của thiên tai như động
đất, lũ lụt lên nền kinh tế của mỗi nước.
Có 6 quốc gia châu Á được xếp trong tốp 10 nước có mức
độ rủi ro thiên tai lớn nhất. Đứng đầu danh sách là Bangladesh, tiếp đến là
Philippines và Miến Điện. Ba nước này bị xếp vào hàng “cực kỳ rủi ro”. Các nước
châu Á còn lại trong top 10 lần lượt là Ấn Độ, Việt Nam, Lào.
Tập bản đồ “Atlas rủi ro thảm họa thiên nhiên” của
Maplecroft đánh giá tác động của thảm họa thiên tai của một nước trong tương
quan với trình độ phát triển kinh tế của nước đó. Nếu cơ sở hạ tầng lẫn khả
năng quản lý của chính phủ một nước yếu kém thì hậu quả do thiên tai gây ra cho
nền kinh tế nước đó sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
Nghiên cứu đưa ra nhận định, những nền kinh tế đang
trỗi dậy và đang phát triển cần phải tăng cường khả năng ứng phó với thách thức
sống trong môi trường gặp nhiều rủi ro, nếu không muốn trở thành nạn nhân của
thiên tai không tránh khỏi.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Mêhicô là những quốc
gia phải đối mặt với nhiều khả năng xảy ra thiên tai. Tuy nhiên do những nước
này sẵn sàng ứng phó tốt hơn với thiên tai thảm họa nên mức độ thiệt hại lên
nền kinh tế ít hơn.
Công ty Maplecroft ghi nhận những thiệt hại kinh tế
thế giới do thiên tai gây ra trong năm 2011 đã đạt con số kỷ lục 380 tỷ đô la,
trong đó vụ thảm họa sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011 chiếm tới 55%
tổng số trên.
Châu Á là khu vực dễ bị thiên tai tàn phá nhất thế giới (RFI)
Trung Quốc : Greenpeace cảnh báo về tác hại của các
nhà máy nhiệt điện sắp xây dựng
Một mỏ than lộ thiên ở vùng Nội Mông, Trung Quốc.
REUTERS/Greenpeace/Lu Guang/Handout
Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace, vào hôm nay 14/08/2012, đã lên tiếng
tại Bắc Kinh, cảnh báo là các nhà máy nhiệt điện mới chạy bằng than mà Trung
Quốc dự kiến xây từ nay đến năm 2015, sẽ gây ra nạn thiếu hụt nước nghiêm trọng tại
những vùng rộng lớn mà hiện nguồn nước đã không đủ. Theo Greenpeace, chu trình
sản xuất nhiệt điện - nhất là việc khai thác than - rất tốn nước.
Trong bản báo cáo công bố hôm nay, Greenpeace ước tính
: « Mười sáu nhà máy nhiệt điện mới xài than vào năm 2015 sẽ tiêu thụ ít nhất 10
tỷ mét khối nước - tương đương với 1/6 lưu lượng hàng năm của sông Hoàng Hà -
sẽ gây ra tình trạng khan hiếm nước ở vùng Tây Bắc Trung Quốc, vốn đã khô cằn
».
Theo tổ chức bảo vệ môi sinh này, « nước trong vùng
rất quý, không thể để bị lãng phí. Trung Quốc như thế đã hy sinh quyền được có
nước sử dụng của hàng triệu người. »
Công việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới chạy
bằng than nói trên nằm trong kế hoạch 5 năm 2011-2015, và đang được thực hiện .
Theo Greenpeace, đã đến lúc Trung Quốc phải cân nhắc
lợi và hại của việc khai thác than và nhà máy nhiệt điện : lượng khí thải
carbon vô cùng to lớn, không khí ô nhiễm và nhất là tương lai đen tối ở các
vùng vốn đã cằn cỗi.
Hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc tiêu
thụ than, mức tiêu thụ vẫn cứ tăng. Có 70% năng lượng Trung Quốc đến từ than,
do đó nước này đứng đầu thế giới về việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm