Biển Đông : Không nên rơi vào bẫy tạm gác tranh chấp chủ quyền
Khẩu hiệu cổ vũ cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam treo tại cổng chợ Đakao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trọng Nghĩa/RFI
Trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa, có ý kiến cho rằng nên tạm gác tranh chấp. Chuyên gia Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ) nêu bật tính chất nguy hiểm của điều này. Trả lời RFI, giáo sư Long nêu ba lý do : (1) Sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam; (2) Sẽ làm « hỏng cẳng » các nước đang cố giữ gìn an ninh cho khu vực; (3) Có thể tạo ra tiền đề để Mỹ sau này thỏa hiệp với Trung Quốc.
Trong tình hình căng thẳng hiện nay ngoài Biển Đông sau hàng loạt hành động lấn lướt của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng lúc càng được báo chí trong nước và ngoài nước chú ý. Mới đây, trên báo chí Việt Nam xuất hiện hai ý kiến có phần trái ngược nhau về giải pháp « giảm nhiệt » tại Biển Đông liên quan đến hướng đi mà Việt Nam cần phải theo đuổi.
Một bài viết đăng trên báo mạng Vnexpress ngày 14/8/2012, tựa đề « 5 sáng kiến ngăn ngừa 'Biển Đông nổi sóng' », đã nêu lên một số đề nghị Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chủ biên quyển « Dấn ấn Việt Nam trên Biển Đông » vừa được xuất bản. Trong bài viết có một ý kiến đã gây ra tranh luận. Đó là đề nghị tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ để duy trì nguyên trạng như hiện nay :
« Trước hết, phương châm có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay là Dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau. Vì vậy, trước mắt chúng ta hãy tạm gác vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên hai quần đảo này; mỗi đảo có người cho phép có phạm vi biển rộng 12 hải lý bao quanh, các bãi cạnh nửa nổi, nửa chìm nên có công trình nhân tạo trên đó thì chỉ có vùng an toàn 500 mét bao quanh để thực hiện quản lý, bảo vệ theo quy chế của nội thủy, lãnh hải của bên đang chiếm đóng ».
Trong phần phản hồi của độc giả, có rất nhiều ý kiến đã cho rằng « cần phải cảnh giác cao độ », « không để mắc bẫy »…
Những lập luận nói trên rất giống như lời cảnh báo trong bài « Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm ! », đăng trên chuyên mục Tuần Việt Nam của tờ báo mạng Vietnamnet ngày 02/08/2012.
Bài báo đã đặc biệt đả kích điều được tờ báo gọi là « chiêu bài "gác tranh chấp" kiểu Trung Quốc » được Bắc Kinh hô hào từ trước đến nay :
« Tạp chí "Liêu vọng" do Tân Hoa xã chủ quản, trong số ra mới đây đã hăng hái quảng bá cho mô hình "gác tranh chấp". Theo bài thuyết giáo trên "Liêu Vọng", nội dung "chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác'' do Trung Quốc đề xuất trong thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ "trí tuệ Đông phương", mà còn phù hợp với quy định trong "Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển". Theo đó, "trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế" (!)
Đưa tàu quân sự trá hình hộ tống đội tàu cá đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam, song trên lời nói, Trung Quốc đã đánh tráo các khái niệm. Tờ "Liêu Vọng" nói trên tiếp tục biện bạch: "Chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính khả thi"(?). Và phớt lờ những căng thẳng Trung Quốc đang gây ra hiện nay trên Biển Đông, tờ báo lấp liếm: "Khi thúc đẩy giải pháp tạm thời giữa các nước tranh chấp, phải xây dựng lòng tin, đồng thời thực hiện cam kết chính trị, không làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp" (?)' ».
Để hiểu rõ thêm về những gì mà Việt Nam có thể làm trong việc quảng bá và thúc đẩy chủ quyền của mình tại Biển Đông, tại vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc thâu tóm, bằng võ lực, hay ở vùng Trường Sa đã bị Trung Quốc gặm nhắm, Ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ).
Chủ quyền biển đảo của Việt Nam phải gắn với vấn đề an ninh khu vực
Đối với giáo sư Long, khi trình bày các vấn đề chủ quyền của mình, Việt Nam cần phải gắn liền hồ sơ này với vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Riêng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề là cần phải rõ ràng trong đòi hỏi, không nên làm như Trung Quốc là đòi hỏi toàn bộ cả biển lẫn đảo, mà phải phân biệt rõ những gì mình đòi chủ quyền, những gì mình không.
Về vấn đề tạm gác tranh chấp chủ quyền để đồng khai thác, giáo sư Ngô Vĩnh Long xem đấy là một việc rất có hại cho Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc không hề từ bỏ ý đồ dùng võ lực chiếm đoạt Biển Đông, điều họ đã từng làm đối với toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo, đá của Việt Nam ở Trường Sa.
Ngô Vĩnh Long : "Tôi thấy có một vấn đề rất lớn mà chính quyền Việt Nam cần phải làm là không nên nói là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Đây là cách nói như Trung Quốc, nên cần phải nói khác đi. Ngoài ra, vấn đề không phải chỉ là chủ quyền về đảo Trường Sa và Hoàng sa mà vấn đề này có dính đến an ninh toàn khu vực, hay là dính đến vấn đề Trung Quốc ngang ngược đưa ra đường lưỡi bò…, chiếm lãnh hải của Việt Nam và của nhiều nước khác, gây mất an ninh.
Không những Trung Quốc chỉ đưa ra đường lưỡi bò, mà bây giờ họ lại còn đưa các hãng dầu của họ vào thềm lục điạ của Việt Nam, rồi kêu gọi thế giới đến để khai thác. Như vậy, là Trung Quốc ngang ngược, không những đưa ra yêu sách không đúng, mà lại còn cố tình gây khó khăn thêm.
Thành ra, khi đề cập đến vấn đề biển đảo, Việt Nam, hay những người nghiên cứu về Việt Nam, theo tôi, không những là phải tách rời vấn đề chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa ra khỏi vấn đề lãnh hải của Việt Nam, mà cũng phải gắn liền vấn đề tranh chấp này với vấn đề an ninh cho toàn khu vực và cho thế giới. Có như thế thì mới được sự ủng hộ, không chỉ của các nước khác trong khu vực, mà của cả thế giới.
RFI : Về vấn đề chủ quyền tại Trường Sa và Hoàng Sa, « nói khác đi » là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Ví dụ như hiện có nhiều nước khác cũng có những đòi hỏi (chủ quyền) riêng của họ về vấn đề Trường Sa, chứ không phải chỉ một Việt Nam, thành ra phải nói là vấn đề chủ quyền của toàn bộ Trường Sa là vấn đề nên bàn cãi giữa các nước liên hệ, và đem vấn đề này ra trước thế giới, trước những cơ quan có thể giúp đi đến thương lượng. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng.
Không nên nói tất cả đều là của mình
Còn nếu chỗ nào có thể giải quyết song phương thì mình cứ tiếp tục làm. Thí dụ như về Vịnh Bắc bộ thì Việt Nam đã giải quyết song phương với Trung Quốc một phần lớn, hay là về phía Nam thì có một số vấn đề đã đồng ý với Malaysia.Nhưng mà nhiều vấn đề khác vẫn còn tranh chấp thì không nên nói hết tất cả là của mình.
Kể cả trong vấn đề Hoàng Sa, mình phải nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm hết toàn bộ Hoàng Sa, nhưng mình cũng không nên nói rằng tất cả Hoàng Sa là hoàn toàn của Việt Nam. Mình có thể nhượng bộ trên một vài cái đảo, vài vùng nào đó, nhưng mình không chấp nhận chuyện dùng vũ lực chiếm, xong rồi cho đó là việc đã rồi.
Trung Quốc không những cho đó là việc đã rồi, mà lại còn làm như đó là những hòn đảo nhỏ hay những hòn đá có thể giúp cho Trung Quốc, hoặc cho ai chiếm chỗ đó, có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Tôi nghĩ là ngay từ đầu, Việt Nam nên nói là tại những vùng đảo đó, Việt Nam không chấp nhận là có vùng đặc quyền kinh tế, để người ta biết là dẫu có tranh giành được hầu hết hai vùng đảo đó, thì Việt Nam cũng không ngang tàng như Trung Quốc, như là bây giờ Trung Quốc hiện đang làm.
RFI : Gần đây, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải tạm gác tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc để duy trì nguyên trạng. Giáo sư nhận định sao về đề nghị đó ?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết đề nghị này - nếu như anh mới vừa nói - rất mập mờ và rất lộn xộn, có thể gây rất nhiều hiểu lầm.Hoàng Sa và Trường Sa là hai vấn đề khác nhau, và tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng khác nhau. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp chủ quyền dính đến vấn đề an ninh Biển Đông và toàn khu vực.
Cho nên, nếu ai mà có nhận định như vậy, tôi nghĩ là nhận định này rất nguy hiểm, vì 3 lý do sau đây : Trước hết nó sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam, thứ hai nó sẽ làm « hỏng cẳng » các nước đang giúp đỡ và đang cố gắng để làm sao giữ gìn an ninh cho khu vực và cho thế giới. Và thứ ba là nó có thể tạo ra một cái tiền đề để Mỹ sau này có thể thỏa hiệp với Trung Quốc, chia ảnh hưởng trong khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương. đặc biệt là nếu đảng Cộng Hoà lên nắm quyền tại Mỹ.
Tạm gác tranh chấp sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam vì dã tâm của Trung Quốc
Tôi xin nói trước về nguy hại lâu dài cho Việt Nam như thế nào. Lập luận này không khác lập luận của Đặng Tiểu Bình ngày xưa khi (đề nghị) tạm gác chuyện tranh chấp chủ quyền trên đảo Hoàng Sa hay các đảo khác, để có thể cùng nhau « khai thác » những vùng khác.
Nhưng cái này có nghĩa là : « Tao đã lấy Hoàng Sa của mày rồi thì đừng có nói gì nữa. Bây giờ im đi. Rồi như vậy sẽ cùng nhau khai thác các lãnh vực mới chỗ khác ». Thì chuyện đó xẩy ra như thế nào : Trung Quốc đã dựa vào việc lấn chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, để thúc đẩy cái gọi là đường 9 đoạn hay là cái lưỡi bò, và Trung Quốc làm việc này có bài bản.
Ví dụ như năm 1992, Trung Quốc đã cấp giấy phép thăm dò dầu khí cho công ty Crestone của Mỹ tại khu vực Tư Chính ((Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để xem thử phản ứng của Việt Nam và của thế giới như thế nào.Việt Nam thì đã nói rất mập mờ, thế giới lúc đó thì thấy là Trung Quốc nói như vậy như đâu có chuyện gì.
Trung Quốc lại tiếp tục đẩy lần lần, đẩy mãi… cho đến năm 2007 chẳng hạn, họ đã cho lưu hành tấm bản đồ phân lô dầu trên toàn bộ đường lưỡi bò. Cùng năm thì tỉnh Hải Nam thành lập (đơn vị hành chánh) Tam Sa để mà có thể kiểm tra hết tất cả vùng Biển Đông, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Lúc đó Việt Nam cũng ẫm ờ, nhưng bây giờ điều đó đã trở thành hiện thực : Tam Sa đã trở thành một thành phố do chính phủ và quân đội Trung Quốc thành lập. Và họ đã đưa hai sư đoàn thủy quân lục chiến vào đó. Và ngay sau đó họ đã kêu các hãng dầu trên thế giới đến vùng thềm lục điạ của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tìm dầu, trong 9 lô dầu, cách Hải Nam từ 350 đến 700 hải lý, nhưng ngay trên thềm lục điạ của Việt Nam. Thì như vậy rõ ràng là Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới rằng là từ Hoàng Sa, từ Trường Sa, họ sẽ dùng cái đó để chiếm lĩnh vùng lãnh hải và lãnh thổ của các nước khác.
Bây giờ họ làm như vậy, thế giới đã thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc, và đang muốn làm sao để cho có thể đẩy Trung Quốc vào một cái thế bị động, và phải giải quyết vấn đề, thì Việt Nam lại nói « Thôi tạm quên (tranh chấp chủ quyền) đi để cùng khai thác với nhau ! ». Khi cùng khai thác, Trung Quốc sẽ không cho khai thác gần Hoàng Sa, kể cả đối với những người đánh cá Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam đi gần đó đã bị Trung Quốc bắt từ bao nhiêu năm nay rồi. Gần đây, họ đã đưa ra mấy chục ngàn chiếc thuyền, gọi là của ngư dân Trung Quốc, rồi tàu ngư chính…, nghĩa là một thứ "lấy thịt đè người", rồi xua đuổi (ngư dân Việt) ra khỏi Biển Đông.
Bây giờ (nếu) Việt Nam nói « A, ta tạm quên chuyện ta tranh chấp lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa đi để cùng nhau bắt cá với Trung Quốc », thì tôi nghĩ rằng làm như thế rất nguy hiểm, bởi vì (như vậy không khác gì) là nói với thế giới : « Tôi là nước bị nguy cập nhất, tôi là nước bị ăn hiếp nhất, nhưng mà tôi đã nhường rồi, thì các anh nhường đi ! ».
Phải tranh thủ thời cơ Trung Quốc đang bị vạch mặt chỉ tên là kẻ gây rối
Làm như vậy là làm « hỏng cẳng » tất cả các nước khác, đang cố gắng để cho Trung Quốc khỏi tiếp tục xâm phạm chủ quyền của nước khác. Đó là điểm thứ hai của tôi.
RFI : Giáo sư cũng nói đến điều nguy hại thứ ba liên quan đến việc tạo tiền đề cho Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc để phân chia ảnh hưởng. Cụ thể là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Điểm thứ ba là Trung Quốc cố tình làm căng ở Biển Đông cũng như ở nhiều nơi khác để nắn gân Mỹ, để Mỹ có thể nhượng bộ Trung Quốc trên một số vấn đề, trong đó có vấn đề kinh tế, mà ngay ở nước Mỹ hiện nay, có rất nhiều người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc, trong bộ máy chính quyền và đặc biệt là những nhà tài phiệt, những nhà kinh tế lớn của Mỹ.
Bây giờ nếu Việt Nam không nhân tình hình mới - khi mọi người thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc - để thúc đẩy chính quyền Mỹ, thúc đẩy các chính trị gia Mỹ là phải làm sao để cho Trung Quốc đừng có tham vọng lớn quá, mà lại nói « Ô thôi không sao ! », thì nếu Việt Nam nói « thôi không sao », điều đó sẽ tạo ra một cái tiền đề để cho Mỹ sau này thỏa hiệp với Trung Quốc, đặc biệt là nếu đảng Cộng hoà lên nắm quyền lực tại Mỹ. Tôi nghĩ vấn đề này rất có thể xẩy ra.
Thành ra, cách phân tích mà anh mới vừa nói, nếu mà đúng, thì tôi thấy rất nguy hiểm !
RFI : Nhưng mà trong vấn đề tạm gác tranh chấp, dường như đã có một tiền lệ là hợp tác Việt Nam - Malaysia tại Trường Sa ? Khác biệt như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Khác biệt là hai bên có cái ý hợp tác với nhau ngay từ đầu, và không có cái ý tranh chấp chiếm đất của người khác.
Khi hai bên có ý hợp tác ngay từ đầu và nói "À ! Thôi thì cái chuyện tranh chấp mình tạm gác để hợp tác với nhau, khi hợp tác, tin tưởng lẫn nhau, dàn xếp cũng dễ hơn, mà mấy cái đảo nhỏ như thế này thì đâu có ăn thua gì miễn là mình tôn trọng luật pháp". Tất nhiên là những cái đảo mà đã chiếm rồi đó, mặc dầu bây giờ chưa giải quyết được, thì phải tuyên bố ngay là theo luật ở biển nếu là một cái đảo lớn rồi cũng không được quyền có vùng 12 hải lý, còn phần lớn cái khác, hòn đá nọ kia... thì quên chuyện đó đi.
Nếu hai nước đàng hoàng với nhau ngay từ đầu thì vấn đề sẽ khác. Còn khi một nước cố tình chiếm - mà đã chiếm bằng võ lực, và từ đó cứ nới rộng mãi - mà bây giờ ta lại nói "A, tôi sẽ ăn nói nhường nhịn để sau này chúng ta có thể làm việc với nhau", thì trường hợp đó hoàn toàn khác.
Đó là lý do tại sao tôi nói câu nói đó (tạm gác tranh chấp) rất mập mờ và gây rối, vì phải nói rõ từng tình huống một : Tình huống những nước thân thiện với nhau, không cố tình hay có tham vọng chiếm đất của nhau, và tình huống là nói chuyện với một thằng... trong không biết bao nhiêu năm qua càng ngày càng lấy thịt đè người, và càng ngày càng rõ bộ mặt... Không thể có cùng cách đối xử với một tên tướng cướp và một người hàng xóm thân thiện. Và khi làm như vậy mình lại gây khó cho những người khác muốn bênh vực mình...
Thành ra tôi nghĩ là ngay trong lúc này Việt Nam có một cơ hội kéo cả thế giới vào, nói rằng là cái chuyện biển đảo này, trước hết là vấn đề như chủ quyền Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm thì phải đem ra toà án Công lý Quốc tế để xử, còn những vấn đề mà Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam trên thềm lục điạ, trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì đem ra trước Liên Hiệp Quốc xử, mà phải làm ngay.
Và phải tiếp tục làm, phải kiên trì, chứ không nói "Thôi, thôi, tạm quên đi !". Tạm quên như vậy tất nhiên là chiụ thua...Người thường ở Mỹ có câu "Silent is consent" : Anh đã im lặng tất nhiên anh đã đồng ý rồi ! Nếu Việt Nam nói "tạm quên đi" tất nhiên là Việt Nam nói "thôi, tôi chiụ thua rồi, không nói chuyện này nữa". Tất nhiên Việt Nam sẽ mất hết.
Cho nên theo tôi, ai có cái lập luận như vậy thì nên suy nghĩ lại bởi vì rất nguy hiểm..., cho Việt Nam và cho cả thế giới nữa.
Mỹ hoàn toàn có lý khi đả kích Trung Quốc về vụ Tam Sa
RFI : Liên quan cụ thể tới vùng Hoàng Sa, vừa rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ ra một bản tuyên bố về Biển Đông, đả kích chuyện Trung Quốc cử một đơn vị quân đội đồn trú ngay trên khu vực Hoàng Sa. Có dư luận cho là Mỹ nói quá. Giáo sư nhận định như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ Mỹ nói vấn đề này không quá. Bởi vì đây là vấn đề Trung Quốc thách thức cả thế giới. Trước hết đây là đảo vẫn còn tranh chấp, mà Trung Quốc đã cướp của người ta bằng võ lực, rồi bây giờ lại nói đây là chuyện đã rồi, bây giờ lại quân sự hóa các đảo đó.
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ có ý định đưa hơn 2000 thủy quân lục chiến đến Úc. Chỗ mà Mỹ sẽ đưa thủy quân lục chiến đến cách xa Biển Đông cả mấy nghìn cây số, trong lúc Trung Quốc lại đưa quân đội đến Hoàng Sa mà chỉ cách Biển Đông vài chục, vài trăm cây số, và ngay trên đường thông thương của thế giới đi ngang đó. Tôi cho đây là một sự thách thức ghê gớm. Thành ra Mỹ lên tiếng là đúng.
Vấn đề, theo như nhận định của tôi từ lâu rồi, từ 4, 5 năm nay - không muốn nói là từ cuối thập kỷ 80 - là Trung Quốc càng ngày càng muốn lấn Mỹ ở Biển Đông, mà lấn Mỹ được, thì họ có thể uy hiếp các nước khác được.
Trung Quốc chờ thời cơ cho đến cuối năm 2008, mới đòi Mỹ chia đôi Thái Bình Dương. Sau khi Mỹ không chịu, thì càng ngày Trung Quốc càng có những thái độ dẫn đến vấn đề quân sự hóa Hoàng Sa hay là uy hiếp các nước trong khu vực bằng đường lối quân sự trong mấy năm qua.
Tôi thấy đối với Trung Quốc, vấn đề chủ yếu là tranh giành ảnh hưởng đối với Mỹ. Thành ra, nếu giữa Mỹ và Trung Quốc có sự cộng sinh về kinh tế và những vấn đề khác, thì tôi nghĩ là Mỹ có bổn phận lên tiếng, bởi vì nếu Mỹ không lên tiếng, thì các nước khác xung quanh đó nghĩ rằng là giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp. Mà nếu người ta nghĩ rằng giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp thì tôi cho rằng sẽ có một sự nháo nhác, rồi nước này ủng hộ Trung Quốc, nước kia ủng hộ Mỹ, hay là không dám làm cái gì đó, và tôi nghĩ là sẽ gây ra tình trạng mất an ninh cho toàn khu vực.
RFI : Xin cảm ơn giáo sư Ngô Vính Long.
Một bài viết đăng trên báo mạng Vnexpress ngày 14/8/2012, tựa đề « 5 sáng kiến ngăn ngừa 'Biển Đông nổi sóng' », đã nêu lên một số đề nghị Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chủ biên quyển « Dấn ấn Việt Nam trên Biển Đông » vừa được xuất bản. Trong bài viết có một ý kiến đã gây ra tranh luận. Đó là đề nghị tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ để duy trì nguyên trạng như hiện nay :
« Trước hết, phương châm có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay là Dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau. Vì vậy, trước mắt chúng ta hãy tạm gác vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các bên tranh chấp trên hai quần đảo này; mỗi đảo có người cho phép có phạm vi biển rộng 12 hải lý bao quanh, các bãi cạnh nửa nổi, nửa chìm nên có công trình nhân tạo trên đó thì chỉ có vùng an toàn 500 mét bao quanh để thực hiện quản lý, bảo vệ theo quy chế của nội thủy, lãnh hải của bên đang chiếm đóng ».
Trong phần phản hồi của độc giả, có rất nhiều ý kiến đã cho rằng « cần phải cảnh giác cao độ », « không để mắc bẫy »…
Những lập luận nói trên rất giống như lời cảnh báo trong bài « Trung Quốc không xứng một cường quốc có trách nhiệm ! », đăng trên chuyên mục Tuần Việt Nam của tờ báo mạng Vietnamnet ngày 02/08/2012.
Bài báo đã đặc biệt đả kích điều được tờ báo gọi là « chiêu bài "gác tranh chấp" kiểu Trung Quốc » được Bắc Kinh hô hào từ trước đến nay :
« Tạp chí "Liêu vọng" do Tân Hoa xã chủ quản, trong số ra mới đây đã hăng hái quảng bá cho mô hình "gác tranh chấp". Theo bài thuyết giáo trên "Liêu Vọng", nội dung "chủ quyền về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác'' do Trung Quốc đề xuất trong thế kỷ trước không những đã phản ánh đầy đủ "trí tuệ Đông phương", mà còn phù hợp với quy định trong "Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển". Theo đó, "trước khi đạt được thỏa thuận, các nước tranh chấp cần căn cứ theo tinh thần thông cảm và hợp tác, đem hết mọi khả năng đưa ra giải pháp tạm thời mang tính thực tế" (!)
Đưa tàu quân sự trá hình hộ tống đội tàu cá đến vùng biển Trường Sa của Việt Nam, song trên lời nói, Trung Quốc đã đánh tráo các khái niệm. Tờ "Liêu Vọng" nói trên tiếp tục biện bạch: "Chủ trương về khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước ven bờ lại chồng lấn lên nhau, nên giải pháp tạm thời Trung Quốc đề xuất như vậy là có tính khả thi"(?). Và phớt lờ những căng thẳng Trung Quốc đang gây ra hiện nay trên Biển Đông, tờ báo lấp liếm: "Khi thúc đẩy giải pháp tạm thời giữa các nước tranh chấp, phải xây dựng lòng tin, đồng thời thực hiện cam kết chính trị, không làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp" (?)' ».
Để hiểu rõ thêm về những gì mà Việt Nam có thể làm trong việc quảng bá và thúc đẩy chủ quyền của mình tại Biển Đông, tại vùng quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc thâu tóm, bằng võ lực, hay ở vùng Trường Sa đã bị Trung Quốc gặm nhắm, Ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại Học Maine (Hoa Kỳ).
Chủ quyền biển đảo của Việt Nam phải gắn với vấn đề an ninh khu vực
Đối với giáo sư Long, khi trình bày các vấn đề chủ quyền của mình, Việt Nam cần phải gắn liền hồ sơ này với vấn đề an ninh khu vực và thế giới. Riêng về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề là cần phải rõ ràng trong đòi hỏi, không nên làm như Trung Quốc là đòi hỏi toàn bộ cả biển lẫn đảo, mà phải phân biệt rõ những gì mình đòi chủ quyền, những gì mình không.
Về vấn đề tạm gác tranh chấp chủ quyền để đồng khai thác, giáo sư Ngô Vĩnh Long xem đấy là một việc rất có hại cho Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc không hề từ bỏ ý đồ dùng võ lực chiếm đoạt Biển Đông, điều họ đã từng làm đối với toàn bộ Hoàng Sa và một số đảo, đá của Việt Nam ở Trường Sa.
Không những Trung Quốc chỉ đưa ra đường lưỡi bò, mà bây giờ họ lại còn đưa các hãng dầu của họ vào thềm lục điạ của Việt Nam, rồi kêu gọi thế giới đến để khai thác. Như vậy, là Trung Quốc ngang ngược, không những đưa ra yêu sách không đúng, mà lại còn cố tình gây khó khăn thêm.
Thành ra, khi đề cập đến vấn đề biển đảo, Việt Nam, hay những người nghiên cứu về Việt Nam, theo tôi, không những là phải tách rời vấn đề chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa ra khỏi vấn đề lãnh hải của Việt Nam, mà cũng phải gắn liền vấn đề tranh chấp này với vấn đề an ninh cho toàn khu vực và cho thế giới. Có như thế thì mới được sự ủng hộ, không chỉ của các nước khác trong khu vực, mà của cả thế giới.
RFI : Về vấn đề chủ quyền tại Trường Sa và Hoàng Sa, « nói khác đi » là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Ví dụ như hiện có nhiều nước khác cũng có những đòi hỏi (chủ quyền) riêng của họ về vấn đề Trường Sa, chứ không phải chỉ một Việt Nam, thành ra phải nói là vấn đề chủ quyền của toàn bộ Trường Sa là vấn đề nên bàn cãi giữa các nước liên hệ, và đem vấn đề này ra trước thế giới, trước những cơ quan có thể giúp đi đến thương lượng. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng.
Không nên nói tất cả đều là của mình
Còn nếu chỗ nào có thể giải quyết song phương thì mình cứ tiếp tục làm. Thí dụ như về Vịnh Bắc bộ thì Việt Nam đã giải quyết song phương với Trung Quốc một phần lớn, hay là về phía Nam thì có một số vấn đề đã đồng ý với Malaysia.Nhưng mà nhiều vấn đề khác vẫn còn tranh chấp thì không nên nói hết tất cả là của mình.
Kể cả trong vấn đề Hoàng Sa, mình phải nói cho thế giới biết là Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm hết toàn bộ Hoàng Sa, nhưng mình cũng không nên nói rằng tất cả Hoàng Sa là hoàn toàn của Việt Nam. Mình có thể nhượng bộ trên một vài cái đảo, vài vùng nào đó, nhưng mình không chấp nhận chuyện dùng vũ lực chiếm, xong rồi cho đó là việc đã rồi.
Trung Quốc không những cho đó là việc đã rồi, mà lại còn làm như đó là những hòn đảo nhỏ hay những hòn đá có thể giúp cho Trung Quốc, hoặc cho ai chiếm chỗ đó, có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Tôi nghĩ là ngay từ đầu, Việt Nam nên nói là tại những vùng đảo đó, Việt Nam không chấp nhận là có vùng đặc quyền kinh tế, để người ta biết là dẫu có tranh giành được hầu hết hai vùng đảo đó, thì Việt Nam cũng không ngang tàng như Trung Quốc, như là bây giờ Trung Quốc hiện đang làm.
RFI : Gần đây, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần phải tạm gác tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc để duy trì nguyên trạng. Giáo sư nhận định sao về đề nghị đó ?
Ngô Vĩnh Long : Trước hết đề nghị này - nếu như anh mới vừa nói - rất mập mờ và rất lộn xộn, có thể gây rất nhiều hiểu lầm.Hoàng Sa và Trường Sa là hai vấn đề khác nhau, và tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng khác nhau. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp chủ quyền dính đến vấn đề an ninh Biển Đông và toàn khu vực.
Cho nên, nếu ai mà có nhận định như vậy, tôi nghĩ là nhận định này rất nguy hiểm, vì 3 lý do sau đây : Trước hết nó sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam, thứ hai nó sẽ làm « hỏng cẳng » các nước đang giúp đỡ và đang cố gắng để làm sao giữ gìn an ninh cho khu vực và cho thế giới. Và thứ ba là nó có thể tạo ra một cái tiền đề để Mỹ sau này có thể thỏa hiệp với Trung Quốc, chia ảnh hưởng trong khu vực Biển Đông và Thái Bình Dương. đặc biệt là nếu đảng Cộng Hoà lên nắm quyền tại Mỹ.
Tạm gác tranh chấp sẽ gây nguy hại lâu dài cho Việt Nam vì dã tâm của Trung Quốc
Tôi xin nói trước về nguy hại lâu dài cho Việt Nam như thế nào. Lập luận này không khác lập luận của Đặng Tiểu Bình ngày xưa khi (đề nghị) tạm gác chuyện tranh chấp chủ quyền trên đảo Hoàng Sa hay các đảo khác, để có thể cùng nhau « khai thác » những vùng khác.
Nhưng cái này có nghĩa là : « Tao đã lấy Hoàng Sa của mày rồi thì đừng có nói gì nữa. Bây giờ im đi. Rồi như vậy sẽ cùng nhau khai thác các lãnh vực mới chỗ khác ». Thì chuyện đó xẩy ra như thế nào : Trung Quốc đã dựa vào việc lấn chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, để thúc đẩy cái gọi là đường 9 đoạn hay là cái lưỡi bò, và Trung Quốc làm việc này có bài bản.
Ví dụ như năm 1992, Trung Quốc đã cấp giấy phép thăm dò dầu khí cho công ty Crestone của Mỹ tại khu vực Tư Chính ((Vanguard Bank) thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để xem thử phản ứng của Việt Nam và của thế giới như thế nào.Việt Nam thì đã nói rất mập mờ, thế giới lúc đó thì thấy là Trung Quốc nói như vậy như đâu có chuyện gì.
Trung Quốc lại tiếp tục đẩy lần lần, đẩy mãi… cho đến năm 2007 chẳng hạn, họ đã cho lưu hành tấm bản đồ phân lô dầu trên toàn bộ đường lưỡi bò. Cùng năm thì tỉnh Hải Nam thành lập (đơn vị hành chánh) Tam Sa để mà có thể kiểm tra hết tất cả vùng Biển Đông, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Lúc đó Việt Nam cũng ẫm ờ, nhưng bây giờ điều đó đã trở thành hiện thực : Tam Sa đã trở thành một thành phố do chính phủ và quân đội Trung Quốc thành lập. Và họ đã đưa hai sư đoàn thủy quân lục chiến vào đó. Và ngay sau đó họ đã kêu các hãng dầu trên thế giới đến vùng thềm lục điạ của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tìm dầu, trong 9 lô dầu, cách Hải Nam từ 350 đến 700 hải lý, nhưng ngay trên thềm lục điạ của Việt Nam. Thì như vậy rõ ràng là Trung Quốc muốn chứng minh cho thế giới rằng là từ Hoàng Sa, từ Trường Sa, họ sẽ dùng cái đó để chiếm lĩnh vùng lãnh hải và lãnh thổ của các nước khác.
Bây giờ họ làm như vậy, thế giới đã thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc, và đang muốn làm sao để cho có thể đẩy Trung Quốc vào một cái thế bị động, và phải giải quyết vấn đề, thì Việt Nam lại nói « Thôi tạm quên (tranh chấp chủ quyền) đi để cùng khai thác với nhau ! ». Khi cùng khai thác, Trung Quốc sẽ không cho khai thác gần Hoàng Sa, kể cả đối với những người đánh cá Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam đi gần đó đã bị Trung Quốc bắt từ bao nhiêu năm nay rồi. Gần đây, họ đã đưa ra mấy chục ngàn chiếc thuyền, gọi là của ngư dân Trung Quốc, rồi tàu ngư chính…, nghĩa là một thứ "lấy thịt đè người", rồi xua đuổi (ngư dân Việt) ra khỏi Biển Đông.
Bây giờ (nếu) Việt Nam nói « A, ta tạm quên chuyện ta tranh chấp lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa đi để cùng nhau bắt cá với Trung Quốc », thì tôi nghĩ rằng làm như thế rất nguy hiểm, bởi vì (như vậy không khác gì) là nói với thế giới : « Tôi là nước bị nguy cập nhất, tôi là nước bị ăn hiếp nhất, nhưng mà tôi đã nhường rồi, thì các anh nhường đi ! ».
Phải tranh thủ thời cơ Trung Quốc đang bị vạch mặt chỉ tên là kẻ gây rối
Làm như vậy là làm « hỏng cẳng » tất cả các nước khác, đang cố gắng để cho Trung Quốc khỏi tiếp tục xâm phạm chủ quyền của nước khác. Đó là điểm thứ hai của tôi.
RFI : Giáo sư cũng nói đến điều nguy hại thứ ba liên quan đến việc tạo tiền đề cho Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc để phân chia ảnh hưởng. Cụ thể là như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Điểm thứ ba là Trung Quốc cố tình làm căng ở Biển Đông cũng như ở nhiều nơi khác để nắn gân Mỹ, để Mỹ có thể nhượng bộ Trung Quốc trên một số vấn đề, trong đó có vấn đề kinh tế, mà ngay ở nước Mỹ hiện nay, có rất nhiều người muốn thỏa hiệp với Trung Quốc, trong bộ máy chính quyền và đặc biệt là những nhà tài phiệt, những nhà kinh tế lớn của Mỹ.
Bây giờ nếu Việt Nam không nhân tình hình mới - khi mọi người thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc - để thúc đẩy chính quyền Mỹ, thúc đẩy các chính trị gia Mỹ là phải làm sao để cho Trung Quốc đừng có tham vọng lớn quá, mà lại nói « Ô thôi không sao ! », thì nếu Việt Nam nói « thôi không sao », điều đó sẽ tạo ra một cái tiền đề để cho Mỹ sau này thỏa hiệp với Trung Quốc, đặc biệt là nếu đảng Cộng hoà lên nắm quyền lực tại Mỹ. Tôi nghĩ vấn đề này rất có thể xẩy ra.
Thành ra, cách phân tích mà anh mới vừa nói, nếu mà đúng, thì tôi thấy rất nguy hiểm !
RFI : Nhưng mà trong vấn đề tạm gác tranh chấp, dường như đã có một tiền lệ là hợp tác Việt Nam - Malaysia tại Trường Sa ? Khác biệt như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Khác biệt là hai bên có cái ý hợp tác với nhau ngay từ đầu, và không có cái ý tranh chấp chiếm đất của người khác.
Khi hai bên có ý hợp tác ngay từ đầu và nói "À ! Thôi thì cái chuyện tranh chấp mình tạm gác để hợp tác với nhau, khi hợp tác, tin tưởng lẫn nhau, dàn xếp cũng dễ hơn, mà mấy cái đảo nhỏ như thế này thì đâu có ăn thua gì miễn là mình tôn trọng luật pháp". Tất nhiên là những cái đảo mà đã chiếm rồi đó, mặc dầu bây giờ chưa giải quyết được, thì phải tuyên bố ngay là theo luật ở biển nếu là một cái đảo lớn rồi cũng không được quyền có vùng 12 hải lý, còn phần lớn cái khác, hòn đá nọ kia... thì quên chuyện đó đi.
Nếu hai nước đàng hoàng với nhau ngay từ đầu thì vấn đề sẽ khác. Còn khi một nước cố tình chiếm - mà đã chiếm bằng võ lực, và từ đó cứ nới rộng mãi - mà bây giờ ta lại nói "A, tôi sẽ ăn nói nhường nhịn để sau này chúng ta có thể làm việc với nhau", thì trường hợp đó hoàn toàn khác.
Đó là lý do tại sao tôi nói câu nói đó (tạm gác tranh chấp) rất mập mờ và gây rối, vì phải nói rõ từng tình huống một : Tình huống những nước thân thiện với nhau, không cố tình hay có tham vọng chiếm đất của nhau, và tình huống là nói chuyện với một thằng... trong không biết bao nhiêu năm qua càng ngày càng lấy thịt đè người, và càng ngày càng rõ bộ mặt... Không thể có cùng cách đối xử với một tên tướng cướp và một người hàng xóm thân thiện. Và khi làm như vậy mình lại gây khó cho những người khác muốn bênh vực mình...
Thành ra tôi nghĩ là ngay trong lúc này Việt Nam có một cơ hội kéo cả thế giới vào, nói rằng là cái chuyện biển đảo này, trước hết là vấn đề như chủ quyền Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm thì phải đem ra toà án Công lý Quốc tế để xử, còn những vấn đề mà Trung Quốc đang đe dọa Việt Nam trên thềm lục điạ, trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì đem ra trước Liên Hiệp Quốc xử, mà phải làm ngay.
Và phải tiếp tục làm, phải kiên trì, chứ không nói "Thôi, thôi, tạm quên đi !". Tạm quên như vậy tất nhiên là chiụ thua...Người thường ở Mỹ có câu "Silent is consent" : Anh đã im lặng tất nhiên anh đã đồng ý rồi ! Nếu Việt Nam nói "tạm quên đi" tất nhiên là Việt Nam nói "thôi, tôi chiụ thua rồi, không nói chuyện này nữa". Tất nhiên Việt Nam sẽ mất hết.
Cho nên theo tôi, ai có cái lập luận như vậy thì nên suy nghĩ lại bởi vì rất nguy hiểm..., cho Việt Nam và cho cả thế giới nữa.
Mỹ hoàn toàn có lý khi đả kích Trung Quốc về vụ Tam Sa
RFI : Liên quan cụ thể tới vùng Hoàng Sa, vừa rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ ra một bản tuyên bố về Biển Đông, đả kích chuyện Trung Quốc cử một đơn vị quân đội đồn trú ngay trên khu vực Hoàng Sa. Có dư luận cho là Mỹ nói quá. Giáo sư nhận định như thế nào ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ Mỹ nói vấn đề này không quá. Bởi vì đây là vấn đề Trung Quốc thách thức cả thế giới. Trước hết đây là đảo vẫn còn tranh chấp, mà Trung Quốc đã cướp của người ta bằng võ lực, rồi bây giờ lại nói đây là chuyện đã rồi, bây giờ lại quân sự hóa các đảo đó.
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ có ý định đưa hơn 2000 thủy quân lục chiến đến Úc. Chỗ mà Mỹ sẽ đưa thủy quân lục chiến đến cách xa Biển Đông cả mấy nghìn cây số, trong lúc Trung Quốc lại đưa quân đội đến Hoàng Sa mà chỉ cách Biển Đông vài chục, vài trăm cây số, và ngay trên đường thông thương của thế giới đi ngang đó. Tôi cho đây là một sự thách thức ghê gớm. Thành ra Mỹ lên tiếng là đúng.
Vấn đề, theo như nhận định của tôi từ lâu rồi, từ 4, 5 năm nay - không muốn nói là từ cuối thập kỷ 80 - là Trung Quốc càng ngày càng muốn lấn Mỹ ở Biển Đông, mà lấn Mỹ được, thì họ có thể uy hiếp các nước khác được.
Trung Quốc chờ thời cơ cho đến cuối năm 2008, mới đòi Mỹ chia đôi Thái Bình Dương. Sau khi Mỹ không chịu, thì càng ngày Trung Quốc càng có những thái độ dẫn đến vấn đề quân sự hóa Hoàng Sa hay là uy hiếp các nước trong khu vực bằng đường lối quân sự trong mấy năm qua.
Tôi thấy đối với Trung Quốc, vấn đề chủ yếu là tranh giành ảnh hưởng đối với Mỹ. Thành ra, nếu giữa Mỹ và Trung Quốc có sự cộng sinh về kinh tế và những vấn đề khác, thì tôi nghĩ là Mỹ có bổn phận lên tiếng, bởi vì nếu Mỹ không lên tiếng, thì các nước khác xung quanh đó nghĩ rằng là giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp. Mà nếu người ta nghĩ rằng giữa Mỹ và Trung Quốc có sự thỏa hiệp thì tôi cho rằng sẽ có một sự nháo nhác, rồi nước này ủng hộ Trung Quốc, nước kia ủng hộ Mỹ, hay là không dám làm cái gì đó, và tôi nghĩ là sẽ gây ra tình trạng mất an ninh cho toàn khu vực.
RFI : Xin cảm ơn giáo sư Ngô Vính Long.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm