Liên quan đến tình hình nước Nga, hình ảnh của quốc gia này đã xấu đi sau khi các thành viên ban nhạc Pussy Riot bị kết án hai năm cải tạo. Nhưng có một tin khác mà báo chí Tây phương ít để ý đến : đó là hôm qua một nhà đối lập Nga bị tuyên án 8 năm tù giam vì tội ‘‘buôn lậu ma túy’’. Theo báo Le Figaro, người vừa bị kết án là một phụ nữ, thành viên của đảng ‘‘Một nước Nga khác’’ do nhà văn Edouard Limonov sáng lập. Trong bối cảnh chính quyền đang gia tăng các biện pháp hù dọa trấn áp những người bất đồng chính kiến, thì nhà đối lập Boris Nemstov, lãnh đạo đảng Đoàn Kết đã cho ra mắt bản báo về tình trạng tham nhũng ở thượng tầng ban lãnh đạo nước Nga.
Theo ghi nhận của thông tín viên báo Le Figaro có mặt tại chỗ, buổi ra mắt bản báo cáo đã diễn ra trong một bầu không khí bí mật. Người ta có cảm tưởng là đang trở lại với thời kỳ Liên Xô, thời mà các quyển sách bị ngăn cấm (gọi là samizdats) được đăng một cách lén lút, không được bày bán trên thị trường mà chỉ chuyền tay cho nhau cùng đọc. Tuy chỉ được in có năm ngàn bản, nhưng quyển sách này có khả năng được phổ biến rộng rãi hơn trên internet. Nhờ vào các cư dân mạng mà chỉ 24 tiếng đồng hồ sau buổi ra mắt, bản báo cáo này đã xuất hiện trên các trang web. Thông thường thì ít ai đọc báo cáo, vì nội dung khô khan, đầy dẫy những số liệu. Lần này, bản báo cáo lại đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa cho cuộc sống vương giả, xa hoa của giới lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là của tổng thống Putin.
Đắc cử tổng thống (nhiệm kỳ thứ ba) hồi tháng 3 năm 2012, ông Putin thật ra đã liên tục nắm quyền trong vòng 12 năm liền. Khi ra vận động tranh cử hồi đầu năm, ông Putin đã khai báo thu nhập hàng năm là 115 ngàn đô la (90 ngàn euros), tức là tương đương với tiền lương của một tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, theo phe đối lập, một khoản tiền lương như vậy không đủ để trang trải các chi phí của gia đình tổng thống. Số tài sản mà ông Putin đã tích lũy trong vòng 12 năm cầm quyền thật ra lên đến hàng trăm triệu đô la.
Theo bản báo cáo, gia đình ông Putin hiện sở hữu 20 dinh thự, 15 chiếc trực thăng, một đội phi cơ gồm 3 chiếc máy bay, 4 chiếc du thuyền với trị giá tổng cộng là 100 triệu đô la. Trong số này, có một chiếc du thuyền (Olympiade) cực kỳ sang trọng, trị giá 50 triệu đô la do nhà tài phiệt Roman Abramovitch biếu tặng. Riêng bộ sưu tập xe hơi của ông Putin có đến 700 chiếc đủ kiểu, và bộ sưu tập đồng hồ đeo tay cỡ xịn. Chiếc rẻ nhất trị giá 80 ngàn đô la, sang hơn cả là kiểu đồng hồ của Đức (Lange & Sohne) trị giá 500 ngàn đô la một chiếc.
Phát ngôn viên phủ tống thống Nga tuyên bố tất cả những vật dụng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, chứ không phải là tài sản cá nhân. Nhưng trên diễn đàn thông tin russia.net, các cư dân mạng lại nói đùa, chẳng lẽ ông Putin khi hết làm tổng thống sẽ trả lại chiếc đồng hồ bạc triệu mà ông đang đeo ? Theo lãnh đạo đối lập Boris Nemstov, trong một đất nước có 20 triệu dân (trên tổng số 140 triệu) sống dưới ngưỡng nghèo khó, việc các lãnh đạo có nhiều tài sản như vậy là một điều gây tai tiếng, nhất là trong thời gian hơn 10 năm ông Putin nắm quyền, số bệnh viện công cộng tại Nga đã giảm đi gần một nửa. Người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi. Nhưng ở quốc gia đã sáng chế ra chữ Glasnost, tài sản của các quan chức nắm quyền không minh bạch một chút nào.
Hiện giờ, khó thể nào mà xác định được tài sản của gia đình ông Pution là bao nhiêu. Nhưng theo nhà nghiên cứu chính trị Stanislav Belkovski, tài sản thật sự của ông Putin chính là số cổ phần của các công ty dầu khí mà ông đang nắm trong tay, điển hình là tập đoàn Gazprom. Thời ông còn là giám đốc cơ quan tình báo Nga FSB, ông Putin đã thành lập tổ hợp Ozero (gồm 7 thành viên), kiểm soát ngân hàng AKB Russia.
Vào năm 2004, tức là vào lúc ông Putin đắc cử tổng thống một nhiệm kỳ thứ hai, tập đoàn Gazprom đã nhượng lại cho ngân hàng AKB với giá cực rẻ, các cổ phần của hai công ty dầu khí Sogaz và GazFond. Cũng bằng cách này mà tổ hợp Ozero đã nắm lấy quyền kiểm soát nhiều công ty, trong đó có các cơ quan truyền thông NTV và Izvestia.
Cho tới giờ, điện Kremlin vẫn phản bác các lời cáo buộc đến từ các đảng đối lập. Nhưng theo một cuộc thăm dò gần đây của cơ quan Levada, 58% ý kiến cho rằng các khó khăn hiện nay của nước Nga là do trách nhiệm trực tiếp của chính quyền, trong khi 37% tuyên bố rằng ban thượng tầng lãnh đạo nước Nga đều có dính líu vào các vụ tham nhũng.
++++++++++++++++++++++++++++
Tranh chấp biển đảo : châm củi thêm lửa
Liên quan đến châu Á, báo chí Pháp đều quan tâm đến tình hình ở hai quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Takeshima mà dân Hàn gọi là Dokdo. Báo La Croix chạy hàng tựa đậm, Chủ nghĩa dân tộc : cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều khơi dậy. Theo tờ báo, vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo đã có từ lâu trong quan hệ Trung - Nhật. Nó tựa như một ngọn lửa âm ỉ tiềm tàng, hể có một chút gió, thì lửa lại bùng lên.
Theo La Croix thì lần này bất đồng lại nảy sinh trong bối cảnh sắp tới đây là đến mùa bầu cử. Nhật Bản tổ chức bầu cử trước thời hạn vào tháng 11. Trung Quốc họp Đại hội đảng vào tháng 10. Hàn Quốc bầu tổng thống vào tháng 12. Khi đổ bộ lên các hoang đảo để cắm cờ, người dân của mỗi nước muốn bày tỏ tinh thần yêu nước, và các nhà lãnh đạo Trung, Nhật hay Hàn thường hay có những động thái nhằm khơi gợi chủ nghĩa dân tộc, hầu thu hút cảm tình cử tri.
Trên cùng một đề tài, tờ báo Le Figaro gọi đó là một cuộc leo thang. Tình hình căng thẳng do Senkaku / Điếu Ngư trở thành một vấn đề tế nhị cho cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng tế nhị ở hai mức độ khác nhau. Tokyo có vẻ hoà hoản nhưng thật ra thủ tướng Yoshihiko Noda muốn nắm thế chủ động, để dễ kiểm soát tình hình nội bộ. Một mặt, ông không thể để cho vấn đề Senkaku rơi vào tay các nhóm dân tộc chủ nghĩa. Nó giống như một loại vũ khí đáng gờm, lọt vào tay của người không biết sử dụng thì lại càng nguy hiểm. Mặt khác, thủ tướng Nhật phải khéo léo chứng tỏ là ông bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản, một cách để bắn tín hiệu về phía các cử tri Nhật có tinh thần yêu nước.
Về phía Trung Quốc, tình hình lại càng phức tạp hơn vì cách đây hai ngày, chiếc xe chở đại sứ Nhật tại Bắc Kinh đã bị chặn lại. Một người đàn ông Trung Quốc đã lao tới xé chiếc cờ Nhật gắn trên đầu xe hơi của đại sứ Uichiro Niwa. Theo Le Figaro, bình thường thì chính quyền Bắc Kinh ngăn cấm đám đông tụ tập, nhưng từ khi tranh chấp Nhật - Trung về chủ quyền hải đảo, bùng phát trở lại, Bắc Kinh lại để yên cho các cuộc biểu tình bài Nhật tại các thành phố lớn. Nhưng cách đây hai ngày, cảnh sát đã giải tán 500 người biểu tình bài Nhật ở Quảng Đông.
Le Figaro đánh giá : Rõ ràng là chính quyền đã thay đổi quan điểm, nhưng sở dĩ Bắc Kinh có thái độ thận trọng là vì trước đại hội đảng cộng sản, chính quyền không muốn để cho các cuộc tập hợp kéo dài, dù là bài Nhật, vì e ngại rằng đám đông có thể trở nên khó kiểm soát. Phong trào này có thể sinh ra nhiều cuộc tập hợp khác, không phải là bài Nhật mà liên quan đến tình hình xã hội Trung Quốc. Tờ báo nhận xét : nếu như thủ tướng Nhật đang ở trong tư thế của một người đi dây, thì về phía Trung Quốc, cái khó là làm thế nào để châm củi thêm lửa mà không biến phong trào biểu tình thành một đám cháy to lớn, khó thể dập tắt.
www.viet.rfi.fr
Theo ghi nhận của thông tín viên báo Le Figaro có mặt tại chỗ, buổi ra mắt bản báo cáo đã diễn ra trong một bầu không khí bí mật. Người ta có cảm tưởng là đang trở lại với thời kỳ Liên Xô, thời mà các quyển sách bị ngăn cấm (gọi là samizdats) được đăng một cách lén lút, không được bày bán trên thị trường mà chỉ chuyền tay cho nhau cùng đọc. Tuy chỉ được in có năm ngàn bản, nhưng quyển sách này có khả năng được phổ biến rộng rãi hơn trên internet. Nhờ vào các cư dân mạng mà chỉ 24 tiếng đồng hồ sau buổi ra mắt, bản báo cáo này đã xuất hiện trên các trang web. Thông thường thì ít ai đọc báo cáo, vì nội dung khô khan, đầy dẫy những số liệu. Lần này, bản báo cáo lại đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa cho cuộc sống vương giả, xa hoa của giới lãnh đạo nước Nga, đặc biệt là của tổng thống Putin.
Đắc cử tổng thống (nhiệm kỳ thứ ba) hồi tháng 3 năm 2012, ông Putin thật ra đã liên tục nắm quyền trong vòng 12 năm liền. Khi ra vận động tranh cử hồi đầu năm, ông Putin đã khai báo thu nhập hàng năm là 115 ngàn đô la (90 ngàn euros), tức là tương đương với tiền lương của một tổng giám đốc công ty. Tuy nhiên, theo phe đối lập, một khoản tiền lương như vậy không đủ để trang trải các chi phí của gia đình tổng thống. Số tài sản mà ông Putin đã tích lũy trong vòng 12 năm cầm quyền thật ra lên đến hàng trăm triệu đô la.
Theo bản báo cáo, gia đình ông Putin hiện sở hữu 20 dinh thự, 15 chiếc trực thăng, một đội phi cơ gồm 3 chiếc máy bay, 4 chiếc du thuyền với trị giá tổng cộng là 100 triệu đô la. Trong số này, có một chiếc du thuyền (Olympiade) cực kỳ sang trọng, trị giá 50 triệu đô la do nhà tài phiệt Roman Abramovitch biếu tặng. Riêng bộ sưu tập xe hơi của ông Putin có đến 700 chiếc đủ kiểu, và bộ sưu tập đồng hồ đeo tay cỡ xịn. Chiếc rẻ nhất trị giá 80 ngàn đô la, sang hơn cả là kiểu đồng hồ của Đức (Lange & Sohne) trị giá 500 ngàn đô la một chiếc.
Phát ngôn viên phủ tống thống Nga tuyên bố tất cả những vật dụng này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, chứ không phải là tài sản cá nhân. Nhưng trên diễn đàn thông tin russia.net, các cư dân mạng lại nói đùa, chẳng lẽ ông Putin khi hết làm tổng thống sẽ trả lại chiếc đồng hồ bạc triệu mà ông đang đeo ? Theo lãnh đạo đối lập Boris Nemstov, trong một đất nước có 20 triệu dân (trên tổng số 140 triệu) sống dưới ngưỡng nghèo khó, việc các lãnh đạo có nhiều tài sản như vậy là một điều gây tai tiếng, nhất là trong thời gian hơn 10 năm ông Putin nắm quyền, số bệnh viện công cộng tại Nga đã giảm đi gần một nửa. Người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi. Nhưng ở quốc gia đã sáng chế ra chữ Glasnost, tài sản của các quan chức nắm quyền không minh bạch một chút nào.
Hiện giờ, khó thể nào mà xác định được tài sản của gia đình ông Pution là bao nhiêu. Nhưng theo nhà nghiên cứu chính trị Stanislav Belkovski, tài sản thật sự của ông Putin chính là số cổ phần của các công ty dầu khí mà ông đang nắm trong tay, điển hình là tập đoàn Gazprom. Thời ông còn là giám đốc cơ quan tình báo Nga FSB, ông Putin đã thành lập tổ hợp Ozero (gồm 7 thành viên), kiểm soát ngân hàng AKB Russia.
Vào năm 2004, tức là vào lúc ông Putin đắc cử tổng thống một nhiệm kỳ thứ hai, tập đoàn Gazprom đã nhượng lại cho ngân hàng AKB với giá cực rẻ, các cổ phần của hai công ty dầu khí Sogaz và GazFond. Cũng bằng cách này mà tổ hợp Ozero đã nắm lấy quyền kiểm soát nhiều công ty, trong đó có các cơ quan truyền thông NTV và Izvestia.
Cho tới giờ, điện Kremlin vẫn phản bác các lời cáo buộc đến từ các đảng đối lập. Nhưng theo một cuộc thăm dò gần đây của cơ quan Levada, 58% ý kiến cho rằng các khó khăn hiện nay của nước Nga là do trách nhiệm trực tiếp của chính quyền, trong khi 37% tuyên bố rằng ban thượng tầng lãnh đạo nước Nga đều có dính líu vào các vụ tham nhũng.
++++++++++++++++++++++++++++
Tranh chấp biển đảo : châm củi thêm lửa
Liên quan đến châu Á, báo chí Pháp đều quan tâm đến tình hình ở hai quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Takeshima mà dân Hàn gọi là Dokdo. Báo La Croix chạy hàng tựa đậm, Chủ nghĩa dân tộc : cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều khơi dậy. Theo tờ báo, vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo đã có từ lâu trong quan hệ Trung - Nhật. Nó tựa như một ngọn lửa âm ỉ tiềm tàng, hể có một chút gió, thì lửa lại bùng lên.
Theo La Croix thì lần này bất đồng lại nảy sinh trong bối cảnh sắp tới đây là đến mùa bầu cử. Nhật Bản tổ chức bầu cử trước thời hạn vào tháng 11. Trung Quốc họp Đại hội đảng vào tháng 10. Hàn Quốc bầu tổng thống vào tháng 12. Khi đổ bộ lên các hoang đảo để cắm cờ, người dân của mỗi nước muốn bày tỏ tinh thần yêu nước, và các nhà lãnh đạo Trung, Nhật hay Hàn thường hay có những động thái nhằm khơi gợi chủ nghĩa dân tộc, hầu thu hút cảm tình cử tri.
Trên cùng một đề tài, tờ báo Le Figaro gọi đó là một cuộc leo thang. Tình hình căng thẳng do Senkaku / Điếu Ngư trở thành một vấn đề tế nhị cho cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng tế nhị ở hai mức độ khác nhau. Tokyo có vẻ hoà hoản nhưng thật ra thủ tướng Yoshihiko Noda muốn nắm thế chủ động, để dễ kiểm soát tình hình nội bộ. Một mặt, ông không thể để cho vấn đề Senkaku rơi vào tay các nhóm dân tộc chủ nghĩa. Nó giống như một loại vũ khí đáng gờm, lọt vào tay của người không biết sử dụng thì lại càng nguy hiểm. Mặt khác, thủ tướng Nhật phải khéo léo chứng tỏ là ông bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản, một cách để bắn tín hiệu về phía các cử tri Nhật có tinh thần yêu nước.
Về phía Trung Quốc, tình hình lại càng phức tạp hơn vì cách đây hai ngày, chiếc xe chở đại sứ Nhật tại Bắc Kinh đã bị chặn lại. Một người đàn ông Trung Quốc đã lao tới xé chiếc cờ Nhật gắn trên đầu xe hơi của đại sứ Uichiro Niwa. Theo Le Figaro, bình thường thì chính quyền Bắc Kinh ngăn cấm đám đông tụ tập, nhưng từ khi tranh chấp Nhật - Trung về chủ quyền hải đảo, bùng phát trở lại, Bắc Kinh lại để yên cho các cuộc biểu tình bài Nhật tại các thành phố lớn. Nhưng cách đây hai ngày, cảnh sát đã giải tán 500 người biểu tình bài Nhật ở Quảng Đông.
Le Figaro đánh giá : Rõ ràng là chính quyền đã thay đổi quan điểm, nhưng sở dĩ Bắc Kinh có thái độ thận trọng là vì trước đại hội đảng cộng sản, chính quyền không muốn để cho các cuộc tập hợp kéo dài, dù là bài Nhật, vì e ngại rằng đám đông có thể trở nên khó kiểm soát. Phong trào này có thể sinh ra nhiều cuộc tập hợp khác, không phải là bài Nhật mà liên quan đến tình hình xã hội Trung Quốc. Tờ báo nhận xét : nếu như thủ tướng Nhật đang ở trong tư thế của một người đi dây, thì về phía Trung Quốc, cái khó là làm thế nào để châm củi thêm lửa mà không biến phong trào biểu tình thành một đám cháy to lớn, khó thể dập tắt.
www.viet.rfi.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm